Hợp Tác Quốc Tế Khai Thác Ở Nước Ngoài Và Kết Hợp Nhập Khẩu Dầu Thô

- Việc thanh toán sẽ được tiến hành bằng điện chuyển tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký B/L.

Hình thức thanh toán trên là khá phổ biến trong thông lệ mua bán dầu thô thế giới. So với các loại dầu khác trong khu vực thì thời hạn thanh toán của dầu thô Việt Nam thường dài hơn khoảng 1 tuần. Điều này xuất phát từ công thức tính giá áp dụng để phát hóa đơn phải dựa vào giá dầu của 7 ngày đến 14 ngày sau ngày B/L.

2.2.3.3. Hợp tác quốc tế khai thác ở nước ngoài và kết hợp nhập khẩu dầu thô

Với đặc thù của ngành Dầu khí: hoạt động dầu khí không bao giờ đứng riêng lẻ và độc lập trong phạm vi một quốc gia mà hợp tác quốc tế trở thành đặc trưng riêng có và không thể thiếu trong hoạt động dầu khí. Đặc trưng đó đúng không chỉ với Việt Nam mà được thực hiện với mọi quốc gia có hoạt động dầu khí.

Nhằm tiếp tục gia tăng trữ lượng và sản lượng dầu khí, từ năm 1998, ngành dầu khí Việt Nam đã bắt đầu thực hiện chính sách đầu tư tìm kiếm, thăm dò, phát hiện và khai thác dầu khí ở nước ngoài. Nhiệm vụ này chủ yếu được giao cho Tổng công ty đầu tư phát triển thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) hợp tác cùng các công ty thành viên khác thực hiện. Đây là một sách lược hoàn toàn đúng đắn, nhất là trong tình hình hiện nay, khi chúng ta không ngừng mở rộng hơn vào thị trường kinh doanh dầu quốc tế. Bên cạnh đó, bản thân Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển tiến tới hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu khí trong nước cũng tăng rất nhanh và còn hơn thế nữa khi các dự án lọc hóa dầu của ta hoàn thành đi vào vận hành điển hình là dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức đi vào hoạt động tháng 2/2009 vừa qua đòi hỏi nguồn cung cấp nguyên liệu dầu thô lâu dài, ổn định. Chính vì vậy, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, với tiềm lực tài chính – kinh nghiệm – năng lực

đáng kể tích lũy được trong quá trình phát triển vừa qua, ngành dầu khí Việt Nam đã tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài và bước đầu đạt được những thành công khởi sắc.

Ngành dầu khí Việt Nam đã nhanh chóng hoạch định chiến lược và kế hoạch triển khai hoạt động đầu tư nước ngoài dưới các phương thức góp cổ phần tham gia điều hành chung hay tự điều hành các hợp đồng dầu khí theo hai hướng chủ yếu sau:

- Tham gia tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở các diện tích mới gồm: những nơi chưa có, hoặc có rất ít hoạt động thăm dò, hoặc các mỏ đã được phát hiện nhưng chưa được khai thác.

- Mua những tài sản dầu khí có trữ lượng đã được xác minh.

Đến năm 2008, chúng ta đã và đang tiến hành đầu tư vào 13 dự án thăm do, khai thác tại các khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, mức độ cạnh tranh thấp và có quan hệ tốt với Việt Nam như: các nước Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia), Nga, Trung Đông, Bắc Phi, các nước vùng Caspiel, châu Mỹ Latinh (Cuba, Peru, Venezuela)… Tổng chi phí đầu tư cho các dự án này đến hết năm 2007 là 187 triệu USD. Trong đó, một số mỏ đã được phát hiện thương mại, một số mỏ đã và đang chuẩn bị đưa vào khai thác. Cuối năm 2006, ngành dầu khí bắt đầu có doanh thu từ hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài và đến cuối năm 2007, doanh thu này đã đạt được 47 triệu USD. Hiện tại, Petrovietnam vẫn tiếp tục triển khai thực hiện các hợp đồng dầu khí đã ký với nước ngoài và tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới vào các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở khắp các khu vực trên thế giới, với kế hoạch ngân sách 6,7 tỷ USD cho hoạt động thăm dò ở nước ngoài trong khoảng thời gian 2006-2010 và sẽ được tăng thêm 9,7 tỷ USD cho giai đoạn 2011-2015.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Mặt khác, Việt Nam cũng đang có dự tính nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài về, cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, thay thế khoảng 30% lượng dầu thô nguyên liệu từ mỏ Bạch Hổ. Ban đầu, Petrovietnam dự định

dùng hoàn toàn nguồn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ cho nhà máy lọc dầu này. Tuy nhiên, do chậm trễ mất 8 năm nên nguồn dầu thô này không còn nhiều như trước; hơn nữa, dầu thô Bạch Hổ thuộc loại tốt nhất thế giới, giá luôn cao hơn dầu các mỏ khác, các nước thường mua về để pha trộn nâng cấp chất lượng sản phẩm của họ. Bởi vậy, đứng về mặt hiệu quả kinh tế, chúng ta xác định giai đoạn đầu nhà máy sẽ sử dụng nguồn dầu thô trong nước nhưng từ năm 2011 trở đi, nhà máy sẽ chế biến dầu thô hỗn hợp, nhập khẩu dầu nước ngoài về chế biến thay cho dầu trong nước. Hiện tại, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang thương lượng những khế ước cung cấp dài hạn với hai hãng dầu lớn là BP và Shell.‌

Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của Việt Nam - 9

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả nổi bật

Từ khi xuất khẩu dầu thô năm 1987 đến nay, ngành dầu khí Việt Nam đã có những chuyển biến cũng như đạt được những thành tựu to lớn, điều này phần lớn là nhờ có những đóng góp tích cực trong công tác Marketing hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô ngày càng hoàn thiện của ta.

Với những chính sách tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ vững uy tín trong kinh doanh, giờ đây thương hiệu dầu thô Việt Nam đang dần được biết đến nhiều hơn trên thị trường thế giới. Thị trường tiêu thụ dầu của ta ngày càng mở rộng, không chỉ còn là thị trường Nhật Bản như trước 1993 nữa, mà giờ đây, bạn hàng xuất khẩu của dầu thô Việt Nam còn là Australia, là Mỹ, là Singapore hay Trung Quốc… Dầu thô Việt Nam đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình trên trường quốc tế, đồng thời tạo tiền đề cho việc xuất khẩu và bước đầu tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm lọc dầu đầu tiên của ta do nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất chế biến và các nhà máy lọc dầu khác theo kế hoạch trong tương lai.

Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã chú trọng hơn tới việc quảng cáo, giới thiệu dầu thô Việt Nam bằng cách tham gia các hội chợ triển lãm dầu khí quốc tế, các hội nghị, diễn đàn, hội thảo quốc tế về lĩnh vực buôn bán trao đổi dầu thô trong đó quan trọng nhất là: Hội nghị các nhà kinh doanh dầu thô Đông Nam Á, Diễn đàn các công ty dầu châu Á – TBD. Bên cạnh đó còn phát hành các trang web, các tờ thông tin về chất lượng và sản lượng các loại dầu thô, đồng thời tổ chức hội nghị khách hàng mua dầu thô… Qua các hình thức này, một số các công ty chưa có quan hệ với VN đã có dịp tìm hiều và tham gia mua dầu.

Petechim – Tổng công ty Thương mại Dầu khí (hiện đã hợp nhất với Công ty TNHH một thành viên Chế biến và kinh doanh dầu mỏ - PDC thành Tổng công ty Dầu Việt Nam – PV Oil), là đơn vị duy nhất được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã có website riêng của mình là phương tiện để quảng bá về sản phẩm cũng như giới thiệu hình ảnh tập đoàn. Thương hiệu dầu Việt Nam cũng đã xuất hiện trên các trang web cổng thông tin thương mại cũng như thế giới.

2.3.2. Những tồn tại chủ yếu

Thực tế trong thời gian qua, Việt Nam đã chú ý hơn tới hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô, tuy nhiên vì nhiều lý do, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần được xem xét và cải thiện trong tương lai.

Thứ nhất, là trong khâu nghiên cứu thị trường, xử lý thông tin – đây là khâu đầu tiên trong hoạt động Marketing nói chung cũng như trong hoạt động Marketing xuất nhập khẩu dầu thô nói riêng, chúng ta còn chưa biết cách sử dụng thông tin một cách hiệu quả hoặc thiếu thông tin để có thể tận dụng các cơ hội trong từng thời điểm nhằm thu lợi nhuận tối đa. Bởi lẽ, mọi quyết định trong kinh doanh, từ việc xuất khẩu theo hình thức nào, khối lượng xuất khẩu hay thời điểm xuất khẩu có lợi nhất… đều phải xuất phát từ nhu cầu biến động cụ thể của thị trường ở từng thời điểm khác biệt.

Bên cạnh đó, một trong những đòi hỏi cấp bách hiện nay là sớm thành lập các cơ quan đại diện của ngành dầu khí Việt Nam tại nước ngoài. Một thực tế đáng ngạc nhiên là một ngành công nghiệp có doanh thu cao và được coi là mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân và có tính hướng ngoại như ngành dầu khí lại chưa có bất kỳ một cơ quan đại diện nào ở nước ngoài. Đây là một bất lợi không nhỏ cho hoạt động Marketing của ngành dầu khí – một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thông tin thị trường.

Hạn chế thứ ba là, các thông tin cập nhật về thị trường dầu như các bản tin của các Hãng cung cấp tin Reuter, Platt’s, APPI… được cung cấp trực tiếp cho Tổng Công ty Thương mại dầu khí – là đơn vị có nhiệm vụ xuất khẩu dầu thô. Tại công ty này hiện có các nhóm phân tích thị trường và có báo cáo hàng ngày. Tuy nhiên vai trò của công tác nghiên cứu thị trường chưa được đánh giá đúng mức ngang với vai trò quan trọng của công tác này. Lực lượng làm công tác nghiên cứu thị trường còn mỏng hiện chỉ có 2-3 chuyên viên dẫn đến việc các thông tin chưa được xử lý sâu và phát huy hết các khả năng sinh lợi mà chúng có thể mang lại.

Cuối cùng, hoạt động Marketing của ta hiện nay cũng như việc tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu cho dầu mỏ xuất khẩu chưa thực sự được chuyên nghiệp hóa, chúng ta vẫn chưa có một chính sách Marketing chính thức trong khi đây là một yếu tố quan trọng giúp gia tăng giá trị xuất khẩu dầu mỏ và tạo thị trường cho các sản phẩm lọc dầu sau này. Thật khó có thể tin rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – một trong những Tập đoàn đầu ngành trong cả nước nhưng không có một phòng Marketing riêng, kể cả trong lĩnh vực quảng cáo, xúc tiến thương mại cũng được thực hiện rất yếu, và thường người dân biết Petrolimex nhiều hơn là Petrovietnam.

2.3.3. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên

Một trong số những nguyên nhân chính có thể dễ dàng thấy được đó là về phía nguồn nhân lực. Trong quá trình phát triển, không thể phủ nhận rằng

ngành dầu khí đã đào tạo được một số lượng lớn cán bộ có tay nghề, có khả năng. Tuy nhiên, nếu chỉ so với trình độ của các nước trong khu vực như Malaysia hay Indonesia thôi ta cũng có nhiều thua kém chứ chưa nói tới việc tiếp cận trình độ của thế giới.

Hơn nữa, về mặt cơ chế chính sách của ta cũng chưa đồng bộ, điều này gây cản trở không nhỏ cho các hoạt động nghiên cứu thị trường cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại.

Ngoài những nguyên nhân mang tính chất chủ quan, nội lực ngành nêu trên, việc vẫn tồn tại những thiếu sót trên còn do một số nguyên nhân khách quan như: môi trường đầu tư dầu khí thế giới có nhiều biến động phức tạp, bối cảnh nền kinh tế thế giới mấy năm trở lại đây phát triển không ổn định, đặc biệt là khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra hiện nay kéo việc tiêu thụ năng lượng có phần chững lại; giá dầu thô lên xuống thất thường không có kiểm soát; thêm vào đó, liên tục có những mâu thuẫn kinh tế, chính trị giữa các nước phát triển với các nước có tiềm năng dầu khí lớn…


CHƯƠNG 3‌‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI


3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

3.1.1. Một số quan điểm trong định hướng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

3.1.1.1. Quan điểm 1, xuất khẩu dầu thô đảm bảo tích lũy vốn cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Ngay từ những ngày đầu tiến hành khai thác và xuất khẩu dầu thô, Đảng và Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của ngành dầu khí trong việc tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Văn kiện đại hội Đảng IX đã khẳng định đường lối phát triển kinh tế của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa” [5]. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là đến năm 2020 sẽ phấn đấu đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu nhập khẩu máy móc công nghệ phục vụ tiến trình công nghiệp hóa đất nước đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Do đó, nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thô trong giai đoạn này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô sẽ tạo điều kiện cho nước ta nhập khẩu máy móc thiết bị, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa đất nước.

Quan điểm này cho rằng, xuất khẩu dầu thô chỉ là giải pháp sách lược hợp lý trong thời kỳ tiền công nghiệp hóa, là giải pháp tình thế nhằm tạo vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa, trong khi nguồn vốn này lại rất lớn đối với một nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam. Xuất khẩu chỉ là tạm thời, bắt buộc để có ngoại tệ nhập khẩu công nghệ chế biến dầu. Đó mới là hiệu quả kinh tế lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

3.1.1.2. Quan điểm 2, xuất khẩu dầu thô cần khai thác tối ưu nguồn tài nguyên chiến lược quốc gia

Dầu thô là loại nhiên liệu khai khoáng không có khả năng tái tạo, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này là một trong những ưu đãi mà tạo hóa đã mang lại cho đất nước và con người Việt Nam. Trong các thế kỷ XX và XXI, dầu thô là loại nhiên nguyên liệu chưa thể thay thế được và đóng vai trò thiết yếu trong đời sống con người. Tuy nhiên, nguồn nguyên nhiên liệu này lại rất hữu hạn và không dễ dàng trong việc khai thác. Trước nhận định giá dầu thô sẽ tăng rất cao từ những năm cuối thế kỷ XXI và trở thành nguồn nguyên liệu cực kỳ khan hiếm và đắt đỏ trong tương lai, rất nhiều quốc gia đã có chiến lược dự trữ nguồn “vàng đen” quý báu này. Câu hỏi được đặt ra là: đối với Việt Nam, định hướng chiến lược khai thác là như thế nào? Câu trả lời của chúng ta đó là: trong điều kiện nguồn thu nhập quốc dân còn ở mức rất thấp, yêu cầu tích lũy vốn để hiện đại hóa nền kinh tế mang tính sống còn thì việc tiếp tục gia tăng sản lượng khai thác dầu thô là đòi hỏi thiết yếu. Tuy nhiên, vấn đề cần phải đặt ra là khai thác như thế nào để hiệu quả nhất. Về mặt kỹ thuật thì việc nghiên cứu các ngành công nghệ nhằm tăng hệ số thu hồi dầu tại các mỏ đang khai thác đã được chú trọng từ những buổi đầu khai thác. Các mỏ đã xây dựng các sơ đồ công nghệ khai thác tổng thể và các chương trình khai thác trong từng thời kỳ nhằm thu hồi tối ưu dầu khí tại các mỏ. Hiện nay tỷ lệ dầu thu hồi trung bình tại các mỏ dầu trên thế giới chỉ đạt 30-40% và việc phấn đấu nâng cao tỷ lệ thu hồi tại các mỏ dầu vốn có cấu tạo

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí