Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 22



TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 5


Trong nội dung trình bày của chương 5, luận án đã trình bày Quan điểm, định hướng trong việc tăng cường tiếp cận tín dụng NH đến DNNVV tỉnh Thái Nguyên, tiến hành đánh giá xu hướng tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước trong thời gian tới. Theo đó, cơ hội và những ưu đãi cho DNNVV trong thời gian tới sẽ gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển và khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Để làm được điều đó, từ Nhà nước, NH cũng như DNNVV cần thay đổi tư duy, cách thức làm việc hiện đại, tích cực. Cụ thể:

Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương: cần đa dạng hóa các chương trình hỗ trợ tài chính cho DNNVV từ trung ương đến địa phương; Xây dựng mạng lưới thông tin giữa Chính phủ và DNNVV; Hoàn thiện hệ thống luật pháp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi tối đa cho các DNNVV; Có cơ chế phối hợp giữa NHNH chi nhánh tỉnh với các Sở ban ngành và doanh nghiệp trong hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn tín dụng NH…

Về phía NH: đa dạng hóa các hình thức cho vay trong đó tập trung đến gói tín dụng không yêu cầu TSĐB; Đơn giản hóa các thủ tục cho vay; Nâng cao vai trò của hệ thống thông tin khách hàng của các NHTM; Tích cực triển khai chương trình kết nối NH - DN…

Về phía DNNVV: cần nâng cao năng lực của DN trong quá trình SXKD bằng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn lao động, tinh gọn bộ máy quản lý; Hoàn thiện hệ thống kế toán theo xu hướng tích cực áp dụng công nghệ; Nâng cao khả năng lập phương án sản xuất kinh doanh và BCTC bằng việc hoàn thiện hệ thống tài chính, nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách…


KẾT LUẬN

Nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của DNNVV của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Các DNNVV tại Thái Nguyên có nhiều kênh vay vốn như: NH, quỹ tín dụng, bạn bè, thị trường chứng khoán…Nhưng nguồn tín dụng NH luôn là nguồn vốn được DN có nhu cầu và vay nhiều nhất do có những ưu điểm như: số tiền vay lớn, mức độ đảm bảo cao, sự chuyên nghiệp trong nghiệp vụ…Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy số lượng DNNVV tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu vay vốn tại NHTM chiếm tới gần 80%/số lượng DN đang hoạt động, số lượng DNNVV và số vốn vay được giai đoạn 2013 - 2018 liên tục tăng. Tính đến hết năm 2018 đã có 1184 DNNVV tại tỉnh tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH với số tiền vay được đạt gần 31 nghìn tỷ đồng. Tuy vậy, so với khoảng 3200 DNNVV đang hoạt động thì số lượng DN vay được vốn còn khiêm tốn và tỷ trọng dư nợ đạt 57%/tổng dự nợ của các NHTM. Tác giả tiến hành đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

Luận án đã đưa ra được khái niệm về tiếp cận tín dụng NH của DNNVV, tiêu chí đánh giá định tính, định lượng để làm căn cứ cho các nội dung nghiên cứu. Kinh nghiệm trong tăng cường tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ các quốc gia, địa phương, NH, DN đã được tác giả nghiên cứu kỹ để làm căn cứ xây dựng các bài học kinh nghiệm phù hợp.

vài năm trở lại đây Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho DNNVV nói chung và ưu đãi tín dụng NH nói riêng như: Nghị quyết số 35/NQ-CP; Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định 39/2018/NĐ-CP…Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên kết hợp với NHNN chi nhánh Thái Nguyên tổ chức nhiều chương trình đối thoại, gắn kết nhiều đối tượng liên quan và nhiều chính sách ưu đãi về thành lập Quỹ BLTD; Quỹ đầu tư phát triển; Chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…vì vậy, số vốn và số lượng DNNVV theo quy mô, ngành nghề tiếp cận được vốn đều tăng. Số lượng DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH có xu hướng gia tăng, tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân giai đoạn 2013 - 2018 đạt 22,6%/năm. Tuy nhiên, với 95% DN đang hoạt động tại tỉnh là DNNVV thì tỷ lệ 36,9% DN tiếp cận được vốn còn chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, nhu cầu vay vốn NH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá cao với mức độ từ 1-3 lần/năm, trong đó lượng vốn vay được dao động từ 50- 70%/ nhu cầu vốn. Khi


tiến hành phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tác giả nhận thấy 02 biến quan sát: Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh, Chủ DN luôn chia sẻ thông tin với người lao động được bổ sung trong thang đo Trình độ của chủ DN có tác động đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố độc lập tới tiếp cận tín dụng NH của DNNVV theo thứ tự tầm quan trọng như sau: Phương án SXKD của DN (BP), Tài sản đảm bảo (CO), Báo cáo tài chính (FI), Năng lực của DNNVV (CA), Mối quan hệ của DN với ngân hàng (RE), Trình độ của chủ DN (QU), Quy mô của DNNVV (SZ). Có sự khác biệt về ngành nghề kinh doanh và quy mô DN khi xác định mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV cụ thể: nhóm DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có mức độ tiếp cận vốn tín dụng NH tốt hơn so với DN công nghiệp; DN có quy mô vừa tiếp cận nguồn vốn thuận lợi nhất, sau đó đến DN nhỏ và cuối cùng là DN có quy mô siêu nhỏ.

Có nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV như: Các chính sách hỗ trợ DNNVV chưa có hướng dẫn cụ thể; Sự thiếu thông tin từ Nhà nước, NH đến DNNVV; Quy định liên quan đến TSĐB chưa chặt chẽ; Giấy tờ liên quan đến BCTC, phương án SXKD khó thực hiện; Công tác hạch toán kế toán và năng lực xây dựng phương án sản xuất khả thi của DNNVV còn kém; Sản phẩm của DN thiếu tính cạnh tranh…

Từ đó, luận án đề xuất những giải pháp cụ thể đến các chi nhánh NHTM và DNNVV tỉnh Thái Nguyên trong việc tiếp cận vốn từ NH, trong đó tập trung đưa ra nhóm giải pháp cho DNNVV phân theo ngành nghề DN và quy mô DN. Có kiến nghị với Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên và NHNN liên quan đến các chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm gia tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đối với DNNVV.

Mặc dù luận án còn những hạn chế như: mới chỉ nghiên cứu đến nguồn vốn vay 1 trong những nguồn tín dụng NH; chưa phân tích định lượng sự tác động của kinh tế vĩ mô đến quá trình tiếp cận vốn; chưa mô hình hóa các yếu tố từ phía Chính phủ, NH trong cùng mô hình; chưa sử dụng các chỉ tiêu tài chính 5P trong phân tích tình hình kinh doanh của NHTM…nhưng tác giả hy vọng sẽ trở thành tài liệu tham khảo bổ ích, có tính chất học thuật dành cho các nhà khoa học, học viên cao học và sinh viên chuyên ngành khi nghiên cứu về tín dụng NH đối với DNNVV.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu bằng tiếng Việt


1. Báo cáo hoạt động NH giai đoạn 2013 - 2018 của Ngân hàng Nhà nước, chi

nhánh Thái Nguyên.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục phát triển doanh nghiệp (2009), Sách trắng -

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2009, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện phát triển

doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2015-2020, Hà Nội.

4. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Thế Bính (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển

và hội nhập, số 12 (22), tr 34 - 40.

6. Nguyễn Thế Bính (2013), Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

trên địa bàn thành phố Cần Thơ, luận án tiến sỹ Học viện Ngân hàng, thành phố Hồ Chí Minh.

7. CIEM. DoE, ILSSA và UNU-WIDER (2012), Đặc điểm Môi trường kinh

doanh ở Việt Nam - Kết quả điều tra DN nhỏ và vừa năm 2011, Hà Nội.

8. Công văn số 681/1998/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ Về việc định

hướng chiến lược và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV.

9. Creswell. J.W (2008), Thiết kế nghiên cứu - cách tiếp cận định tính, định lượng và theo các phương pháp hỗn hợp, Bản dịch của Fulbright, Chương

trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

10. Nguyễn Quan Dong (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb ĐH Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

11. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Thế giới,

Hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb

Phương Đông, thành phố Hồ Chí Minh.

13. Phan Quốc Đông, Trần Hải Yến, Phạm Hà My, (2015), “Mô hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm châu Phi và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, số 31

(1), tr.71.

14. Nguyễn Hồng Hà (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 22



tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, Tạp

chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 9, tr. 37 - 45.

15. Vũ Văn Hà (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn

cầu hóa, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội;

16. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

17. Phạm Thái Hà (2018), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí tài chính, số 89, trang 13- 17, Hà Nội

18. Phạm Thị Thu Hằng (2012), “Vốn của doanh nghiệp lấy từ đâu?”, Hội thảo

VCCI tháng 10/2012, Hà Nội.

19. Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy (2009), Dự báo

và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, Nxb Thống Kê.

20. Trần Quốc Hoàn (2018), Nâng cao tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sỹ Học viện tài chính, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Minh Huệ và Tăng Thị Thanh Phúc (2012), “Giải pháp nào cho

các DN khu vực tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế - góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, tr 48 - 58.

22. Trần Trọng Huy (2013), Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại các chi

nhánh NH Nông nghiệp & PTNT Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ Học viện Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

24. Đào Thị Hồ Hương (2012), “DNNVV sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và một

số gợi ý để tạo nguồn qua thị trường vốn”, Tạp chí Ngân hàng, số 20, tr. 41 - 44.

25. Trần Trung Kiên (2015), “Nâng cao tiếp cận vốn của SMEs từ góc nhìn người làm ngân hàng”, hội thảo Nâng cao tiếp cận vốn của các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

2015, Hà Nội.

26. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb

Tài chính, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sỹ Học viện Ngân hàng, Hà Nội.



28. Châu Đình Linh (2015), “Cho thuê tài chính với các DNNVV tại Việt Nam”.

29. Phạm Ngọc Long (2015), "Tiếp tục tháo gỡ khó khăn tín dụng cho Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015”, hội thảo Nâng cao tiếp cận vốn của các DNNVV trong bối

cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Kim Lý (2013), Nghiên cứu tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.

31. Luật doanh nghiệp 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.

32. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, 2010, NXB Tư pháp, Hà Nội.

33. Luật số 04/2017/QH14 về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2017, NXB Tư

pháp, Hà Nội.

34. Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12, 2010, NXB Tư pháp, Hà Nội.

35. Hồ Kỳ Minh, Võ Thị Thúy Anh, Lê Thị Hồng Cẩm (2013), “Đánh giá tiếp

cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp trên địa bàn miền Trung- Tây Nguyên”, Tạp chí Kinh tế xã hội Đà Nẵng, 33, Tr 33- 39.

36. Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về Quy định chi tiết một số điều

của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

37. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

38. Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về

trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

39. Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về Thành lập, tổ chức và hoạt

động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

40. Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015, 2016, 2017.

41. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016), “Pháp luật hỗ trợ DNNVV của Hàn Quốc

và một số kiến nghị tham khảo”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội.

42. Phan Công Nghĩa, Bùi Đức Triệu (2012), Giáo trình Thống kê kinh tế, Nxb

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

43. Nguyễn Hà Phương (2012) “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Viện Chiến lược Ngân hàng, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=18465&idcm=234



44. Nguyễn Thị Minh Phượng, Nguyễn Thị Minh Hiền (2011), “Đánh giá tiếp

cận vốn của các DNNVV tại Nghệ An”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 9 (3), tr. 503 - 511, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

45. Quyết định 260/QĐ - TTg ngày 27/02/2015 về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 http://hethongphapluatvietnam.com/quyet-dinh-260-qd-ttg-nam-2015-phe-duyet-quy-hoach-tong-the-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-thai- nguyen-den-nam-2020-va-tam-nhin-den-nam-2030-do-thu-tuong-chinh-phu-

ban-hanh.html ngày truy cập 03/07/2016

46. Ramanathan, R. (2002), Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng, Bản dịch

tiếng Việt, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.

47. Saunder, M., Philip Lewis, Adrian Thornhill (2010), Phương pháp nghiên cứu

trong kinh doanh (Nguyễn Văn Dung biên dịch), Nxb Tài Chính, Hà Nội.

48. Nguyễn Trường Sơn (2015), Phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Lê Văn Tề (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

50. Lê Văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, Nxb Lao động, Hà Nội.

51. Nguyễn Đình Thọ, & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học

trong quản trị kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.

52. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, ban hành ngày 05 tháng 09 năm 2016.

http://hethongphapluatvietnam.net/quyet-dinh-1726-qd-ttg-nam-2016-phe-duyet-

de-an-nang-cao-kha-nang-tiep-can-dich-vu-ngan-hang-cho-nen-kinh-te-do- thu-tuong-chinh-phu-ban-hanh.html truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.

53. Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho DNNVV, Nxb

Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

54. Đặng Thị Huyền Thương (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn

vay của các DNNVV”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tr.15- 18, Hà Nội.

55. Đặng Thị Huyền Thương (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận án

Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

56. Võ Đức Toàn (2012), Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các

ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ Học viện Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.



57. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

58. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ Học

viện Ngân hàng, thành phố Hồ Chí Minh

59. UBND tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2013 -2017.

60. Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN năm 2014 Hợp nhất quyết định quy chế

cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

61. VCCI, 2012a, Báo cáo chuyên đề Thực trạng và giải pháp hỗ trợ doanh

nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn ưu đãi; Số 0846/PTM-VP;

62. VCCI, 2012b, Báo cáo Tình hình doanh nghiệp và kiến nghị, Số 0846/PTM-VP;

63. Đỗ Thị Thanh Vinh, Nguyễn Minh Tâm (2014), “ Tiếp cận vốn tín dụng của

doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Tài chính, số 9, tr 24 - 28.

64. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) (2017),

Báo cáo Khảo sát thường niên về SMEs năm 2017, Hà Nội.

65. Viện Phát triển Doanh nghiệp, VCCI, Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt

Nam 2014, 2015.

B. Tài liệu tiếng Anh

66. Ann Gathoni Thuku (2017), Factors affecting access to credit by small and medium enterprises in kenya: a case study of agriculture sector in nyeri county, United States International University - Africa summer 2017,

Nairobi

67. Atrill, P., and McLaney, E. J. (2002), “Financial accounting for non-

specialists”, Financial Times Prentice Hall

68. Bevan, A. A. and Danbolt, J. (2004), “Testing for inconsistencies in the

estimation of UKcapital structure determinants”, Applied Financial Economics, Vol. 14, No. 1, pp. 55-66.

69. Canovas, G.H., & Solano, P. M. (2006), “Banking relationships: Effects on debt terms for small Spanish firms”, Journal of small business anagement, Vol. 44(3), pp. 315-333. http://dx.doi.org/10.1111/j.1540

627X.2006.00174.x

70. Chen J. J. (2004), “Determinants of capital structure of Chinese-listed

companies”, Journal of Business Research, Vol. 57, pp. 1341-1351.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023