Tổng Hợp Kết Quả Phân Tích Efa Các Yếu Tố Phía Dnnvv


điểm dừng tại giá trị Eigenvalues từ 2,646 đến 4,000 > 1 và tổng hợp phương sai tích lũy từ 51,930 đến 71,627 (tổng biến thiên được giải thích) > 50%. Phụ lục 9a trình bày đầy đủ kết quả phân tích EFA các yếu tố phía DNNVV.

Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các yếu tố phía DNNVV


Biến quan sát

Tên biến

KMO

Giá trị gốc

Phương sai trích

Ghi chú

Tài sản đảm bảo

CO

0,906

3,921

65,351

Chấp nhận

Mối quan hệ của DN với NH

RE

0,774

2,724

68,095

Chấp nhận

Năng lực SXKD của DNNVV

CA

0,912

4,000

66,666

Chấp nhận

Báo cáo tài chính

FI

0,814

2,865

71,627

Chấp nhận

Quy mô của DNNVV

SZ

0,864

3,404

68,088

Chấp nhận

Phương án SXKD của DN

BP

0,830

2,833

70,836

Chấp nhận

Trình độ của chủ DN

QU

0,832

3,425

51,930

Chấp nhận

Tiếp cận vốn NH của DNNVV


AC


0,805


2,646


66,147


Chấp nhận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 16

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0)

Trong bảng 4.16 kiểm định KMO = 0,882, thỏa mãn điều kiện 0,5<KMO<1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho bộ dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Baretlett có Sig. = 0,000 < 0,05, các bines quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

Bảng 4.16. Kiểm định KMO và Bartlett phía DNNVV


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0,882

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

6348,573


df

630


Sig.

.000

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0)

Phụ lục 9b, 9c, Tổng phương sai trích được giải thích trong biến và kiểm định Ma trận nhân tố xoay cho biết trị số phương sai trích = 66,550%, nghĩa là 66,550% thay đổi của các yếu tố trong nghiên cứu được giải thích bởi các biến quan sát. Các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (factor loadings) lớn hơn 0,5. Kết quả phân tích ma trận xoay cho thấy có 7 yếu tố đại diện cho tiếp cận tín dụng NH của DNNVV với các biến quan sát của yếu tố được sắp xếp theo mô hình lý thuyết ban đầu hay phân tích thống kê, xây dựng bảng hỏi và kết quả thực tiễn điều tra số liệu có sự gắn kết.


b. Phân tích hồi quy tổng thể

Thực hiện phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu tại bảng 4.17 cho thấy R2=0,548 điều này cho biết 54,8% sự thay đổi về mức độ ảnh hưởng của tiếp cận nguồn vốn vốn tín dụng NH của DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Phân tích ANOVA, cho thấy F = 50,477 với Sig. < 0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc và mức độ tin cậy của kết quả đạt 99%.

Bảng 4.17. Phân tích mức độ phù hợp của các yếu tố phía DNNVV

Mô hình

R

R2

R2 điều chỉnh

Std. Error ước tính

1

0,740a

0,548

0,537

0,68067893

Tóm tắt mô hình


Mô hình

Tổng bình phương

df

Trung bình bình phương

F

Sig.

1

Hồi quy

163,709

7

23,387

50,477

,000b

Phần dư

135,291

292

,463

Tổng

299,000

299


ANOVAa


a. Biến phụ thuộc: Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV - AC

b. Dự đoán: Yếu tố độc lập (Báo cáo tài chính - FI, Mối quan hệ giữa DN và NH - RE, Phương án SXKD của DN - BP, Trình độ của chủ DN - QU, Quy mô DN - SZ, Tài sản đảm bảo - CO, Năng lực SXKD của DNNVV - CA)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0)

Bảng 4.18 trình bày kết quả kiểm định mô hình các yếu tố từ phía DNNVV. Cụ thể: các biến trong mô hình đều có quan hệ cùng chiều với biến AC. Hệ số phóng đại phương sai VIF rất nhỏ (VIF < 2) nên các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì thế không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy. Hơn nữa kiểm định kiểm định phương sai phần dư thay đổi (Phụ lục 9d) cho thấy kết quả phù hợp nội dung nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu được diễn giải như sau:

AC=0,333*CO+0,216*RE+0,227*CA+0,269*FI+0,141*SZ+0,471*BP+0,157*QU

Phân tích hệ số chưa chuẩn hóa

Tài sản đảm bảo (CO) đạt hệ số 0,333, nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với biến Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV (AC). Khi DN đánh giá yếu tố “Tài sản


đảm bảo” tăng thêm 1 điểm Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tăng 0,333 điểm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Mối quan hệ giữa DN và NH (RE) đạt hệ số 0,216, nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với biến Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV (AC). Khi DN đánh giá yếu tố “Mối quan hệ giữa DN và NH” tăng thêm 1 điểm Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tăng 0,216 điểm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Bảng 4.18. Kết quả kiểm định mô hình các yếu tố từ phía DNNVV



Mô hình

Hệ số không đạt tiêu chuẩn

Hệ số chuẩn hóa


t


Mức ý nghĩa Sig.

95.0%

Khoảng tin cậy cho B

Thống kê cộng tuyến


Beta

Sai

số chuẩn


Beta

Giới

hạn dưới

Giới

hạn trên

Dung sai


VIF

1

(Constant)

8,118E-

17

,039


,000

1,000

-

,077

,077




CA

,227

,042

,185

5,761

,031

,149

,304

,961

1,040


CO

,333

,035

,298

8,457

,017

,255

,410

,903

1,108


SZ

,141

,039

,102

3,582

,000

,064

,218

,863

1,158


QU

,157

,041

,116

3,988

,017

,080

,234

,940

1,064


BP

,471

,049

,422

11,960

,018

,393

,548

,985

1,015


RE

,216

,033

,183

5,476

,030

,138

,293

,964

1,037


FI

,269

,043

,226

6,846

,031

,192

,347

,932

1,052

a. Biến phụ thuộc: Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV - AC

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0)

Năng lực SXKD của DNNVV (CA) đạt hệ số 0,227, nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với biến Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV (AC). Khi DN đánh giá yếu tố “Năng lực SXKD của DNNVV” tăng thêm 1 điểm Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tăng 0,227 điểm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Báo cáo tài chính (FI) đạt hệ số 0,269, nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với biến Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV (AC). Khi DN đánh giá yếu tố “Báo cáo tài chính” tăng thêm 1 điểm Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tăng 0,269 điểm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Quy mô DN (SZ) đạt hệ số 0,141, nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với biến Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV (AC). Khi DN đánh giá yếu tố “Quy mô DN” tăng


thêm 1 điểm Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tăng 0,141 điểm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Phương án SXKD của DN (BP) đạt hệ số 0,471, nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với biến Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV (AC). Khi DN đánh giá yếu tố “Phương án SXKD của DN” tăng thêm 1 điểm Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tăng 0,471 điểm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Trình độ của chủ DN (QU) đạt hệ số 0,157, nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với biến Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV (AC). Khi DN đánh giá yếu tố “Trình độ của chủ DN” tăng thêm 1 điểm Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tăng 0,157 điểm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Phân tích hệ số chuẩn hóa

Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Cụ thể: biến Phương án SXKD của DN (BP) đóng góp 27,5%, biến Tài sản đảm bảo (CO) đóng góp 19,5%, biến Báo cáo tài chính (FI) đóng góp 14,8%, biến Năng lực của DNNVV (CA) có đóng góp 12,1%, biến Mối quan hệ của DN với NH (RE) đóng góp 11,9%, biến Trình độ của chủ DN (QU) đóng góp 7,6%, biến Quy mô của DNNVV (SZ) đóng góp 6,7% đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Do đó có thể sắp xếp thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố độc lập tới tiếp cận tín dụng NH của DNNVV theo thứ tự tầm quan trọng như sau: Phương án SXKD của DN (BP), Tài sản đảm bảo (CO), Báo cáo tài chính (FI), Năng lực của DNNVV (CA), Mối quan hệ của DN với NH (RE), Trình độ của chủ DN (QU), Quy mô của DNNVV (SZ). Theo CBTD phân tích hồ sơ, phương án vay vốn gồm BCTC và phương án SXKD của DN là khâu quan trọng, chiếm nhiều thời gian nhất vì nó sẽ đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho NH trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về DN. Đối với DNNVV tỉnh Thái Nguyên, yếu tố Phương án SXKD của DN ảnh hưởng lớn nhất đến tiếp cận tín dụng NH vì các nội dung cần xây dựng trong phương án gồm: công suất, năng lực sản xuất, thi công của doanh nghiệp; Kế hoạch và tiến độ sản xuất, thi công; Các chính sách, phương thức bán hàng tiêu thụ sản phẩm; Sản lượng, doanh số bán hàng của loại sản phẩm đó hàng tháng cũng như trong thời kỳ trước đó và dự kiến tình hình tiêu thụ trong thời gian tới…thường không đầy đủ, thông tin cung cấp sơ sài không tạo ra sự tin tưởng cho NH nên có hiện tượng hồ sơ bị trả lại. Đối với yếu tố TSĐB, nguyên nhân cản trở quá trình tiếp cận nguồn tín dụng NH liên quan đến TSĐB đến từ 02 phía: Về phía NH: do nhiều


quy định chưa rõ ràng, cụ thể với từng nhóm TSĐB đã khiến cho quá trình thẩm định mất nhiều thời gian và đánh giá trí trị tài sản chưa chuẩn xác. Về phía DNNVV: tính pháp lý của TSĐB không rõ ràng, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu không chuẩn, TSĐB không phù hợp…Vì vậy, trong tương lai, NH cần nới lỏng và quy định bằng văn bản cụ thể các yêu cầu liên quan đến TSĐB nhằm giúp CBTD và DN dễ dàng hoàn thiện hồ sơ. DNNVV cần lựa chọn tài sản phù hợp, đảm bảo giá trị, tính pháp lý nhờ đó rút ngắn thời gian hoàn thiện thủ tục và số tiền vay cao hơn. Đối với BCTC có mức độ ảnh hưởng lớn thứ 3, dựa vào các thông tin thu thập từ chủ DNNVV, các DN tại Thái Nguyên thường không đạt được các chỉ tiêu về khả năng thanh toán theo yêu cầu của NH như: Vốn lưu động ròng thường cho kết quả âm, Khả năng thanh toán tức thời < 1, Hiệu suất sử dụng tài sản < 1; Số vòng quay vốn kinh doanh thấp…đặc biệt với DN mở hồ sơ vay lần đầu tại NH các chỉ tiêu liên quan trong BCTC đều phải cung cấp đã khiến DN mất nhiều thời gian đề hoàn thiện. Các yếu tố còn lại có tác động nhất định đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV, trong thời gian tới ban lãnh đạo DNNVV tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục phát huy những mặt đạt được, khắc phục yếu điểm liên quan đến các yếu tố nhằm mục đích tăng cường tiếp cận tín dụng NH giúp DN chủ động hơn về nguồn tài chính phục vụ mở rộng, SXKD.

c. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Sau khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV, luận án tiếp tục đánh giá các giá trị ước lượng để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả dựa vào các giả thuyết đưa ra tại chương 3.

Giả thuyết 1 (H1): TSĐB có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,298 với mức ý nghĩa P = 0.000 < 0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 2. Kết quả này khẳng định mối quan hệ tích cực giữa TSĐB và tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu định tính tại mục 4.4.3.1 khi chủ DN cho rằng hiện nay DN chưa cảm thấy đáp ứng các yêu cầu liên quan đến TSĐB của NH như: giá trị tài sản, tính pháp lý, loại TSĐB…những vấn đề này đã tác động lớn việc tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Tuy vậy có sự khác biệt, khi tại phân tích định tính yếu tố TSĐB có giá trị trung bình thấp nhất nhưng kết quả ước lượng chỉ ra yếu tố đó có mức ảnh hưởng xếp vị trí thứ hai. Lý do là vì, giá trị trung bình được tính toán giữa vào việc


tổng hợp các số liệu thu thập nhưng khi đưa vào phân tích ước lượng kết quả nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: ma trận xoay, sự tác động của các yếu tố liên quan…nên mức độ ảnh hưởng có sự thay đổi và kết quả sau ước lượng có giá trị tin cậy cao hơn. Vì vậy, giải pháp đưa ra DNNVV cần tích cực trong việc nắm bắt quy định liên quan đến TSĐB của NH, hoàn thiện các giấy tờ tại DN, lựa chọn TSĐB có tính pháp lý và giá trị cao…

Giả thuyết 2 (H2): Mối quan hệ thân thiết của DN với NH có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,183 với mức ý nghĩa P = 0.000 < 0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 5. Kết quả này khẳng định nếu DN càng có mối quan hệ tích cực với NH thì tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên thuận lợi hơn. Kết quả này trùng với quan điểm của Ricardo N. Bebczuk (2004), Khalid Hassan Abdesamed (2014). Theo phân tích tại mục 4.4.3.1, DNNVV tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản xây dựng mối quan hệ tốt với NH và điều này mang lại cơ hội cho quá trình vay vốn của DN. Vì vậy, đẩy mạnh sự gắn kết giữa DNNVV với NH và hướng đi đúng trong tương lai. Hơn nữa, DNNVV cần thường xuyên trao đổi, đề cập những khó khăn trong quá trình vay vốn NH để NH nắm bắt và có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Giả thuyết 3 (H3): Năng lực SXKD của DNNVV có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,185 với mức ý nghĩa P=0.000<0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 4. Kết quả này khẳng định mối quan hệ tích cực giữa Năng lực của DNNVV và tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên cùng quan điểm với Huang và Song (2006), Qian (2009), Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006), Võ Trí Thành (2011). Trong quá trình điều tra tại DN, tác giả nhận thấy: sức cạnh tranh yếu do DN không có nhiều máy móc hiện đại để sản xuất lượng sản phẩm lớn, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt; DN chưa chú trọng nhiều trong quảng bá sản phẩm. 62% DN có quy mô siêu nhỏ được hỏi chưa thực sự quan tâm đến việc giới thiệu hình ảnh của DN bằng nhiều cách thức lý do được giải thích bởi kinh phí khá lớn, doanh thu của DN không đủ sự chi trả cho hoạt động này. Trong khi đó 70% DN có quy mô vừa được hỏi đều trả lời DN thường dành 3 - 4% doanh thu/năm để quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại nhờ đó sản phẩm được nhiều người biết đến đặc biệt là hàng dược phẩm, may mặc, ăn uống,


hàng tiêu dùng. Do vậy, ngoài việc đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ, năng lực của người lao động, DNNVV cần chú trọng đến hoạt động marketing đặc biệt đối với DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Giả thuyết 4 (H4): Báo cáo tài chính đúng quy định có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,226 với mức ý nghĩa P=0.000<0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 3. Vậy Báo cáo tài chính đúng quy định, đáp ứng yêu cầu của NH sẽ giúp DNNVV thuận lợi hơn khi tiếp cận tín dụng NH. Trong quá trình phỏng vấn cán bộ NH cho biết, theo quy định một số chỉ tiêu chính DNNVV cần đạt được trong BCTC gồm: Tỷ số thanh toán hiện hành phải > 1 mới gọi là hiệu quả, Tỷ số thanh toán nhanh thường > 0,5, Hệ số thanh toán nợ dài hạn phải > 1 là tốt nhất, Tỷ suất tự tài trợ càng lớn càng tốt…nhưng nhiều DN không đạt được vì để đạt được các chỉ tiêu này liên quan đến kết quả kinh doanh của DN, khả năng hoàn thiện của kế toán. Thêm vào đó, tính xác thực, đảm bảo của BCTC chưa cao do sự liên kết trong giao dịch tín dụng với NH không thường xuyên. Do đó, những gợi ý được trình bày tại mục 4.4.3.1 về áp dụng hệ thống kế toán hiện đại, tích cực giao dịch thông qua NH, nâng cao trình độ của kế toán viên…là nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng BCTC, từ đó rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ vay vốn của DNNVV tại NH.

Giả thuyết 5 (H5): Quy mô của DNNVV lớn có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,102 với mức ý nghĩa P=0.000<0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 7. Vậy có mối quan hệ tích cực giữa quy mô DN và tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên và đồng nhất với quan điểm của Darwin và Rodolfo (2009), Ozkan (2001), Fama và French (2002), Chen (2004), Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006)…Trong quá trình điều tra, các nhà quản lý đều khẳng định DN có quy mô lớn sẽ có mạng lưới rộng, ngành nghề và hạng mục đầu tư đa dạng, mối quan hệ rộng lớn, uy tín trên nhiều thị trường, thông tin về DN có tính trung thực, chính xác và minh bạch tương đối nên các DN này sẽ dễ dàng tiếp cận với vốn vay NH hơn. Ngoài ra, các DN này có thể nhận được các khoản vay với các điều khoản thuận lợi hơn. Vì vậy, mở rộng quy mô chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của DN đồng thời giúp DN vay vốn dễ dàng hơn. Để làm được điều này DN cần chú trọng đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu nhu cầu thị trường…


Giả thuyết 6 (H6): Phương án SXKD của DN khả thi có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,422 với mức ý nghĩa P=0.000 < 0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 1. Có thể kết luận nếu phương án SXKD của DN khả thi việc tiếp cận vốn tín dụng NH sẽ dễ dàng hơn. Trong quá trình điều tra, cán bộ NH cho biết phương án SXKD của DN thường mang tính chất đối phó, sơ sài, không phản ánh giá trị dự án nên thường phải làm lại nhiều lần. Do vậy, trên 50% DNNVV được điều tra cho biết: DN đã chi ra những chi phí thuê ngoài hoặc qua cán bộ NH với mục đích nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và rút ngắn thời gian vay vốn - mặc dù DN là người nắm chắc nhất về tính khả thi của dự án. Cho nên, nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng kế hoạch kinh doanh trong dài hạn, phân chia theo từng giai đoạn cụ thể sẽ là những giải pháp giúp DNNVV hoàn thiện phương án SXKD.

Giả thuyết 7 (H7): Trình độ của chủ DN có ảnh hưởng thuận chiều đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,116 với mức ý nghĩa P=0.000<0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 6. Một trong những yếu tố quan trọng để làm nên sự thành công của một DN là năng lực quản trị - năng lực của lãnh đạo DN. Đặc biệt, 02 quan sát được luận án bổ sung mới là Chủ DN luôn chia sẻ thông tin với người lao động và Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh đã có mức ảnh hưởng nhất định khi tiến hành phân tích định tính và định lượng. Bản thân DN cũng nhận thấy, 02 biến quan sát tuy không tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng NH nhưng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực kinh doanh của DNNVV nhờ đó gia tăng mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Ngoài ra, chủ DN cần chủ động nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN như: luật pháp, tập huấn chuyên môn, sự kết nối thông tin với Hiệp hội và sự chuyển hóa kiến thức vào thực tế sản xuất của DN. Những kiến thức này tuy không trực tiếp tác động đến việc DN vay được vốn nhưng là căn cứ hình thành phong cách kinh doanh và cách thức vay vốn của DN (Wagema G. Mukiri, 2011).

4.4.3.3. Phân tích phương sai một yếu tố

Căn cứ kết quả kiểm định phương sai đồng nhất và kết quả kiểm định ANOVA luận án đã có tổng hợp kết quả so sánh sự khác biệt về “Mức độ tiếp cận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023