Kết Quả Khảo Sát Nhận Xét Chung Chủ Đề Stem “Xe Robot Tự Dò Đường”


+ Về kế hoạch dạy học, tác giả muốn ghi nhận ý kiến về sự đầy đủ và hợp lí của tiến trình, sự phân bổ thời gian, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, sự phù hợp của các hoạt động học dành cho HS.

+ Về phương tiện, học liệu dạy học, tác giả muốn ghi nhận ý kiến về sự đầy đủ, phù hợp của các phiếu học tập, tài liệu hướng dẫn, phương tiện học tập.

+ Về công cụ đánh giá, tác giả muốn ghi nhận sự đầy đủ, phù hợp của bộ công cụ đánh giá HS đáp ứng mục tiêu dạy học đã đề ra.

+ Về hình thức của hồ sơ dạy học, tác giá muốn ghi nhận về mức độ hình thức trình bày rõ ràng, đầy đủ dễ hiểu của kế hoạch dạy học, học liệu, cũng như sự phù hợp đối với HS và GV.

Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn ghi nhận thêm một số ý kiến góp ý từ các chuyên gia về bộ hồ sơ dạy học có phù hợp với định hướng STEM và quy trình EDP.

3.5. Kết quả khảo sát

3.5.1. Danh sách các chuyên gia đã cho ý kiến

Bảng 3.1. Danh sách chuyên gia cho ý kiến



STT


Họ và tên

Giới tính


Nơi công tác


Chuyên môn

Kinh nghiệm về tổ chức hoặc tập huấn hoạt động STEM

1

Dương Xuân Quí

Nam

Khoa Vật lí, ĐHSP Hà Nội

Phương pháp dạy học Vật lí

Đã có kinh nghiệm

2

Trần Ngọc Huy

Nam

Khoa Vật lí, ĐHSP TP.HCM

Phương pháp dạy học Vật lí

Đã có kinh nghiệm

3

Nguyễn Thị Hảo

Nữ

Khoa Vật lí, ĐHSP TP.HCM

Vật lí đại cương

Đã có kinh nghiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Thiết kế chủ đề STEM xe robot tự dò đường nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học cơ sở - 16


3.5.2. Kết quả khảo sát ý kiến của chuyên gia

Dưới đây là câu hỏi khảo sát và kết quả khảo sát mà các chuyên gia đã đánh giá cho nội dung chủ đề đã đề xuất. Trong đó câu trả lời cho các câu hỏi khảo sát được tính điểm theo mức độ đồng tình từ 1 đến 5 điểm của chuyên gia với:

+ Điểm 1: Hoàn toàn không đồng ý.


+ Điểm 2: Không đồng ý.

+ Điểm 3: Bình thường.

+ Điểm 4: Đồng ý.

+ Điểm 5: Hoàn toàn đồng ý.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát nhận xét chung chủ đề STEM “xe robot tự dò đường”


TT

Câu hỏi

Chuyên gia 1

Chuyên gia 2

Chuyên gia 3

Điểm TB


1

Thời lượng cho chủ đề hợp lí với các yêu cầu cần đạt mà chủ đề đáp ứng


4


5


4


4,33/5

2

Chủ đề STEM có ý nghĩa thực tiễn.

4

5

4

4,33/5


3

Nhiệm vụ học tập của chủ đề STEM phù hợp dạy học theo qui trình EDP.


5


5


5


5/5


4

Yêu cầu của sản phẩm (nhiệm vụ học tập) phù hợp và liên hệ chặt chẽ với các nội dung kiến thức và kĩ năng cần đạt.


4


5


5


4,67/5


5

Các hoạt động học tập khuyến khích HS hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề được đặt ra


4


5


5


4,67/5


Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về Kế hoạch dạy học chủ đề "Xe robot tự dò đường"


TT

Câu hỏi

Chuyên gia 1

Chuyên gia 2

Chuyên gia 3

Điểm TB

1

Tiến trình dạy học đầy đủ, hợp lí theo qui trình EDP.

4

5

5

4,67/5


2

Phân bổ thời gian các hoạt động học trong tiến trình dạy học hợp lí.


4


4


5


4,33/5


3

Mục tiêu chủ đề phù hợp với đối tượng HS.

3

4

5

4/5


4

Mục tiêu chủ đề phù hợp với định hướng dạy học phát triển năng lực HS.


4


5


5


4,67/5


5

Nội dung dạy học đảm bảo tính khoa học, đáp ứng phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.


4


5


5


4,67/5


6

Phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích được HS tham gia hoạt động nhóm.


4


5


5


4,67/5


7

Các hoạt động học có tính thách thức, yêu cầu HS sử dụng tích hợp các kiến thức, các kĩ năng từ nhiều môn học, các kĩ năng


4


5


5


4,67/5


8

Các hoạt động học trong tiến trình đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.


4


5


5


4,67/5


9

Các hoạt động học trong tiến trình giúp HS phát triển các thành tố năng lực giải quyết vấn đề


4


5


5


4,67/5


Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về Phương tiện, học liệu chủ đề "Xe robot tự dò đường"


TT

Câu hỏi

Chuyên gia 1

Chuyên gia 2

Chuyên gia 3

Điểm TB


1

Các phiếu học tập, nhật kí học tập đầy đủ nội dung, hỗ trợ tốt cho các hoạt động trong tiến trình dạy học.


4


4


5


4,33/5


2

Phương tiện được trình bày rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tiễn.


4


5


5


4,67/5


Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về Công cụ đánh giá chủ đề "Xe robot tự dò đường"


TT

Câu hỏi

Chuyên gia 1

Chuyên gia 2

Chuyên gia 3

Điểm TB


1

Bộ công cụ đánh giá đầy đủ các mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực KHTN.


4


5


3


4/5


2

Bộ công cụ đánh giá rõ ràng, cụ thể, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu.


4


4


5


4,33/5


Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về Hình thức của hồ sơ chủ đề "Xe robot tự dò đường"


TT

Câu hỏi

Chuyên gia 1

Chuyên gia 2

Chuyên gia 3

Điểm TB


1

Kế hoạch dạy học trình bày đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với giáo viên khi sử dụng.


4


5


5


4,67/5


2

Học liệu dạy học thu hút học sinh, phù hợp với hoạt động dạy và học trên lớp.


4


5


5


4,67/5


3

Học liệu dạy học có giá trị hỗ trợ giáo viên trong việc triển khai hoạt động cụ thể.


4


5


5


4,67/5


3.5.3. Ý kiến của chuyên gia về chủ đề

Câu hỏi 1:Bộ hồ sơ dạy học chủ đề đã phù hợp với định hướng giáo dục STEM chưa? Xin Thầy/Cô đóng góp thêm ý kiến để chủ đề được hoàn thiện hơn.

Bảng 3.7. Ý kiến chuyên gia về Bộ hồ sơ dạy học


Chuyên gia

Ý kiến chuyên gia

Nhận định của tác giả

Đề xuất cải tiến



1

Bộ hồ sơ có các nội dung phù hợp theo định hướng giáo dục STEM


Không có


Không có

2

Bộ hồ sơ đã phù hợp với định hướng giáo dục STEM

Không có

Không có

3

Phù hợp

Không có

Không có


Câu hỏi 2:Tiến trình dạy học chủ đề đã phù hợp với qui trình thiết kế kĩ thuật (EDP) chưa? Xin Thầy/Cô đóng góp thêm ý kiến để chủ đề được hoàn thiện hơn.

Bảng 3.8. Ý kiến chuyên gia về sự phù hợp chủ đề với qui trình EDP


Chuyên gia

Ý kiến chuyên gia

Nhận định của tác giả

Đề xuất cải tiến


1

Tiến trình dạy học được thiết kế phù hợp với quy trình thiết kế kĩ thuật


Không có


Không có


2

Tiến trình dạy học chủ đề đã phù hợp với qui trình thiết kế kĩ thuật (EDP)


Không có


Không có

3

Theo đúng qui trình EDP

Không có

Không có


Câu hỏi 3:Bộ hồ sơ dạy học chủ đề đã phù hợp với định hướng giáo dục STEM chưa? Xin Thầy/Cô đóng góp thêm ý kiến để chủ đề được hoàn thiện hơn.

Bảng 3.9. Ý kiến chuyên gia về sự phù hợp với định hướng GD STEM


Chuyên gia

Ý kiến chuyên gia

Nhận định của tác giả

Tác giả đề xuất cải tiến


1

Sẽ là tốt hơn nếu chủ đề này thực hiện dưới dạng câu lạc bộ STEM. Việc áp dụng để dạy kiến thức mới trong thực hiện nhiệm vụ với thời gian dài, lượng kiến thức bổ sung ngoài là quá lớn sẽ gây quá tải với HS. Nên chăng

+ Các kiến thức trong hoạt động tìm hiểu kiến thức của chủ đề phần lớn là để áp dụng kiến thức đã học trong môn khoa học.

+ Phần lớn các đơn vị kiến thức HS cần tìm

+ Cần đơn giản hoá hơn về mục tiêu kiến thức trong chủ đề.

+ Thiết kế các hoạt động tìm hiểu kiến thức đơn giản và ngắn gọn giúp HS



nên chia nhỏ nội dung thành các chủ đề nhỏ: Cánh tay, Hệ vận động, Hệ cảnh báo...với thời gian thực hiện ngắn và thiết bị đơn giản hơn sẽ khả thi.

hiểu là liên quan đến mạch Arduino, cảm biến, lập trình.

+ Tác giả cũng đã có chia nhỏ pha tìm hiểu kiến thức thành 3 hoạt động riêng biệt (4 tiết) ứng với từng bộ phận của robot để HS cũng phần nào bớt đi cảm giác quá tải.

+ Các chủ đề cũng có thể hoàn toàn áp dụng dưới hình thức câu lạc bộ STEM vì sẽ thoải mái về mặt thời gian hơn

nắm bắt những phần cơ bản nhất.


2

Bộ hồ sơ dạy học chủ đề đã phù hợp với dạy học theo định hướng phát triển năng lực


Không có


Không có


3

1. Đề tài có mục đích phát triển NL GQVD cho HS trong GD khoa học robot thông qua dạy học STEM (quy trình EDP). Do đó tác giả chỉ cần xoáy vào NL GQVĐ

2. Tác giả sử dụng Khung NL GQVĐ trong khoa học robot của tác giả Lê Hải Mỹ Ngân sau đó xây dựng mức đo trong kế hoạch dạy học của mình

Đóng góp

3. Tác giả cần có 1 sự đối chiếu về khung NL GQVĐ sử dụng trong đề tài và khung của Bộ CT 2018 để

1. Mục tiêu trọng tâm của chủ đề là mục tiêu NLGQVD, không có múc tiêu về các năng lực hay phẩm chất khac, cũng như không có mục tiêu về kiến thức mà tác giả chỉ phân tích các nội dung kiến thức gắn với chủ đề.

2. Mục tiêu và đánh giá trong chủ đề dựa trên nghiên cứu của tác giả Lê Hải Mỹ Ngân

3. Tác giả chưa có phân tích và so sánh giữa khung NL GQVD trong đề tài và khung của

+ Tập trung trọng tâm và phân tích sâu hơn về phát triển NL GQVD trong chủ đề đã đề xuất.

+ Lập bảng so sánh và phận tích giữa khung NL GQVD trong đề tài và khung của Chương trình Tổng thể 2018.

+ Đơn giản hoá phần công cụ đánh giá NLGQVD để khi triển khai chủ đề trong thực tế có



thấy được các điểm tương đồng và điểm khác

4. Do chỉ tập trung vào NL GQVĐ, tác giả không cần đề cập đến các PC, NL khác liên quan.

5. Công cụ đánh giá hoạt động STEM nhiều, nhưng tác giả cần chú ý khâu phân tích để hướng đến NL GQVĐ của mình.

Chương trình Tổng thể 2018.

4. Tác giả cũng không đề cập đến các phẩm chất, năng lực khác. 5.Công cụ đánh giá hoạt động được thiết kế đề đánh giá mục tiêu của NL GQVD đã đề ra

thể đánh giá HS dễ dàng hơn.



3.6. Nhận xét


Qua quá trình khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của đề tài, tác giả tổng kết và nhận các ý kiến của chuyên gia về tính khả thi triển khai các chủ đề như sau:

+ Về nhận xét chung về chủ đề, đa phần các chuyên gia đều cho thang điểm 4 trở lên về mức độ đồng tình cho thời lượng các hoạt động trong chủ đề, ý nghĩa thực tiễn của chủ đề, yêu cầu sản phẩm. Trong đó, cả 3 chuyên gia đều hoàn toàn đồng tình (điểm 5) với nhận định “Nhiệm vụ học tập trong chủ đề STEM phù hợp dạy học theo qui trình EDP”. Các chuyên gia cũng đồng ý với nhận định “Các hoạt động học tập khuyến khích HS hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề được đặt ra”, từ đó cho thấy được chủ đề STEM được thiết kế đúng theo quy trình EDP của Bộ Giáo duc, mang tính khả thi trong việc áp dụng đối với HS về vấn đề thực tiễn trong đời sống và kích thích được hoạt động học tập theo nhóm HS.

+ Về kế hoạch dạy học chủ đề, đa phần các chuyên gia đều đưa ra mức độ đồng tình từ 4 điểm trở lên cho các tiêu chí kế hoạch dạy học cho chủ đề như: tiến trình đầy đủ, phân bố thời gian hợp lí, mục tiêu phù hợp phát triển NL của HS, phương pháp dạy học tích cực, các hoạt động khuyến khích HS vận dụng kiến thức nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra và giúp phát triển NL cho HS. Trong đó chỉ có duy nhất nhận định của chuyên gia Dương Xuân Quí về tiêu chí “Mục tiêu chủ đề phù hợp với đối tượng HS” là ở thang điểm 3 – mức bình thường, chưa thực sự đồng ý. Kết luận lại được kế hoạch dạy học tác giả đã đề


xuất mang tính khả thi cao, có nội dung đầy đủ, mục tiêu tương đối hợp lí và phù hợp cho việc phát triển NL của HS.

+ Về Phương tiên, học liệu dạy học chủ đề, các chuyên gia cũng cho mức đồng tình từ 4 điểm trở lên về tiêu chí chủ đề có đầy đủ phiếu học tập, phương tiện học tập, được trình bày rõ ràng và phù hợp với các hoạt động và điều kiện thực tiễn.

+ Về Công cụ đánh giá dạy học của chủ đề, đa số các chuyên gia cũng cho mức đồng tình từ 4 điểm trở lên về tiêu chí sự đầy đủ của bộ công cụ đánh giá, thể hiện rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu mục tiêu của chủ đề, trong đó chỉ có chuyên gia Nguyễn Thị Hảo đánh giá điểm 3 cho tiêu chí “Bộ công cụ đánh giá đầy đủ các mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực KHTN”. Vì vậy có thể kết luận bộ Công cụ dạy học caa chủ đề mang tính tương đối trong việc phát triển các phẩm chất và năng lực của HS.

+ Về Hình thức hồ sơ dạy học của chủ đề, đa số các chuyên gia cũng cho mức đồng tình từ 4 điểm trở lên về tiêu chí sự trình bày đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thu hút được HS và hỗ trợ tốt cho GV của kế hoạch và học liệu chủ đề.

+ Ngoài ra, tác giả cũng có ghi nhận thêm một số ý kiến góp ý khác của chuyên gia, trong đó có ý kiến cho câu hỏi “Bộ hồ sơ dạy học chủ đề đã phù hợp với định hướng giáo dục STEM chưa?” nhận được khá nhiều góp ý từ các chuyên gia. Trong đó, chuyên gia Dương Xuân Quí nhận định “…Việc áp dụng để dạy kiến thức mới trong thực hiện nhiệm vụ với thời gian dài, lượng kiến thức bổ sung ngoài là quá lớn sẽ gây quá tải với HS…”, điều này cho thấy tác giả cần nhìn lại kế hoạch dạy học của chủ đề, đặc biệt là ở pha tìm hiểu kiến thức, nên xem xét giảm mục tiêu và nội dung kiến thức HS cần tìm hiểu, để khi GV triển khai chủ đề thì sẽ phù hợp với điều kiện thực tiễn và đối tượng HS. Ngoài ra, chuyên gia Nguyễn Thị Hảo cũng có nhiều góp ý, trong đó có đề cập “…Tác giả cần có 1 sự đối chiếu về khung NL GQVĐ sử dụng trong đề tài và khung của Bộ CT 2018 để thấy được các điểm tương đồng và điểm khác…”, tác giả sẽ ghi nhận và bổ sung thêm phần đối chiếu giữa khung NL GQVD trong Chương trình Tổng thể 2018 với khung NL tác giả sử dụng trong đề tài.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 28/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí