Tăng Cường Công Tác Kiểm Soát Chất Lượng Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Vay Vốn


Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính xem xét, quyết định số tiền phí thẩm định đầu tư phải thu đối với từng dự án cụ thể.

c) Phí thẩm định DAĐT đối với khu đô thị mới được xác định theo hướng dẫn tại điểm a, khoản này, trong đó tổng mức đầu tư được phê duyệt làm căn cứ tính thu phí không bao gồm chi phí bối thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư.

d) Phí thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật (phí thẩm định DAĐT với quy mô nhỏ) đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước được xác định theo hướng dẫn tại điểm a, khoản này

+ Đối với những DAĐT quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nhưng cơ quan nhà nước không đủ điều kiện thẩm định mà phải thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định thì chi phí thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước chỉ được thu phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu phí tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này.

Định kỳ hàng tháng, cơ quan thu lệ phí thẩm định đầu tư thực hiện kê khai, nộp ngân sách nhà nước 25% số tiền lệ phí thẩm định đầu tư thực thu được trong kỳ theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 045 mục lục ngân sách nhà nước quy định.

Bảng 3.3: Mức thu phí thẩm định dự án đầu tư


Biểu mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Tổng mức ĐTDA

(tỷ đồng)

< 15

25

50

100

200

500

1.000

2.000

5.000

10.000

Tỷ lệ %

0,0190

0,0170

0,0150

0,0125

0,0100

0,0075

0,0047

0,0025

0,0020

0,00010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 19

Nguồn: Thông tin từ thông tư số 109/2000/TT-BTC, ngày 13/11/2000 và văn bản sửa đổi thông tư 109/2000/TT-BTC, ngày 28/09/2011 [42]

+ Cơ quan thu lệ phí thẩm định đầu tư được trích 75% (bảy mươi lăm phần trăm) trên số tiền lệ phí thẩm định đầu tư thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho việc thẩm định đầu tư và việc tổ chức thu lệ phí thẩm định đầu tư theo quy định sau đây:

a) Trường hợp cơ quan nhà nước trực tiếp thẩm định thì cơ quan thu


được sử dụng số tiền lệ phí được trích để chi phí cho công việc thẩm định và việc tổ chức thu lệ phí theo nội dung chi sau đây:

- Chi trả thù lao cho đối tượng trực tiếp tham gia thẩm định, bao gồm cả các đối tượng thuộc các cơ quan khác tham gia thẩm định.

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc

- Chi vật tư văn phòng

- Chi công tác phí

- Chi sửa chữa tài sản, máy móc thiết bị

- Chi phí hội nghị, hội thảo với các cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm định, Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ chuyên môn tham gia thẩm định,

- Chi cho việc khảo sát thực tế tại địa điểm dự án hoặc cơ sở có nội dung đầu tư tương tự đang hoạt động,

- Chi thuê phương tiện, thiết bị phục vụ thẩm định trong điều kiện cơ quan không có hoặc không đủ để phục vụ công tác thẩm định,

- Trích quỹ khen thưởng cho những người thực hiện công tác thẩm định và thu lệ phí. Mức trích bình quân một người, một năm không quá ba tháng lương thực hiện,

- Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác thẩm định.

b) Trường hợp, cơ quan nhà nước phải thuê chuyên gia, tư vấn độc lập thẩm định và đã thu phí thẩm định theo quy định của Bộ Xây dựng thì cơ quan thu được sử dụng số tiền lệ phí được trích như sau:

- Chi phí cho các công việc liên quan đến công tác thẩm định thuộc trách nhiệm của cơ quan thẩm định (trừ các công việc đã thuê thẩm định) và chi cho việc tổ chức thu lệ phí thẩm định đầu tư.

- Trích quỹ khen thưởng cho những người thực hiện công tác thẩm định và thu lệ phí. Mức trích bình quân một người, một năm không quá ba tháng lương thực hiện,

+ Cơ quan tổ chức thu lệ phí thẩm định đầu tư phải mở tài khoản “tạm giữ tiền thu lệ phí” tại kho bạc nhà nước để theo dõi, quản lý tiền lệ phí thẩm định thu được, việc tổ chức thu, kê khai thu, nộp, quản lý sử dụng và quyết


toán lệ phí thẩm định đầu tư

Trích quỹ khen thưởng cán bộ công nhân viên thực hiện việc thu, nộp phí. Mức trích quỹ khen thưởng bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện.

3.4.4. Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng thẩm định dự án đầu tư vay vốn

Hiện nay, hầu hết cả nhà đầu tư, Ngân hàng và nhà quản lý dự án, lực lượng cán bộ nhân viên về việc kiểm soát chất lượng thẩm định DAĐT còn mỏng, thiếu kỹ năng và kiến thức cần thiết để kiểm soát, thanh tra chất lượng thẩm định DAĐT một cách chặt chẽ và hiệu quả. Phải tăng cường việc thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính, kiểm tra số vốn chủ sở hữu của bên vay để đảm bảo rằng nó đủ trang trải cho những thiệt hại có thể xảy ra. Cần chắc chắn rằng những tài sản dùng làm thế chấp đã được dành riêng để đảm bảo cho dự án đầu tư hiện tại và chưa hề được dùng để thế chấp cho các khoản vay khác. Do vậy, cần tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệm vụ để nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên người trách nhiệm kiểm soát thanh tra chất lượng công tác thẩm định DAĐT tại hệ thống NHNT Lào, cả cán bộ nhân viên kiểm tra nội bộ của doanh nghiệp. Quá trình kiểm soát vẫn là chính khi thực hiện thẩm định DAĐT. Tăng cường công tác kiểm toán thanh tra nội bộ của Ngân hàng, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Phải có quy trình ghi rõ nhiệm vụ người trách nhiệm TĐDA, kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra theo dõi việc giải ngân sử dụng vốn và kiểm tra theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi suất. Các dự án được giải ngân đã sử dụng tiền đúng theo kế hoạch và hợp đồng đã ký kết hay không ? Nếu không đúng kế hoạch và hợp đồng để giải quyết kịp thời, Vì vậy cần phải áp dụng các quy định về tiêu chí thanh tra giám sát theo nguyên tắc CAMELS. Nghiên cứu để thực hiện việc thanh tra giám sát theo tiêu chí Basel I, tăng trưởng củng cố sang tiêu chí Basel II và Basel III. Rút kinh nghiệm từ các dự án đầu tư được thẩm định trước đây để làm căn cứ so sánh.


3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO

3.5.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan điều hành trực tiếp các NHTM. Vì thế nhất thiết phải có sự hỗ trợ NHNN công tác thẩm định, giúp công tác thẩm định của các ngân hàng đạt hiệu quả cao, giảm những thiệt hại không đáng có cho các ngân hàng cũng như nền kinh tế. NHNN phải tổ chức những cuộc hội thảo bàn bạc đúc rút kinh nghiệm thẩm định tại các NHTM. Ngân hàng cần tiến hành hướng dẫn thực hiện quy trình thẩm định, đồng thời cần phải tổ chức các khoá học thường kỳ cho các cán bộ của các ngân hàng do những chuyên gia về tài chính ngân hàng từ các nước trong khu vực hoặc từ ADB, WB, IMF... hoặc từ các nước có hệ thống tài chính phát triển để họ nắm bắt được những kiến thức, kinh nghiệm mới, giúp họ ứng dụng thành công vào công tác thẩm định của mình. Đây là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng thẩm định tại các NHTM. NHNN sớm ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về quy trình thẩm định, thủ tục cho vay vốn của các NHTM với cùng một dự án. Trong đó nêu rõ bộ phận TĐDA gồm đại diện của tất cả các Ngân hàng tham gia hợp vốn hay chỉ Ngân hàng cho vay (Ngân hàng tham gia vốn nhiều nhất chịu trách nhiệm thẩm định, giải ngân, thu nợ...) NHNN nên có chương trình quản lý và thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay trên máy tính để có thể dễ dàng kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các sai sót khi các NHTM gặp phải khó khăn để có biện pháp xử lý kịp thời. Không những thế, NHNN cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn, tìm kiếm nguồn đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức quốc tế ...

Hơn nữa NHNN cần củng cố hệ thống thông tin chính xác phục vụ, trước hết cần chấn chỉnh lại trung tâm thông tin tín dụng (CIB) hoạt động có hiệu quả hơn, hình thành nên các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của mọi hoạt động, nắm chắc tình hình thực tế của các doanh nghiệp để cung cấp cho các NHTM. Chỉ đạo các NHTM cần có nhiều sản phẩm tín dụng mang tính chuẩn hoá cũng như cẩm nang quản lý rủi ro... sớm hoàn thiện cho ra đời “số tay tín dụng” theo chuẩn mức quốc tế.


Chính phủ là người quản lý tất cả việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước bằng văn bản, pháp luật và quy chế. Hệ thống văn bản pháp luật là cơ sở cốt lõi cho mọi hoạt động của công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát đầu tư, để nâng cao chất lượng tín dụng có hiệu quả cao, Chính phủ phải chú trọng việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định DAĐT, như vậy Chính phủ phải tạo lập môi trường pháp lý ổn định trong lâu dài, đặc biệt là nhanh chóng ban hành Luật Thẩm định DAĐT và những văn bản hướng dẫn luật này và củng cố, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lý tranh chấp... và phải nói rõ và chi tiết cụ thể thực trạng. Để tránh tình trạng các quy định mâu thuẫn nhau, nội dung chồng chéo, gây khó khăn cho người thực hiện. Đồng thời, phải bảo đảm tính ổn định của các văn bản pháp luật có liên quan và thống nhất giữa các quy định của nước CHDCND Lào với các quy định quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thẩm định dự án đầu tư

Để cải thiện môi trường pháp luật và những văn bản về thẩm định DAĐT, sửa đổi những quy chế đã tỏ ra kém hiệu lực để phù hợp trong thời đại hiện nay, và tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, giữa các nghị định và thông tư, quyết định của các cấp. Nguyên tắc của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải đảm bảo quyền lợi bình đẳng, không phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp nào đó, và nhanh chóng ban hành luật thẩm định DAĐT

Chính phủ nên có biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán, thống kê. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thức, chính xác của con số trên báo cáo tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân làm kế toán sơ sài, tùy tiện, chủ yếu là theo hình thức ghi số. Mặt khác một số doanh nghiệp còn có tình trạng thực hiện 3 hệ thống kế toán để đối phó với các cơ quan kiểm tra. Do đó cán bộ tín dụng rất khó đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp được chính xác.

Vì vậy cần phải thực hiện chế độ kế toán và kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp.

Chính phủ (Bộ Tài chính) làm trung tâm kiểm toán và lập hệ thống kế


toán cho các doanh nghiệp sử dụng thống nhất trên toàn quốc nhưng hệ thống kế toán này phải kết nối với trung tâm kiểm toán của Bộ tài chính.

Bởi vậy để có những số liệu kế toán trung thực Nhà nước phải có chính sách phát triển các công ty kiểm toán độc lập, thực sự mạnh cả về trình độ lẫn kinh nghiệm. Bên cạnh đó phải có các văn bản pháp quy bắt buộc tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng một hệ thống kế toán đồng bộ và thường xuyên thanh tra, kiểm tra để xử lý kịp thời các doanh nghiệp vi phạm.

Hiện nay, Lào chưa có một cơ quan thống kê nào đứng ra tổng hợp các số liệu nhằm đưa ra các tỷ lệ trung bình ngành cho các doanh nghiệp và ngân hàng khai thác, sử dụng. Do vậy, Nhà nước cần lập ra một chủ quan chuyên trách nghiên cứu và ban hành hệ thống các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở so sánh cho các doanh nghiệp và ngân hàng.

- Làm rõ trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong lĩnh vực TĐDA.

- Quy định cụ thể tiêu chuẩn năng lực để đảm bảo chất lượng của đội ngũ tư vấn đầu tư, tư vấn TĐDA, trách nhiệm pháp lý và vật chất của tổ chức tư vấn trong từng DAĐT cụ thể. Cũng cần có các chế tài để ràng buộc về trách nhiệm.

- Quy chế cần có quy định cụ thể đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động tư vấn. Cụ thể: các dự án của Bộ, ngành phải sử dụng tư vấn của các Bộ, ngành khác trong khâu thẩm định DAĐT, giám sát thực hiện DAĐT.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu ban hành mức chi phí cho các hoạt động tư vấn thẩm định, tư vấn ĐTDA ngân sách nhà nước và ODA do Nhà nước cấp phát và những DAĐT khác.

Hơn thế nữa phải tổ chức các lớp đào tạo và huấn luyện cho các doanh nghiệp những vấn đề về lập và quản lý dự án đầu tư. Đây là một việc làm rất cần thiết vì các doanh nghiệp Lào mới phát triển theo cơ chế thị trường, trình độ hiểu biết của cán bộ về lập, thẩm định dự án và quản lý dự án đầu tư còn thấp. Trong thời gian trước mắt, có thể tổ chức các lớp học ngắn ngày cho các doanh nghiệp hoặc tập huấn cho cán bộ của doanh nghiệp. Về lâu dài, phải tổ chức các lớp học toàn diện và có hệ thống về việc lập, thẩm định và quản lý


dự án. Nhà nước cần phải có quyết định và thông báo cho tất cả doanh nghiệp cần lựa chọn và cử cán bộ theo học để phục vụ cho doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ cần phải hạn chế can thiệp giúp đỡ để các doanh nghiệp này từng bước tự chủ kinh doanh. Nhà nước nên để cho ngân hàng được quyền công bằng xét hai loại hình doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh dựa theo những tiêu chuẩn thực tế chứ không nên có chính sách phân biệt đối xử với hai loại hình doanh nghiệp này. Chẳng hạn như là có quy trình công bằng hơn về các tiêu chuẩn xếp loại doanh nghiệp, về việc sử dụng tài sản thế chấp trong vay vốn...

3.5.2. Kiến nghị đối với chủ đầu tư

Các doanh nghiệp nâng cao chất lượng công tác lập và thẩm định DAĐT do mình phụ trách tính đầy đủ và chính xác về thông tin nộp cho ngân hàng là cơ sở thuyết phục các Ngân hàng cho vay vốn để ĐTDA phát triển sản xuất kinh doanh của mình và công khai minh bạch những số liệu liên quan với việc xin vay vốn, vì vậy phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu của dự án đầu tư. Đây là nhiệm vụ quan trọng của chủ quan về kế hoạch và đầu tư, bản thân các doanh nghiệp cần có các tiêu chuẩn và định mức này và công khai dữ liệu thực tế cho Ngân hàng và các bên có liên quan về công tác TĐDA và tuân thủ theo các văn bản, luật pháp hiện hành nghiêm túc. Để tạo thuận lợi cho việc vay vốn, tất cả những doanh nghiệp phải có hệ thống kế toán theo pháp lệnh kế toán và sắp nhập thông lệ kế toán quốc tế. Hàng năm phải có thanh tra độc lập kiểm soát, kiểm tra sắc nhận bảng cân đối tài chính nộp cho ngân hàng để làm căn cứ theo dõi kiểm tra, kiểm sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không ? Một vẫn đề nữa người đi giao dịch với ngân hàng phải am hiểu về DAĐT là tốt hơn

3.5.3. Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại Lào

Đứng về phía Ngân hàng, nếu các doanh nghiệp nâng cao được chất lượng lập dự án vay vốn, Ngân hàng cũng sẽ có thuận lợi hơn trong việc thẩm định phương án vay và đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Bởi vậy, cán bộ của Ngân hàng cần chú ý giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp lập dự


án đầu tư vay vốn. Việc thu thập, kiểm tra thông tin từ chính doanh nghiệp vay vốn cung cấp thì còn phải khai thác triệt để những thông tin do trung tâm thông tin tín dụng CIB của NHNN cung cấp. Và NHTM Lào cần phải phối hợp với nhau để công khai số liệu cho nhau để cùng nhau nâng cao chất lượng công tác TĐDA để tìm hiểu và lựa chọn được khách hàng tốt có khả năng cạnh tranh nhau bằng dịch vụ sản phẩm cho khách hàng tự chọn, không phải là che nhau gây xảy ra nợ tồn đọng, tốt nhất là đoàn kết cùng nhau phát triển kinh doanh của mình theo kinh tế thị trường trong thời đại hiện nay.

Ngân hàng phải củng cố hệ thống MIS- Management information system (quản lý hệ thống thông tin) chuyên trách việc thu thập và xử lý thông tin, sau đó sẽ tiến hành phân loại thông tin và lưu trữ để có thể cung cấp các thông tin kịp thời cho cán bộ thẩm định, đảm bảo cho hoạt động TĐDA được tiến hành có hiệu quả. Ngoài ra ngân hàng cần cố gắng đưa ra một số chỉ tiêu tài chính cơ sở cho toàn hệ thống để cán bộ thẩm định so sánh đánh giá. Đây là những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng TĐDA. Ngân hàng cần xây dựng các số liệu tổng hợp từ các dự án đã thực hiện để những nhân viên trẻ, mới vào có cơ sở để so sánh, đánh giá cũng như là để tham khảo, học hỏi.

Ngân hàng tiếp tục xây dựng phương án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người trách nhiệm công tác thẩm định cả Hội sở chính và chi nhánh. Xây kế hoạch bố trí, sắp xếp, tuyển dụng những nhân viên làm công tác thẩm định trong toàn hệ thống. Ngoài ra cần phải chú trọng tới vấn đề tuyển nhân viên mới trong công tác thẩm định, đòi hỏi phải có trình độ kiến thức cao về tài chính-ngân hàng và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Vì thế, ngân hàng cần áp dụng các biện pháp tiên tiến trong tuyển dụng. Ngân hàng nên đánh giá nhân viên trên cơ sở năng lực trí tuệ của bản thân nhân viên đó. Ngân hàng cần coi trọng khả năng làm việc của ứng viên trong tương lai, khi họ đã có kinh nghiệm chứ không phải xem ứng viên đó có khả năng làm việc ở hiện tại. Điều này sẽ giúp ngân hàng có thêm được những nhân viên có năng lực, nhiệt tình với công việc.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí