Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 - 19


tâm trí “mỗi khi nhớ tiếng miếng ăn này, Hưng sẽ bị một nhục nhã như chàm, như lửa táp vào mặt, Hưng sẽ đau đớn còn hơn bị xác thịt kìm cặp” [73, tr. 439]. Cuộc sống nghèo khổ khiến anh phải có những tính toán chi li, phải ích kỷ nghĩ cho riêng mình rồi lại phân tích, tự nhận thức trong sự tủi hổ, ân hận, đau đớn. Và cứ thế, tâm lý nhân vật triền miên day dứt, căng thẳng nối tiếp nhau. Nhân vật rất ít đối thoại, mà chủ yếu nặng về những suy nghĩ nội tâm (trong 12 trang truyện, Hưng đối thoại có 11 lần, còn lại là những suy nghĩ “tự nhủ”, tự chất vấn, tự lên án mình qua dòng độc thoại nội tâm là chủ yếu). Cũng tương tự như Hưng, nhân vật Giang (trong Ngọn lửa) chỉ vì bốc vụng một miếng cơm nguội trong lúc quá đói, mà cũng xỉ vả mình thậm tệ. Sự day dứt lương tâm của người trí thức bộc lộ sự đấu tranh nội tâm căng thẳng của nhân vật khi họ rơi vào những cảnh ngộ oái oăm đầy nước mắt đắng cay. Những hành động “ăn vụng” “ăn lén” để tồn tại cũng được thể hiện qua suy nghĩ dằn vặt của nhân vật: “mang tiếng được ăn học chữ nghĩa hẳn hoi mà ăn xó mó niêu như thế đấy! Đói khát đến thế nào mà ăn như một kẻ ăn mày, ăn nhặt vậy” [73, tr. 114]. Người thầy giáo nghèo - nhân vật Thân (trong Quán Nải) rất ít nói, kín đáo trong cư xử với mọi người. Ngay cả với người thầm yêu, trộm nhớ là Muống, Thân cũng kín đáo, khách sáo qua cách xưng hô “tôi”- “cô”:

“ - Vâng! Thôi chào cô về”...

“- Về! Cô về bây giờ có lẽ đã quá nửa đêm” [74, tr. 498].

Đối thoại trên thể hiện tính cách nhu mỳ, mềm yếu, thậm chí là hơi hèn của nhân vật Thân. Cách đối thoại này cũng đã thể hiện sự rụt rè trong ứng xử của kiểu nhân vật này. Nhân vật Lưu trong Lúc chiều xuống phải đem mấy cuốn sách là tài sản quý báu nhất của anh đi bán để cầm hơi trong khổ sở tủi nhục, trong sự bê tha bệ rạc, người đọc cũng ít thấy anh đối thoại mà chủ yếu là độc thoại nội tâm (trong 15 trang truyện có 11 đối thoại).

Truyện ngắn Hai dòng sữa thể hiện quan điểm nghệ thuật của người trí thức tiểu tư sản trước cuộc sống, nhưng cơ bản cũng lại được biểu đạt qua dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (trong 22 trang truyện cũng chỉ có 9 đối thoại). Huyên là một nhạc sĩ có đủ điều kiện sống đầy đủ, thậm chí thừa thãi về vật chất, nhưng tâm hồn gần như bại liệt. Có dịp gần gũi với những người lao động nghèo


khổ, Huyên đã thức tỉnh, anh nhận ra rằng, cuộc đời anh cũng như nghệ thuật của anh chỉ có thể hồi sinh khi biết gắn bó với nhân dân như gắn với hai dòng sữa mẹ. Để có sự thức tỉnh về bản thân, ý thức về giá trị của nghệ thuật chân chính, Huyên cũng đã trải qua những “dằn vặt”, những “day dứt”, những suy nghĩ nội tâm căng thẳng. Huyên tự nhận thấy mình “núp dưới cái danh nghệ sĩ mà bám vào lưng người ta”, “tâm hồn Huyên đau như xé ra” thấy mình là “người nghệ sĩ ăn mày, thứ nghệ sĩ trùng bệnh độc, sống bằng khí lực người ta và làm trụy lạc bao cuộc đời mà nhiều hạng người vẫn ca tụng và khao khát gần gũi” [73, tr. 521]. Nhận thức được nghệ thuật của mình “chỉ là cái âm nhạc phóng đãng, trụy lạc”, Huyên day dứt, ghê rợn cho mình: “Huyên thấy rò ràng đời mình đen tối và khốn nạn vô cùng, không còn có cái gì để mà tô điểm, che đậy, lấp láp được nữa… Và những cái là hay, là đẹp, là tuyệt diệu ấy, có ích lợi chút nào cho người đời, hay chỉ để vui tai, mê hồn và đắm đuối cho một hạng người lười biếng, nhẫn tâm” [73, tr.527]. Huyên thấm thía sau cái lần “chua xót tê dại này”, “bắt đầu từ những phút sôi nổi sung sướng này, Huyên không thể nào xa những con người kia, Huyên phải mãi mãi đứng bên tay trái họ, cảm thông tận tâm hồn với họ mọi sự đau khổ vui tươi, mong ước và tin tưởng. Đời Huyên bắt vào đời họ như dây tơ bám riết lấy lòng đất, càng sâu bao nhiêu càng vững chắc bấy nhiêu” [73, tr. 530].

Thể hiện sự đấu tranh nội tâm căng thẳng của người trí thức, Nguyên Hồng cũng chỉ thể hiện qua suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật mà rất ít sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp. Điều này phù hợp với tính cách kín đáo, sống nội tâm của phần lớn những nhân vật trí thức tiểu tư sản. Thông qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, các tình tiết, tính cách nhân vật được hình thành và phát triển. Từ đó, Nguyên Hồng đã làm nổi bật những nỗi đau xót trước bi kịch vật chất và tinh thần của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ.

Là người tinh tế và dễ xúc động, giàu tình thương cảm với những số phận bất hạnh, nên ngôn ngữ của Nguyên Hồng cũng thấm đẫm tình yêu thương khi biểu đạt những trạng thái tình cảm của nhân vật. Có những từ ngữ biểu đạt "những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại" (Thạch Lam) xúc động sâu xa mà đằm thắm trữ tình, có những từ ngữ biểu đạt những trạng thái tâm lý căng thẳng của nhân vật khi rơi vào cảnh ngộ khốn cùng, hoặc chênh vênh giữa sự sống và cái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


chết của các nhân vật sống ngoài vòng pháp luật, hoặc những từ ngữ biểu đạt niềm hứng khởi, say mê sự sống…

Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 - 19

Như vậy, khi xây dựng nhân vật, cho dù ở loại nhân vật nào, Nguyên Hồng rất chú ý đến ngôn ngữ nhân vật. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm, tính cách của nhân vật là một thành công của Nguyên Hồng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình.

4.3.2. Ngôn ngữ mang sắc thái tôn giáo

Nghiên cứu về một số đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Nguyên Hồng, chúng tôi nhận thấy, nhà văn không chỉ mạnh dạn đưa từ lóng vào trong tác phẩm văn chương, ông còn mạnh dạn sử dụng những từ ngữ thường dùng của những người theo đạo Cơ đốc. Có lẽ lớp từ ngữ này đã khiến cho tác phẩm của Nguyên Hồng ít nhiều mang sắc thái tôn giáo, thể hiện tinh thần xả thân, độ lượng, thương đến cả những kẻ ác của đạo Cơ đốc. Chính đặc điểm này thể hiện phong cách rất riêng của Nguyên Hồng so với những nhà văn cùng thời.

Ngôn ngữ mang sắc thái tôn giáo thể hiện ngay từ những sáng tác đầu tay Linh hồn, bởi không khí tôn giáo thấm sâu vào tâm thức Nguyên Hồng, thấm vào từng trang viết của nhà văn. Ta bắt gặp trong nhiều sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có nhiều những từ ngữ của những người theo đạo Cơ đốc. Các biệt ngữ tôn giáo được ông sử dụng rất phong phú, có khi đó là từ chỉ các chức phận trong dòng tu: Đức Mẹ, Đức Chúa Jêsu, con chiên, giai hàng xứ, bò, đồng nhi, con gái thơ kinh, lề lối Hội thánh,… Hay hình ảnh nhà thờ, thánh đường với những tòa giảng, bàn thờ Đức Mẹ, cây thập ác, cây thánh giá, tranh Chúa Jêsu bị đóng đinh trên cây thập ác, Chúa vẻ mặt rầu rĩ, tượng Chúa chịu nạn… Hoặc những hoạt động quen thuộc của giáo dân: đọc kinh, cầu nguyện, xưng tội, rửa tội, lần đàng thánh giá, chịu phép Chúa, tiếng đọc kinh rền rĩ, miên man, linh hồn, chầu Chúa,… Những lời cầu nguyện: Giê su ma, Lạy Chúa Tôi, Đức mẹ lòng lành, Chúa nhân từ, Chúa thương xót chúng con… các bản kinh “Ăn năn tội”, “Lạy Nữ vương”, “Tôi ở dưới vực sâu”, “Đức Mẹ hằng cứu giúp”


Có khi là cả một câu, là cả một đoạn văn: “Bính xanh mắt lên trông gian buồng âm u giữa buổi trưa mùa thu trong sáng, và ú ớ nói những tiếng nhỏ nhỏ trong cổ họng như một người bị cơn mê bóp nghẹt - Giê su ma… con chết mất! Lạy chúa con!Không! Không!...” (Bỉ vỏ); “Chúa vẻ mặt rầu rĩ… cây “thập ác”, - Chúa thương xót chúng con, - Chúa cứu chữa chúng tôi, - Chúa nhận lời chúng tôi…, những linh hồn quen chịu cực nhục…”; “Nhìn mẫu ảnh đức chúa Jesu bị đóng đinh trên cây thập giá treo trên tường, họ thì thầm đọc kinh”… “Lạy Nữ Vương”, “Tôi ở dưới vực sâu” [73, tr. 111], “Đức Mẹ hằng cứu giúp”, “Tượng Chúa chịu nạn trên tường lờ mờ dưới một thứ ánh sáng lạnh giòn của pha lê, hai cánh tay rỉ máu dang ra một vệt mực tím loãng dài. Mắt Chúa lờ đờ dưới vầng trán bọc gai nhọn đẫm thêm bóng tối…” [73, tr. 112], “Jê Su ma, Chúa thương xót chúng con, Đức Mẹ lòng lành”, “Lạy nữ vương mẹ rất nhân lành vô cùng”, “Lạy chúa tôi hằng có ở khắp thế gian này” [73], [74]Hoặc miêu tả những âm thanh quen thuộc của xứ Đạo “Tiếng chuông nhà thờ”, “những tiếng cầu kinh rền rĩ”, “ chấm nước Thánh”, “đọc kinh”, bò nhà thờ’, “tan lễ”, “tan chầu”… Hay cảnh tượng một đêm Noen: “Tiếng chuông bỗng nổi dậy… Tây đầm đi vào trước, cả bầu đoàn vú bế, vú dắt, chị hai, chị khâu, bé con cầm áo choàng và làn mây đựng đầy bánh kẹo, hoa quả ríu rít theo sau. Tất cả nghênh ngang ở lối đi giữa nhà thờ rộng thênh thang với những hàng ghế trên cùng lót nhung cả ở chỗ quỳ chân. Rồi đến các chức sắc, những quyền quý trong bốn “họ” khệnh khạng, bệ vệ, hớn hở hàng trăm đồng nhi và con gái thơ kinh cùng cất tiếng lên để đón tiếp sự thanh bình vinh hiển của những lớp người sang trọng”… [73, tr. 220-221]. Những thứ ngôn ngữ mang đậm sắc thái tôn giáo này đã thể hiện được nét rất riêng về phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng. Điều đáng quý là với những từ ngữ này, nhà văn đã có sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. Nhờ lớp từ ngữ này, Nguyên Hồng đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, mở rộng sự hiểu biết về đời sống của những người theo đạo, giúp người đọc thấy được rò hơn sự thật cuộc sống của những người theo đạo Thiên Chúa lúc bấy giờ sau tấm màn tôn giáo huyền bí.

Các nhân vật của Nguyên Hồng (đặc biệt là những người phụ nữ) trong cảnh khốn cùng họ thường cầu nguyện với một niềm tin tôn giáo “Chúa lòng


lành nhân từ”. Những người đàn bà bị đọa đày trong tù, khi Tết đến chỉ còn biết cầu nguyện Chúa để vơi đi những tâm trạng tủi cực của kiếp sống đọa đầy, “Để cầu kinh, họ có một thứ giọng riêng, càng kéo dài càng rên xiết” ,“Tất cả hướng mặt về mẫu ảnh đức chúa Jesu bị đóng đinh trên cây thánh giá treo trên tường. Họ thì thầm đọc kinh. Giọng đọc đều đều không phân biệt, âm thầm trong bóng mờ mờ của nhà tù. Lòng tin tưởng của những con người sống trong tối tăm kia không còn biết bấu víu vào đâu đầm đìa, chan chứa trong những bản kinh “Lạy Nữ Vương”, “Tôi ở dưới vực sâu” “Đức Mẹ hằng cứu giúp” [73, tr. 211]. Nhân vật Hai mươi hai (Linh hồn) khi bị Cai Năm hãm hiếp, không thể chống trả, nàng cũng đành nhắm mắt mà âm thầm cầu nguyện: - “Chúa thương xót chúng tôi! - Chúa cứu chữa chúng tôi ! - Chúa nhận lời chúng tôi…! Nàng chỉ có thể trong cậy vào quyền pháp của đấng cao siêu phù hộ nàng… Hai mươi hai vội hơi hé mắt, chua xót lờ đờ nhìn xuống mẫu ảnh Đức Chúa Jesu treo ở ngực, trong thâm tâm nàng như muốn thì thầm phân trần sự bị ức hiếp quá tàn bạo và sự trong sạch của linh hồn mình” [73, tr. 92]. Bà của bé Hồng (Những ngày thơ ấu) trước cảnh gia đình sa sút chỉ còn biết ngày ngày ngồi trước cây thánh giá “những đầu ngón tay khô róc, lẩy bẩy lần chuỗi tràng hạt”, “khuôn mặt hốc hác nhăn nheo, quầng mắt sâu thẳm” “lầm rầm cầu nguyện” - Chúa tha tội cho chúng tôi! Chúa thương xót chúng tôi…! Chúa phá mọi sự dữ, ban mọi sự lành cho chúng tôi” , bà nhìn chúa Jesu rầu rĩ mệt lả dang hai cánh tay rỉ máu trên cây thánh giá hồi lâu rồi từ từ cúi xuống hôn mẫu ảnh nhỏ, tròn bằng bạc ở tràng hạt” [73, tr. 752]…

Như vậy, sử dụng những từ ngữ Cơ đốc giáo, Nguyên Hồng đã có thêm một phương tiện ngôn ngữ để phản ánh một sự thật nghiệt ngã: Chúa lòng lành, nhân từ, Chúa cứu vớt chúng con cũng không thể nào cứu vớt được cuộc sống lầm than, nô lệ của dân nghèo. Các con chiên của Chúa càng ngoan đạo thì lại càng khốn khổ, càng bị bọn thống trị bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần. Kẻ cầu nguyện vì bế tắc trước cuộc đời nên tìm đến tình thương bao la và sự an ủi ở nơi Chúa - nhưng thực tế là họ cầu nguyện để tìm thấy “sự cứu rỗi” ở chính mình. Nguyên Hồng cũng gửi gắm những câu cầu nguyện đó của mình cho những con người khốn khổ, bế tắc trước cuộc đời qua những trang văn thấm đẫm tình thương yêu sâu sắc! Sử dụng nhiều từ ngữ mang sắc thái tôn giáo như thế, nhà văn đã giúp người đọc hiểu


sâu hơn về đời sống tinh thần của những người theo đạo Thiên chúa - đây cũng là sự khác biệt trong lời văn của Nguyên Hồng so với lời văn của các tác giả cùng khuynh hướng, cùng thời.

Tóm lại, để tạo dựng cho mình một Thế giới nghệ thuậtriêng, ngoài việc xây dựng thành công một thế giới nhân vật lao động nghèo khổ dưới đáy xã hội, Nguyên Hồng cũng đã rất thành công khi tạo dựng một không gian, thời gian và ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm dấu ấn nhà văn đất Cảng. Đó là một thứ thời gian gắn liền với những sự kiện, biến cố của cuộc đời nhân vật, thời gian của sự hồi tưởng đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của nhân vật. Một không gian xã hội đen tối đầy tội lỗi, một không gian gia đình chứa đầy bi kịch buồn đau, tan tác, và đâu đó còn là một không gian mang sắc thái tôn giáo trầm buồn, ảm đạm. Đồng thời, để khắc họa thành công những nét tính cách và phẩm chất các nhân vật của mình, Nguyên Hồng đã sử dụng hiệu quả thứ ngôn ngữ giàu chất liệu của cuộc sống cần lao, thứ ngôn ngữ phù hợp với đặc tính và nghề nghiệp của từng loại nhân vật. Nhà văn cũng hay sử dụng những biện pháp tu từ, những biệt ngữ, tiếng lóng, những từ ngữ mang sắc thái tôn giáo để khắc họa rò nét tâm lý, tính cách nhân vật. Cũng qua các yếu tố thời gian, không gian và ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trước Cách mạng, người đọc đã thấy rò được quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.


KẾT LUẬN

1. Là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và cũng là một trong những tác gia lớn của văn chương Việt Nam hiện đại, Nguyên Hồng đã khẳng định được vị trí của mình trong đời sống văn học nước nhà ngay từ những tác phẩm đầu tiên khi tuổi đời còn rất trẻ. Với một tuổi thơ dữ dội, đầy đau đớn và bất hạnh; với một trái tim đặc biệt nhạy cảm với nỗi đau của những người lao động nghèo khổ; với một vốn sống giàu có, phong phú về đời sống của lớp người nghèo dưới chế độ thực dân phong kiến - và với một tấm lòng thấm đẫm yêu thương và giàu lòng trắc ẩn - Nguyên Hồng đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương đầy giá trị hiện thực và nhân đạo.

2. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những giá trị lớn lao đó trong các tác phẩm của Nguyên Hồng chính là Thế giới nghệ thuật đặc sắc của ông. Trong thế giới nghệ thuật, các phương diện: từ hệ thống nhân vật đến không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật ... đều mang đậm cá tính sáng tạo và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

Thế giới nhân vật của Nguyên Hồng thật phong phú và phức tạp, đó là cả một thế giới những người lao động nghèo khổ, dưới đáy xã hội thực dân phong kiến. Nhà văn đã khắc họa một cách sinh động, cụ thể những cuộc đời, những số phận bé nhỏ, bất hạnh bị đày đọa, bị bóc lột đến tận xương, tận tủy, bị đẩy vào tận cuối đường hầm đen tối của cuộc sống, để rồi trở thành những kẻ cùng đường liều lĩnh, nổi loạn và tội lỗi. Cụ thể: đó là những nhân vật phụ nữ lao động nghèo khổ, có số phận bất hạnh, bị dồn đẩy vào con đường lưu manh hóa; là những đứa trẻ nghèo sống dưới đáy xã hội “không có tuổi thơ”, bơ vơ, đói khát; là những người trí thức tiểu tư sản nghèo, giàu hoài bão nhưng bất lực và bế tắc trước xã hội đen tối đầy bất công, vô nhân đạo đương thời. Nhưng với một tấm lòng, một trái tim yêu thương vô hạn và một niềm tin vào bản chất lương thiện của con người, nhất là con người lao động chân chính - dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khắc nghiệt đến đâu, thì các nhân vật thuộc thế giới những người lao động nghèo khổ này vẫn được tác giả chở che, bênh vực và phát hiện ra những ánh sáng le lói luôn hướng



tới cái thiện trong tâm hồn của họ. Đặc biệt, càng về giai đoạn sau (1939 -1945) tác giả càng phát hiện, càng thêm trân trọng những phẩm chất đáng quý của tầng lớp người lao động nghèo khổ này. Đó là lòng căm thù, là sức mạnh tiềm tàng, là sự phản kháng, sự đấu tranh để giành lại quyền sống, quyền làm người của họ. Và đây cũng chính là điểm mới, điểm tiến bộ trong nhận thức của Nguyên Hồng về những người lao động nghèo khổ trong xã hội, cũng như trong cách xây dựng nhân vật của ông so với nhiều nhà văn khác cùng thời.

3. Ở phương diện Thời gian, không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trước Cách mạng cũng mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Đó là thời gian gắn liền với những sự kiện, những biến cố dữ dội của cuộc đời nhân vật, gắn với những xung đột xã hội đầy biến động trước năm 1945. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyên Hồng thường hay sử dụng kiểu thời gian hồi tưởng, đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai để miêu tả những sự kiện có ảnh hưởng sâu sắc đến số phận và cuộc đời các nhân vật. Thời gian được nhấn mạnh là thời gian ban đêm với nhịp điệu chậm chạp, với sự vận động nặng nề chứa chất bao hiểm họa đau đớn… gợi lên sự ám ảnh về những kiếp người khổ ải sống trong đêm trường nô lệ đen tối đầy rẫy những bất công, tội lỗi dưới chế độ thực dân phong kiến. Thời gian đôi khi cũng được đẩy lên, có nhịp độ nhanh, khẩn trương, chứa đầy kịch tính… trong một số thời điểm nhất định, gắn liền với những sự kiện đáng nhớ của nhân vật, thời gian ấy có tác dụng khắc họa tính cách quyết liệt của nhân vật cũng như khắc họa không khí khẩn trương của sự kiện.

Không gian nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn là không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi, bủa vây, dồn đẩy con người vào tận cùng của đói khát, bệnh tật và vào con đường tội lỗi; một không gian gia đình buồn đau và tan tác chứa đầy bi kịch, mà ở trong đó con người luôn phải chịu đựng mọi sự thiếu thốn, khổ sở vì mưu sinh, luôn phải chịu hậu quả của những hủ tục phong kiến nặng nề trói buộc; một không gian mang sắc thái tôn giáo trầm, buồn và ảm đạm. Không gian mang sắc thái tôn giáo ấy càng khắc sâu thêm bi kịch tuyệt vọng của con người mà cuộc sống của họ chỉ còn cách cầu nguyện Chúa - để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022