2.6.3.2. Hoạt động 3.2: Báo cáo bản thiết kế sản phẩm
Thời lượng: 45 phút
Mô tả:
o GV hướng dẫn HS báo cáo bản thiết kế.
o HS báo cáo bản thiết kế của nhóm, các nhóm khác góp ý, nhận xét.
o GV đánh giá, góp ý và định hướng cho các nhóm.
Bảng 2.24. Tiến trình dạy học Hoạt động 3.2
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Mở đầu | GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo: + Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút + Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút + Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tương ứng. GV thông báo về sử dụng Phiếu đánh giá số 4 để đánh giá cho bản thiết kế. Lưu ý:GV có thể hướng dẫn HS sử dụng Phiếu đánh giá số 7 để đánh giá bản thiết kế của nhóm khác. | HS lắng nghe, tiếp thu. |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động 2.2: Module Khám Phá 2: Vi Điều Khiển Arduino Và Lập Trình Vi Điều Khiển Mblock.
- Hoạt Động 2.3: Module Khám Phá 3: Cảm Biến Hồng Ngoại. Đề Xuất Bản Thiết Kế.
- Hoạt Động 3. Lập Bản Thiết Kế Sản Phẩm
- Một Số Lưu Ý Cho Gv Khi Triển Khai Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề
- Kết Quả Khảo Sát Nhận Xét Chung Chủ Đề Stem “Xe Robot Tự Dò Đường”
- Thiết kế chủ đề STEM xe robot tự dò đường nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học cơ sở - 17
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
GV nhận xét. GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS. GV định hướng cho HS về ý tưởng sản phẩm. | Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện. Nhóm HS sử dụng Phiếu đánh giá số 7 để đánh giá bản thiết kế nhóm khác | |
Tổng kết | GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí: + Nội dung + Hình thức bài báo cáo + Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi) GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu. | HS lắng nghe phần đánh giá của GV, ghi nhận lại các ý kiến để điều chỉnh hoàn thiện bản thiết kế. |
GV thông báo nhiệm vụ học tập về nhà cho HS: Nhiệm vụ học tập 1: Trong 1 tuần tiếp theo, HS tiến hành dựa trên bản thiết kế, đề xuất kế hoạch lắp ráp sản phẩm gồm các bước: 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu. 2. Cách bước lắp ráp sản phẩm. 3. Các bước lập trình. GV yêu cầu HS hoàn thiện nội dung vào Phiếu học tập số 8. | HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập về nhà. Các nhóm HS tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm cùng thực hiện. |
Nhiệm vụ học tập 2: HS dựa bản thiết kế và kế hoạch, nhóm HS tiến hành lắp ráp thành mô hình xe robot hoàn thiện. Vận hành thử sản phẩm và ghi nhận kết quả vào Phiếu học tập số 9. Chuẩn bị cho buổi báo cáo sản phẩm |
2.6.4. Hoạt động 4: Lắp ráp và vận hành sản phẩm
Thời lượng: 1 tuần.
Mô tả:
o GV hướng dẫn HS thực hiện lắp ráp sản phẩm ở nhà
o HS đề xuất kế hoạch lắp ráp sản phẩm.
o HS lắp ráp sản phẩm hoàn thiện theo kế hoạch và bản thiết kế.
o HS vận hành thử nghiệm sản phẩm. Ghi lại kết quả.
o HS chuẩn bị cho buổi báo cáo.
Bảng 2.25. Tiến trình Hoạt động 4
HS tiến hành hoạt động theo nhóm, thực hiện: 1. Đề xuất kế hoạch lắp ráp sản phẩm. Ghi nhận lại vào Phiếu học tập số 8. Kế hoạch bao gồm: + Các bước chuẩn bị, gia công vật liệu. + Các bước lắp ráp sản phẩm. + Các bước lập trình điều khiển. |
2. HS nhận thiết bị có sẵn từ GV, tìm kiếm, tự chuẩn bị các vật liệu dự kiến khác.
3. HS lắp đặt và hoàn thiện xe robot theo bản thiết kế và kế hoạch. Lập trình Arduino bằng mBlock cho sản phẩm theo thuật toán đã đề xuất.
4. HS thử nghiệm xe robot, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm. HS phát hiện ra các lỗi sai, ghi nhận lỗi, tìm cách khắc phục hoặc đề xuất ý tưởng mới.
5. HS điều chỉnh lại bản thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do điều chỉnh (nếu có điều chỉnh).
6. HS chỉnh sửa lại mô hình xe theo bản thiết kế mới, tiếp tục thử nghiệm sản phẩm.
7. HS tiếp tục từ bước 2 cho đến khi có được sản phẩm hoàn thiện
HS ghi nhận lại kết quả các lần vận hành sản phẩm vào phiếu học tập số 9.
2.6.5. Hoạt động 5: Báo cáo sản phẩm
Thời lượng: 45 phút
Mô tả:
o HS báo cáo bản thiết kế cuối cùng và mô hình sản phẩm hoàn thiện.
o HS báo cáo vận hành sản phẩm.
Bảng 2.26. Tiến trình dạy học Hoạt động 5.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Triển khai hoạt động (5 phút) | GV thông báo cách thức, thời gian yêu cầu khi trình bày sản phẩm, nội dung bao gồm: - Nêu cách sử dụng và nguyên lí xe robot. - Bản phương án thiết kế cuối cùng. - Vận hành thử nghiệm để chứng tỏ sản phẩm đạt các tiêu chí mà GV đã đề ra. Thời gian trình bày: 5 phút. | HS tiếp thu, lắng nghe. |
Thời gian thử nghiệm: 3 phút. GV sử dụng: + Phiếu đánh giá số 4 để đánh giá bản thiết kế cuối cùng của HS. + Phiếu đánh giá số 5 để đánh giá sản phẩm hoàn thiện của HS. + Phiếu đánh giá số 6 để đánh giá phần trình bày của HS. GV hướng dẫn HS sử dụng Phiếu đánh giá số 8 để đánh giá sản phẩm của nhóm HS khác | ||
Báo cáo sản phẩm (40 phút) | Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trình bày báo cáo sản phẩm của nhóm mình. GV có thể yêu cầu HS thử nghiệm vận hành xe robot theo 3 mức bản đổ đường đi từ dễ → khó (xem bản đồ tham khảo ở Phụ lục). GV cung yêu cầu các nhóm nêu các khó khăn khi chế tạo, các kinh nghiệm, “dặn dò” để thành công, giải thích lý do thất bại, nếu có. (GV có thể cho treo poster (chiếu lại hình) bản thiết kế để đối chiếu với sản phẩm của nhóm khi nhóm đó trình bày) | Mỗi nhóm tiến hành báo cáo nội dung theo yêu cầu của GV, sau đó trình bày sản phẩm và vận hành thử nghiệm sản phẩm. Các nhóm HS khác sử dụng Phiếu đánh giá số 8 để đánh giá sản phẩm của nhóm HS khác. |
GV kiểm tra kết quả khảo sát và đưa ra kết quả góp ý nhận xét. GV tiến hành kiểm tra và đối chiếu với các tiêu chí đánh sản phẩm. | ||
Tổng kết (5 phút) | Giáo viên có thể đề nghị các nhóm bình chọn sản phẩm “tốt nhất”; nêu những mặt hạn chế của sản phẩm đang có so với trong thực tế và hướng cải tiến sản phẩm của nhóm mình. GV nhận xét và đánh giá chung về dự án. | Các nhóm học sinh lắng nghe và hoàn thành hồ sơ học tập. |
2.7. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
2.7.1. Công cụ đánh giá
Bảng 2.27. Bảng công cụ đánh giá năng lực GQVD
Mục tiêu | Hình thức | Công cụ thu nhận thông tin | Công cụ đánh giá | Vị trí trong tiến trình dạy học | |
Phát hiện vấn đề | GQ1.1, GQ1.2 | Vấn đáp | Bộ câu hỏi số 1 | Đáp án bộ câu hỏi số 1. | Hoạt động 1 |
Phân tích vấn đề | GQ2.1 GQ2.2 GQ2.3 | Viết | Phiếu học tập số 1 | Đáp án Phiếu học tập số 1. | Hoạt động 1 |
Nghiện cứu và lựa chọn thông tin | GQ3.1 | Viết | Phiếu học tập số 1 | Đáp án Phiếu học tập số 1 | Hoạt động 1 |
GQ3.2 | Viết + Vấn đáp | Phiếu học tập số 1 Bộ câu hỏi số 2 | Đáp án Phiếu học tập số 1 Đáp án Bộ câu hỏi số 2 | Hoạt động 1 | |
GQ3.3 | Viết | Phiếu học tập số 2 ,5, 6 | Đáp án Phiếu học tập số 2, 5, 6 | Hoạt động 2.1 Hoạt động 2.2 |
Hoạt động 2.3 | |||||
GQ3.4 | Viết + Thực hành làm sản phẩm | Phiếu học tập số 2. Sản phẩm | Đáp án Phiếu học tập số 2. Phiếu đánh giá số 1 | Hoạt động 2.1 | |
GQ3.5 | Viết + Thực hành làm sản phẩm | Phiếu học tập số 3, 4, 5. Sản phẩm | Đáp án Phiếu học tập số 3, 4, 5. Phiếu đánh giá số 2 | Hoạt động 2.2 | |
GQ3.6 | Viết+ Thực hành làm sản phẩm | Phiếu học tập số 6. Sản phẩm | Đáp án Phiếu học tập số 6. Phiếu đánh giá số 3 | Hoạt động 2.3 | |
Đề xuất giải pháp | GQ4.1 GQ4.2 | Viết | Phiếu học tập số 7. | Đáp án Phiếu học tập số 7. | Hoạt động 3 |
Thiết kế sản phẩm | GQ4.3 GQ4.4 | Thuyết trình | Bản thiết kế | Phiếu đánh giá số 4 | Hoạt động 3 |
Chế tạo sản phẩm | GQ5.1 GQ5.2 | Viết + Thực hành làm sản phẩm | Phiếu học tập số 8. Sản phẩm. | Đáp án Phiếu học tập số 8. Phiếu đánh giá số 5. | Hoạt động 4 |
Vận hành và điều chỉnh | GQ5.3 GQ5.4 | Viết + Thực hành làm sản phẩm | Phiếu học tập số 9. Sản phẩm. | Đáp án Phiếu học tập số 8. Phiếu đánh giá số 5. | Hoạt động 4 |
2.7.2. Khung rubrics đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
Bảng 2.28. Khung rubrics đánh giá năng lực GQVD
Thành tố | Chỉ số hành vi | Các mức độ phát triển | |
A. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ | A.1 Phát hiện vấn đề | A.1.1. Phát hiện vấn đề thực tiễn cần giải quyết. | Mức D: Không tự trình bày lại được vấn đề là: “Thiết kế xe robot tự động dò đường theo vạch kẻ đen để giúp cho xe có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác”. |
Mức C: HS trình bày lại được vấn đề tuy nhiên vẫn còn thiếu sót một số từ ngữ quan trọng như: tự động, dò đường, vạch kẻ đen, từ nơi này sang nơi khác. | |||
Mức B: HS trình bày lại đúng vấn đề nhiệm vụ như những gì mà GV đã trao đổi với HS. | |||
Mức A: HS trình bày lại đúng vấn đề, có diễn giải thêm hoặc bổ cho vấn đề thêm rõ ràng hơn bằng ngôn ngữ của bản thân. | |||
A.1.2 Làm rõ ý tưởng liên hệ giải pháp sử dụng robot. | Mức D: HS không tự phát biểu được những ưu thế của việc sử dụng xe robot tự động so với các phương tiện hiện hành. | ||
Mức C: HS phát biểu lại được tất cả ưu điểm của việc sử dụng xe robot tự động so với các phương tiện hiện hành sau khi GV đã trình bày. | |||
Mức B: HS tự phát biểu được 2-3 ưu điểm của việc sử dụng xe robot tự động so với các phương tiện hiện hành. | |||
Mức A: HS tự phát biểu được tất cả ưu điểm của việc sử dụng xe robot tự động so với các phương tiện hiện hành. | |||
A.2 Phân tích vấn đề | A.2.1 Xác định nhiệm vụ cụ thể và các thông tin liên quan trên cơ sở nguyên lí chung của robot. | Mức D: HS không xác định được nhiệm vụ của xe robot và các thông tin cần thiết cho các bộ phận của robot trong Phiếu học tập số 1 – nhiệm vụ 1. (xem cụ thể đáp án Phiếu học tập ở phần phụ lục) | |
Mức C: Dựa trên một số thông tin được cung cấp sẵn trong Phiếu học tập số 1 – nhiệm vụ 1. HS ghi lại được nhiệm vụ của xe robot và lựa chọn thích hợp đúng 1 trong số 3 thông tin là thông tin đầu vào, cách xử lí thông tin, thao tác đầu ra của xe robot sao cho phù hợp với nội dung chủ đề. |