Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 10

dụng để hỗ trợ kinh phí đối với cơ quan thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa nói chung và hỗ trợ công tác thi hành quywts định dân sự trong bản án hình sự nói riêng. Đồng thời Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai cũng cần có cơ chế cấp kinh phí linh hoạt, sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng.

- Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

Công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng là hoạt động mang tính thực tiễn, xã hội rộng rãi, có thể nói cũng như các hoạt động thi hành án dân sự khác, hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự đã được quan tâm, triển khai trong thực tiễn và gắn bó trực tiếp với cơ sở. Mặt khác việc THQĐDS trong bản án hình sự có sự liên quan trực tiếp đến tài sản của người phải THQĐDS trong bản án hình sự, sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của họ, do đó thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau như TAND – VKSND - Công an – Cơ quan Thuế - Tài chính

- Bảo hiểm ... và chính quyền cấp cơ sở ở thành phố Biên Hòa,... và có tác động lớn đến tình hình an ninh chính trị ở địa phương hiện nay do đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chi cục THADS thành phố Biên Hòa với các cơ quan hữu quan trong hoạt động thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng. Để tăng cường sự phối hợp giữa Chi cục THADS thành phố Biên Hòa với các cơ quan chức năng trong khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự, cần thực hiện:

- Nêu cao hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự.

- Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự ở thành phố Biên Hòa là công tác khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên có nhiều việc tự bản thân Chi Cục THADS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai sẽ không thực hiện được, do đó cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa trong việc tăng cường sự phối hợp, chặt chẽ giữa Chi Cục THADS với các cơ quan chức năng. Trong phạm vi của thành phố, thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố Biên Hòa cần duy trì tốt việc giao ban với các ngành nội chính tăng cường phối hợp trong công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án. Sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên hơn nữa của cấp ủy đảng nhằm mục đích cuối cùng là phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các cấp ủy, các cơ quan NN với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đóng trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đối với khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự.

- Để tăng cường phối hợp giữa cơ quan thi hành án với cơ quan hữu quan trong hoạt động thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự. Trong thời gian tới Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cần tranh thủ sự lãnh đạo của Thành ủy, Ủy ban, Ban chỉ đạo thi hành án, các ban ngành trong tỉnh để sớm xây dựng quy chế phối hợp trách nhiệm thi hành án dân sự giữa thi hành án với các cơ quan công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Quy chế phối hợp cần xác định rò trách nhiệm của từng cơ quan nhất là cơ quan Công an, Kiểm sát và Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp kê biên, phong toả tài khoản, tạm giữ tài sản của người phạm tội, biện pháp khẩn cấp tạm thời; để đảm bảo việc cưỡng chế thi hành đối với những vụ việc khó khăn phức tạp và giải quyết án tồn đọng; trong việc xử lý nghiêm minh, kịp thời những người không chấp hành bản án, không thi hành án, cản trở việc thi hành án, vi phạm việc niêm

phong, tài sản theo quy định tại các Điều 379 (Tội không thi hành án), Điều 380 (Tội không chấp hành án), Điều 381 (Tội cản trở thi hành án) và Điều 385 (Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản) BLHS 2015 [56], các cơ quan liên quan có trách nhiệm kê biên, tạm giữ tài sản, kèm theo tang vật (nếu có); cơ quan thi hành án và VKSND cần ban hành quy chế phối hợp trong việc phân loại các vụ việc có điều kiện và không có điều kiện đảm bảo chính xác, khách quan. Đối với những vụ việc THQĐDS trong bản án hình sự cần áp dụng biện pháp cưỡng chế phải có sự trao đổi để thống nhất về phương pháp chỉ đạo và phối hợp thực hiện.

Khi thực hiện khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự, có thể phải áp dụng một số biện pháp nghiệp vụ như phong toả, khấu trừ tài khoản, tài sản của những người phải THQĐDS trong bản án hình sự tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc, cơ quan bảo hiểm… nhưng hiệu thấp, là do còn có nhiều ý kiến khác nhau trong việc thực hiện thì UBND thành phố Biên Hòa và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa cũng cần kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc, nếu có khó khăn vướng mắc về cơ chế và PL thì kịp thời kiến nghị các ban ngành cấp trên chỉ đạo giải quyết.

Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa cần tăng cường công tác chỉ đạo đối với ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn và phường về việc phối hợp với cơ quan thi hành án để thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có hiệu quả, hiệu lực cao. Các UBND xã, phường, thị trấn cần nhận thức rò việc THQĐDS trong bản án hình sự là trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện theo quy định của PL. Phải lấy kết quả khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự làm căn cứ đánh giá, phân xếp xếp loại công chức vào cuối năm công tác. Do đó, UBND cấp xã cần quan tâm bố trí cán bộ Tư pháp có năng lực để giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện tốt việc phối hợp trong công tác thi hành án dân sự; chỉ đạo việc tuyên truyền pháp luật THADS, thường xuyên đôn đốc thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

nghĩa vụ thi hành án trên hệ thống loa truyền thanh của cấp xã; buộc đương sự phải hoàn thành nghĩa vụ thi hành án trước khi được hưởng quyền hoặc thực hiện các dịch vụ hành chính tại cơ sở…

Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa cần làm tốt công tác điều tra, xác minh để ra bản án, quyết định rò ràng, chính xác. Khi xét xử VAHS cần phân tích, giải thích để các bên đương sự tự nguyện và nghiêm chỉnh THQĐDS trong bản án hình sự. Việc phân tích, giải thíc các quy định của pháp luật không chỉ bằng lời nói mà cần ghi rò vào bản án để đương sự biết và thực hiện. Khi xét xử các vụ án ma túy, nếu xác định rò bị cáo không có tài sản thì không tuyên phạt bổ sung là tiền, vì những người sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma túy số lượng nhỏ thường không có tài sản để THQĐDS trong bản án hình sự nếu vẫn tuyên phạt sẽ không có tính khả thi.

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 10

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cần tăng cường hoạt động kiểm sát để hỗ trợ tích cực về nghiệp vụ cho công tác thi hành án dân sự noi chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng; đổi mới mạnh mẽ về phương thức tổ chức công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Nhằm đáp ứng yêu cầu nêu trên đòi hỏi các KSV – VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khi thực hiện công tác kiểm sát THQĐDS trong bản án hình sự, ngoài việc hiểu rò về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Kiểm sát, cần phải nắm chắc kỹ năng kiểm sát THQĐDS trong bản án hình sự. Để từ đó có thể tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành kháng nghị, kiến nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị khắc phục vi phạm trong hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự. Đổi mới mạnh mẽ trong việc vận dụng linh hoạt các phương thức công tác kiểm sát, thường xuyên bám sát hồ sơ THQĐDS trong bản án hình sự đã nghiên cứu phát hiện kháng nghị kịp thời những vi phạm của các chủ thể tham gia khâu công tác THQĐDS trong bản án hình. Bố trí lựa chọn đầy đủ số lượng KSV có trình độ năng lực nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị vững vàng để phân công

thực hiện nhiệm vụ kiểm sát THQĐDS trong bản án hình sự. Ngoài ra Lãnh đạo VKSND thành phố Biên Hòa và Chi Cục trương (Phó Chi Cục trưởng) cơ quan THADS thành phố Biên Hòa cần thường xuyên trao đổi, trực tiếp chỉ đạo các vụ việc phải cưỡng chế về THQĐDS trong bản án hình sự. Qua đó nhằm nâng cao hiệu quả khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng và hiệu quả công tác kiểm sát THADS nói chung.

Việc hình thành Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi cả nước là điều kiện thuận lợi lớn đối với hoạt động của cả hệ thống cơ quan thi hành án dân sự nói chung và của các cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Đồng Nai nói riêng. Trong đó Chi Cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cần tranh thủ triệt để cơ chế tích cực này, chủ động báo cáo đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo công tác thi hành án cùng cấp, cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự những vụ việc thi hành án lớn, có tính chất khó khăn, phức tạp.

Để Ban chỉ đạo công tác thi hành án hoạt dộng tốt, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo trong việc xây dựng Quy chế hoạt động, quy định rò chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên Ban chỉ đạo. Cơ quan thi hành án cũng phải hết sức tranh thủ uy tín, vị trí của Ban chỉ đạo, nhất là của đồng chí trưởng ban, để có thể huy động lực lượng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan chức năng như cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp và các ban ngành liên quan, cùng các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể quần chúng trong thi hành án dân sự, nhất là trong việc giải quyết những vụ việc lớn, khó khăn, phức tạp.

Các thành viên của Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự ở thành phố Biên Hòa cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình đối với hoạt động của ban,

tránh hoạt động hình thức, hoạt động theo kiểu định kỳ trong các dịp sơ kết, tổng kết thi hành án dân sự tại địa phương; tăng cường kiểm tra, chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự áp dụng đúng, chính xác các quy định của pháp luật thi hành án dân sự; tham mưu cho cấp ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo phối hợp các ban ngành, đoàn thể tham gia việc thi hành án, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng.

- Năm là, xã hội hóa công tác thi hành án dân sự

Đây là một chủ trương lớn, một vấn đề cần được quan tâm trong tổng thể quá trình xã hội hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong nhiều lĩnh vực; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã đưa ra những chủ trương chung về xã hội hóa một số hoạt động tư pháp; Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 đã đặt mốc thời gian quan trọng khẳng định việc áp dụng thí điểm chế định Thừa phát lại làm công tác THADS nói chung và khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng. Việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại trong thời gian qua đã đi đúng định hướng, quá trình thực hiện rất khẩn trương và quyết tâm. Các cơ quan có liên quan về cơ bản là nhất trí về chủ trương và có sự phối hợp tốt trong suốt quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, việc thí điểm chế định Thừa phát lại đã nhận được sự ủng hộ của người dân và dư luận xã hội nói chung, cụ thể: Với sự có mặt của các Văn phòng Thừa phát lại Biên Hòa (ngày 22.4.2014) tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bên cạnh hệ thống cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn cơ quan, tổ chức để thi hành án một cách thích hợp và hiệu quả nhất. Đồng thời, sẽ tạo ra môi trường thi đua, cạnh tranh lành mạnh trong công tác thi hành án dân sự, tạo động lực to lớn nhằm thúc đẩy các cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước trong việc đổi mới

phương thức hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân.

Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định các chủ thể (phải thi hành án và được thi hành án) có quyền và nghĩa vụ cung cấp cứng cứ cho TAND và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Thừa phát lại chính là thiết chế giúp đương sự lập vi bằng có giá trị chứng cứ để chứng minh trong tố tụng. Và theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án phải có trách nhiệm tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, do vậy, họ rất cần sự trợ giúp của Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án. Ở khía cạnh này, Thừa phát lại được ví như một trợ thủ pháp lý đắc lực của người dân. Việc triển khai chế định Thừa phát lại đã giảm tải đáng kể cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là cho Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra, mô h́ình Thừa phát lại còn giúp nhà nước tiết kiện được nhân lực, góp phần tinh giảm bộ máy công quyền và sẽ tiết kiệm được ngân sách Nhà nước. Việc triển khai chế định Thừa phát lại sẽ thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự và hệ quả tất yếu là người dân sẽ được phục vụ tốt hơn, quyền lợi hợp pháp được đảm bảo tốt hơn.

- Sáu là, thực hành tiết kiệm, giảm thủ tục phiền hà, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thi hành án dân sự

Đây là giải pháp quan trọng nhằm giảm chi phí, công sức để nâng cao kết quả thực tế của hoạt động thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng.

Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được thực hiện ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong một vụ việc cụ thể cũng như trong một khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thi hành án hoặc Chấp hành viên. Kể cả các chi phí liên quan đến tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ quan thi hành án dân sự (kinh phí chi thường xuyên). Nhất là trong giai đoạn hiện nay, tiết

kiệm chi tiêu, tiết kiệm chi ngân sách đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với các cơ quan nhà nước.

Quan tâm thực hiện cải cách hành chính, giảm thủ tục phiền hà trong hoạt động thi hành án dân sự, phù hợp với nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho hoạt động của cơ quan thi hành án và chấp hành viên; thuận lợi, tiết kiệm cho tổ chức, cá nhân trong việc yêu cầu thi hành án hay khuyến khích đương sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Về ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động thi hành án, cụ thể trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan thi hành án dân sự; trong quản lý hồ sơ thi hành án, các công tác khác như kho, quỹ, văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ... cũng nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, nhanh chóng, tiện lợi đối với cơ quan thi hành án và Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự.


Tiểu kết Chương 3

Để công tác thi hành án dân sự nói chung thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật và nâng cao được hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và quy định của pháp luật cũng như những quan điểm của Đảng và Nhà nước về thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng và từ thực trạng công tác này tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, học viên tổng hợp các quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự. Các giải pháp đều rất cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, giải pháp này hỗ trợ, bổ sung cho giải pháp kia, tuy nhiên trong đó các giải pháp cơ bản nhất là

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022