Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu - ĐH Sư phạm - 8

thơ đã thực sự phát lộ ra những lớp nghĩa mới mẻ và giàu sức khái quát. Với hình ảnh diều và hố bom, bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa bỗng trở thành một triết lí về sự sống của dân tộc: Sự sống bay lên từ trong cái chết, kẻ thù có thể giết chết chứ không thể thể hủy diệt được con người Việt Nam. Cánh diều tuổi thơ không chỉ bay lên bầu trời cảm xúc mà còn bay vào bầu trời của suy tưởng, triết luận. Nhưng, triết luận không phô trương cho mọi người thấy mà là ẩn mình một cách kín đáo vào hình ảnh cánh diều bay cao bất chấp sự đe dọa của bom đạn – một hình ảnh tươi tắn mà cũng rất thâm trầm tạo nên bởi tâm hồn lạc quan của thi sĩ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.

Đọc thơ Trần Đăng Khoa, ta thấy rất nhiều câu thơ mang màu sắc triết lí tạo cho câu thơ thêm chiều sâu lẫn chiều rộng mà nhà thơ Xuân Diệu đã gọi là “bút pháp người lớn”. Nhìn Bàn chân thầy giáo, Trần Đăng Khoa đã thốt lên những lời thơ đầy suy tư, triết luận:

Ôi, bàn chân

In lên cổng trường những chiều giá buốt In lên cổng trường những đêm mưa dầm Dấu nạng hai bên như hai hành lỗ đáo Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo Như nhận ra cái chưa hoàn hảo

Của cuộc đời mình

Bài thơ này Trần Đăng Khoa làm vào năm 1972, nghĩa là em chỉ mới 14 tuổi. Vậy mà câu thơ lại già dặn như thế. Từ xưa, ông bà ta đã đúc kết được một điều nhân vô thập toàn” - câu nói ấy là chân lí của mọi thời đại. Phàm là con người thì không ai được trọn vẹn tất cả. Thầy giáo đã gửi lại một phần cơ thể ở vùng đất đầy máu lửa của Tổ quốc. Với những gì còn lại của cơ thể và một tấm lòng trọn vẹn với phấn trắng, bảng đen, với đàn trò nhỏ ngây thơ, thầy đã tiếp tục những tháng ngày cống hiến cho đất nước. Khi xưa và hiện tại, thầy đều cống hiến tất cả cho cuộc đời, cho đất nước. Trần Đăng Khoa đã nhận ra những cống hiến đó và cả sự nỗ lực phi thường ẩn trong con người đáng kính đó.

Từ nhìn nhận này mà sau đó ba năm (năm 1975), Trần Đăng Khoa đã tình nguyện vào bộ đội để chiến đấu, để xứng đáng hơn với thầy, với các cha anh của mình. Có thể lắm chứ! Khi chúng ta nhận thức sâu sắc một người nào đó có những nghĩa cử cao đẹp, bất chợt chúng ta sẽ nhìn lại mình xem có được như người ấy chưa. Nếu chưa, chúng ta luôn muốn được như vậy. Trần Đăng Khoa cũng như thế. Trần Đăng Khoa đã từng lăn lộn nhiều năm ở chiến trường Campuchia và ở quần đảo Trường Sa đầy nắng, gió và sóng biển.

Bài thơ Sao không về Vàng ơi người đọc cảm động sâu sắc trước nỗi buồn, nỗi đau của một em bé bị mất đi một con vật mà em yêu thương. Trẻ em rất yêu các vật nuôi trong nhà. Trong mắt các em, những con Vàng không là con vật mà là một người bạn thân thiết. Đâu chỉ có thế, chúng ta còn nhận ra một điều: từ nỗi hoảng sợ của một con chó đã tố cáo và khinh bỉ chiến tranh. Thì ra, tiếng bom rùng dữ dội là thế mà chỉ làm cho một con chó

hoảng sợ. Tiếng bom ấy chỉ có tác dụng đe dọa được con vật, còn người thì không. Loài vật hoảng sợ vì chúng không có sức mạnh tinh thần. Ẩn bên trong con người trên mảnh đất diều kì Việt Nam từ bao đời nay luôn sục sôi tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Thơ Trần Đăng Khoa viết hồn nhiên, trong sáng, đó là đặc điểm của thơ thiếu nhi. Hồn nhiên nhưng khá suy tư và đôi khi chạm vào nỗi đau nhân thế. Các bài: Cháu làm bà còng, Con cò trắng muốt, ao nhà mùa hạn, Bến đò, Cơn dông,… thể hiện sâu sắc điều đó. Trần Đăng Khoa miêu tả những điều trông thấy nhưng Trần Đăng Khoa không phải trông thấy cái xác mà thấy cả cái hồn. Mọi người đồng cảm với Trần Đăng Khoa một điều:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Ai cũng chỉ có một lần Cái thuở thơ ngây…

(Bến đò)

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu - ĐH Sư phạm - 8

Ta nghe như giọng nói của một nhà hiền triết. Chẳng biết khi viết câu thơ này Trần Đăng Khoa có biết đến câu nói nổi tiếng của Hecralit “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông” hay chưa. Những câu như thế quả là rất già so với tuổi 14 của tác giả.

Hình ảnh quả bòng trong cơn dông rụng xuống ao nhưng lại “chẳng chịu chìm” gợi cho Trần Đăng Khoa tư thế hiên ngang, bất khuất của một con người.

Trong bài Ghi chép về ngọn đèn dầu, Trần Đăng Khoa đã dùng chất liệu đơn sơ và với bốn câu ngắn gọn đã nêu được suy nghĩ, cảm xúc của mình:

Đứng giữa nhà mà cháy Mà tỏa sáng xung quanh Chỉ thương cây đèn ấy

Không sáng nổi chân mình…

Trần Đăng Khoa chỉ nói một điều giản đơn rằng cây đèn có thể tỏa sáng cho mọi vật xung quanh nhưng nó không soi sáng cho bản thân mình được. Dưới chân nó luôn là bóng tối. Bài thơ có tựa đề là ghi chép chứ không phải là sáng tác nhưng chất thơ, chất triết luận đã xuất hiện. Hai câu thơ cuối làm chúng tôi suy nghĩ thật nhiều. Cây đèn dầu gợi sự liên tưởng đến những con người trong cuộc sống. Cả cuộc đời họ chỉ biết sống, cống hiến và hi sinh chứ chưa hề, không hề nhận hay mong được nhận một sự đền đáp nào. Nhưng đến lượt họ thực sự cần một sự giúp đỡ từ người khác thì đâu phải lúc nào cũng được. Thế nên, cuộc sống cần rất nhiều những cây đèn dầu sẵn sàng tỏa sáng cho nhau. Mỗi người chúng ta hãy là một cây đèn dầu thì cuộc đời sẽ sáng bởi nghĩa tình của chúng ta dành cho nhau:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau.

(Tố Hữu)

2. Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú

Người ta nói rằng tâm hồn của con người thuở hồng hoang với tâm hồn của một đứa trẻ con có một sự gắn bó rất đặc biệt mà chúng ta khó có thể giải thích được. Đó là sự đồng điệu về cách nhìn và cách cảm thế giới. Người xưa không thể giải thích được các hiện

tượng tự nhiên xã hội nên họ lí giải bằng trí tưởng tượng nhiều màu sắc thần thánh. Trẻ con cũng thế, khi chúng bắt đầu biết quan sát sự vật vật xung quanh thì mọi cái trong mắt chúng đều là lí thú và bí ẩn.

Một trong những yếu tố làm cho thơ Trần Đăng Khoa có những nét không thể lẫn lộn với thơ của các em thiếu nhi khác là trí tưởng tượng rất phong phú, mạnh mẽ, rất riêng của mình. Những liên tưởng của Trần Đăng Khoa thật lạ lẫm, gây cho người đọc cảm giác bất ngờ, thú vị. Nhìn một tượng đá trong ngôi đền Bãi Cháy, em chợt nhận ra một điều:

Và em bỗng hiểu ngôi đền

Hiểu ai tạc tượng người hiền cầm gươm

(Ngôi đền Bãi Cháy)

Thì ra, Trần Đăng Khoa liên tưởng đến hình ảnh chú bộ đội. Gương mặt hiền lành gợi cho em biết bao tình cảm tốt đẹp. Gương mặt đó có những nét gì quen thuộc, dễ thương dễ mến lạ lùng. Bộ đội ta khi chiến đấu với kẻ thù thì dũng cảm, hiên ngang nhưng khi trở về cuộc sống đời thường, bên cạnh người thân quen thì rất hiền lành, chất phác. Việc cầm vũ khí là một việc không hề mong muốn. Nhân dân Việt Nam không nuôi mộng bá vương, không khát máu mà chỉ mong muốn cuộc sống hòa bình, tự do.

Sự liên tưởng phong phú ở nhiều bài thơ mang chất lãng mạn:

Vườn xanh biêng biếc tiếng chim Dơi chiều khua chạng vạng

Ai dắt ông trăng vàng Thả chơi trong lùm nhãn

(Hương nhãn)

Người đọc có thể nghĩ sao cũng được. Màu xanh có thể là của lá cây trong vườn, cũng có thể tiếng chim làm cho khu vườn thêm sức sống, thêm xanh hơn. Cánh dơi bay trên bầu trời đang sẫm tối như khua tất cả ánh sáng cất vào một nơi, cả ông trăng cũng đang thập thò trong lùm nhãn. Một đêm có trăng nhưng không sáng vằng vặc như đêm mười sáu cũng có nét huyền diệu trong con mắt của Trần Đăng Khoa. Ngay cả ánh trăng đã trở nên thân thiết với mình, Trần Đăng Khoa cũng liên tưởng đến nhiều hình ảnh khác nhau. Trăng có khi giống như một quả chín tròn mộng:

Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà…

Có khi lại giống như:


Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi

Lúc thì lại giống như quả bóng mà Trần Đăng Khoa và các bạn thường chơi:

Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời…

(Trăng ơi… từ đâu đến…)

Trần Đăng Khoa có sự liên tưởng rất lạ. Khi nhắc đến con cò, mọi người hay nghĩ đến người mẹ chịu thương chịu khó hay người nông dân lam lũ. Chỉ riêng Trần Đăng Khoa nói về ý nghĩa hình ảnh con cò trong Con cò trắng muốt: “Khi mưa đến, lúa, Trần Đăng Khoai cau đều hả hê hứng giọt mưa rơi, ếch nhái mở hội, cá múa tung tăng thì con cò lại đứng trên cành cây ướt lông, chịu rét. Cháu nghĩ tới những anh bộ đội đã hi sinh”.

Việc gì đối với em Trần Đăng Khoa cũng mới mẻ bởi sự liên tưởng ngộ nghĩnh, vô tận của mình. Nhìn cánh diều bay liệng trên bầu trời lộng gió, Trần Đăng Khoa nghĩ đến nhiều hình ảnh khác nhau:

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng… Diều hay chiếc thuyền Trôi trên sông Ngân… Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời… Diều em - lưỡi liềm Ai bỏ quên lại…

(Thả diều)

Trong thơ ca, cơn mưa thường phảng phất nét buồn buồn. Thế nhưng, cảnh mưa trong thơ Trần Đăng Khoa lại khác hẳn. Cơn mưa làm cho cây lá thêm xanh tốt, đất trời như tăng thêm sức sống. Mọi vật hối hả trong cơn mưa làm cho Trần Đăng Khoa nghĩ đến trò chơi đánh trận giả với đầy đủ hình ảnh của người dũng sĩ nơi trận mạc, các binh lính,…: “Ông Trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận - Kiến - Hành quân - Đầy đường…”.

Đọc Cơn dông, người ta cứ cảm thấy thú vị khi thấy Trần Đăng Khoa cũng biết chơi chữ nữa:

Quả bòng chết chẳng chịu chìm Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu

Chơi chữ nhưng và có vẻ triết lí. “Ao con” là chiếc ao nhỏ thì phải vui đùa hồn nhiên với những đợt sóng lăn tăn. Chỉ có biển lớn, sông sâu mới có những con sóng “bạc đầu”. Hình ảnh trong cơn dông trái với lôgic thông thường, Trần Đăng Khoa đã tinh ý nhận ra điều đó. Thật ra, cái gọi là tinh ý của Trần Đăng Khoa chúng ta cũng đã đôi lần bắt gặp, nhưng có khi nào ta liên tưởng như Trần Đăng Khoa, có khi nào ta cảm thấy bứt rứt không yên với hình ảnh mình bắt gặp và viết thành những vần thơ? Sự liên tưởng xuất hiện nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa bởi vì em còn đang tuổi thiếu nhi, mà thiếu nhi thì trí tưởng tượng vô cùng tận. Những ý nghĩ rất người lớn ấy là do hoàn cảnh sống đã tạo nên một Trần Đăng Khoa vừa hồn nhiên đáng yêu lại vừa sâu sắc, tinh tế.

3. Ngôn ngữ chính xác, sáng tạo, biểu cảm và giàu nhạc điệu

Tuy còn nhỏ nhưng Trần Đăng Khoa làm thơ rất có cân nhắc, lựa chọn theo suy nghĩ của mình. Trong bài Mẹ ốm có câu “Cánh màn khép lỏng cả ngày” Trần Đăng Khoa

dùng rất chính xác. Tại sao khép lỏng mà không khép chặt ? Khép lỏng vì đằng sau cánh màn luôn có sự hiện diện của em bé đang ngồi túc trực bên mẹ. Khép lỏng vì mẹ luôn được mọi người vào ra thăm hỏi. Chỉ một chữ thôi, Trần Đăng Khoa đã cho chúng ta cảm nhận được lòng yêu thương sâu đậm của chú bé dành cho mẹ, nghĩa tình láng giềng dành cho nhau. Một trong những ý nghĩa của thơ là làm cho con người hiểu nhau, yêu thương nhau. Trần Đăng Khoa đã làm được điều đó.

Trong lời hát ru cho đứa cháu nhỏ, Trần Đăng Khoa dùng từ rất đắt: “Đất đang chín thóc - Trời đang chín trăng” (Cháu ngủ đi rồi…). Không thể tìm được một từ nào khác thay thế từ chín mà Trần Đăng Khoa đã sử dụng. Với từ này, mặt đất và bầu trời có mối quan hệ tương hỗ về màu sắc. Trăng chiếu ánh vàng xuống mặt đất làm cho thóc thêm rực rỡ, ngời sáng và phản chiếu ngược trở lại làm cho trăng thêm lung linh, lấp lánh.

Trong Thôn xóm vào mùa:

Thóc mặc áo vàng óng Thở hí hóp trên sân

Trần Đăng Khoa đã không đồng ý khi ban biên tập sửa lại “Thóc mặc áo vàng óng – Nhảy nhót mãi trên sân”. Xuân Diệu hiểu được điều đó: “ Nhân vật chính là thóc, âm nhạc chính là thóc, múa nhảy chính là thóc… hạt thóc gồm hai mảnh trấu quặp lại thành cái vỏ nên khi thóc văng ra, thóc mệt, thở hí hóp như con cá có hai mang bị nằm trên cạn” (Một em nhỏ làm thơ).

Nhạc điệu trong thơ Trần Đăng Khoa rất phong phú, đã số các bài đều có nhạc điệu, âm sắc riêng: Trăng sáng sân nhà em, Đánh thức trầu, Vườn em, Mưa, Ò ó o..., Khi mẹ vắng nhà, Buổi sáng sân nhà em, Sao không về vàng ơi, Tiếng võng kêu, Đêm Côn Sơn, Trăng ơi…từ đâu đến... Nhạc điệu ở các bài ấy rất gần với ca dao, đồng dao của dân tộc ta. Đó là do Trần Đăng Khoa được sinh ra trong một làng quê, một gia đình có truyền thống về văn học dân gian và bản thân em cũng luôn cố gắng vận dụng, sáng tạo. Những câu thơ có sử dụng các câu ca dao, đồng dao, nhưng Trần Đăng Khoa không lấy toàn bộ mà chỉ lấy ý hay một vài từ rồi viết theo cách nghĩ, cách cảm của mình. Cho nên đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta vừa có cảm giác quen quen mà cũng vừa có cảm giác thích thú vì một em bé nhỏ tuổi như thế mà lại biết vận dụng linh hoạt văn học dân gian để biến cái chung thành cái riêng của mình.

Thơ thiếu nhi do các em viết hay do người lớn viết cho các em thì thường sử dụng câu gồm bốn hoặc năm chữ. Một câu thơ ngắn tạo nên ngữ điệu đơn giản, nhịp nhàng các em sẽ dễ tiếp thu hơn, bởi tư duy, cảm xúc của trẻ em chưa trưởng thành như người lớn. Điều này giải thích vì sao trong các trò chơi dân gian của trẻ em có rất nhiều bài đồng dao.

Trần Đăng Khoa trong tập Góc sân và khoảng trời đã viết nhiều bài gồm các câu thơ bốn, năm chữ: Hạt gạo làng ta, Tiếng võng kêu, Hà Nội, Chụp ảnh, Chiếc ngõ nhỏ, Lọc cà lọc cọc,... Đặc biệt hơn, bài “Ò ó o...” chủ yếu sử dụng các câu thơ chỉ có hai, ba chữ:

Ò... ó... o...

Ò... ó... o...

Tiếng gà Tiếng gà Giục quả na Mở mắt Tròn xoe

Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt....

Câu thơ có tác dụng khác là có nhiều vần liên tiếp nhau hơn nên dễ đọc, dễ nhớ và âm vang hơn bởi tính nhạc. Hãy đọc lại các bài thơ vừa nêu, nhất là bài “Ò ó o...” sẽ thấy rõ điều đó. Bài thơ liên tục chuyển nhịp từ 3/ 2/ 2 đến 3/ 2, sau đó trở lại 3/ 2/ 2 và kết thúc bằng nhịp điệu 3/ 2 gợi cho người đọc cảm giác cuộc sống với những âm thanh và nhịp điệu thúc giục mọi người mọi, vật hãy cùng hoạt động, cùng chung sức hát lên khúc nhạc yêu thương, cùng lao động hết mình phục vụ cho công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. Âm thanh tiếng gà lan xa, vận động được Trần Đăng Khoa sử dụng để tác động đến các vật khác, làm cho nó cũng vận động theo (na mở mắt, tre đâm măng, hạt đậu nảy mầm, buồng chuối tỏa hương...). Na, tre, buồng chuối, hạt đậu,... thực sự có vận động nhưng rất chậm, không nhìn thấy được. Nhưng ở đây, cả hai vận động như cuốn phim quay chậm và hình như sự vận động ấy hòa nhịp với âm thanh tiếng gà. Đem cái động và âm thanh cho cái tĩnh, cái yên lặng làm cho sự vật thú vị, kì ảo. Dường như, tất cả tập trung trong một hoạt động rộn ràng, nhịp nhàng bên nhau. Trần Đăng Khoa không sử dụng nhiều từ mới lạ, phức tạp mà là những từ có sẵn, đơn giản nhưng với sự sáng tạo, cái nhìn độc đáo, sự liên tưorng mới mẻ, biết vận dụng các phép chuyển nghĩa bài thơ có một sức hấp dẫn kì lạ. Các động từ sử dụng trong bài thơ là động từ mạnh như thúc giục sự vật vận động và phát triển.

Trong cái nhìn của trẻ con, sự vật vốn rất quen thuộc đối với mọi người lại trở nên mới lạ, hấp dẫn như lần đầu tiên ta nhìn thấy con cò trắng “khiêng nắng qua sông...”. Cái nón là đồ vật nhỏ bé gần gũi. Đội nón là một việc bình thường. Mấy ai trong chúng ta quan tâm đến điều đó. Vậy mà nhà thơ nhỏ tuổi đã thấy được cái hay của việc đội nón đấy. Thế là Trần Đăng Khoa tạo điều kiện để thay đổi cái nón cụ thể, nhỏ bé bằng khoảng không gian rộng lớn, sôi động với âm thanh, hình ảnh đầy biến động trong Mưa:

Bố em đi cày về Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Trần Đăng Khoa đã thay chiếc nón lá cọ bằng sấm, chớp trong cơn mưa và người bố - một nông dân bình thường - trở nên vĩ đại như một vị tướng oai hùng dám đối đầu với

thiên nhiên. Hình ảnh này Trần Đăng Khoa đã trông thấy nhiều lần. Bằng tình cảm yêu quý dành cho bố Trần Đăng Khoa đã viết về bố rất đẹp. Người nông dân Việt Nam vất vả lao động trên cánh đồng, dầm mưa dãi nắng là việc rất đỗi bình thường, quen thuộc. Cả bài thơ chỉ có hơn một trăm tiếng mà tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc quang cảnh, cảm giác mát mẻ lạ thường của đất trời, cây cỏ, loài vật và con người. Với bài thơ này, Trần Đăng Khoa không chỉ riêng dành để ca ngợi, cảm ơn bố mà còn dành tình cảm đó cho tất cả những người đã ngày ngày chăm lo cho để mọi người yên tâm lao động, chiến đấu và để Trần Đăng Khoa tiếp tục viết nên những bài thơ như “hạt gạo làng ta”.

Và đây nữa, âm thanh của tiếng võng ngân lên theo từng nhịp điệu bài thơ:

Kẽo cà kẽo kẹt Kẽo cà kẽo kẹt

…Kẽo cà kẽo kẹt

Kẽo cà…

kẽo kẹt…

Chúng ta hình dung được cảnh một em bé đang say giấc nồng và âm thanh của tiếng võng gợi nhớ về một thuở ấu thơ mà ai cũng từng trải qua. Nhịp thơ 2/2 gợi vẻ đong đưa của nhịp võng đều đặn. Bài thơ kết thúc với “kẽo cà – kẽo kẹt…” mà âm thanh võng đưa sao còn ngân vang mãi.

4. Biện pháp tu từ

4.1. Nhân hóa

Tập thơ Góc sân và khoảng trời có rất nhiều sự vật, con vật được miêu tả với các nét tính cách, hành động của con người. Đó là con mèo hiếu thắng cứ dỏng tai, xanh mắt “ngoao ngoao” đến khi bé Giang chịu nhường phần thắng trong trò chơi đánh tam cúc. Ếch là cậu học trò chăm chỉ học bài râm ran trong đêm. Cào cào, cóc tía, chích chòe,… đều có đặc điểm hình dáng, tính cách riêng biệt. Thế giới loài vật trong cảm nhận của trẻ thơ sao mà đáng yêu lạ. “Hay nói ầm ĩ - Là con vịt bầu - Hay hỏi đâu đâu - là con chó vện - Hay chăng dây điện - Là con nhện con…” (Kể cho bé nghe).

Trong bài Mưa, tác giả có cái nhìn rất ngộ nghĩnh. Bầu trời nhiều mây đen báo hiệu sắp mưa được nhân hóa thành dũng sĩ oai hùng “Mặc áo giáp đen - Ra trận”. Những cây mía là các tướng sĩ đang “múa gươm”. Tiếng sấm không làm cho Trần Đăng Khoa sợ mà còn thích thú vì tiếng cười “khanh khách” - tiếng cười nghe rất sảng khoái. Ngọn mồng tơi thì “nhảy múa” vui tươi. Tất cả sự vật hào hứng, sẵn sàng đón nhận cơn mưa. Bài thơ chỉ hơn trăm chữ mà miêu tả được cùng lúc nhiều sự vật trong cơn mưa. Mỗi sự vật có những thể hiện khác nhau làm cho người đọc bất ngờ, thích thú vì cái nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Đây là hình ảnh đàn kiến lũ lượt đưa ma bác Giun:

Cầm hương, Kiến Đất bạc đầu

Khóc than Kiến Cánh khoác màu áo tang Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, Kiến Càng nặng vai…

(Đám ma bác giun)

Bài thơ như một bức tranh nhuốm màu u buồn của một đám đưa ma thực sự. Trong đám ấy, kiến không còn là côn trùng nữa mà giống như con người với sự đa dạng về hình dáng và tính cách. Kiến Kim thì chống Gậy đi một cách bệ vệ, Kiến Cánh thì mặc áo tang vật vã khóc,… Trong khi kiến Đen đi ngất ngưởng vì đã say rượu, say thịt, kiến Gió lại tranh thủ chia phần về mình. Đám ma tưởng như có vẻ tang thương, bi ai lắm nhưng thực chất lại không phải như thế. Giun và Kiến nào có họ hàng gì đâu. Thế nên, khi loài kia chết đi thì loài còn lại được dịp hưởng lợi, cớ sao phải buồn? Rõ ràng trong cuộc sống vẫn có cảnh tượng như thế. Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại khi trông thấy các con kiến bâu quanh một con giun đất, Trần Đăng Khoa đã chăm chú quan sát và chợt nảy ra ý định rủ các bạn sau buổi học đi bắt các loại kiến. Bài thơ đã ra đời như thế đấy.

Trong nỗi nhớ thầy giáo đã đi bộ đội, Trần Đăng Khoa tưởng như cả con đường cũng biết nhớ, biết thương như con người với lời tâm sự:

Đường rằng: Tao nhớ lắm thay Khoa ơi, thầy giáo của mày đã xa Bao giờ thống nhất nước nhà

Thầy về dạy học lại qua đường này…

(Hỏi đường)

Trong Buổi sáng nhà em, các sự vật cũng được Trần Đăng Khoa thổi vào linh hồn:

Ông Trời nổi lửa đằng đông

Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay… Cậu Mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt cái đầu nghiêng nghiêng Mụ Gà cục tác như điên

Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi Cái Na đã tỉnh giấc rồi

Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao Chị Tre chải tóc bên ao

Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương Bác Nồi Đồng hát bùng bong

Bà Chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà…

Trần Đăng Khoa gọi các con vật, đồ vật trong nhà mình bằng các từ xưng hô mật thiết: Ông Trời, bà Sân, cậu Mèo, cái Na, Chị Tre, bác Nồi Đồng,… Những sự vật, con vật tưởng chừng không có gì đặc biệt lại trở nên sống động và ngộ nghĩnh trong cái nhìn trẻ thơ. Trần Đăng Khoa miêu tả các con vật rất hợp với tính cách của chúng. Này là chú Mèo đỏm dáng trong tư thế rửa mặt. Này là thằng Gà Trống ưỡn ngực gáy vang. Này là chị Tre duyên dáng như một thiếu nữ đang chải tóc,… Một ngày mới đến với tất cả âm thanh, màu sắc và hành động của sự vật và con người. Ta thấy đằng sau câu chữ là hình ảnh một chú bé tinh nghịch đang nhìn ngắm mọi vật với niềm vui tươi, yêu mến.

Có điều đặc biệt là Trần Đăng Khoa nhìn một sự vật không phải bao giờ cũng giống nhau. Lúc thì Trần Đăng Khoa trông cây dừa giống như một người chiến sĩ đứng gác:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022