Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Bộ



mong Chúa “phá được sự dữ, ban được sự lành” cho họ, cứu vớt họ - nhưng “Chúa lòng lành nhân từ” đâu có cứu được các con chiên ngoan đạo trong khi xã hội ấy còn đầy những tội ác, bất công!

4. Nét đặc trưng về Ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyên Hồng cũng có sự khác biệt so với các nhà văn khác. Nếu như ngôn ngữ của Nam Cao là thứ ngôn ngữ lạnh lùng, sắc sảo đầy tính triết lý; ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là thứ ngôn ngữ hóm hỉnh, trào phúng sâu cay… thì ngôn ngữ của Nguyên Hồng lại mang đậm cá tính sáng tạo của một cây bút chuyên viết về cuộc sống của những con người lao động nghèo khổ dưới đáy xã hội. Với một vốn sống phong phú và sự am hiểu sâu sắc ngôn ngữ của những con người nghèo khổ, bất hạnh, Nguyên Hồng đã đưa vào tác phẩm của mình một thứ ngôn ngữ bình dân, đầy ắp chất liệu của cuộc sống, mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống cần lao. Với vốn từ vựng phong phú, vốn ngôn ngữ bình dân giàu có của mình, nhà văn đã đan dệt thành một bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc về cuộc sống của những con người khốn khổ trong xã hội thực dân phong kiến đương thời.

Để xây dựng thành công các nhân vật trong sáng tác của mình, Nguyên Hồng cũng đã chọn lựa sử dụng những lớp từ ngữ phù hợp với đặc tính và nghề nghiệp của từng loại nhân vật. Đặc biệt nhà văn cũng hay sử dụng những biện pháp tu từ (phép liệt kê, từ láy…), những từ ngữ mang sắc thái tôn giáo … để khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật. Nhà văn cũng rất thành công khi đưa những biệt ngữ, những tiếng lóng… phù hợp với những loại nhân vật lưu manh, trộm cướp dưới đáy. Qua lớp từ ngữ này, người đọc thấy rò hơn đời sống khốn khổ cùng với những tính cách phức tạp của những kẻ cùng đường phải sống ngoài vòng pháp luật - đây cũng là nét riêng về ngôn ngữ của Nguyên Hồng so với những nhà văn khác cùng thời. Trong sáng tác của mình, nhà văn cũng hay sử dụng những câu văn dài, bộn bề chi tiết, ngồn ngộn chất liệu cuộc sống, thể hiện một niềm tâm tư không dứt và một vốn sống phong phú cứ ào ạt, dạt dào tuôn chảy như dòng thác trên từng trang viết về những con người cùng khổ trong xã hội đương thời của ông... Đồng thời, điều đó cũng giúp người đọc thấy



rò được quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, thấy được sự phong phú, đa dạng trong Thế giới nghệ thuậtcủa Nguyên Hồng.

5. Thông qua việc nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, ta càng thấy rò hơn hiện thực cuộc sống đầy đen tối, bế tắc chứa đựng bao bất công và tội lỗi của xã hội thực dân phong kiến xưa - qua những số phận đớn đau, bất hạnh của những con người lao động nghèo khổ - đây chính là ý nghĩa tố cáo, xã hội, phủ nhận xã hội rất cụ thể, sâu sắc của nhà văn Nguyên Hồng. Cũng trong quá trình tìm hiểu về Thế giới nghệ thuật của ông, chúng ta càng thấu hiểu tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyên Hồng đã dành cho những con người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ. Nhân vật của nhà văn dù ở loại người nào, là loại đối tượng nào, thì trong những hoàn cảnh bi đát nhất, khốn cùng nhất, Nguyên Hồng vẫn luôn phát hiện, trân trọng và nâng niu từng chút ánh sáng le lói trong tâm hồn họ. Tác giả đã bày tỏ sự thương yêu, chia sẻ, cảm thông và tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của người lao động; tin tưởng vào sức mạnh phản kháng tiềm tàng của họ đối với xã hội đương thời (từ tự phát đến tự giác) - Đây chính là quan điểm rất tiến bộ của Nguyên Hồng so với những nhà văn khác, bởi tư tưởng nhân đạo của ông rất gần với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Vì lẽ đó, tác phẩm của Nguyên Hồng giai đoạn trước năm 1945 luôn thể hiện khát vọng đổi mới xã hội, khát vọng khám phá về con người và cuộc đời, nhằm khẳng định những giá trị bền vững, đích thực của con người, của cuộc sống. Cùng với các nhà văn hiện thực khác, Nguyên Hồng đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỷ XX ở thể loại văn xuôi.

6. Với những đặc điểm trên trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng: Những sáng tác của Nguyên Hồng (kể cả trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945) luôn mang nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật, nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Cho tới ngày nay, sau gần 70 năm vận động và phát triển trên con đường hiện đại hóa, văn học Việt Nam đã trải qua bao bước thăng trầm và cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và tự hào. Trên con đường ấy, những tác phẩm văn học có giá trị đích thực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.



Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 - 20

vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn được ghi nhận và trân trọng - bên cạnh nhiều tác phẩm đã bị lãng quên. Những sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám thuộc về những tác phẩm văn học mang nhiều giá trị ấy. Trong đời sống văn học hôm nay, những tác phẩm văn học của ông vẫn được nhiều người ưa thích và tìm hiểu, bởi một trong những giá trị có tính bền vững nhất luôn thấm đẫm trong từng trang viết của nhà văn vẫn luôn cho người đọc hôm nay buốt nhói và xúc động - đó là tình yêu thương và trân trọng con người, là sự cảm thông và chia sẻ mọi nỗi niềm đớn đau và bất hạnh của con người. Xét cho cùng, đó chính là giá trị giáo dục và bồi dưỡng nhân cách, tình cảm cho con người, giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo

- những giá trị không bao giờ cũ đối với văn chương. Văn Nguyên Hồng không cũ, có lẽ bởi như thế!


DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

I. Sách xuất bản


1. Đào Thị Lý (2009), “Đặc điểm nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Nguyên Hồng (thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)”, tr. 63 - 112; In trong cuốn: Hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, PGS. TS. Trần Thị Việt Trung (Chủ biên), NXB Đại học Thái Nguyên.

II. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ


1. Đào Thị Lý (2011), Nghiên cứu đặc điểm thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng (giai đoạn trước năm 1945); Mã số: B2010 - TN 03 - 02; Đã được nghiệm thu, đạt loại: Khá.

III. Bài báo


1. Đào Thị Lý (2010), " Đặc điểm nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 65, số 3 năm 2010, tr. 61- 66.

2. Đào Thị Lý (2011), "Một số đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Nguyên Hồng", Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 12 năm 2011, tr. 17- 21.

3. Đào Thị Lý (2013), "Nghệ thuật tạo dựng hoàn cảnh trong sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945", Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 277, tháng 12, năm 2013, tr. 30 - 34; Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Dân tộc

- Hội nhập - Nhân văn (Báo điện tử) ngày 07 tháng 2 năm 2014.


4. Đào Thị Lý (2014), “Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 129, số 15, năm 2014, tr. 51-58.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoài Anh (2001), “Nhà văn của tình thương”, Chân dung Văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn và giới thiệu) (2006), Thạch Lam về tác gia tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Baktin M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

6. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Bảo, Hà Minh Đức, Đỗ Kim Hồi (2002), Giảng văn Văn học Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nam Cao (2002), Tuyển tập, (Hà Minh Đức tuyển soạn, giới thiệu), NXB Văn học, Hà Nội.

9. Xuân Cang (1997), “Nguyên Hồng trong lớp người viết trẻ”, Nguyên Hồng thân thế và sự nghiệp, NXB Hải Phòng.

10. Huy Cận (2001), “Một kỷ niệm về Nguyên Hồng”, Nguyên Hồng, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 245 - 247.

11. Phạm Vĩnh Cư (Chủ biên), Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng, Nguyễn Văn Vỹ (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (dịch), NXB Đà Nẵng.

12. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Châu (2001), “Vô cùng thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng”,

Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 377 - 383.


14. Ân Thị Vân Chi (1998), “ Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết Cửa biển của Nguyên Hồng”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Phạm Bá Chi (1982), Điếu văn - Đọc trong lễ tưởng niệm nhà văn Nguyên Hồng ngày 05/5/1982 tại Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng.

16. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.

17. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi, NXB Thụy Ký, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Đào Đức Doãn (1992), “Cảm quan tôn giáo trong sáng tác của Nguyên Hồng”, Nguyên Hồng, cát bụi và ánh sáng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

21. Đỗ Đức Dục (1981), Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Trương Đăng Dung, Nguyễn Cương (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Nguyễn Hồng Dương, Ngô Quốc Đông (2012), Công giáo Việt Nam, trí thức cơ bản, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

24. Nguyễn Đức Đàn (1964), Đặc điểm văn học hiện thực phê phán Việt Nam, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

25. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

26. Phan Cự Đệ (1974), “Những đặc trưng thẩm mỹ của ngôn ngữ tiểu thuyết”,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1974.

27. Phan Cự Đệ (1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 2, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.


28. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam, tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

29. Phan Cự Đệ (1984), Tác phẩm và chân dung, NXB Văn học, Hà Nội.

30. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung (1988), Lịch sử Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

31. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1993), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), tập 2, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

32. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Phan Cự Đệ (2001) “Nguyên Hồng”, Nguyên Hồng, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 103 - 146.

34. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Trí Dũng, Hà Văn Đức (2009), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Khoa Điềm (1988), “Kính tặng nhà văn Nguyên Hồng”, Nguyên Hồng con người và sự nghiệp, NXB Hải Phòng.

38. Nguyễn Đăng Điệp (2001), “Đặc sắc hồi ký Nguyên Hồng”, Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 230 - 235

39. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ (tiểu luận, phê bình), NXB Văn học, Hà Nội.

40. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

41. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc, NXB Văn hóa, Hà Nội.


42. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

43. Hà Minh Đức (1989), Khảo luận văn chương (thể loại tác giả), NXB Khoa học và Xã hội.

44. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

45. Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Lý luận văn học, NXB Văn học, Hà Nội

46. Hà Minh Đức (2001), "Nguyên Hồng - nhà văn của những khát vọng sống",

Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Hà Nội, tr. 13 - 29.

47. Hà Minh Đức (2013), "Nguyên Hồng (1918 -1982) những trang sách thấm mồ hôi và đất”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật, số 15, tháng 11/2013, tr. 51 - 59.

48. G.N.Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

49. G.N.Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

50. G. W. Ph. Hê Ghen (1999), Mĩ học (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), NXB Văn học, Hà Nội.

51. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam Văn học sử yếu (tái bản), NXB Tổng hợp Đồng Tháp.

52. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

53. Tế Hanh (2001), “Làm báo văn nghệ với Nguyên Hồng”, Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 282 - 283.

54. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống - một góc nhìn ,

NXB Thông tin và truyền thông.

55. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022