Tổng Mức Đầu Tư Theo Các Yếu Tố Cấu Thành


trường của dự án

Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự như sản phẩm của dự án. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh cần có danh sách của những đối thủ cạnh tranh chủ yếu với sản phẩm của dự án

Xác định chiến lược cạnh tranh: Chiến lược cạnh tranh là tổng thể các biện pháp được đưa ra để có thể đạt được khả năng cạnh tranh nhất định trên thị trường. Chiến lược cạnh tranh bao gồm: chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược về tiếp thị, chiến lược phân phối.

Xác định các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án: Các chỉ tiêu này bao gồm:

▪ Thị phần của dự án / thị phần của các đối thủ cạnh tranh

▪ Đây là một chỉ tiêu hay được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án. Khi xem xét thị phần của dự án có thể đề cập đến các loại thị phần sau:

▪ Thị phần của dự án so với toàn bộ thị trường

▪ Thị phần của dự án so với phần thị trường mục tiêu mà dự án hướnh

tới


▪ Thị phần tương đối

▪ Doanh thu từ sản phẩm của dự án / doanh thu của các đối thủ cạnh

tranh. Để tính được chỉ tiêu này cần phải chọn từ 2 đến 5 doanh nghiệp mạnh nhất và có số liệu để so sánh

▪ Tỷ lệ chi phí Marketing / Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này thường được sử dụng nhiều trong đánh giá khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của dự án. Thông qua chỉ tiêu này hiệu quả hoạt động của dự án có thể được đánh giá. Ngoài ra, dự án còn tính thêm chỉ tiêu chi phí Marketing / tổng chi phí để thấy được cơ cấu chi tiêu của dự án.

▪ Tỷ suất lợi nhuận: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp. Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh tiềm năng cạnh tranh của dự án mà còn thể hiệu tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của dự án. Chỉ tiêu này được tính là chênh lệch (giá bán - giá thành)/ giá bán


PHỤ LỤC 2

THẨM ĐỊNH VỀ MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định DAĐT bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau như: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư; thẩm định khả năng huy động vốn; thẩm định tỷ suất “r”; thẩm định doanh thu, chi phí; thẩm định dòng tiền; thẩm định hiệu quả tài chính và thẩm định rủi ro. Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính là nhằm xem xét mức doanh lợi về cơ bản có bảo đảm yêu cầu đòi hỏi của khách hàng hay không ? Ta cần xem xét các mặt sau:

* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án:

Tổng vốn đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Theo tính chất của các khoản chi phí: Tổng mức đầu tư có thể được chia ra như sau:

Chi phí cố định (vốn cố định) gồm:

- Chi phí xây dựng bao gồm: (Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư). Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng. Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện, nước,...), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có))

- Chi phí thiết bị bao gồm: (Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công), chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. Chi phí vận chuyển từ cản và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng kho bãi tại hiện trường. Chi phí lắp đặt thiết bị và thử nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có). Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình và các khoản chi phí khác có liên quan)

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí


bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất...; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.

- Chi phí quản lý dự án bao gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế

- kỹ thuật, chi phí thiết kế xây dựng công trình, chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

- Chi phí khác: gồm cá chi phí cần thiết không thuộc các khoản chi phí

trên.

Các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí

quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng các khoản chi phí khác tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là các khoản chi gián tiếp hoặc có liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư. Các khoản chi phí này thường được thu hồi đều trong một s năm đầu khi dự án đi vào hoạt động.

* Vốn lưu động ban đầu: Gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu (cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay trong vòng 1 năm) đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật đã dự tính:

► Tài sản lưu động sản xuất (vốn sản xuất) gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ... đang dự trữ trong kho) và tài sản trong sản xuất (giá trị những sản phẩm dở dang).

► Tài sản lưu động lưu thông (vốn lưu thông) gồm: tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông (thành phẩm hàng hoá dự trữ trong kho hay đang gửi bán) và tài sản trong quá trình lưu thông (vốn bằng tiền, các khoản phải thu).

* Vốn dự phòng: Gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố


trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Tính toán chính xác tổng mức đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án không thực hiện được, ngược lại dự tính quá cao không phản ánh chính xác được hiệu quả tài chính của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án được dự tính dựa trên nội dung phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án. Ví dụ tổng mức vốn đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau: [18]

V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP

Trong đó:

+ V: Tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình

+ GXD: Chi phí xây dựng của dự án

+ GTB: Chi phí thiết bị của dự án

+ GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư

+ GQLDA: Chi phí quản lý dự án

+ GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

+ GK: Chi phí khác của dự án

+ GDP: Chi phí dự phòng

Công thức tính chi phí xây dựng của dự án

GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + … + GXDCTn

Trong đó: n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được tính như

sau:


Trong đó:


m

GXDCT = (QXD1 x Zj + GQXDK) x (1 + TGTGT-XD)

j=1

+ m: Số công tác xây dựng chủ yếu/bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án

+ j: Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j = 1, n)

+ QXDJ: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án


+ Zj : Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/đơn giá theo bộ phân kết cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), hoặc đơn giá đầy đủ theo bộ phận kết cấu của công trình. Trường hợp Zj: là đơn giá xây dựng không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được tổng hợp từ các khoản mục chi phí (chi phí trực tiếp, chi phí chung...)

+ GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình

+ T GTGT-XD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng

Chi phí dự phòng được tính theo công thức [18]

GDP = (GXD + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 10%

Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá, theo công thức: [18]

GDP =GDP1 + GDP2

Trong đó:

+ GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 5%

+ GPG2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá:

GDP2 = (V' - Lvay) x (IXDbq ± IXD)

Trong đó:

- V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng

- IXDbq : Chỉ số giá xây dựng bình quân

Chỉ số giá xây dựng bình quân được lấy bằng chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình có chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức đầu tư. Chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình này được tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình của dự án không ít


hơn 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán

+IXD: Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính

Sau khi xác định được tổng mức chi phí đầu tư cần lập bảng tổng mức đầu tư phần theo các yếu tố cấu thành và xác định cơ cấu sử dụng vốn của dự án. Bảng này giúp cho việc so sánh với các dự án tương tự để kiểm tra việc sử dụng vốn có hợp lý không. [18]

Bảng 1.1: Tổng mức đầu tư theo các yếu tố cấu thành


Năm thực hiện

Thành phần vốn đầu tư

1

2

n

I. Vốn cố định





1. Chi phí trước vận hành





2. Chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị





- Chi phí xây dựng và lắp đặt





- Chi phí mua sắm thiết bị





- Vốn dự phòng





II. Vốn lưu động





- Vốn sản xuất





- Vốn lưu động





Tổng mức đầu tư





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 23

Để đảm bảo cho quá trình huy động vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, tổng mức đầu tư còn được dự tính cho từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư. Việc xác định nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư dựa trên tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu đã nêu trong phần phân tích kỹ thuật [18]

Bảng 1.2: Tiến độ thực hiện đầu tư



Tên công việc

Chi phí vốn đầu tư





- San lấp mặt bằng





- Xây dựng các hạng mục công trình





- Mua sắm thiết bị





- Lắp đặt các thiết bị công trình





- Đào tạo công nhân





- Sản xuất thử





Tổng mức đầu tư






Tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xác định rõ đồng tiền, ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc bằng tài sản khác.

* Thẩm định khả năng huy động vốn: Phải xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên quan góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà về cả thời điểm nhận được tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải được đảm bảo chắc chắn. Sự đảm bảo này thể hiện ở tính pháp lý và cơ sở thực tế của các nguồn huy động. Ví dụ đối với vay vốn phải căn cứ vào uy tín của cơ quan đảm bảo cho vay vốn. Nếu là vốn góp cổ phần hoặc liên doanh phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ động hoặc các bên liên doanh. Nếu là vốn tự có thì phải có bản giải trình về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở 3 năm trước đây và hiện tại chứng tỏ rằng cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ và do đó đảm bảo có vốn để thực hiện dự án.

Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ thông qua lập bảng cân đối vốn đầu tư. Nếu khả năng huy động vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu vốn sử dụng thì dự án được chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án.

Sau khi xác định được các nguồn tài trợ cho dự án cần xác định cơ cấu nguồn vốn của dự án. Có nghĩa là tính toán tỷ trọng vốn của từng nguồn huy động chiếm trong tổng mức đầu tư. Trên cơ sở nhu cầu vốn, tiến độ thực hiện các công việc đầu tư (trong phần thẩm định kỹ thuật) và cơ cấu nguồn vốn, lập tiến độ huy động vốn hàng năm đối với từng nguồn cụ thể. Tiến độ huy động vốn phải tính tới lượng tiền tệ thực cần huy động hàng năm trong trường hợp có biến động giá cả hoặc lạm phát.


Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của dự án và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của dự án. Công thức xác định tỷ số nợ với vốn chủ sở hữu như sau: [11]

Tỷ số nợ so với

vốn chủ sở hữu =

Tổng giá trị nợ Giá trị vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Một DAĐT có tổng giá trị nợ là 20.798 triệu đồng, trong đó có

vốn vay dài hạn là 19.712 triệu đồng, vốn tự có là 43.462 triệu đồng và có tài sản là 55.260 triệu đồng

Lời giải: Dựa vào công thức trên ta có thể tìm được tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu như:

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu =

Tổng giá trị nợ

Giá trị vốn chủ sở hữu =

20.798

34.462 = 0,60

Tỷ số này cho thấy, tương ứng với mỗi đồng vốn do chủ doanh nghiệp cung cấp, chủ nợ cung cấp có 60 đồng tài trợ. Tỷ số này cho thấy, quan hệ đối ứng giữa vốn của doanh nghiệp và vốn vay của ngân hàng.

Đứng trến góc độ ngân hàng, tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu này chỉ nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng hoặc hơn 1 thì dự án đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro của dự án dồn hết cho ngân hàng gánh chịu.

Tỷ số nợ so với tổng tài sản: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài chính của dự án. Công thức xác định tỷ số nợ so với tổng tài sản như sau: [11]

Tỷ số nợ so với tổng tài sản =

Tổng giá trị nợ Tổng tài sản

Dựa theo ví dụ trên ta có thể tìm được tỷ số nợ so với tổng tài sản như:

Tỷ số nợ so với tổng tài sản =

Tổng giá trị nợ Tổng tài sản =

20.798

55.260 = 0,38

Tỷ số này cho thấy rằng, 38% nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp là từ nợ phải trả. Mức độ sử dụng nợ như vậy không nhiều, cho nên không ảnh hưởng lớn lắm đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Nói chung, tỷ số này nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng 1 hoặc lớn hơn 1 có nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ và

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí