Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 20


Kết luận chương 3


Trong thời đại hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển thì hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển theo. Trong những năm vừa qua Lào có rất nhiều các NHTM ra đời và phát triển nhanh chóng, Lào đã gia nhập WTO và sẽ gia nhập AEC (dự đoán năm 2015), thì hàng loạt các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ được hoạt động ở Lào. Do đó mà sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra khốc liệt hơn trước. Đứng trước tình hình đó thì NHNT Lào luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt với những thách thức. Và công tác TĐDA vay vốn tỏ ra là một khâu quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nhận thức được điều này, NHNT Lào cũng đã chú ý và củng cố nâng cao chất lượng thẩm định để có những bước phát triển nhanh, mạnh, vững chắc. Thẩm định DAĐT là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi ngân hàng phải luôn hoàn thiện dần qua thực tế chứ không phải dừng lại ở lý thuyết bởi thực tế hoạt động đầu tư luôn có sự biến động. Việc sớm giải quyết một số vấn đề trong chương 2 tác giả đề xuất hoàn thiện quy trình thẩm định và tăng thêm thời gian thẩm định, thêm nữa cần hoàn thiện những nội dung thẩm định và các phương pháp thẩm định đưa vào một số chỉ tiêu quan trọng mà các nước phát triển đang sử dụng cùng với những giải pháp cụ thể và cơ chế chính sách là thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực không chỉ riêng của ngành ngân hàng mà có sự phối hợp của các ngành, các cấp có liên quan cùng nhau giải quyết những giải pháp đã nêu trong chương 3.


KẾT LUẬN


Từ các nội dung nghiên cứu và trình bày, luận án đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Luận án đã tổng hợp những bài học kinh nghiệm của nhà nghiên cứu trước đây để làm cho tác giả hiểu biết sâu sắc thêm về việc TĐDA cho vay vốn của Ngân hàng theo dự án, việc TĐDA đã giúp chủ đầu tư, nhà tài trợ hoặc Ngân hàng và nhà quản lý để thực hiện hoạt động dự án có hiệu quả về kinh tế - xã hội và có lợi nhuận, tạo ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm ổn định cho dân cư.

2. Lựa chọn và đúc kết những kinh nghiệm về thẩm định DAĐT của một số nước, luận án đã rút ra các bài học kinh nghiệm thẩm định DAĐT của NHTM Việt Nam và Ngân hàng thế giới, để làm nền tảng nâng cao chất lượng công tác thẩm định DAĐT cho NHNT Lào quan trọng nhất là quy trình, nội dung có một nền tảng lý thuyết phong phú, đa dạng với nhiều ứng dụng của toán học và được trình bày theo nhiều quan điểm, nhiều hướng, nhiều dạng kiểu khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

3. Phân tích thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại NHNT Lào những năm qua và rút ra những kết quả và hạn chế:

- Về kết quả, NHNT Lào là một ngân hàng đứng đầu cho vay những dự án hoạt động kinh doanh có hiệu quả không ít, tạo công ăn việc làm cho dân cư, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội trên toàn quốc, đóng góp ngân sách nhà nước

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 20

- Những hạn chế, công tác thẩm định DAĐT tại NHNT Lào những năm qua hiệu quả chưa cao, có một số dự án không có khả năng trả nợ

4. Từ kết quả nghiên cứu, ở chương 3 luận án cũng đã đề xuất 4 quan điểm, 4 nội dung hoàn thiện, 4 giải pháp và 3 kiến nghị chủ yếu đối với các bên có liên quan như: NHNN Lào, Chính phủ, chủ đầu tư và NHTM Lào để nhằm tăng cường hoàn thiện công tác thẩm định DAĐT tại NHNT Lào trong thời gian tới đó là phân tích các điều kiện cần chuẩn bị và thúc đẩy để vận dụng có hiệu quả.


Trong quá trình hoàn thiện đề tài của mình em đã gặp phải một số khó khăn về ngôn ngữ nên chắc chắn công trình nghiên cứu còn phải có các hạn chế và khiếm khuyết. Rất kỉnh mong các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận án được hoàn thiện hơn nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình của các anh chị em trong phòng tín dụng của NHNT Lào, NHNN Lào, các Bộ có liên quan Nước CHDCND Lào, nước CHXHCN Việt Nam, đặc biệt Trường đại học kinh tế Quốc dân: Viện Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trong khoa đầu tư, đặc biệt TS. Nguyễn Hồng Minh, PGS. TS. Phạm Văn Hùng, PGS. Nguyễn Bạch Nguyệt và PGS. Từ Quang Phương, đã giúp em hoàn thành luận án của mình. Em xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Diengkham Sengkeomysay (2011), Một số vấn đề về thẩm định dự án đầu tư của Trung tâm dịch vụ thu mua nợ-nhân gửi thu nợ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020, (Tập I), tr 279-289, Viêng Chăn.

2. Diengkham Sengkeomysay (2011), Thu hút đầu tư sử dụng hiệu quả ODA vào CHDCND Lào, Tạp chí Kinh tế và Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, số 20 (508) 10/2011, tr 38-40.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. TIẾNG VIỆT

1. Chính phủ (1996), Nghị định số 42/CP, ngày 16 tháng 07 năm 1996 về việc ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.

2. Chính phủ (1997), Nghị định số 92/CP, ngày 23 tháng 08 năm 1997 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 42/CP, 16/7/1996

3. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

4. Chính phủ (2000), Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05 tháng 05 năm 2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ

5. Chính phủ (2003), Nghị định số 07/2003/NĐ-CP, ngày 30 tháng 01 năm 2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 và nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05 tháng 05 năm 2000 của Chính phủ

6. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07 tháng 02 năm 2005 về quản lý dự án xây dựng công trình.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 112/2006/NĐ-CP, ngày 29 tháng 09 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP, ngày 07 tháng 02 năm 2005 về quản lý dự án xây dựng công trình

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

9. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB thống kê Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội

11. Đinh Thế Hiển (2002), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án


đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Đinh Thế Hiển (2008), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế Ứng dụng, NXB Thống kê.

13. Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan (2007), Thiết lập & Thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê.

14. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB tài chính, Hà Nội.

15. Trần Thị Mai Hương (2007), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

16. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

17. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính.

18. Nguyễn Hồng Minh (2003), Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác lập và thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp đồ uống của Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2004), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

20. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB thống kê Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

21. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.

22. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

23. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

24. Nguyễn Hoà Nhân (2002), Hoàn thiện phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Việt


Nam trong điều kiện hiện nay, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường đại học Tài chính, Hà Nội.

25. Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

26. Quốc hội (2005), Luật đầu tư, NXB Tư pháp, Hà Nội.

27. Quốc hội (2006), Luật kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.

28. Quốc hội (2007), Luật doanh nghiệp, NXB Tài chính.

29. PETER S. ROSE (1998) dịch sang tiếng Việt (2004), Giáo trình Quản trị NHTM, NXB tài chính Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội

30. Khămxinh Sengkeo M.H. Vông (2001), Hoàn thiện công tác TĐDA vay vốn của doanh nghiệp tại Ngân hàng Lane Xang Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

31. Diengkham Sengkeomysay (2011), Một số vấn đề về thẩm định dự án đầu tư của Trung tâm dịch vụ thu mua nợ-nhân gửi thu nợ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020, (Tập I), Viêng Chăn.

32. Diengkham Sengkeomysay (2011), “Thu hút đầu tư sử dụng hiệu quả ODA vào CHDCND Lào”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 20 (508) 10/2011.

33. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

34. Nguyễn Đức Thắng (2007), Nâng cao chất lượng TĐDAĐT tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam Luận án Tiến sỹ Kinh tế.

35. Nguyễn Xuân Thủy, Trần Việt Hoa, ThS.Nguyễn Việt Ánh (2010),

Quản trị dự án đầu tư, NXB Lao động - Xã hội.

36. Bùi Ngọc Toàn (2006), Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

37. Vũ Công Tuấn (1998), Thẩm định dự án đầu tư, NXB TP.HCM.

38. Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, NXB Tài

chính.

39. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa kinh tế phát triển (1999),


Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội.

40. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2011), Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, NXB Trường đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

41. Trường Trung cấp công nghệ và kinh tế Việt – Hàn (2006), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

42. Bộ Tài chính (2000), Thông tư số 109/2000/TT-BTC, 13/11/2000 về hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định dự án và văn bản sửa đổi thông tư 109/200/TT-BTC, ngày 28/09/2011, NXB Bộ Tài chính, Hà Nội

43. Đặng Kim Vui, Đỗ Hoàng Sơn (2007), Lập và quản lý dự án lâm nghiệp xã hội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

44. Boungnuene Xaykueyachongtua (2006), Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại Ngân hàng phát triển Lào, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

45. Các Quy định pháp luật về Ngân hàng tổ chức tín dụng và hoạt động kinh doanh (2008), NXB Tài chính.

46. Quản lý dự án công trình xây dựng (2007), NXB lao động & xã hội, Hà Nội.


B. TÀI LIỆU TIẾNG LÀO (dịch sang tiếng Việt)

47. Bộ Tài chính (2004), Văn bản số 0063/BTC, ngày 12/03/2004 về tổ chức thực hiện đấu thầu mua hàng hóa, xây dựng, sửa chữa và dịch vụ vốn Nhà nước. Viêng Chăn

48. Bộ Tài chính (2004), Bài hướng dẫn số 2085/BTC, ngày 01/10/2004, về việc tổ chức thực hiện luật đất đai Nhà nước. Viêng Chăn

49. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Luật đầu tư của Nhà nước số 08/QH, ngày 26/11/2009, NXB Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viêng Chăn

50. Chính phủ (2002), Nghị định số 58/CP, ngày 22/05/2002, về việc quản lý đầu tư Nhà nước. Viêng Chăn

51. Chính phủ (2002), Nghị định số 135/CP, ngày 07/08/2002 về việc xây dựng và quản lý kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Viêng Chăn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022