sống, nhưng họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình, mặc dù đề tài lúc này có được mở rộng hơn. Như vậy cội nguồn, nội lực văn hoá dân tộc giữ vai trò quyết định trong việc thể hiện giá trị văn hóa dân tộc, nó sẽ đi suốt và in đậm dấu ấn trong quá trình sáng tạo. Với số lượng sáng tác đáng kể so với tuổi đời, Dương Thuấn đã cống hiến cho nền thơ dân tộc Tày nói riêng, thơ ca dân tộc Việt Nam nói chung những giá trị văn học to lớn. Nhà thơ cầm bút sáng tác về quê hương mình như một sự lắng đọng, ngưng kết đời sống tinh thần, văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc Tày tạo thành nguồn suối hòa vào dòng sông Việt để chảy ra biển cả thế giới.
Tuyển tập Dương Thuấn được sáng tác bằng hai thứ tiếng: Tày và Kinh, với độ dày trên 2000 trang, gồm 3 tập. Tác phẩm này, nhà thơ Dương Thuấn đã dành 24 năm để sáng tác. Đây là lần đầu tiên Dương Thuấn in tuyển tập và cũng là lần đầu tiên một nhà thơ dân tộc Tày có tác phẩm song ngữ đồ sộ nhất bằng tiếng dân tộc mình - điều mà từ trước đến nay các nhà thơ dân tộc thiểu số khác chưa làm được. Điều đáng nói hơn cả là Dương Thuấn đã song hành cùng nhân loại là ông đã sáng tác thành công cả hai tác bản: tác bản Tày và tác bản Kinh. Thành công của ông bắt đầu từ tài năng trời cho nhưng cũng chính là từ tấm lòng yêu quê hương và yêu dân tộc của ông. Ông cũng đã vun đắp cho nền văn học Tày, thực sự làm phục hưng ngôn ngữ Tày và văn học Tày. Giữ gìn tiếng nói của một dân tộc đó là sự giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc ấy. Bộ tuyển tập sáng tác bằng song ngữ đồ sộ của Dương Thuấn không chỉ là trường hợp hiếm có đối với văn học trong nước mà cả văn học thế giới cũng rất hiếm.
Tình yêu với quê hương, đất nước, những cảm xúc, suy tư, những triết lý, chiêm nghiệm của nhà thơ trong cuộc đời, trong tình yêu được thể hiện bằng một tư duy, cảm xúc cùng ngôn ngữ hình ảnh, giọng điệu độc đáo. Dương Thuấn đã sáng tạo hàng loạt những hình ảnh đặc sắc có sức khái quát trở thành biểu tượng văn hóa như: bản Hon, núi, sông, nước, trăng, đá,
ngựa… Cách sử dụng ngôn từ đời sống với lời ăn tiếng nói hằng ngày đã đưa thơ Dương Thuấn đạt độ chân thật, gần gũi quần chúng, khắc họa thành công tính cách của người miền núi quê ông. Điều này không những khẳng định chiều sâu ý thức văn hóa mà nó còn tạo được phong cách riêng, tư duy độc lập, cá tính sáng tạo và đã làm nên tên tuổi nhà thơ Dương Thuấn.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng ta có thể khẳng định thơ Dương Thuấn đã góp phần bảo tồn và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày trong đời sống văn hóa – văn học Việt Nam hiện đại.
Muốn viết về đề tài miền núi thì phải bắt đầu từ sự hiểu biết, hay nói cách khác là “thuộc” văn hoá. Sở dĩ các nhà văn như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Trung Trung Đỉnh thành công ở mảng đề tài miền núi là do họ nắm được vốn văn hoá các dân tộc thiểu số mà họ định hướng ngòi bút đến. Đơn cử một ví dụ, người Tày chúng tôi chỉ có một từ “ăn”. Uống nước cũng gọi là “ăn nước”, uống rượu gọi là “ăn rượu”... nhưng đó là cuộc sống, còn khi thể hiện vào văn học, thì người dân tộc thiểu số đòi hỏi một sự bình đẳng về ngôn ngữ thể hiện văn hoá của họ được tôn trọng. Trong cuộc sống, người ta có thể nói “ cái mày, cái tao”... là do vốn tiếng Kinh của họ quá ít để có thể diễn đạt sự giao tiếp, nhưng nếu nhà văn coi đó là “văn hoá của người dân tộc” để đưa những “cái mày, cái tao” vào sáng tác... thì lại là một sự miệt thị. Với những người hiểu sâu về văn hoá các dân tộc, họ sẽ biết cách “mã hoá” ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống của người dân tộc thành ngôn ngữ hiện nay của văn chương- đó mới chính là bản chất sâu thẳm mà rất ít người hiện nay làm được. Bản thân tôi, một người con của miền núi, vậy mà cũng chỉ dám nhận là đang trong quá trình tích luỹ, khám phá để “mã hoá” những vỉa tầng văn hoá nguyên bản, hồn nhiên của người dân tộc đưa vào những trang văn.
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 11
- Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 12
- Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 13
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Sách tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945-1995, Nxb Khoa học xã hội
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ÐHQG Hà Nội
3. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong tho ca Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá dân tộc
4. Nông Quốc Chấn chủ biên (1998), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, (II,III), Nxb Giáo dục
5. Hà Minh Ðức chủ biên (1997), Lí luận văn học (in lần thứ tư), Nxb Giáo dục
6. Hà Minh Ðức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Khoa học xã hội
7. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học và văn hoá, Vấn đề và suy nghĩ, Nxb KHXH Hà Nội
8. Nguyễn Văn Huy chủ biên (1998), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục
9. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (bản dịch tiếng Việt của NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du)
10. Đinh Gia Khánh (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa
11. Hoàng Ngọc La (chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hoá dân gian Tày, Sở Văn hoá thông tin Thái Nguyên
12. Tôn Phương Lan, Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội, 2005.
13. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Mã Giang Lân (2005), Văn học Việt Nam hiện đại: Vấn đề tác giả, Nxb Giáo dục
15. L.White (1941), The Science of Culture: A. Study of Man an Civilization. Nxb New York
16. Phương Lựu (chủ biên) (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục
17. Phan Ngọc (1998), Bản Sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin
18. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh niên
19. Vi hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá dân tộc
20. Nhiều tác giả (2004), Những vấn đề văn học và ngôn ngữ, Nxb ÐHQG Hà Nội
21. Nhiều tác giả (2004), Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội
22. Nhiều tác giả (2009), Dương Thuấn hành trình từ bản Hon, Nxb Hội nhà văn
23. Nhiều tác giả (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại,
Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội
24. Nhiều tác giả (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb. Khoa học xã hội
25. Nhiều tác giả (1996), Khái niệm văn hoá, Nxb Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
26. Nhiều tác giả (1994), Những gương mặt thơ mới tập 1 và tập 2, Nxb Thanh niên
27. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển văn học, Nxb Ðà Nẵng
28. Lò Ngân Sủn (1999), Sự thô mộc có học, Hoa văn thổ cẩm II, Nxb Văn hóa dân tộc
29. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học
30. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục
31. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb TP HCM
32. Ngô Ðức Thịnh (chủ biên) (1997), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội
33. Dương Thuấn (2010), Tuyển tập thơ Dương Thuấn song ngữ, tập 1, tập 2, tập 3, Nxb Hội nhà văn
34. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc
35. Ðỗ Thị Minh Thúy (1997), Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Nxb Văn hóa thông tin
36. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá dân tộc
37. Bùi Thị Tịnh, Bùi Thị Phương Thanh (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục
38. Nguyễn Ðức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở nguời Việt (Trong sự so sánh với dân tộc khác), Nxb Ðại học quốc gia
39. Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số sau Cách mạng tháng Tám (1995) Nxb Văn học
40. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hóa
41. Y Phương (2002), Thơ Y Phương, Nxb Hội nhà văn
Bài viết tham khảo:
42. Hoàng Văn An (1999), Dương Thuấn nhà thơ miền núi nghĩ sâu, viết chắc, Nét đẹp trong thơ thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc
43. Tạ Duy Anh, Đi tìm bóng núi – Dương Thuấn đến cõi thơ, Tạp chí văn hóa các dân tộc (số 1)
44. Uông Thái Biểu (2003), Người đi tìm bóng núi, Báo Nhân dân diện tử
45. Phạm Vĩnh Cư: Tôi rất vui sướng thưởng ngoạn tuyển tập thơ Dương Thuấn, http://vn.360plus.yahoo.com/duongthuan59, ngày 8/10/2010
46. Trinh Ðường (1992), Bản sắc dân tộc trong tho Duong Thuấn, Báo văn nghệ (số 11), tr. 15
47. Nguyễn Hưng Hải (2005), Quê hương trong thơ Duong Thuấn, Báo Nhân dân (số 17), tr.19
48. Chu Thu Hằng: Y Phương, Cả đời tôi chỉ đeo đuổi đề tài về người miền núi, Báo Văn hóa (số 1609)
49. Dương Thu Hằng (2011), Văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam trên hành trình hội nhập, http://www.hcmup.edu.vn, cập nhật thứ ba ngày 20/12/2011, 00:00 (GMT + 7)
50. Đường Thiên Huệ (2008), Nhà thơ Dương Thuấn: Tôi là con trai của núi cao rừng thẳm, http://60s.com.vn/index/1788198/11112008.aspx, cập nhật thứ ba , 11/11/2008, 15: 17 (GMT+7)
51. Đỗ Thị Thu Huyền (2007), Thơ Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Y Phương dưới góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ
52. Đỗ Thị Thu Huyền, Thơ ca Tày hiện đại qua một số gương mặt tiêu biểu, http://vienvanhoc.org.vn/print/nghiencuulyluan/464/tho-ca-tay-hien-dai-qua-mot-so-guong-mat-tieu-bieu.aspxcập nhật Thứ sáu - 05/08/2011 13:51
53. Inrasara (2004), Quên lý thuyết văn chương đi để độc Dương Thuấn, Báo Sài Gòn tiếp thị
54. Inrasara (2006), Thơ dân tộc Chăm từ nguồn gốc đến hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học (số 5)
55. Mã Giang Lân (2003), Nhận xét ngôn ngữ thơ hiện đại Việt Nam, Tạp chí văn học (số3)
56. Mã Giang Lân (2006), Chữ và nghĩa trong thơ, Tạp chí Nghiên cứu văn học
57. Vân Long (2004), Nhà thơ Dương Thuấn Nói lời cho quả sai, Báo Tiền phong chủ nhật (số 10)
58. Trần Thị Nương (2009), Thơ Dương Thuấn – dòng sông Tày chảy mãi, Tạp chí Dân tộc và phát triển, số ra ngày 19/01/200
59. Chu Van Sơn (2001), Dương Thuấn đi tìm bóng núi, Báo Văn nghệ
60. Nhà thơ Dương Thuấn: Nhà văn phải trở thành sứ giả văn hóa của dân tộc mình, cand.com, 10/08/2011
61. Hồ Huy Sơn, Nhà thơ Dương Thuấn: Chỉ biết hát lời cho quả sai, http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=5222 cập nhật 05/08/2008
62. Hà Thanh Vân, Nhà văn người dân tộc thiểu số… có xuất phát điểm về văn hoá chưa cao, http://vn.360plus.yahoo.com/duongthuan59, cập nhật 06/09/2008