Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 20


Nâng cao chất lượng quản lý và thực hiện quy hoạch. Phát huy xã hội hóa thực hiện quy hoạch và đầu tư theo Luật đầu tư số 032/QH, ngày 17/11/2016 về quy hoạch và đầu tư, Luật đầu tư của Nhà nước số 01/QH, ngày 25/6/2009. Công bố rộng rãi trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. Các cấp lập kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch, tổ chức quản lý chặt chẽ dự án đầu tư kinh doanh phát triển du lịch theo đúng quy hoạch. Phối hợp liên ngành trong kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch đồng thời phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong xây dựng và quản lý quy hoạch.

Ba là, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển thị trường. Trên cơ sở đường lối, quan điểm và chính sách pháp luật của Nhà nước, tỉnh Luông Pra Băng cần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch như:

Ưu tiên, miễn giảm thuế, ưu đãi vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên tại các khu trọng điểm phát triển du lịch. Xây dựng mức giá ưu đãi về các dịch vụ như: điện, nước, bưu chính và ưu đãi các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp liên ngành để giải quyết các chính sách tạo thuận lợi cho khách du lịch, xây dựng phong cách tiếp đón khách thân thiện, đúng mực trong lực lượng cán bộ làm nghiệp vụ. Tăng cường công tác thông tin cho du khách qua các quầy thông tin du lịch, thống nhất hệ thống các biển báo, dấu hiệu chỉ dẫn để thuận tiện cho du khách đi lại tham quan.

Xây dựng và ban hành quy chế quản lý phù hợp đối với các khu du lịch, điểm du lịch, trước hết là quy chế quản lý và khai thác đầu tư du lịch tại các khu du lịch. Quy chế quy định về quản lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; quản lý đầu tư phát triển, sử dụng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, các tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh du lịch; sự tham gia của cộng đồng tại khu du lịch; phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp trong việc quản lý khu du lịch theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Bốn là, xây dựng cơ chế phối kết hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý phát triển TTDL theo hướng kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Cần xây dựng mục tiêu hành động chung để cùng tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề về quản lý phát triển TTDL. Khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Tổ chức các đoàn đi nghiên cứu khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm về kinh doanh, mở rộng thị trường tại các tỉnh có TTDL phát triển như thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Xay Nhạ Bu Ly, Hua Phăn, v.v...

Năm là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích của địa phương nơi có điểm du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước. Các cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch cần được tạo điều kiện tham gia trong quá trình phát triển TTDL và nhận được nhiều lợi ích hơn từ du lịch. Tăng cường những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức khi tham gia hoạt động du lịch nhằm làm cho họ thấy rõ được rõ mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Ngành du lịch cần có sự phối hợp với toàn dân để tạo ra môi trường và bầu không khí hết sức thân thiện, hòa bình. Mỗi người dân vừa là chủ thể vừa là người tiêu thụ các sản phẩm du lịch, vai trò trách nhiệm của họ được đề cao thì họ sẽ mang hết tinh thần trách nhiệm của mình để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ sự bình yên cho quê hương làng xóm. Giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên TTDL để từ đó họ trân trọng, giữ gìn những tài sản mà thiên nhiên ban tặng và những giá trị lịch sử cha ông đã dày công vun đắp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 20

Thị trường du lịch là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành của hệ thống thị trường trong nền kinh tế, là cầu nối giữa người sản xuất cung ứng và người tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Trong giai đoạn hiện nay TTDL là một lĩnh vực cạnh tranh nhất với tốc độ tiếp cận rất nhanh.

Phát triển TTDL góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về TTDL là một vấn đề mới mẻ và phức tạp. Tác giả cố gắng trình bày khái quát những cơ sở lý luận cơ bản về du lịch, sản phẩm du lịch; tìm hiểu TTDL, phân tích những đặc trưng của TTDL, các loại TTDL; phân tích các yếu tố cơ bản của TTDL như: cầu và cung du lịch, giá cả và cạnh tranh trên TTDL, các nhân tố tác động tới sự phát triển của TTDL, vai trò tích cực và những tác động tiêu cực của TTDL. Tìm hiểu kinh nghiệm của một số tỉnh của Việt Nam và Lào trong phát triển TTDL là những bài học kinh nghiệm quý giá cho phát triển TTDL tỉnh Luông Pra Băng. Muốn phát triển TTDL Luông Pra Băng cần phát huy vai trò quản lý nhà nước trên TTDL, đảm bảo phát triển TTDL theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; có nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng cung, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng, kích cầu du lịch.

Luông Pra Băng là một tỉnh nằm trong các tỉnh miền Bắc, là cổng thành của các tỉnh miền Bắc, cách thủ đô Viêng Chăn 420 km theo con đường quốc lộ số 13. Luông Pra Băng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, có văn hóa và cộng đồng dân cư đa dạng và thường xuyên biến đổi thuận lợi cho phát triển du lịch nội tỉnh; đặc biệt Luông Pra Băng đã có thành phố Luông Pra Băng là khu du lịch di sản văn hóa thế giới và là nơi căn cứ địa cách mạng của thời kỳ tiền chiến và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ. Luông Pra Băng đều gắn với những sự kiện lịch sử của đất nước, do vậy có rất nhiều di tích lịch sử, cũng như là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em với các sắc thái văn hóa đặc trưng riêng,… Luông Pra Băng là một


nguồn lực về tài nguyên du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch lịch sử. Phân tích thực trạng phát triển TTDL Luông Pra Băng trong giai đoạn năm 2011 - 2018; Luông Pra Băng đã bước đầu khai thác tiềm năng thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ du lịch; hệ thống kinh doanh du lịch trên thị trường đạt được nhiều kết quả, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao. TTDL Luông Pra Băng cho thấy các yếu tố của thị trường phát triển ngày càng đồng bộ như: mua bán hàng hóa du lịch, nhu cầu du lịch, cung cấp hàng hóa du lịch và những thể chế hỗ trợ cần thiết nhằm tăng số lượng, chất lượng và sự đa dạng của hoạt động mua bán hàng hóa du lịch, mang lại lợi ích cho các bên tham gia thị trường và cho toàn xã hội. TTDL phát triển đã tác động tích cực tới các ngành kinh tế trong tỉnh cũng như phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luông Pra Băng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch của tỉnh, còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như: nâng cao nhận thức, đánh giá đúng vai trò của TTDL, xây dựng chiến lược cho phát triển thị trường và sản phẩm mang những nét đặc trưng riêng của Luông Pra Băng.

Trên cơ sở đường lối và chiến lược phát triển du lịch và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Lào, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Luông Pra Băng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2030, luận án đề xuất những quan điểm, phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển TTDL Luông Pra Băng trong thời gian tới nhằm đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ các yếu tố và các loại TTDL. Các giải pháp đồng thời giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô và vi mô, đảm bảo sự nhất quán từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp, sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia thị trường. Quá trình thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ khai thác được mọi tiềm năng nguồn lực, thúc đẩy TTDL phát triển đúng định hướng, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Luông Pra Băng.


CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Somsanith Kenemany (2018), "Phát triển bền vững thị trường du lịch tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (512), tr.35-37.

2. Somsanith Kenemany (2018), "Giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (28), tr.44-46.

3. Somsanith Kenemany (2019), "Nâng cao vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (số Chuyên đề), tr.60-62.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tiếng Lào dịch sang tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Tầm nhìn đến năm 2030, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 10 năm (2016 - 2025) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020), Viêng Chăn.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Trung tâm thống kê Quốc gia Lào năm 2014, Viêng Chăn.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tin phát triển kinh tế - xã hội 40 năm CHDCND Lào "1975 - 2015", Viêng Chăn.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo khảo sát kinh tế toàn quốc lần thứ II, Viêng Chăn.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo tổng kết dân số và nhà ở lần thứ IV, Viêng Chăn.

6. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2013), Tổng cục Du lịch Lào "Chiến lược quản lý du lịch năm 2011 - 2020 của CHDCND Lào", Viêng Chăn.

7. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Tầm nhìn đến năm 2030, chiến lược phát triển đến năm 2025 và kế hoạch phát triển công việc thông tin, văn hóa và du lịch của Lào giai đoạn năm 2016 - 2020, Viêng Chăn.

8. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch, Sở Quảng cáo du lịch (2013). Du lịch toàn quốc, Viêng Chăn.

9. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Tổng khách du lịch thăm Lào năm 2016, Viêng Chăn.

10. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Tổng khách du lịch thăm Lào năm 2017, Viêng Chăn.

11. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2018), Tổng khách du lịch thăm Lào năm 2018, Viêng Chăn.


12. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Báo cáo tổng kết về việc thực hiện công việc thông tin, văn hóa và du lịch năm 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển 5 năm (2016 - 2020), Viêng Chăn.

13. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Báo cáo thống kế khách du lịch thăm Lào năm 2016, Viêng Chăn.

14. Chính quyền tỉnh Luông Pra Băng (2015), Báo cáo việc phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) và kế hoạch phát triển 5 năm (2016-2020) lần thứ 7 của tỉnh Luông Pra Băng, Luông Pra băng, ngày 11/12.

15. Chính quyền tỉnh Luông Pra Băng (2017), Báo cáo việc phát triển kinh tế

- xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển năm 2017 của tỉnh Luông Pra Băng, Luông Pra băng, ngày 22/02.

16. Chính quyền tỉnh Luông Pra Băng (2019), Báo cáo việc phát triển kinh tế

- xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển năm 2019 của tỉnh Luông Pra Băng, Luông Pra băng, ngày 04/01.

17. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội VI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.

18. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội VII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.

19. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội VIII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.

20. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.

21. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.

22. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (1993), Văn kiện Đảng bộ lần thứ III của tỉnh Luông Pra Băng.

23. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (2000), Văn kiện Đảng bộ lần thứ IV của tỉnh Luông Pra Băng.

24. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (2005), Văn kiện Đảng bộ lần thứ V của tỉnh Luông Pra Băng.


25. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (2010), Văn kiện Đảng bộ lần thứ VI của tỉnh Luông Pra Băng.

26. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (2015), Văn kiện Đảng bộ lần thứ VII của tỉnh Luông Pra Băng.

27. Khăm Còn UA NÔN SA (2013), Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng. Tạp chí A Lunmay.

28. Ma Nô Thông PHÔNG SA VĂN (2014), Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn. Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính.

29. Pun Sắc SAY NHA SEN (2012), Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn. Tạp chí Lý luận Chính trị-Hành chính.

30. Phutsady PHANYASITH (2016), "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào", Luận án tiến sĩ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Quốc hội Lào (2005), Luật về du lịch. Số 10/QH, ngày 9/11/2005, Viêng Chăn.

32. Quốc hội Lào (2009), Luật đầu tư. Số 02/QH, ngày 8/7/2009, Viêng Chăn.

33. Quốc hội Lào (2009), Luật đầu tư của nhà nước. Số 08/QH, ngày 26/11/2009, Viêng Chăn.

34. Seng Ma Ni PHẾT SA VÔNG (2012), Một số vấn đề tác động tiêu cực từ du lịch ở tỉnh Luông Pa Bang. Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính.

35. Somkhith VONG PAN NHA (2018), "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào", Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

36. Sở thông tin, văn hóa và du lịch tỉnh Luông Pra Băng (2018), Báo cáo việc phát triển và đẩy mạnh du lịch tỉnh Luông Pra Băng năm 2018, Luông Pra Băng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023