Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Du Lịch Việt Nam



Nước ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được kinh doanh bình đẳng trước pháp luật. Như vậy, cạnh tranh trong kinh doanh diễn ra trên cả hai bình diện quốc gia và quốc tế. Pháp lệnh Du lịch năm 1999 và mới đây là Luật Du lịch đã mở rộng thương quyền về du lịch, theo đó doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nếu đáp ứng đủ điều kiện đều được kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch ở Việt Nam. Điều đó phù hợp với yêu cầu hội nhập, đặc biệt là thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ và sắp tới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Chủ trương trên cũng nhằm huy động tối đa nguồn lực trong dân để phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng vì nguồn vốn đầu tư của nhà nước có hạn, lại phải tập trung chủ yếu cho đầu tư kết cấu hạ tầng, cho nên rất cần đầu tư của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là hàng vạn doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Như vậy, Du lịch Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

3.1.2. Xu hướng phát triển du lịch quốc tế:

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong thế giới hiện đại. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông và sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải toàn cầu, nhu cầu đi du lịch của khách du lịch ngày càng tăng, rất đa dạng và luôn thay đổi. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng đi du lịch của khách du lịch hiện nay:

- Internet là nguồn thông tin du lịch số một ngày nay. Internet đang thay đổi cách thức khách du lịch đòi hỏi với ngành Du lịch. Nó đã thay đổi nhanh chóng thái độ của khách du lịch đối với giá cả và giá trị và đó là quyền lực tối thượng cho việc lập kế hoạch du lịch tự phát và mua tour ngay tức thì;

- Các sự kiện xảy ra trên thế giới thời gian qua đã tăng nhu cầu về an toàn, tiện nghi, và các điểm đến chào đón (đặc biệt là khách du lịch quốc tế). Khách du lịch đang tìm kiếm sự trải nghiệm phong phú có tính cá nhân;

- Dân số đang có xu hướng già đi. Ngành Du lịch cần nghiên cứu và đáp ứng các sản phẩm đúng nhu cầu đòi hỏi của sự bùng nổ du lịch của người già;



- Hình mẫu du lịch tiếp tục thay đổi theo hướng nhiều chuyến đi ngắn kết hợp với ít nhất một chuyến đi dài hơn trong năm. Xu hướng khác là nhằm vào mùa thấp điểm, du lịch nội địa và du lịch nội vùng;

- Có sự tăng trưởng sản phẩm du lịch biển, du lịch chuyên đề-học hỏi kinh nghiệm, lịch sử và văn hoá. Khách du lịch đòi hỏi đáp ứng yêu cầu của họ hơn trước;

- Cùng với sự phát triển và thịnh vượng về kinh tế trên toàn cầu, nhiều người có khả năng và có nhiều thời gian hơn cho du lịch. Con người ngày càng đòi hỏi tiếp cận dễ dàng hơn đối với vận chuyển, thông tin và đặt chỗ;

- Nhu cầu du lịch phụ thuộc mạnh mẽ trên hết vào các điều kiện kinh tế ở những thị trường gửi khách. Khi nền kinh tế tăng trưởng, mức độ thu nhập có thể sử dụng được thường tăng. Một phần lớn thu nhập sẽ chủ yếu chi vào du lịch, đặc biệt là ở những nền kinh tế mới nổi. Mặt khác, sự khó khăn của tình hình kinh tế thường sẽ dẫn tới việc giảm hoạt động thương mại và giảm chi tiêu cho du lịch.

Ngày nay, Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước và được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong những năm gần đây, du lịch toàn cầu tiếp tục phát triển mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh, cuộc chiến Irắc, xung đột, khủng bố ở Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 1999, lượng khách du lịch quốc tế đạt 664 triệu lượt, thu nhập từ du lịch đạt 445 tỷ USD, đến 2004 đã đạt 763 triệu lượt, tăng 26,3%, thu nhập từ du lịch đạt 622 tỷ USD, tăng 39,8%. Năm 2005, lượng khách du lịch quốc tế đạt 808 triệu lượt, tăng 5,5% so với năm 2004. Châu Phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng 10%. Tiếp đến là Châu Á-Thái Bình Dương, tăng 7%; Trung Đông tăng 7%, Châu Mỹ tăng 6% và Châu Âu tăng 4%. Châu Âu vẫn đứng đầu thế giới về lượng khách quốc tế, năm 2005 đón 443,9 triệu lượt khách quốc tế, tiếp đến là Châu Á-Thái Bình Dương đón 156,2 triệu lượt, Châu Mỹ đón 133,1 triệu lượt, Trung Đông đón 38,2 triệu lượt và cuối cùng là Châu Phi đón 33,3 triệu lượt.

Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2010, lượng khách du lịch trên toàn cầu đạt 1,006 tỷ lượt, thu nhập từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và tạo thêm 150 triệu



việc làm trực tiếp, tập trung chủ yếu ở Châu Á-TBD, trong đó Đông Nam Á có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập từ du lịch toàn khu vực. Hệ thống tài khoản vệ tinh dự đoán trong 10 năm từ 2007-2016, tốc độ tăng trưởng du lịch của thế giới sẽ là 4,2% hàng năm. Trong cuốn “Tourism 2020 Vision”, UNWTO dự đoán lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt trên 1,56 tỷ vào năm 2020, trong đó 1,2 tỷ lượt sẽ đi du lịch nội vùng và 0,4 tỷ lượt sẽ là khách du lịch dài ngày. Ba khu vực nhận khách hàng đầu vào năm 2020 sẽ là Châu Âu (717 triệu khách du lịch), Đông Á-Thái Bình Dương (397 triệu) và Châu Mỹ (282 triệu), tiếp theo là Châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Đông Á-Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi được tiên đoán là đạt tốc độ tăng trưởng trên 5% hàng năm so với mức trung bình của thế giới là 4,1%. Những khu vực phát triển hơn như Châu Âu và Châu Mỹ được dự đoán là đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức trung bình. Châu Âu sẽ giữ vững thị phần cao nhất về lượng khách quốc tế mặc dù giảm tương đối từ 60% năm 1995 xuống 46% vào năm 2020. Đông Á-Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế trung bình hàng năm trong giai đoạn 1995-2020 là 6,5%, đứng thứ hai thế giới và đến năm 2020 sẽ chiếm 25,4% thị phần khách du lịch toàn cầu. Xem bảng 3.1:


BẢNG 3.1. DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020



Năm cơ

sở 1995

Dự đoán

(triệu lượt khách)

Thị phần (%)

Tốc độ tăng trưởng

trung bình/năm(%)



2010

2020

1995

2020

1995-2020

Thế giới

565

1006

1561

100

100

4,1

Châu Phi

20

47

77

3,6

5,0

5,5

Châu Mỹ

110

190

282

19,3

18,1

3,8

Đông Á-TBD

81

195

397

14,4

25,4

6,5

Châu Âu

336

527

717

59,8

45,9

3,1

Trung Đông

14

36

69

2,2

4,4

6,7

Nam Á

4

11

19

0,7

1,2

6,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 12

(Nguồn: UNWTO, 1995)



Du lịch xa trên toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh hơn, đạt 5,4% hàng năm trong thời kỳ 1995-2020, so với du lịch nội vùng, đạt 3,8%. Kết cục là, tỷ lệ giữa du lịch xa và du lịch nội vùng sẽ biến đổi từ khoảng 82/18 năm 1995 đến 76/24 vào năm 2020.

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương. Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trở thành điểm đến mới nổi lên trên bản đồ du lịch thế giới. Theo dự báo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, giai đoạn 2005-2014, Việt Nam đứng thứ tư trong số 10 nước có tốc độ tăng trưởng cầu du lịch và lữ hành cao nhất thế giới với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 8,3%.

BẢNG 3.2. CẦU DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH THỜI KỲ 2005-2014


STT

Tên nước và lãnh thổ

Tốc độ tăng trưởng thực hàng năm(%)

1

Mongtenegro

10,3

2

Ấn Độ

8,8

3

Trung Quốc

8,7

4

Việt Nam

8,3

5

Ăng Gô La

8,2

6

Lào

8,1

7

Chad

7,7

8

Guadeloupe

7,4

9

Fi Ji

7,3

10

Uganda

7,3

(Nguồn: WTTC, 2005)


Như vậy, Du lịch Việt Nam có triển vọng tăng trưởng đầy lạc quan trong 10- 15 năm tới. Triển vọng tăng trưởng đó sẽ biến thành hiện thực nếu Du lịch Việt Nam biết phát huy hiệu quả điểm mạnh, khắc phục được điểm yếu, tận dụng tối đa cơ hội và giảm thiểu nguy cơ, thách thức trong quá trình phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh, biến Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn và thông dụng của du khách quốc tế.



3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH VIỆT NAM

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút khách quốc tế và đạt được mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, đưa Du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

3.2.1. Tiếp tục đổi mới, hòan thiện cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến du lịch và tổ chức quản lý du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế:

3.2.1.1. Tạo môi trường thuận lọi cho doanh nghiệp du lịch cạnh tranh, phát triển:

- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển nhanh, Chính phủ cần tiếp tục duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Sau tác động tiêu cực của dịch SARS, cúm gà và thiên tai trong ba năm qua cho thấy ngành Du lịch sẽ có thể phải tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn trong tương lai. Vì thế, sự chỉ đạo sáng suốt của Chính phủ (đặc biệt là Tổng cục Du lịch), sự phối hợp chặt chẽ của các ngành và tham gia tích cực của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân sẽ quyết định sự phát triển của ngành Du lịch trong những năm tới.

- Trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò chủ yếu của Nhà nước là tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và môi trường pháp lý thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, xoá bỏ bao cấp, giảm dần hàng rào bảo hộ, vừa khuyến khích, vừa hỗ trợ, vừa tạo sức ép buộc các doanh nghiệp từ bỏ thói quen thụ động, ỷ lại, chông chờ vào Nhà nước, chủ động đổi mới công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do vậy, để tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển nhanh, hội nhập hiệu quả vào ngành Du lịch toàn cầu, Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách nói chung như chính sách tài chính, đầu tư, xuất nhập cảnh, hải quan và cơ chế chính sách về du lịch nói riêng để vừa nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, vừa tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch phát triển kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới.



- Tư tưởng xuyên suốt Luật Doanh nghiệp và Luật Du lịch là tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992. Vì thế, ngành Du lịch cần phải triệt để xoá bỏ cơ chế xin-cho, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch không chỉ được làm những gì Nhà nước cho phép, mà được làm tất cả những gì phát luật không cấm. Nhà nước tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động vận động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, cung cấp thông tin định hướng cho kinh doanh du lịch, giảm chi phí đầu vào đối với hàng hoá dịch vụ Nhà nước vẫn còn quản lý giá, xoá bỏ độc quyền, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch,…

- Chính phủ và ngành Du lịch cần có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư du lịch, biến khu vực này thành khu vực năng động nhất, tạo sức bật cho Du lịch Việt Nam phát triển và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Để xây dựng khu vực tư nhân năng động cho phát triển du lịch cần lưu ý một số yếu tố sau:



+ Không e ngại trước xu hướng du lịch mới: Xu hướng du lịch mới mang lại cơ hội mới cho các nước mới phát triển du lịch như nước ta. Ngày nay, khách du lịch có nhiều kinh nghiệm hơn, quan tâm nhiều hơn tới chất lượng, môi trường và mạo hiểm hơn. Họ có những sở thích đặc biệt, thích được thưởng thức những điều mới lạ. Vì vậy, cần thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch. Ngành Du lịch hiện đang cung cấp cơ hội tuyệt vời cho đầu tư tư nhân ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác của nền kinh tế, chủ yếu là dịch vụ (như bảo hiểm, phân phối thương mại, dịch vụ về vốn và tài chính khác) hiện coi du lịch là con đường khả thi để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của họ. Sự tham gia của các công ty bảo hiểm và tài chính vào lĩnh vực du lịch sẽ góp phần thúc đẩy ngành Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng;

+ Coi trọng hàng đầu tới chất lượng. Yếu tố chủ yếu khác để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và ngành Du lịch là nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính phủ cần chỉ đạo từng bước chuyên môn hoá ngành Du lịch, thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong ngành này;

+ Tăng cường phối hợp giữa lĩnh vực công với lĩnh vực tư trong đầu tư phát triển du lịch. Tổng cục Du lịch phải đóng vai trò nhạc trưởng trong công tác này.

- Nhà nước tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch. Chính phủ chỉ đạo ngành Du lịch chủ động triển khai Luật Du lịch, đẩy nhanh xây dựng Nghị định hướng dẫn để điều chỉnh hoạt động du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý du lịch, phù hợp với quy định pháp luật và thông lệ, tập quán quốc tế, tăng cường hội nhập quốc tế. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá thủ tục liên quan đến kinh doanh du lịch và khách du lịch.

3.2.1.2. Đổi mới và hòan thiện hơn nữa chính sách xuất nhập cảnh, hải quan:

- Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu đường không, đường bộ, đường biển và đường sắt theo hướng đơn giản, hiện đại hoá trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách, giải quyết nhanh chóng thủ tục, tránh gây phiền hà cho khách.



- Tổng cục Hải quan cần đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy, đồng bộ, nhanh chóng và đơn giản hoá nghiệp vụ hải quan thông qua các biện pháp như thực hiện nhanh chóng quy trình nghiệp vụ, công khai hoá thông tin về thủ tục hải quan.

- Tổng cục Du lịch phối hợp với các ngành trên tổ chức các khoá đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan làm việc tại các cửa khẩu để nâng cao trình độ và thái độ đón tiếp, thể hiện sự cởi mở, lòng mến khách và tận tình giúp đỡ khách.

- Bộ Ngoại giao và Bộ Công an nghiên cứu, trình Chính phủ lộ trình áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân các nước là thị trường trọng điểm của Du lịch Việt Nam, trước mắt là Pháp, Đức, Anh, Úc, Mỹ và Canada để thúc đẩy nhu cầu của khách du lịch từ các nước này tới Việt Nam.

- Các bộ, ngành liên quan như Công an, Giao thông và các địa phương cần giảm thiểu các giấy phép, thủ tục đối với khách du lịch khi tham gia các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở nước ta như loại hình du lịch ô tô, mô tô, leo núi, lặn biển, khinh khí cầu, đua thuyền buồm,...

3.2.1.3. Đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch:

- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế nói chung và cho du lịch nói riêng. Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ nguồn ngân sách tại các trung tâm du lịch và các điểm du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch ở những vùng xa xôi để tạo động lực thu hút nguồn vốn đầu tư khác cho phát triển du lịch, góp phần xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, có cơ chế thúc đẩy xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch và các điểm du lịch tiềm năng còn hạn chế về kết cấu hạ tầng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch. Trong giai đoạn từ 2006-2010, Nhà nước nên đầu tư nhiều nguồn vốn hơn vào kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch nhưng theo hướng tập trung, không dàn trải như vừa qua để tạo điều kiện thu hút đầu tư, xây dựng các khu du lịch tầm cỡ, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao với các khu du lịch nổi tiếng khác trong khu vực.

- Giao thông là lĩnh vực thiết yếu đối với du lịch. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển du lịch đòi hỏi ngành Giao thông phải nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ và tiếp đón hành khách tại sân bay; Tạo điều kiện đưa đón khách nhanh chóng và

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí