Tạo Chuyển Biến Cơ Bản Trong Công Tác Thi Hành Án Dân Sự, Khắc Phục Cơ Bản Tình Trạng Án Tồn Đọng Kéo Dài

thực thi. Vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ chấp hành viên, công chức thi hành án nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan là một trong những yêu cầu khách quan.

Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự trên cả nước nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản hình sự ở thành phố Biên Hòa, hiện nay phải phù hợp thực tiễn, đúng đường lối, chủ trương của Đảng về cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp là 1 trong những yêu cầu chung, cấp bách của công cuộc xây dựng NN pháp quyền XHCN Việt Nam, mặt khác cũng là đòi hỏi khách quan trong việc đổi mới công tác THQĐDS trong bản án hình sự. Do vậy Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự phải luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, phục vụ có hiệu quả những nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn phát triển của Đất nước. Các chủ trương của Đảng về việc tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, phải bảo đảm thi hành án nghiêm minh các bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Tại Nghị quyết lần 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: Xây dựng NN pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. NN quản lý xã hội bằng PL, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và PL.

Vấn đề cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp, trong đó có cơ quan thi hành án dân sự được coi là một trong những nội dung quan trọng cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Nhà nước. Hoạt động thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có mối quan hệ mật thiết đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, nhất là các hoạt động tư pháp. Hoạt động thi hành quyết định dân sự

trong bản án hình sự mặc dù không phải là một khâu trong quá trình tố tụng của các cơ quan tư pháp (cơ quan tiến hành tố tung), nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Nếu thi hành án quyết định dân sự trong bản án hình sự không có hiệu quả, thì toàn bộ kết quả của quá trình hoạt động tố tụng trước đó sẽ chỉ là con số không, thậm chí dẫn đến “nhờn” pháp luật của một bộ phận dân cư (là người phạm tội).

Cho nên, nâng cao hiệu quả THQĐDS trong bản án hình sự cũng là 1 trong những biện pháp để đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng bộ máy NN trong sạch, vững mạnh và nó phải được đặt trong tổng thể của cải cách tư pháp, cải cách bộ NN nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Công cuộc đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan THADS là nhiệm vụ mang tính chiến lược, nằm trong quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp của NN. Cho nên, cần hoàn thiện đồng bộ về THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng, nhằm tạo cơ chế pháp lý cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự.

3.1.2. Tạo chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự, khắc phục cơ bản tình trạng án tồn đọng kéo dài

Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự đã xác định: Công tác thi hành án dân sự giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa tạo được chuyển biến cơ bản về công tác THADS nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng như số lượng việc thi hành án dân sự tồn đọng vẫn còn tình trạng nhiều đơn thư khiếu nại về thi hành án dân sự vượt cấp, không ít trường hợp giải

quyết chưa kịp thời; sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với cơ quan hữu quan có lúc, có nơi chưa thường xuyên, thiếu hiệu quả; tổ chức bộ máy, địa vị pháp lý, biên chế cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, chế độ, chính sách đối với cơ quan thi hành án, cán bộ thi hành án dân sự chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan THADS, Chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự sẽ góp phần tạo chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự, khắc phục cơ bản tình trạng tồn đọng án kéo dài; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành án, giữ vững kỷ cương phép nước và tính nghiêm minh của pháp luật.

3.1.3. Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thi hành án và Chấp hành viên, bảo đảm các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành được tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 8

Để bảo đảm hiệu lực thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan khác, cơ quan thi hành án cả nước, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và các Chấp hành viên phải nhận thức và xác định rò: chỉ trong trường hợp do điều kiện khách quan, không thể thi hành và tạm thời chưa tổ chức thực hiện việc thi hành án. Tránh tình trạng vì lý do, động cơ không chính đáng, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên cố tình không thi hành, kéo dài thời gian, mặc dù qua xác minh cho thấy, vụ việc có điều kiện thi hành án. Đồng thời, đối với những việc qua xác minh của Chấp hành viên cho thấy đương sự chưa có điều kiện thi hành án, thì phải có biện pháp xử lý thích hợp không để cơ quan thi hành án, Chấp hành viên mất nhiều thời gian, công sức vào những việc đó.

Để đạt được hiệu quả và kết quả tốt nhất thì Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan THADS phải tuân thủ đúng các quy định, trình tự các quy định của pháp luật về THADS, thực hiện sáng tạo, ban hành các văn bản hoạt động

đúng về hình thức, chuẩn về nội dung, tuyệt đối không làm tổn hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Khi thi hành nhiệm vụ phải tạo thuận lợi, tránh tình trạng trì trệ, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho các chủ thể THQĐDS trong bản án hình sự. Đặc biệt, hoạt động thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng phải gắn với việc đổi mới thủ tục thi hành án, bảo đảm việc thi hành án nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật.

Ngoài ra, hoạt động thi hành án dân sự cũng phải được gắn liền với việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên tránh tình trạng đùn đẩy, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc xác minh phân loại án, trong việc tổ chức thực hiện thi hành án hoặc tìm cách né tránh một số vụ việc khó thi hành xếp vào diện không có điều kiện thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên phải thực sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động thi hành án dân sự, vận dụng đúng các quy định của pháp luật vào từng tình huống, vụ việc và địa bàn cụ thể, bảo đảm thực thi nhiệm vụ có hiệu quả cao nhất.

Mặc dù, trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) và Nghị định số 62/2015/NĐ- CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS 2014 và các văn bản dưới luật không quy định thủ tục hòa giải trong thi hành án dân sự như một giai đoạn trong quá trình tố tụng, nhưng trong thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy thuyết phục, hòa giải đã đem lại những hiệu quả đáng kể. Công tác hòa giải, thuyết phục các bên đương sự thực hiện các nghĩa vụ thi hành án không chỉ là trách nhiệm của CHV, cơ quan thi hành án mà còn đòi hỏi có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể.

Hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố cơ chế quản lý, tổ chức, bộ máy, đội ngũ Chấp

hành viên làm nhiệm vụ thi hành án, sự quan tâm của chính quyền các cấp, tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của đương sự, các điều kiện kinh tế, xã hội… Bên cạnh đó, điều đặc biệt quan trọng là các cơ quan thi hành án, Chấp hành viên phải được kiện toàn tổ chức, được quan tâm, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đủ mạnh thực hiện việc thi hành án có hiệu quả.

3.1.4. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đối với công tác thi hành án dân sự

Nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, điều đầu tiên đặt ra là quan điểm của Nhà nước, của xã hội và đặc biệt là của các chủ thể pháp luật thi hành án dân sự đối với công tác thi hành án dân sự như thế nào. Nếu như các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể và nhân dân có thái độ đúng đắn đối với THQĐDS trong bản án hình sự, thì họ sẽ quan tâm đến THQĐDS trong bản án hình sự. Khi có sự quan tâm, thì họ tích cực tham gia vào công tác THQĐDS trong bản án hình sự. Để nâng cao được nhận thức của cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với hoạt động thi hành án dân sự cần phải:

- Làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy đảng và chính quyền về công tác THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng.

- Thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng, là hoạt động mang tính thực tiễn cao, có thể nói, hầu hết các hoạt động thi hành án dân sự đều được triển khai thực hiện phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở. Đồng thời, do thi hành án dân sự liên quan trực tiếp đến quyền lợi về tài sản của đương sự, có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người phải thi hành án và gia đình, nên thi hành án dân sự có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau như: Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thuế, Tài chính, Ngân hàng, Tài nguyên - môi trường, công an,… và có tác

động lớn đến tình hình an ninh chính trị của từng địa phương. Cho nên khi tổ chức THQĐDS trong bản án hình sự, cơ quan THADS cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp của các cấp ủy đảng và chính quyền, nếu như cấp ủy và chính quyền địa phương không coi THQĐDS trong bản án hình sự là việc chung và có trách nhiệm với hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự thì việc khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự sẽ không đạt kết quả cao.

- Các cơ quan chức năng như Công an – Viện kiểm sát – Tòa án, cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, thì công tác THQĐDS trong bản án hình sự sẽ đạt hiệu quả nhất định.

- Để tổ chức thi hành quyết định dân sự dứt điểm các bản án hình sự khó, hoặc các đối tượng có điều kiện thi hành án nhưng cố tình chống đối, chây ỳ, không chấp hành mặc dù đã được giáo dục thuyết phục nhưng không thi hành án thì cơ quan thi hành án phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết. Để đảm bảo hiểu quả công tác THQĐDS trong bản án hình sự, luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ, của các tổ chức đoàn thể ở địa phương, nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức kinh tế có liên quan đến hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự.

3.1.5. Đảm bảo nguyên tắc pháp chế thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

Đây là nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ công tác THQĐDS trong bản án hình sự từ giai đoạn xây dựng PL thi hành án, tổ chức thực hiện PL thi hành án nghiêm chỉnh, triệt để, xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm PL về thi hành án. Cho nên, các quy định của pháp luật THADS phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Cơ quan THADS có nhiệm vụ tổ chức THQĐDS trong bản án hình sự. Tất cả hành vi vi phạm pháp luật THADS sự từ phía cơ quan TAHDS, CHV

... trong quá trình THQĐDS trong bản án hình sự đều phải được phát hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Quán triệt quan điểm này, các nhà làm luật cần phải nhanh chóng xây dựng hoàn thiện đồng bộ và thực hiện tốt pháp luật thi hành án dân sự, ngoài việc ban hành Luật thi hành án dân sự, các Bộ có liên quan cần kịp thời ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn kịp thời công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập trật tự và nâng cao hiệu quả hoạt động THADS nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phát huy tích cực, chủ động của cấp ủy, chính quyền và của ủy ban mặt trận tổ quốc và đoàn thể cũng như quần chúng nhân dân.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

3.2.1. Giải pháp về pháp luật

Hiện nay, Luật THADS năm 2014 nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, gồm Nghị định số 62/2015/NĐ-CP [19]; Nghị định số 33/2020/NĐ- CP [21] và Nghị định số: 1357/VBHN-BTP, ngày 14.4.2020 của Bộ Tư pháp [11], quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự cùng một số văn bản dưới luật khác. Tuy nhiên theo tác giả nhận thấy việc ban hành các văn bản dưới luật về hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự vẫn chưa được đồng bộ, dẫn đến tình trạng việc tổ chức, quản lý thi hành án dân sự thuộc các lĩnh vực khác nhau lại đang được nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh, dẫn đến việc không thống nhất trong sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý và tổ chức thi hành án, không phát huy hiệu quả thi hành án. Khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự do nhiều cơ quan phối hợp thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quản lý, thiếu sự nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan THADS và các cơ quan chức năng, dẫn đến làm giảm hiệu quả công tác THQĐDS trong bản án hình sự. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật thi hành án dân sự chính là tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết

định dân trong bản án hình sự nói riêng. Vì vậy, sau khi các Bộ luật hình sự 2015, Tố tụng hình sự 2015 và Luật thi hành án hình sự 2019 ... (là các Bộ luật mới, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp), Chính phủ cần tích cực chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng rà soát các nghị định, chỉ thị, thông tư kịp thời và phải kịp thời ban hành sửa đổi bổ sung, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung trong Luật Thi hành án dân sự để phù hợp Bộ luật hình sự, tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự, Bộ luật dân sự, Tố tụng dân sự mới có liên quan đến công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng như xét miễn, giảm thi hành án, cưỡng chế phong toả, khấu trừ tài khoản, tài sản tại Ngân hàng, kho bạc, các tổ chức bảo hiểm, tổ chức tín dụng; ban hành trình tự thủ tục thi hành các quyết định trong vụ án hành chính không liên quan đến tài sản, thi hành án có yếu tố nước ngoài… tạo tiền đề cho cơ quan thi hành án và các cơ quan có liên quan thực hiện thống nhất. Bên cạnh đó cũng cần quy định rò ràng, cụ thể về cơ chế bắt buộc các cơ quan khác tham gia vào khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự và cơ chế cho cơ quan THADS tham gia các hoạt động của chính quyền, địa phương.

Bộ Tư pháp cần nhanh chóng kiến nghị với Chính phủ quan tâm đến chế độ chính sách các quy định pháp lý về tiền lương đối với đội ngũ CHV ... làm công tác THQĐDS trong bản án hình sự, cho phù hợp với tính chất đặc thù của khâu công tác này. Cần xem xét tăng mức khoán kinh phí trên đầu người để làm cho công CHV yên tâm thực nhiệm vụ THQĐDS trong bản án hình được phân công.

Mặt khác cũng nên xây dựng được cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy hợp lý, xác định rò trách nhiệm quản lý một cách toàn diện, tập trung, thống nhất khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự theo ngành dọc. Qua đó tạo thuận lợi trong công tác đào tạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí