Thanh tra tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Thanh tra giám sát tại NHNN chi nhánhtỉnh Bắc Giang 34

Sơ đồ 2.2. Hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 36

Bảng 2.3: Lực lượng Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh tỉnh B ắc Giang 39

Sơ đồ 2.4. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra của NHNNchi nhánh tỉnh Bắc Giang 40

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp tình hình thanh tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện các quy định trong giấy phép tại NHNN - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 46

Biểu 2.6. Tình hình thanh tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện các quy định trong giấy phép tại NHNN - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016- 2020

............................................................................................................................................. 47

Bảng 2.7: Bảng chi tiết tình hình thanh tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện các quy định trong giấy phép tại TTGSNHNN - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 phân theo nội dung thanh tra 47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Bảng 2.8: Tình hình thanh tra, đánh giá, mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra tại TTGSNHNN -Chi nhánh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 52

Bảng 2.9: Tình hình thanh tra việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra và quyết định xử lý của đối tượng thanh tra tại NHNN – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 55

Thanh tra tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 2


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, tác động tích cực đến sự tăng trưởng, ổn định và kiềm chế lạm phát của nền kinh tế. Hoạt động của các Tổ chức tín dụng có ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động kinh tế xã hội, vì vậy, mỗi Tổ chức tín dụng hoạt động không ổn định cũng đều có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Những năm qua,bên cạnh những mặt tích cực việc phát triển của hệ thống Tổ chức tín dụng cũng có nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt các Tổ chức tín dụng có xu hướng chạy theo lợi nhuận quá mức; hệ thống quản trị, kiểm soát, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng còn hạn chế, có lúc, có nơi chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đang hội nhập ngày càng sâu, rộng, dẫn đến sơ hở trong quản lý, điều hành, chưa phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, chậm hoặc không phát hiện được các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Cùng với đó, hệ thống công nghệ, năng lực quản trị rủi ro và trình độ cán bộ của một số Tổ chức tín dụng hiện nay còn bất cập, trong khi đó các loại tội phạm mới, nhất là tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi và chưa được cảnh báo kịp thời. Do vậy, việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý và kiểm soát hoạt động của các Tổ chức tín dụng là rất cần thiết để đảm bảo các Tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ đã được hoạch định.

Thanh tra ngân hàng được đánh giá là một trong những công cụ sắc bén của Ngân hàng Nhà nước nhằm tăng cường thể chế, kỷ cương, kỷ luật, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, do đó việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra đối với các Tổ chức tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo cho các Tổ chức tín dụng hoạt động an toàn hiệu quả trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết.


Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thực hiện tương đối tốt chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo hướng an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu lực quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là công tác thanh tra bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh những sai phạm trong ngành ngân hàng ngày càng có xu hướng nghiêm trọng đã nêu.

Với những lý do trên, để khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác thanh tra, góp phần đảm bảo hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn an toàn hiệu quả, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thanh tra tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

* Tình hình nghiên cứu trong nước:

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến công tác thanh tra TCTD như:

- Sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng” – NXB Chính trị Quốc gia Sự thật (19/5/2020) của tác giả Trương Thanh Đức đã đề cập khá chi tiết về những vấn đề pháp lý trong hoạt động ngân hàng của tất cả các loại hình TCTD (Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại, Tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính…).

- Sách “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên”- NXB Lao Động (2013) gồm nhiều chuyên đề, chia làm 3 cuốn, trong đó: Cuốn thứ nhất gồm 5 chuyên đề cung cấp kiến thức về pháp luật thanh tra, pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật phòng, chống tham nhũng; cuốn thứ hai gồm 6 chuyên đề viết về những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; cuốn thứ ba gồm 6 chuyên đề mở, cập nhật nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng theo nhóm vấn đề.

- Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động thanh tra TCTD dưới dạng đề tài nghiên cứu luận văn gồm:

+ Luận văn thạc sỹ “Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các


QTDND của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La (2019) của nhóm tác giả chuyên ngành Quản lý Kinh tế – Đại học Thương Mại đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác thanh tra, giám sát đối với các QTDND. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra của NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đối với hệ thống QTDND trên địa bàn và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đối với các QTDND ở trên địa bàn giai đoạn 2014-2019.

+ Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh thành phố Đà Nẵng” năm 2014 của tác giả Trần Nhân Bình đã tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho công tác thanh tra tại chỗ của NHNN Chi nhánh thành phố Đà Nẵng đến năm 2014. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay tình hình sai phạm của các tổ chức tín dụng đã có nhiều thay đổi theo hướng phức tạp hơn.

+ Luận văn thạc sỹ “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội” năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan chủ yếu tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận của hoạt động thanh tra, giám sát, vấn đề thực tiễn đưa ra ít, bên cạnh đó vấn đề nghiên cứu khá rộng (bao gồm cả hoạt động thanh tra ngân hàng, giám sát của nhiều loại hình ngân hàng) nên mỗi vấn đề đưa ra không được phân tích sâu.

* Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng không nhiều, có thể kể đến một số công trình như:

- Sách “From chasing violations to managing risks” năm 2013 của tác giả Florentin BlanC phân tích lý do cần phải đổi mới hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng, dẫn chứng việc đổi mới mới hoạt động này đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới như Mexico, Anh, Hà Lan và Ý.. Từ đó, tác giả trong đó nhấn mạnh việc tập trung vào các rủi ro thị trường và việc thanh tra trên cơ sở rủi ro cần được đặc biệt coi trọng.


- Sách “The political economy of european bankinh union” năm 2008 của giáo sư Lucia Quaglia, nhấn mạnh quá trình cải cách hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đặc biệt là khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này ở các nước trong khu vực Châu Âu.

Nhìn chung, các nghiên cứu, công bố khoa học trên đã đề cập đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở một số chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trong các khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào đề cập và nghiên cứu về thanh tra TCTD tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020. Do vậy, có thể khẳng định đề tài của tôi nghiên cứu không bị trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố trước đây. Với tinh thần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng hoạt động thanh tra các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tìm ra nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra TCTD tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang nhằm đảm bảo hoạt động của các TCTD an toàn hiệu quả.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện thanh tra TCTD tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở phân tích, làm rõ và đánh giá thực trạng công tác này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thanh tra TCTD tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Phân tích và đánh giá thực trạng công tác thanh tra TCTD tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra và các kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra TCTD tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thanh tra tại NHNN chi nhánh đối với TCTD


trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Phạm vi nghiên cứu: Do không có văn bản pháp lý nào quy định về thanh tra TCTD, mà TCTD bao gồm ngân hàng. Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về thanh tra ngân hàng.

+ Phạm vi về không gian: Công tác thanh tra các TCTD tại NHNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

+ Phạm vi về thời gian: Các số liệu thu thập trong giai đoạn 2016- 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Các số liệu sử dụng trong Chương 2 của Luận văn, được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm và báo cáo công tác thanh tra của NHNN

- Chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Việc thống kê các số liệu này nhằm làm rõ thực trạng tình hình thanh tra TCTD tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

- Phương pháp tổng hợp thông tin: từ một số lý luận về thanh tra TCTD tại Chương 1 của Luận văn được tổng hợp và thu thập từ các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, website, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp phân tích thông tin: từ các số liệu thống kê và các thông tin thu thập được, tác giả sẽ tập trung làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thanh tra TCTD tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang ở Chương 2 của Luận văn để từ đó đề xuất định hướng, giải pháp phù hợp cho công tác này ở Chương 3.

6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn

- Về lý luận: trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về thanh tra TCTD tại NHNN Luận văn đã hệ thống hóa, tổng hợp, làm rõ thêm vai trò, nội dung, các tiêu chí đánh giá công tác thanh tra ngân hàng và các yếu tố tác động đến công tác thanh tra ngâ n hàng của NHNN đối với các TCTD trong nền kinh tế thị trường.

+ Về thực tiễn: một số phương hướng hoàn thiện công tác thanh tra ngân hàng có thể ứng dụng vào thực tế để TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang có thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này góp phần bảo đảm hoạt động của TCTD trên địa bàn an toàn hiệu quả.


7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thanh tra TCTD tại NHNN Chương 2: Thực trạng thanh tra TCTD tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thanh tra TCTD tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc

Giang.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THANH TRA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Nhà nước


Ngân hàng trung ương là thuật ngữ được sử dụng ngân hàng đầu não của mỗi quốc gia, là ngân hàng độc quyền phát hành tiền và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ngân hàng trung ương có thể có những tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tố lịch sử, sở hữu, thể chế chính trị, nhu cầu

của nền kinh tế cũng như truyền thống về văn hoá ở mỗi quốc gia khác nhau như theo hình thức sở hữu, nó có tên gọi là Ngân hàng quốc gia (Mônđôva, Iran, Hunggari), Ngân hàng Nhà nước (Việt Nam); Theo tính chất, chức năng, Ngân hàng dự trữ (Nam phi), Ngân hàng Nhà nước có thể được gọi tên là Ngân hàng trung ương (Liên bang Nga), Hệ thống (Cục) dự trữ liên bang (Mỹ) hoặc có thể chỉ là những tên gọi có tính chất lịch sử và kế thừa như Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Anh... Ở Việt Nam theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 và Nghị định 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam thì:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- NHNN là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

- NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ" (Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12).

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí