Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Thanh Tra Ngân Hàng


khác qua chế độ báo cáo và tiếp nhận các thông tin phản ánh khác về đối tượng thanh tra. Cán bộ thanh tra xây dựng kho dữ liệu về đối tượng mình quản lý. Khi phát hiện vấn đề mới phát sinh cần xử lý, cán bộ thanh tra báo cáo, đề xuất với cấp trên để giải quyết.

Việc thực hiện tốt công tác giám sát ngân hàng, khai thác triệt để các thông tin về đối tượng thanh tra sẽ hỗ trợ đắc lực cho thanh tra tại chỗ trong việc cảnh báo, chỉ điểm và cung cấp nguồn thông tin. Ngược lại, sẽ làm giảm hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ.

1.3.4.2. Các yếu tố bên ngoài

* Đối tượng thanh tra

Các TCTD là đối tượng thanh tra, chịu sự tác động trực tiếp của hoạt động thanh tra. Thực tế cho thấy ở những tổ chức có ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành cao, tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ thì hoạt động thanh tra được tiến hành rất thuận lợi. Ngược lại ở các tổ chức có thái độ không hợp tác, không chấp hành đúng quy định thì hoạt động thanh tra gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, chế độ thông tin báo cáo của các TCTD có vai trò hết sức quan trọng đối với hiệu quả, chất lượng của hoạt động thanh tra. Nếu có thông tin trung thực, đầy đủ, kịp thời thì kết quả thanh tra mới phản ánh được chính xác hoạt động của các TCTD. Có như vậy, các kiến nghị thanh tra mới thực sự thiết thực cho các cấp quản lý cũng như TCTD.

* Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến công tác thanh tra, giám sát của NHNN. Các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng thường xuyên thay đổi sẽ gây ra khó khăn trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, các quy định khác nhau, chồng chéo, chưa thực sự phù hợp trong thực tế sẽ khiến công tác thanh tra trở nên bất cập, khó thực hiện và giảm hiệu quả.

* Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác thanh tra

Thanh tra hoạt động ngân hàng đối với các TCTD để đạt được hiệu quả tối ưu, ngoài thanh tra tính tuân thủ pháp luật của các TCTD cần rất nhiều thông tin bên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


ngoài đối với TCTD đó. Nguồn thông tin càng đa dạng thì việc thanh tra càng có hiệu quả. Do đó, có thể thấy việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan là rất cần thiết. Việc phối hợp giữa các đơn vị trong công tác thanh tra một mặt sẽ giúp tránh sự chồng chéo về công việc, mặt khác đảm bảo tốt hơn trong việc cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác thông tin.

Thanh tra tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 5

* Các yếu tố khác

- Phương pháp thanh tra, sự phối hợp giữa các phương pháp.

- Môi trường chính trị, môi trường kinh tế xã hội, địa hình, địa lý của tỉnh.

- Hệ thống thông tin, báo cáo, sự trung thực trong các báo cáo của đơn vị được thanh tra.

- Ảnh hưởng của nạn tiêu cực, tham nhũng trong xã hội.

- Sự quan tâm của Thống đốc…

Sự ảnh hưởng của những nhân tố này tới công tác thanh tra ít hay nhiều còn phụ thuộc vào từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể.

1.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra ngân hàng

Hiện nay, không có văn bản pháp quy hoặc tài liệu nào quy định các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá công tác thanh tra ngân hàng. Nguyên nhân là bởi vì thanh tra hoạt động ngân hàng khá phức tạp, đối tượng thanh tra đa dạng thì các dạng sai phạm cũng đa dạng, có đối tượng thanh tra làm tốt, ít sai phạm, cũng có những đối tượng thanh tra nhiều sai phạm, nội dung thanh tra của các cuộc thanh tra cũng khác nhauvà do thời gian tiến hành một cuộc thanh tra có hạn nên đoàn thanh tra thường phải lựa chọn trọng điểm để tiến hành thanh tra chọn mẫu mà không phải mẫu nào cũng sẽ chứa đựng hết các sai phạm của đối tượng thanh tra ... Do đó nên các tiêu chí đánh giá chỉ có tính chất tương đối. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì đánh giá hiệu quả công tác thanh tra của NHNN đối với các TCTD về tổng thể có thể dựa trên một số tiêu chí sau:

1.3.5.1. Mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra

Mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra hàng quý, hàng năm và tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra được đánh giá bởi tỉ lệ thực hiện thanh tra: đo bằng số thực hiện so với kế hoạch được duyệt. Nếu tỉ lệ này đáp ứng 100% là tốt, thực hiện đúng kế hoạch


thanh tra; không đạt 100% chưa tốt vì không đảm bảo được kế hoạch thực hiện. Đồng thời, quy trình của một cuộc thanh tra chỉ được phép thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định, trong thời gian này đoàn thanh tra phải hoàn thành các nội dung thanh tra được đặt ra tại kế hoạch thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện một cuộc thanh tra. Thời gian thanh tra được quy định trong Quyết định thanh tra và buộc phải thực hiện đúng. Nếu có phát sinh muốn kéo dài thời gian thanh tra thì phải có Quyết định bổ sung.

1.3.5.2. Tần suất thực hiện thanh tra

Tần suất thực hiện thanh tra đo bằng số lần được thanh tra của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu tần suất cao có thể sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của TCTD, ngược lại, nếu tần suất thấp thì TCTD không được quản lý chặt chẽ.

1.3.5.3. Số cuộc thanh tra phải thanh tra lại

Số cuộc thanh tra phải thanh tra lại phản ánh chất lượng cuộc thanh tra và trình độ của cán bộ thanh tra. Có càng nhiều cuộc thanh tra phải thanh tra lại thì chất lượng của cuộc thanh tra là chưa tốt. Trình độ của thành viên đoàn thanh tra còn hạn chế.

1.3.5.4. Mức độ phát hiện và ngăn ngừa những sai phạm có nguy cơ gây rủi ro hoạt động của TCTD

Nhiệm vụ của thanh tra là đi tìm những sai phạm, phát hiện dấu hiệu rủi ro để xử lý, cảnh báo đối với TCTD. Vì vậy, đây gần như là tiêu chí định lượng để đánh giá hoạt động thanh tra giám sát. Ngoài ra tính chất, mức độ của những sai phạm, rủi ro được phát hiện cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của thanh tra.

1.3.5.5. Xử lý và kiến nghị xử lý các sai phạm, dấu hiệu rủi ro đối với các TCTD

Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, phát hiện những sai phạm, dấu hiệu rủi ro thì việc đưa ra giải pháp xử lý, kiến nghị xử lý có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một khâu trong hoạt động thanh tra giám sát, và có vai trò quyết định kết quả quá trình thanh tra, là cơ sở cho các TCTD chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, sai phạm.

1.3.5.6. Kết quả khắc phục chấn chỉnh của TCTD sau thanh tra

Kết quả khắc phục, chấn chỉnh theo yêu cầu, kiến nghị của Đoàn Thanh tra là yếu tố khách quan, gần như phụ thuộc vào các TCTD. Tuy nhiên, ở đây cũng phản


ánh vai trò của TTGS trong việc đưa ra những giải pháp xử lý, kiến nghị xử lý có hiệu quả, thuyết phục hay không, quá trình đôn đốc, theo dõi có sát sao hay không.

1.4. Kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra các TCTD của một số chi nhánh NHNN và bài học kinh nghiệm cho NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang

1.4.1. Kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra của một số chi nhánh Ngân hàng Nhà nước

Cơ cấu Thanh tra, giám sát của chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố đều theo mô hình chung do NHNN Việt nam quy định (trừ một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ cấu tổ chức riêng như Hà Nội, Hồ Chí Minh) trong đó Thanh tra, giám sát chi nhánh NHNN các tỉnh nằm trong hệ thống tổ chức và chịu sự chỉ đạo của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng - NHNNVN đồng thời là bộ phận thuộc tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Trong thời gian qua, TTGS NHNN tỉnh Thái Nguyên đã kết hợp chặt chẽ giữa giám sát an toàn vi mô và thanh tra tại chỗ để thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát, sử dụng hiệu quả số liệu, cảnh báo từ hệ thống chương trình giám sát an toàn vi mô để phục vụ công tác thanh tra tại chỗ. Đồng thời, phối hợp thanh tra theo pháp nhân của NHNN và thanh tra theo từng chuyên đề giúp các TCTD trên địa bàn thấy được ưu điểm cũng như phát hiện được những mặt hạn chế, yếu kém, từ đó đưa ra các khuyến nghị cảnh bảo rủi ro giúp các TCTD trên địa bàn hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Mặt khác, Chi nhánh đã bố trí, phân công cán bộ thanh tra trực tiếp quản lý, giám sát thường xuyên về tổ chức, hoạt động, việc chấn chỉnh kiến nghị sau thanh tra của từng đối tượng thanh tra, cán bộ thanh tra chịu trách nhiệm báo cáo kết quả quản lý, giám sát các đối tượng thanh tra mình phụ trách, và đề xuất biện pháp giải quyết khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, rủi ro. Mặt khác, tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị nhất là trong công tác quản lý Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên


Những năm qua, TTGS NHNN tỉnh Hưng Yên đã chú trọng công tác quản lý, thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động đối với hệ thống TCTD trên địa bàn. Luôn coi công tác giám sát ngân hàng là một khâu trọng yếu trong hoạt động giám sát hệ thống TCTD. Khi tổ chức thanh tra các TCTD thường chọn thanh tra mảng hoạt động tiềm ẩn rủi ro như tín dụng, huy động vốn. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã quan tâm đào tào bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra; bố trí, phân công cán bộ thanh tra trực tiếp quản lý, giám sát thường xuyên về tổ chức, hoạt động, việc chấn chỉnh kiến nghị sau thanh tra của từng đối tượng thanh tra, cán bộ thanh tra chịu trách nhiệm báo cáo kết quả quản lý, giám sát các đối tượng thanh tra mình phụ trách, và đề xuất biện pháp giải quyết khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, rủi ro.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang

- Chú trọng, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát.

+ Quan tâm bổ sung nhân sự và đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra có trình độ, kiến thức, dần trẻ hóa cán bộ có đủ sức khỏe đảm bảo công việc thanh tra.

+ Thường xuyên tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ thanh tra giám sát ngân hàng thông qua việc tạo điều kiện cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn của ngành, các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, thanh tra viên…thường xuyên quán triệt tinh thần trách nhiệm, ý thức, lề lối làm việc của cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra.

- Thường xuyên nâng cao chất lượng công tác thanh tra tại chỗ

+ Đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường sử dụng linh hoạt các hình thức thanh tra phù hợp với tình hình thực tiễn

+ Nội dung thanh tra tại chỗ đối với nên tập trung vào chuyên đề trọng tâm, trọng điểm, các vấn đề nổi cộm, nhiều nguy cơ rủi ro, tránh thanh tra tràn lan nhiều nội dung một lúc để nâng cao hiệu quả thanh tra.

- Chú trọng nâng cao chất lượng công tác giám sát ngân hàng: Công tác giám sát ngân hàng trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới, gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Phân công cụ thể cán bộ thanh tra


quản lý, theo dõi, giám sát đến từng đối tượng thanh tra để nắm chắc tình hình hoạt động, kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.

- Tăng cường phối hợp giữa công tác thanh tra tại chỗ với công tác giám sát ngân hàng. Coi công tác giám sát an toàn hoạt động ngân hàng là công việc hỗ trợ không thể thiếu cho hoạt động thanh tra, kiểm tra trực tiếp, nhằm sớm phát hiện, đưa ra cảnh báo. Đồng thời cung cấp nguồn dữ liệu cơ sở cho hoạt động thanh tra. Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, tiến tới áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn trong việc triển khai thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản về NHNN, TCTD, và thanh tra ngân hàng, khẳng định tầm quan trọng của việc thanh tra đối với TCTD tại NHNN. Bên cạnh đó cũng tham khảo kinh nghiệm trong hoạt động TTGS chi nhánh NHNN một số tỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Từ đó tạo cơ sở để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về thực trạng thanh tra TCTD tại NHNN chi nhánh tỉnh và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này ở các chương sau.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TRA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định 324/QĐ-NH9 ngày 05/12/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chia tách Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Bắc thành NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang và NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh theo nghị quyết kỳ họp thứ 10 – Quốc hội khóa IX cho phù hợp với địa giới hành chính của tỉnh. Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đủ sức gánh vác nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của ngành đó là việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng và quản lý ngoại hối trên địa bàn tỉnh. Ban đầu, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang chỉ quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của 04 Quỹ tín dụng nhân dân, 05 chi nhánh Ngân hàng thương mại, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thì đến nay số lượng Tổ chức tín dụng được theo dõi, giám sát tăng lên thành 16 chi nhánh Ngân hàng thương mại, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 20 Quỹ tín dụng nhân dân.

Với những thành tích kết quả đạt được trong nhiều năm qua NHNN chi nhánh tỉnh đã được tặng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, của Thống đốc NHNN Việt Nam, của Chủ tịch UBND tỉnh và đặc biệt năm 2017 đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba. Phát huy những thành tích kết quả đạt được NHNN chi nhánh tỉnh đã phấn đấu cùng với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Theo quy định tại Quyết định 1692/QĐ-NHNN ngày 8/8/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí