Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế - 2


DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 1.1. Đồ thị biểu diễn mô hình VaR theo phân phối chuẩn 20

Biểu đồ 2.1. Hệ số rủi ro tín dụng tại MB Huế giai đoạn 2012-2014 58

Biểu đồ 2.2. Hệ số thu nợ tại MB Huế giai đoạn 2012-2014 58

Biểu đồ 2.3. Tình hình trích lập dự phòng RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Huế giai đoạn 2012-2014 59

Biểu đồ 2.4. Nợ có khả năng mất vốn tại MB Huế giai đoạn 2010-2014 64

Biểu đồ 2.5. Thứ tự sắp xếp nợ có khả năng mất vốn tại MB Huế giai đoạn 2010- 2014 65

Biểu đồ 2.6. Kết quả chạy mô phỏng dữ liệu 1000 lần theo phân phối chuẩn 66

Biểu đồ 2.7. Giá trị VaR tại mức tin cậy 95% theo phân phối chuẩn 67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.8. Giá trị VaR tại mức tin cậy 99% theo phân phối chuẩn 68

Biểu đồ 2.9. Giá trị VaR tại mức tin cậy 95% theo phân phối Beta 69

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế - 2

Biểu đồ 2.10. Giá trị VaR tại mức tin cậy 99% theo phân phối Beta 69

Biểu đồ 2.11. Biểu đồ theo phân phối Beta 70

Biểu đồ 2.12. Một số hình dạng cơ bản của phân phối Beta 70


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của MB Huế 35


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với nước đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể gặp phải nhiều rủi ro khác nhau và RRTD là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm. Các ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế RRTD để giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra. Xuất phát từ thực trạng chung và thực tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) Chi nhánh Huế nên em chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế” làm đề tài cho khóa luận thực tập của mình.

Mục đích của đề tài là tìm hiểu và phân tích tình hình RRTD của MB Huế trong giai đoạn 2012-2014, các nguyên nhân gây ra rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng, đồng thời sử dụng Mô hình Value at Risk để tính toán, dự báo mức nợ có khả năng mất vốn mà Ngân hàng có thể gặp phải.

Phần nội dung đề tài bao gồm 3 chương: chương 1 là cơ sở lý luận về RRTD khái niệm, đặc điểm, ảnh hưởng đối với nền kinh tế; các chỉ số phân tích RRTD và các mô hình định lượng được sử dụng trong đo lường và dự báo rủi ro của Ngân hàng. Trong chương 2, đề tài tập trung phân tích tình hình kinh doanh và chất lượng tín dụng trong giai đoạn 2012-2014 của MB Huế, từ đó đưa ra đánh giá công tác quản trị RRTD của ngân hàng và giải thích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Thêm vào đó, chương này sử dụng số liệu nợ có khả năng mất vốn theo quý trong 5 năm từ 2010-2014 và ứng dụng mô hình VaR với các phương pháp để tính để dự báo mức nợ có khả năng mất vốn tối đa của Ngân hàng trong quý tới. Kết quả từ các phương pháp có phần chênh lệch, đó là do sự hạn chế trong số lượng số liệu được cung cấp và hạn chế trong nghiên cứu để mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài. Chương 3 đề cập đến định hướng kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới và đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Với kiến thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như hạn chế về nguồn cung cấp số liệu và thời gian nghiên cứu nên khóa luận chắc chắn có rất nhiều sai sót. Hi vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô, bạn đọc để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang dần hội nhập khi là thành viên chính thức của khối ASEAN, tham gia ASTA, APEC và là thành viên chính thức của WTO. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập, hệ thống NHTM ngày càng có vai trò to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo nhiều cơ hội cho các NHTM mở rộng hoạt động về mặt địa lý, hạn chế những bất cập do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn. Do đó, không một ngân hàng hay định chế tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của hệ thống NHTM, mang lại 70-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ và gây nên tỷ lệ nợ xấu cao trong toàn hệ thống. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, không chỉ thu nhập, uy tín của ngân hàng đó bị ảnh hưởng mà nguy hiểm hơn có thể kéo theo ảnh hưởng dây chuyền và khiến cả hệ thống ngân hàng chao đảo. Vì vậy, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng là góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Sau nhiều sự kiện đổ vỡ xảy ra cho ngành ngân hàng và gần đây là hàng loạt vụ việc lừa đảo ngân hàng chiếm đoạt hàng tỷ đồng, đã cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng còn yếu kém, chưa được quan tâm đúng mức. Để các sai phạm như vậy không còn xảy ra, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng, không những phải tuân thủ quy định, yêu cầu ngày càng cao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản trị ngân hàng mà còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế”.


2. Mục đích nghiên cứu


- Làm rõ các lý thuyết khoa học về tín dụng, rủi ro, cũng như rủi ro tín dụng và các tiêu chuẩn hệ thống chỉ tiêu định tính, định lượng nhằm đo lường rủi ro.

- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Huế, nguyên nhân gây ra rủi ro và biện pháp xử lý, phòng ngừa.

- Thông qua phân tích số liệu thứ cấp bằng mô hình định lượng thích hợp đưa ra dự báo về mức rủi ro trong một khoảng thời gian tương lai cụ thể.

- Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

3. Đối tượng nghiên cứu


Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế.

4. Phạm vi nghiên cứu


- Không gian: hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế.

- Thời gian: số liệu phân tích tình hình chung của Ngân hàng được lấy trong khoảng thời gian 3 năm, từ 2012-2014.

Số liệu được dùng để dự báo số liệu nợ có khả năng mất vốn trong tương lai là số liệu Nợ nhóm 5 được lấy theo quý trong 5 năm, từ 2010-2014.

5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua sách báo, mạng Internet, các tài liệu của ngân hàng và những tạp chí, bài viết nghiên cứu được công bố trước đây.

- Phương pháp quan sát: phương pháp này được sử dụng trong thời gian thực tập tại ngân hàng, quan sát và lắng nghe những chỉ dẫn và cách thức làm việc của Ngân hàng.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phương pháp này được vận dụng để thu thập thông tin làm cơ sở lựa chọn và thực hiện đề tài.


- Phương pháp phân tích và so sánh: là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập và so sánh, đánh giá các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp từ những thông tin đã thu thập để rút ra kết luận và đánh giá.

6. Cấu trúc đề tài


Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và các phụ lục kèm theo, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại.


Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế.


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại


1.1.1. Khái niệm


Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương, chủ thể tham gia nói riêng. Hiện nay, tùy theo lịch sử hình thành của hệ thống ngân hàng có nhiều khái niệm về NHTM:

Tại Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Tại Pháp: Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".

Tại Việt Nam: Theo điều 4, luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 06 năm 2010, “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận” [3, tr.2].

Như vậy, NHTM là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận.

1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại


Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các hoạt động khác có liên quan, bao gồm:

- Huy động vốn là hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức


tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu..v.v theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho khách hàng theo đúng thời hạn thỏa thuận.

- Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một tài sản theo nguyên tắc có hoàn trả và lãi bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bão lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng.

- Các hoạt động kinh doanh khác của NHTM: Dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ môi giới tiền tệ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ khác: quản lý tài sản, tư vấn tài chính… v.v.

1.1.3. Chức năng của Ngân hàng thương mại


Trong cơ chế kinh tế thị trường, NHTM thực hiện được 3 chức năng cơ bản:


1.1.3.1. Trung gian tài chính


Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM, quyết định sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian đứng ra tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế để điều chuyển cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, góp phần điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, NHTM cũng là một chủ thể tham gia trên thị trường tài chính bằng các hoạt động đầu tư sinh lời, cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho các chủ thể trong nền kinh tế.

1.1.3.2. Trung gian thanh toán


NHTM là người quản lý tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, do đó NHTM thực hiện được chức năng trung gian thanh toán cho khách hàng. Trong


chức năng này, NHTM đóng vai trò là một tổ chức trung gian thực hiện việc thanh toán, chi trả thay cho những khách hàng có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Để thực hiện chức năng này, NHTM phải tổ chức mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán, tổ chức thực hiện thanh toán khi nhận được lệnh thanh toán của khách hàng. Chức năng trung gian thanh toán mang lại sự tiện lợi cho khách hàng trong hoạt động thanh toán đồng thời góp phần thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng trên thị trường.

1.1.3.3. Tạo tiền


Trong chức năng này đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ngân hàng và nhiều khách hàng. Khi kết hợp chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra một lượng tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền gửi ban đầu của khách hàng.

Trên thực tế khó có thể phủ nhận được khả năng tạo tiền của NHTM, nhưng để tính toán được một tỷ lệ tạo tiền chính xác và khả năng tạo tiền ở mức tối đa thì khó có thể xác định được. Vì hoạt động của NHTM chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố và đặc biệt khi môi trường kinh tế thay đổi hoặc trước những điều chỉnh của việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ gây tác động đáng kể đến tình hình huy động vốn và cho vay của NHTM, điều này sẽ làm thay đổi khả năng tạo tiền của NHTM. Ngày nay trong kỹ thuật quản trị ngân hàng, ứng dụng khả năng tạo tiền được xem như là nghệ thuật trong việc kiểm soát khả năng cung ứng tiền trong lưu thông, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ.

1.2. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại


1.2.1. Khái niệm


Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất và lớn nhất trong thị trường tài chính, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng vì các khoản tín dụng thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 70%-90% thu nhập cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro phức

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí