Biểu Đồ Giá Vàng Trong Nước Và Quốc Tế 18/3/2008 Đến 20/2/2009

Về nhu cầu vàng trang sức, quý 3 năm 2008 chứng kiến sự phục hồi của nhu cầu vàng trang sức, tăng 27% so với quý 2 và lên đến 647,6 tấn. Nhu cầu đặc biệt tăng ở một số nước như Ấn độ tăng 29%, Trung Đông tăng 15% và Trung Quốc tăng 10% trong khi đó do ảnh hưởng lớn của khủng hoảng tài chính Mỹ giam 29%. Nguyên nhân khiến nhu cầu vàng trang sức tăng một phần do giá vàng trong quý 3 giảm.[19]


Biều đồ 7: Nhu cầu vàng trang sức quý 3 năm 2008 tại một số quốc gia


Nguồn Hội đồng vàng thế giới World Gold Council Nhu cầu vàng công nghiệp giảm 1

Nguồn: Hội đồng vàng thế giới_ World Gold Council


Nhu cầu vàng công nghiệp giảm mạnh do suy thoái kinh tế thế giới. Vàng sử dụg trong chế tại thiết bị điện tử trong quý 3 năm 2008 giảm 7% so với quý 2. Nhu cầu tại Nhật, thị trường điện tử lớn nhất thế giới giảm gần 15% so với năm trước do nhà sản xuất cắt giảm sản lượng. Vàng trang trí và

được sử dụng trong các ngành khác cũng suy yếu trong quý 3 hạ 16% so với năm 2007.

Biều đồ 8: Nhu cầu vàng công nghiệp (Đơn vị : tấn)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


Màu vàng vàng sử dụng trong điện tử Màu đỏ vàng sử dụng trong ngành khác 2

Màu vàng: vàng sử dụng trong điện tử Màu đỏ: vàng sử dụng trong ngành khác

Màu rêu nhạt: vàng sử dụng trong nha khoa

Nguồn: Hội đồng vàng thế giới – World Gold Council

Khai thác vàng tiếp tục ổn định, sản lượng khai thác tạm ở mức ổn định tăng 2% so với năm 2007. Một số nước khai thác vàng lâu năm cắt giảm sản lượng, lớn nhất là Nam Phi, tiếp đó là Indonesia, Australia và Mỹ. trong khi đó một số nước như Trung Quốc và các nước Mỹ la tính lại tăng cường khai thác vàng. Theo dự báo của một số chuyên gia, khủng hoảng tín dụng có khả năm sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò và khai thác vàng.

Cuối cùng mức độ dự trữ vàng của chính phủ tiếp tục khác biệt giữa các khu vực. Các ngân hang trung ương tại châu Á hầu như vẫn dữ trữ vàng với số lượng nhỉ, trong khi đó các ngân hang Châu Âu lại tích trữ một khối lượng vàng tích trữ một khối lượng khổng lồ lại tiếp tục giảm tỷ lệ vàng nắm giữ bằng cách bán ra.

Năm 2009, vàng tăng lên theo đà phục hồi kinh tế. Giá vàng đã tăng 9 năm liên tiếp nguyên nhân chính là do đồng đô la giảm và các Ngân hàng trung ương tăng mạnh việc thu mua vàng. Trong vòng một thập kỷ qua vàng đã tăng giá lên 280%. Năm 2009 chứng kiến giá vàng tăng mạnh với biên độ lớn và khá ổn định, do các Ngân hàng trung ương, quỹ trợ cấp và các nhà đầu tư cả thế giới đổ xô vào thị trường này, coi vàng như một tài sản tích trữ an toàn trước những bất ổn về kinh tế sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ thời Đại suy thái. Điều đáng nói là giá vàng thế giới năm vừa qua lập kỷ lục giữa lúc khủng hoảng tài chính không còn căng thẳng như năm 2008, đồng thời rủi ro lạm phát cũng không phải là một mối lo lớn của hầu hết các quốc gia. Tuy không phát huy được tối đa vai trò kênh đầu tư an toàn nhất, giá vàng năm 2009 nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính sách tiền tệ và tài khoá nới lỏng ở Mỹ.

Trong năm 2009 các ngân hàng trung ương các nước cũng đóng một vai trò quan trọng làm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới, ví dụ như Trung Quốc nâng dự trữ vàng lên 10 nghìn tấn trong 10 năm tới trong khi đó Ấn độ tăng gấp đôi dự trữ vàng bằng việc công bố 200 tấn vàng từ IMF. Và theo Hội đồng vàng thế giới (WGC) Trung quốc trở thành nước mua nhiều vàng nhất năm 2009 với 454 tấn , đưa tổng số dự trữ của nước này lên 1.054 tấn, vượt qua Thuỵ Sỹ để trở thành nước có kho vàng lớn thứ 5 sau Mỹ, Đức, Pháp và Italy. Khi các nước sôi sục mua vàng để tăng lượng vàng dự trữ trong kho thì nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng nhiều khả nămg quan hệ cung cầu vàng thế giới sẽ không thể cân bằng cũng sẽ không thể theo kịp cầu và giá vàng lúc đó.[19][20]

Ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam

Tác động đến thị trường vàng có rất nhiều yếu tố nhưng không thể thiếu tác động từ thị trường vàng thế giới. Thị trường vàng trong nước hiện nay đã và đang gắn chặt với thị trường thế giới. Khi thị trường thế giới biến đổi sẽ

lập tức ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Thị trường vàng thế giới lại chịu chi phối bởi nhiều yếu tố như quyết định dự trữ, quyết định mua , bán vàng của các quốc gia. Cũng có khi chỉ cần một nước nào đó phát triển hay khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường vàng mà trong đó chính xác là ảnh hưởng đến giá vàng. Khi giá vàng thế giới tăng hiển nhiên giá vàng trong nước cũng sẽ tăng theo một phần do vàng Việt nam cũng được nhập khẩu chủ yếu ở nước ngoài. Song cũng có thời điểm giá vàng trong nước không cùng nhịp độ với giá vàng thế giới, như thời điểm năm 2008 giá vàng New York có lúc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm, 780 USD/ounce. Nhưng giá vàng trong nước vẫn tăng và cao hơn giá New York 800 – 900 ngàn đồng. Sự liên kết giữa thị trường nội địa và thị trường thế giới hầu như không tồn tại. Khoảng cách này được giữ khá lâu cho tới khi giá vàng thế giới tăng trở lại trong khi giá nội địa không có biến động lớn

Biểu đồ 9: Biểu đồ giá vàng trong nước và quốc tế 18/3/2008 đến 20/2/2009


Hay có thể lấy ví dụ ở đợt biến động giá vàng mạnh cuối năm 2009 giá 3

Hay có thể lấy ví dụ ở đợt biến động giá vàng mạnh cuối năm 2009 giá vàng thế giới vào khoảng 1.106,8 USD/oz đêm ngày 10/11/2009 thì giá vàng trong nước tăng còn khủng khiếp hơn khi vượt mốc 29 triệu đồng/lượng vào ngày 11/11/2009. Giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá USD tự do cộng thêm thuế và các chi phí khác chỉ tương đương với khoảng 2.560.000 đồng/chỉ, thấp hơn giá vàng mức đỉnh 2.835.000 đồng/chỉ của giá vàng trong nước lúc 10h30 đúng 275.00 đồng/chỉ, tức 2,75 triệu đồng lượng. Đó là mức chênh giá đỉnh điểm giữa thị trường vàng Việt nam và thị trường vàng thế giới.

1.3.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam

Ngoài chính sách nhà nước hay biến động thị trường thế giới có những tác động đến thị trường vàng Việt nam, thì các yếu tố khác như môi trường kinh tế, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng ít nhiều tác động đến hành vi đầu cơ, đầu vào của doanh nghiệp kinh doanh vàng, điều đó sẽ phần nào là nguyên nhân dẫn đến mỗi biến động của thị trường.

Trong nền kinh tế hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hoá hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ. Giá vàng chủ yếu được yếu bằng USD và Việt Nam muốn nhập khẩu vàng cũng phải dùng USD, do vậy bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến sự biến động của thị trường vàng thế giới nói chung và thị trường vàng trong nước nói riêng.

Trong lịch sử, đồng USD có xu hướng đi ngược lại với giá vàng do vàng và đồng USD luôn song hành như hai sự lựa chọn khác biệt của giới đầu tư. Giá vàng tăng lên đồng USD có xu hướng đi xuống và ngược lại, ngoài việc đồng USD giảm khiến cho các nhà đầu tư thấy vàng rẻ hơn và mua vàng thì đồng USD giảm sẽ khiến cho lo lắng về lạm phát tăng lên. Lạm phát tăng lên

khiến các nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ vàng với tư cách là tài sản có giá trị ổn định.

Song trong thời gian gần đây, quy luật đó đã không còn đúng trong mối quan hệ giữa vàng và USD, vàng và USD hiện đang đi cùng hướng với nhau bởi cả hai đều là mục tiêu của giới đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế còn chịu nhiều tác động của suy thoái và những gói cứu trợ kinh tế không ngừng tăng. Thêm vào đó, về việc đồng USD và vàng đi ngược chiều nhau theo lý thuyết thông thường, chúng ta có thể lấy ví dụ khi giá vàng tăng liên tiếp trong 9 năm qua thì đồng USD trong 7 năm gần đây cũng đã giảm so với các đồng tiền mạnh khác trong rổ tiền tệ. Việc đồng USD và vàng có mối quan hệ ngược chiều nhau đã khiến cho thị trường hình thành nên một thói quen trong thời gian vừa qua khi kinh doanh vàng đó là bán vàng khi đồng USD tăng và mua vàng khi đồng USD giảm.

Mối quan hệ giữa đồng USD và vàng hiện tại đã khác về cơ bản do bối cảnh nền kinh tế mang lại. Lý do khiến đồng USD và vàng đi cùng chiều trong thời gian gần đây được đưa ra là bởi vàng hiện không còn là một sự lựa chọn thay thế cho USD mà vàng cùng với USD hiện đang là sự lựa chọn thay thế cho các đồng tiền khác trong bối cảnh thị trường lo ngại các đồng tiền trên thế giới đang ngày càng mất giá do tác động của hàng loạt gói cứu trợ kinh tế mang lại. Đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ khác khiến giá vàng vốn đã ở mức cao lại càng cao hơn nếu đem định giá với các ngoại tệ khác.

Thêm vào đó, sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trường là điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được định giá bằng một loại tiền tệ, trong đó vàng và dầu là hai loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá. Tuy nhiên, cần có sự phân biệt rằng, vàng và dầu là hai loại hàng hóa khác nhau, dĩ nhiên sẽ chịu những tác động khác nhau khi biến động giá cả. Nếu sự biến động của dầu được đánh giá là đến từ

tác động của đồng USD thì dao động giá dầu phần lớn sẽ diễn biến tương quan với biến động của vàng. Nhưng nếu yếu tố tác động khiến cho dầu dao động không đến từ đồng USD, mà vì lý do khác thì khó có thể nói rằng, diễn biến của vàng rồi cũng diễn ra theo chiều hướng như vậy.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng là một nguyên nhân gây ra biến động trên thị trường vàng trong nước. Trong hoàn cảnh mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã xa thời điểm “mua là thắng” thì sự biến động mạnh mẽ của thị trường vàng tạo cùng với sự sinh lời cao của nó đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư chuyển dịch vốn từ thị trường chứng khoán sang thị trường vàng. Tuy có không ít sự tương quan giữa hai thị trường nay nhưng vẫn có nhiều điểm khác biệt, do đó nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi không tìm hiểu rõ về thị trường mới mẻ và nhạy cảm này khi tham gia.

Vàng là một hàng hoá do vậy dao động của thị trường vàng cũng được xem xét bởi các yếu tố tác động cung cầu. Nguồn cung vàng trên thế giới thì đến từ các quốc gia có trữ lượng vàng lớn và sản lượng xuất khẩu có tầm ảnh hưởng lớn như Nam Phi, Mỹ, Nga, Úc…Thị trường Việt Nam nhập khẩu đến 95% vàng vì thế nguồn cung ổn định cũng là một thiết yếu nhằm ổn định thị trường trong nước. Xét đến nhu cầu vàng, vàng được mua qua bán lại nhằm nhiều mục đích khác nhau, ở Việt Nam chủ yếu là làm trang sức, tích trữ và đầu cơ. Tuỳ vào thời điểm mà nhu cầu tăng cao do những đột biến của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế như khi thị trường chứng khoán giảm sút vàng trở thành kênh đầu tư thu hút được nhiều người tham gia hơn.

Những vấn đề trên đây dù không bao quát hết toàn bộ những yếu tố gây ảnh hưởng đến biến động của thị trường vàng trong nước thời gian vừa qua, nhưng những yếu tố này được đánh giá có tầm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp mạnh mẽ đến giá vàng.


2. TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM‌

2.1. Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu

Khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu thì ai cũng biết rằng sự ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đó là sự tăng giảm của đồng đô la Mỹ, vậy vàng có ảnh hưởng như thê nào đến hoạt động xuất nhập khẩu. Vàng cũng là một loại hàng hoá, nhưng nó đặc biệt hơn mọi loại hàng hoá ở giá trị cũng như sự phổ biến của nó trên toàn thế giới. Việt Nam là một nước mà gần đến 95% vàng được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy hàng năm phải chi hàng trăm triệu đô la để nhập khẩu vàng, mà lại không có nguồn thu từ nhập khẩu để cân bằng cán cân thương mại. Nhập vàng đồng nghĩa phải tiêu đi một số lượng lớn ngoại tệ nên cán cân ngoại tệ trong nước cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó khi giá vàng tăng cao sẽ có trường hợp người ta gom đô la để nhập vàng dù và đường chính ngạch hay đường lậu đẩy tỷ giá USD/VNĐ tăng cao, điều đó gây không ít khó khăn cho việc nhập khẩu các mặt hàng khác.

Trong các năm mà thị trường vàng có nhiều biến động lượng ngoại tệ cho nhập khẩu vàng tăng mạnh. Năm 2007 tổng giá trị nhập khẩu vàng của nước ta theo đường chính ngạch là 1,6 tỷ USD (70 tấn). Năm 2008 nước ta đã nhập đến 1,7 tỷ USD 45 tấn vàng trong quý 1 do tình hình nhập khẩu lượng vàng quá lớn dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, Ngân hàng nhà nước đã phải cho ngừng nhập khẩu vàng trong suốt một năm rưỡi do tiêu tốn quá nhiều ngoại tệ.

Giá vàng tăng cao còn ảnh hưởng đến giá vàng nguyên liệu trong việc chế tác sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu hay các đồ điện tử, các sản phẩm Việt Nam sẽ xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới, giá các sản phẩm đương

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí