Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 7

đầu từ Thế Lữ, văn chương "duy lý" của chủ nghĩa cổ điển phải rút vào bóng tối nhường chỗ cho thứ văn chương "duy cảm" của chủ nghĩa lãng mạn. Cũng từ những bài thơ viết về thiên nhiên của Thế Lữ, các nhà thơ mới đã đi sâu hơn để khám phá sự kỳ diệu của thiên nhiên, để ký thác tâm hồn mình trong đó, để tạo ra những bức tranh thiên nhiên, giàu màu sắc tâm trạng với những ngõ ngách của tâm hồn thi sĩ và tâm hồn con người. Đó là một thiên nhiên trong cõi mộng mơ của Hàn Mặc Tử, một thiên nhiên đầy vũ trụ trăng sao trong thơ Huy Cận và một thiên nhiên gợi đầy cảm giác ái ân trong thơ Xuân Diệu.

2.2.1.2. Tình yêu

Như chúng ta đã biết, văn học lãng mạn là khuynh hướng thẩm mỹ lấy việc khẳng định cái "tôi" cá nhân, cá thể làm nguồn cảm hứng chủ đạo, giải phóng trí tưởng tượng và tình cảm, cảm xúc ra khỏi sự trói buộc của lý trí của chủ nghĩa duy lý là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn. Nó yêu thích tự do, thích sự độc đáo phi thường, có hứng thú giãi bày cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt là nỗi buồn, đau, lòng sầu xứ, tình yêu đắm say... Một trong những đề tài thích hợp với nó là Tình yêu. Và Thế Lữ một trong những đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn văn học Việt Nam 1930 - 1945 đã mang đến một tiếng nói mới trên thi đàn văn học khi viết về đề tài này.

Trong văn học trung đại chúng ta đã bắt gặp những mối tình thơ mộng, đắm say như tình yêu của Thuý Kiều - Kim Trọng, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, nhưng những mối tình này đều tan hợp theo các đạo làm người. Thuý Kiều - Kim Trọng cách biệt nhau đến mười lăm năm cũng bởi "chữ hiếu nặng hơn chữ tình" còn Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga sánh đôi lại có nguồn gốc từ chuyện đền ơn đáp nghĩa.

Với Thơ mới, tình yêu cũng là một "chuyện" rất mới. Ngay từ bài thơ đầu tiên, bài Tình già của Phan Khôi với giọng điệu "dở thơ dở phú" bài thơ

đã báo hiệu một sự thách thức, sự "nổi loạn" của Thơ mới, nó khác xa với thứ ái tình của nhà nho đạo mạo xưa kia.

"Thương được chừng nào hay chừng ấy, chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy

Ta là nhân ngãi, đâu phải chuyện vợ chồng mà tính chuyện thủy chung"

(Tình già)

Đến với Thế Lữ thi nhân tiên phong của phong trào Thơ mới - được coi là người đã "ca ngợi tình yêu một cách nồng nàn trước nhất" [26, 142] đã đề cập tới tình yêu một cách mới lạ. Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Thanh nói Thế Lữ là "Giáo sư dạy khoa tình ái cho cả một thời đại" [102, 67].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Là thi sĩ của nền tân học, chịu ảnh hưởng sống từ phương Tây đưa lại. Thế Lữ là thi nhân đầu tiên trong làng thơ Việt Nam khuyên người ta hãy "yêu đi" mà tận hưởng mùa xuân của cuộc đời đừng để thời gian khắc nghiệt cướp mất tuổi trẻ và dung nhan:

"Một ngày kia em ngắm lại dung nhan Em sẽ cùng ta buồn trách thời gian Tiếc cảnh vui qua, tiếc màu rực rỡ Của xuân đời ngàn năm không về nữa Vậy thì yêu đi, vui mãi, bạn lòng ơi"

Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 7

(Nhan sắc)

Thơ Thế Lữ gieo vào lòng người đọc thời đó, đặc biệt là thế hệ trẻ một triết lý sống mới. Đời người thật ngắn ngủi vì thế con người hãy gắng tận hưởng những sắc màu chói lọi, rực rỡ của mùa xuân, trước khi thời gian làm nó phai tàn. Chính khát vọng hưởng thụ tình yêu, tuổi trẻ trong thơ Thế Lữ là sự khơi nguồn, là bước dạo đầu để sau này Xuân Diệu bộc lộ khát vọng yêu đương một cách mạnh mẽ.

"Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em ơi em, tình non đã già rồi

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi Mau với chứ thời gian không đứng đợi"

(Giục giã)

Trước Thế Lữ, khi viết về những mối tình dở dang trắc trở, các nhà thơ thường đưa ra những nguyên nhân từ phía khách quan, đôi trẻ chỉ là nạn nhân đáng thương. Ngay cả trong văn xuôi Tự lực văn đoàn cũng chưa thoát khỏi môtíp quen thuộc ấy. Thế nhưng, Thế Lữ đã chỉ ra nguyên nhân của sự tan vỡ tình yêu lại là ở phía chủ quan đó là quan niệm sống thiên về tiền tài, vật chất của lớp trẻ:

"Nay biết ai cùng ngỏ nỗi niềm Tình quân không dám ở cùng em Yêu nhau, yêu cả trong gian khổ

Chàng hám vinh hoa mải miết tìm"

(Lời than của nàng Mỹ thuật)

Và đau đớn hơn là thứ tình cảm đắm say chân thành nhất cũng bị rẻ rúm. Ngay cả thi nhân cũng bị phụ bạc trong tình yêu:

"Tôi muốn dâng tấm tình yêu tha thiết Yêu say mê đắm đuối cho giai nhân

Nhưng lòng tôi chân thành, chỉ đằm thắm ái ân Tôi chỉ giàu riêng về tình cảm

Thứ tiền tài mà không ai hám"

(Lời mỉa mai)

Có thể nói, Thế Lữ là thi nhân lãng mạn đầu tiên đã trực tiếp vạch rõ sự tác động của tiền tài địa vị vào tình cảm con người mà trước đó Tản Đà, Lưu Trọng Lư chỉ cất lên tiếng đau khi tình yêu tan vỡ. Sau này, Xuân Diệu là

người tiếp nối đi sâu hơn khai thác, tìm hiểu sự phức tạp trong ngõ ngách tâm hồn con người.

Một điều khác biệt so với văn học trung đại. Nếu các thi nhân xưa thường bày tỏ thái độ phủ nhận thực tại bằng cách rút lui khỏi đời sống xã hội sống cuộc đời ẩn dật, an nhàn, Thế Lữ muốn lên tiên giới, muốn ru hồn trong nhạc điệu du dương của chốn thiên thai:

"Hoa lá cuồng bay, bướm loạn qua Người tiên biến mất, khách trông ra Mặt hồ nước phẳng nghiêm như giận Một áng hương tan khói toả mơ"

(Vẻ đẹp thoáng qua)

Giấc mộng thoát lên tiên trước Thế Lữ đã có Tản Đà nhưng các thi nhân trước coi thơ như là một phương tiện để ký khác tâm hồn mình. Còn các nàng tiên trong thơ Thế Lữ hiện lên như một con người thực, đó là người bạn lòng, tri âm, tri kỷ của thi nhân:

"Nàng thơ ơi! Nàng thơ ơi! Ta buồn lắm Nắng gay gắt trên khóm sen không thắm Gió thờ ơ không động bóng tàn cây Lòng ta không âu yếm, không vui tươi

Không nhớ thương, không sôi nổi, than ôi! Cũng không cả nỗi đắng cay tê tái

Nàng thơ ơi! tâm hồn ta trống trải..."

(Giục hồn thơ)

Đọc thơ Thế Lữ "Dù hình tượng thơ có khúc xạ, biến ảo bao lần qua thế giới cảm xúc đi chăng nữa thì trước hết thơ vẫn là sự sống. Cắt đứt mối liên hệ giữa thơ và cuộc đời thì tất cả mọi khuynh hướng tìm tòi sáng tạo của

nhà thơ sẽ trở nên vô nghĩa" [32, 20]. Điều làm cho thơ Thế Lữ vững chắc trên thi đàn, làm cho thơ Thế Lữ đi vào lòng người đọc là thơ ông dù mang dáng dấp bồng lai tiên cảnh nhưng vẫn nặng lòng với cõi đời.

Nói đến sự đổi mới về mặt cảm hứng sáng tạo trong chủ đề tình yêu của thơ Thế Lữ chúng ta không thể không nhắc tới niềm khao khát tự do, khao khát hoà chung tình yêu với sự nghiệp chung:

"Vì chúng ta cũng biết yêu đương Mà cuộc tình duyên gặp giữa đường Trong lúc non sông mờ cát bụi

Phải đâu là hội kết uyên ương"

(Tiếng gọi bên sông)

Tiếng gọi tình yêu tha thiết, say mê là thế nhưng không làm nhụt bước "chí bốn phương". Nếu trong văn học cổ điển, nước mắt người chinh phụ thường ướt đẫm người ra đi thì đến thơ lãng mạn, đặc biệt là với vai trò mở đầu của Thế Lữ, người vợ tỏ ra khẳng khái, chủ động trong cuộc tiễn đưa:

"Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi Tình nghĩa đôi ta có thế thôi

Đã quyết không mong sum họp mãi Bận lòng chi nữa lúc chia phôi

Non nước đang chờ gót lãng du Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu Lòng tôi phơi phới thôi thương tiếc Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ"

(Giây phút chạnh lòng)

Có thể nói, sự đổi mới về mặt cảm hứng sáng tạo trong những bài thơ viết về tình yêu của Thế Lữ, đã thắp lên một giá trị mới cho văn học lãng mạn

giai đoạn đầu mở ra những khuynh hướng sáng tác mới "ăn nhịp với sự thay đổi về cuộc sống tinh thần của người Việt một thời [26, 142] để rồi sau này các nhà thơ mới như Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, dần khám phá sâu hơn vào những ngõ ngách phức tạp, tinh vi hơn của tâm hồn con người.

2.2.1.3. Cõi tiên

Như trên đã trình bày trong sự thăng hoa đi kiếm tìm cái tôi của Thế Lữ

- thi sĩ đã cảm bao nhiêu mong đậu tới cõi mơ ước riêng lại bị chính nỗi đời, cảnh đời lạnh lùng bẻ gãy. Chính vì thế đã tạo nên "thế giới bổ đôi", sự phân cực trong thơ Thế Lữ giữa cõi thực và cõi tiên.

Tìm đến một cõi riêng cho mình, cho sự vẫy vùng xúc cảm, tâm tư đã tạo nên một dấu ấn rất riêng của Thế Lữ trong phong trào Thơ mới.

Trước và sau Thế Lữ, Tản Đà và Hàn Mặc Tử đã nói đến cõi tiên nhưng đối với họ, cõi tiên chưa phải là hình ảnh thiên nhiên trong một hệ thống quan niệm sâu sắc về cái đẹp được thể hiện ở sáng tác, nhất quán với sáng tác như ở Thế Lữ. Cõi tiên là nơi tập trung vẻ đẹp lý tưởng, là cảnh Bồng lai tuyệt vời với không khí thơ mộng, huyền ảo, thoả mãn ước vọng của cái "tôi" khao khát cái đẹp. Nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân, tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam khi viết về Thế Lữ đã phải thừa nhận: "Ở xứ ta từ khi có người nói chyện Tiên nghĩa là từ khi có thi sĩ (Thế Lữ) chưa bao giờ ta thấy thế giới Tiên có nhiều vẻ đẹp như thế) [34-59].

Điều đó, cũng có nghĩa là Thế Lữ đã tạo ra một thế giới nghệ thuật hoàn toàn mới, ở đó cõi thực và cõi tiên liên hệ với nhau, gắn kết với nhau bằng tình yêu mang sắc thái thi nhân.

Mặc dù chịu ảnh hưởng rất nhiều của thơ ca lãng mạn phương Tây nhưng Thế Lữ vẫn kế thừa di sản của thế hệ thơ cũ, cũng giống như nhiều thi nhân xưa, Thế Lữ cũng có giấc mộng lên Tiên.

Trước đó Tản Đà - thi sĩ của "hai thế kỷ" (Hoài Thanh) đã tạo thành các gạch nối vừa nổi loạn vừa tình si giữa đường biên của thơ ca trung đại và hiện đại đã từng gửi chút tình được mang và vương vấn với cõi tiên:

"Lá đào rơi rắc lối Thiên thai

Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi Nửa năm tiên cảnh

Một bước trần ai Đá mòn rêu nhạt Nước chảy, huê trôi

Cái hạc bay lên vút tận trời! Trời đất từ đây xa cách mãi."

(Tản Đà - Tống biệt)

Tiếng thơ của Nguyễn Khắc Hiếu tiên sinh đem đến chất cổ điển, mực thước của thi pháp trung đại và giao hoà với chất lãng tử, phiêu lưu của cái "tôi" bước vào thời hiện đại. Đọc thơ của bậc tiên tri ta thấy có cái gì đắm say thành thực, cái khát vọng thành thực. Như lớp đàn em gần gũi của Tản Đà, thi sĩ Lưu Trọng Lư từng gửi gắm tha thiết và rất đỗi chân thành: "Người thanh niên Việt Nam ngày nay đương bơ vơ đi tìm thi nhân của mình như người con đi tìm mẹ" [40].

Tản Đà mơ giấc mơ lên tiên để mà tình tự, giao duyên cùng người tiên hay cũng chính là quay về với lòng mình để ước ao và tiếc nuối:

"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi Cung quế đã ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhấc lên chơi"

(Muốn làm thằng Cuội)

Thơ đến với cõi tiên của Thế Lữ không giống với Tản Đà, cũng không giống với Bích Khê sau này. Bích Khê thi sĩ lãng mạn đã ngả sang màu sắc của phái tượng trưng: coi trọng sắc màu, coi trọng nhạc điệu và ám ảnh bởi những biểu tượng, sức nắm bắt hiện thực mới của các thi nhân thuộc trường phái này. Hãy nghe Bích Khê trong Giấc mơ tiên:

"Hồn bay! Hồn bay! Hồn bay

Ngửa nghiêng tắm mát vàng lay nhạc đường Đêm nay no ớn nguồn hương

Một trời thanh khí mười phương đa tình."

Bích Khê trong Giấc mơ tiên như muốn đập vỡ mọi cảm giác để gửi tới niềm khát khao tiên giới. Cõi tiên mà dường như quá đỗi phàm trần. Bởi cõi tiên đẹp nõn nà, bởi cõi tiên là nơi cất dấu những "hình tiên nga" gọi lòng đắm say, mê luyến của thi nhân: Bởi tìm đến giấc "mơ tiên" là tìm đến niềm "khoái lạc" ở trong "miền chiêm bao!".

Vì thế, thi nhân muốn giục giã lòng mình để tìm đến cõi tiên để cướp lấy thời gian, cướp mây trời để thoả lòng khách đa tình "mười phương" phiêu lãng. Ta nhận ra trạng thái khát khao say đắm và tận hưởng ngay trong lời, trong giọng điệu ngập tràn cảm giác trong giấc mơ lên tiên của Bích Khê.

Nhận diện về cõi tiên - miền cảm xúc thẩm mĩ của Thế Lữ, đã có nhiều người gặp gỡ trong thiên hướng đánh giá và có cách nhấn, cách phát hiện riêng về thơ tiên của Thế Lữ cũng như dấu ấn của phong cách nghệ thuật riêng của nhà thơ.

Lê Tràng Kiều có lẽ là người mang sự cảm nhận tinh không kém phần tinh tế về thế giới Bồng lai trong thơ Thế Lữ. Trên Hà Nội báo số 24 ngày 17/6/36 ông nhận xét về Thế Lữ "Tôi thấy thơ Thế Lữ như phảng phất toàn một vẻ Bồng lai nhà thi sĩ quả như người xưa đã nói là người có tinh cốt...". ...Bồng lai đối với Thế Lữ chính là "quên hương thực" nơi đi về của Hồn thi sĩ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022