Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnvv Từ Phía Nh


tháng 06 năm 2018 thu ngân sách của tỉnh đạt 7000 tỷ đồng, tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản cân đối thu chi ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên theo nhiều phản ánh của lãnh đạo tại các chi nhánh NHTM cho biết: những hướng dẫn, quy định nhằm cụ thể hóa các chính sách từ Chính phủ triển khai còn chậm, những quy định về quyền hạn nghĩa vụ của các đối tượng liên quan chưa được phân định rõ ràng khiến NH còn lúng túng, chậm trễ trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ nên lợi ích thu được chưa đạt kỳ vọng của Chính phủ. Thêm nữa, quá trình triển khai các chính sách tại tỉnh còn chậm, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” khiến sự chỉ đạo, hỗ trợ chưa mạnh mẽ, quyết liệt, chưa giải quyết triệt để rào cản trong quá trình tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Một số giám đốc DN khi được hỏi cho biết: “Nghị định 39/2018/NĐ – CP có đưa ra nhiều ưu đãi đối với DN khởi nghiệp sáng tạo nhưng đến nay tỉnh Thái Nguyên chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể giúp DN hoàn thiện hồ sơ và chưa xây dựng Hội đồng xét duyệt công nhận đổi mới sáng tạo để DN được hưởng ưu đãi”.

4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ phía NH

Tác giả tiến hành đánh giá những yếu tố từ phía NH ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV bằng phương pháp thống kê mô tả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 thông qua 05 nhóm yếu tố được tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu lý thuyết nền tảng và tổng quan tài liệu tại Chương 1. Kết quả tại bảng 4.13 tổng hợp từ Phụ lục 08a cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ phía NH đến tiếp cận tín dụng của DNNVV bằng đánh giá của cán bộ NH.

Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố ảnh hưởng từ phía NH


Tên biến

Giá trị trung bình

Mức độ đánh giá

Lãi suất

2,74/5 điểm

Trung bình

Thủ tục cho vay

2,57/5 điểm

Thấp

Mức độ đa dạng của các gói tín dụng

3,00/5 điểm

Trung bình

Trình độ của cán bộ tín dụng

2,85/5 điểm

Trung bình

Quy định về tài sản đảm bảo

2,49/5 điểm

Thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 15

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ NH năm 2017)

Yếu tố có mức đánh giá thấp nhất là Quy định về tài sản đảm bảo đạt 2,49/5 điểm, hiện nay để đảm bảo sự an toàn cho các khoản vay hầu hết các NH đều


yêu cầu DN cần phải có tài sản thế chấp với nhiều quy định chặt chẽ. Chính điều này đã khiến DN lúng túng khi hoàn thiện giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, hơn nữa NH không có những văn bản cụ thể khi thẩm định các loại tài sản khác nhau đã gây ra khó khăn khi CBTD đến thẩm định tài sản của DN. 58% cán bộ NH chưa hài lòng với biến quan sát Quy trình, quy định đánh giá tài sản đảm bảo linh hoạt, dễ thực hiện NH dễ dàng xác định quyền sở hữu tài sản của DN khi điểm đánh giá đạt thấp nhất với 2,48/5 điểm. nghĩa là người được phỏng vấn cho rằng quy trình đánh giá quyền sở hữu và TSĐB còn nhiều bất cập, khó khăn đối với NH và DN. Điều này cho thấy mức độ hài lòng trong quy trình đánh giá tài sản, giấy tờ thực hiện cũng như căn cứ thẩm định còn thấp, nó ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hồ sơ vay của DNNVV. Hiện nay, VPbank là NH đi đầu trong việc đưa ra những khoản vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo - thể hiện sự mạnh dạn của NH đồng hành với DN nhưng yêu cầu rất cao trong việc chứng minh năng lực tài chính, sự đảm bảo của đối tượng thứ 3 có uy tín và lãi suất khá cao nên ít DNNVV tại Thái Nguyên tiếp cận được hình thức vay này. Vì vậy, đơn giản hóa thủ tục liên quan đến TSĐB và gói tín dụng không cần TSĐB là hướng đi trong tương lai của các NHTM. Tuy nhiên, chính sách tín dụng cần đảm bảo sự an toàn đối với khoản vay nhằm tăng cường tính hiệu quả tín dụng NH.

Yếu tố thứ hai có mức đánh giá thấp là Thủ tục cho vay, kết quả phản ánh sự không hài lòng của người được hỏi liên quan đến các nội dung như: NH thường xuyên đơn giản hóa thủ tục vay, đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng, hay DN dễ dàng hoàn thành hồ sơ vay…Biến quan sát Hồ sơ vay vốn của DN thường dễ dàng đáp ứng theo yêu cầu của NH được 61,3% người trả lời đánh giá không đồng ý và cho rằng DN thường gặp khó khăn khi hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ bao gồm các nội dung liên quan đến tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính, phương án SXKD…Theo thông tin từ người trả lời BCTD - DN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hướng dẫn và thực hiện hồ sơ vay vốn, thông thường nếu tự làm DN có thể mất đến 3 tuần hoặc nếu muốn nhanh có thể nhờ CBTD làm hộ nhưng phải bỏ thêm chi phí phát sinh. Bà Trần Thị Thùy Linh – Phó giám đốc phòng giao dịch Gia Sàng ngân hàng BIDV cho biết: “Để DN hoàn thiện 1 bộ hồ sơ vay vốn tại NH cần phải sửa lại ít nhất 2 – 3 lần mới đáp ứng các yêu cầu”. Điều này đã làm nản lòng nhiều DNNVV có nhu cầu vay vốn. Trong tương lai, NHNN cần có chỉ đạo quyết liệt hơn trong công tác rà soát, định hướng sự đơn giản hóa trong thủ tục vay vốn giúp các


NHTM có căn cứ xây dựng quy trình và cắt giảm yêu cầu không phù hợp trong hồ sơ vay vốn của DNNVV nhờ đó vừa hỗ trợ DN tiếp cận nguồn tín dụng NH vừa giúp NH mở rộng thị trường.

Hiện nay, mức lãi suất cho vay của NH luôn được điều chỉnh theo mục tiêu kinh tế vĩ mô. Riêng đối với DNNVV các NHTM như: BIDV, Vietcombank, Vietinbank áp dụng mức ưu đãi về lãi suất đó là giảm từ 0,5 - 1% lãi suất trong năm đầu tiên khi DN tiến hành vay 1 khoản vay nhất định. Đặc biệt, với những khoản vay ưu đãi DN có thể nhận được mức lãi suất ưu đãi hơn. Do đó, yếu tố Lãi suất trong nghiên cứu được đánh giá ở mức trung bình đạt 2,74/5 điểm, nghĩa là người được hỏi khá đồng ý với những câu hỏi đặt ra trong phiếu như: lãi suất cho sự linh hoạt trong từng thời kỳ, đối với từng nhóm khách hàng. Để cạnh tranh trong hệ thống NH, các NHTM liên tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi cho DNNVV như: Quy mô vốn dành cho DNNVV của Vietcombank cũng đã tăng từ 150 - 200% hay tại Agribank mục tiêu cho khối DN này vay chiếm 30 - 40% tỷ trọng dư nợ, với lượng vốn tăng lên trên 100.000 tỷ đồng…VPbank áp dụng nhiều gói vay tín chấp với lãi suất ưu đãi, bà Nguyễn Thị Hồng Loan Giám đốc khách hàng DN Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Thái Nguyên cho biết: “Hiện nay, NH có rất nhiều gói tín dụng hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: sản phẩm gạo, cafe, gỗ, thủy sản với số tiền vay cao và lãi suất linh hoạt. Ngoài ra, một điểm mạnh của NH liên quan đến tín dụng cho DN là gói vay không cần tài sản thế chấp, cụ thể: Gói cho vay tín chấp dành cho tất cả các DNNVV có hạn mức vay 3 tỷ đồng; Gói cho vay tín chấp nhanh dành cho DN siêu nhỏ hạn mức cho vay: 1 tỷ đồng/khách hàng. Nhờ đó, nhiều DNNVV không có tài sản đảm bảo có cơ hội để tiếp cận gói vay ưu đãi này”; NH Quân đội áp dụng cho vay chuyên biệt dành cho các DNNVV kinh doanh trong những lĩnh vực đặc trưng như: đóng tàu, nông sản…NH Đại dương cho vay ngắn hạn với lãi suất VND từ 6,71%/năm, lãi suất USD từ 2,68%/năm và ưu đãi 20 - 50% phí dịch vụ cho các DN nhập khẩu…Điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội cho DNNVV tiếp cận những nguồn vốn vay ưu đãi. Các NHTM nên tiếp tục duy trì sự ổn định và linh hoạt trong chính sách lãi suất vừa tuân thủ quy định của NHNN vừa tạo cơ hội cho DNNVV vay vốn, nhờ đó tăng trưởng tín dụng của NH có sự phát triển vượt bậc.

Tuy vậy, trong yếu tố Mức độ đa dạng của các gói tín dụng có biến quan sát NH cung cấp các gói tín dụng đối với từng nhóm ngành kinh doanh của


DNNVV được 57% người được phỏng vấn không đồng ý với tình hình thực tế tại Thái Nguyên. Lý do là vì: các DNNVV tại Thái Nguyên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, chế tạo, sản xuất chè…nhưng các NH lại dành gói ưu đãi không phải là thế mạnh của địa phương như: đóng tàu, công nghiệp mũi nhọn, cafe, lâm sản…Điều này ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của DNNVV. Các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên cần có đề xuất, tham mưu với Hội sở chính về những bất cập liên quan đến các gói tín dụng ưu đãi để xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các địa phương có DN kinh doanh đặc thù. Nhờ đó, giúp DNNVV có điều kiện tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi phù hợp và chi nhánh cũng gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần tại tỉnh Thái Nguyên.

Đối với yếu tố Trình độ của cán bộ tín dụng, 100% cán bộ trả lời phỏng vấn cho biết cán bộ NH có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp như: Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị, Kế toán…do vậy quá trình thẩm định hồ sơ tương đối chuyên nghiệp. Hơn nữa, thái độ phục vụ thân thiệt, nhiệt tình của CBTD khiến DNNVV khi giao dịch tại NH thường cảm thấy dễ chịu, không áp lực và những chi phí phát sinh trong quá trình vay cũng giảm thiểu. Điều này tạo có hội giúp DNNVV có có hội gia tăng tiếp cận tín dụng NH. Các NHTM có thể tiếp tục đào tạo chuyên sâu cho CBTD thông qua các chương trình tập huấn, cử đi học chuyên sâu…để nâng cao trình độ, kỹ năng và sự nhạy bén của nhân viên NH trong quá trình thẩm định hồ sơ, ra quyết định cho vay đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của khoản vay.

4.4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ phía DNNVV

4.4.3.1. Phân tích định tính

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS 22.0, luận án đã tiến hành tổng hợp kết quả các biến quan sát từ phiếu điều tra, khảo sát từ phía DNNVV đến tiếp cận tín dụng NH vào Phụ lục 8b và được trình bày tóm tắt tại bảng 4.14 như sau:

Tài sản đảm bảo: đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV với kết quả đạt được thấp đạt 2,48/5 điểm có nghĩa DN không đáp ứng/không đồng ý được với nội dung câu hỏi đưa ra. Trong đó, 56,3% người trả lời không hài lòng với biến quan sát DN dễ dàng hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài


sản đảm bảo để nộp cho NH với nhiều vấn đề như: DN thường gặp khó khăn khi hoàn thành thủ tục chứng minh quyền sở hữu tài sản; Tài sản không đáp ứng yêu cầu của NH. Trong quá trình phỏng vấn, 55% DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cho rằng DN dễ dàng hoàn thiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay thường đạt trên 60% giá trị tài sản đảm bảo. Ông Nguyễn Quang Thái – Giám đốc công ty TNHH Sơn Nguyên cho biết: “Hiện DN đang kinh doanh chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, khi có nhu cầu mua thêm xe ôtô để mở rộng kinh doanh DN thường vay tiền từ NH và sau đó thế chấp chiếc xe đó vào NH để làm tài sản đảm bảo. Thủ tục được thực hiện nhanh gọn, số tiền được vay chiếm 70% giá trị tài sản đảm bảo”. Trong khi đó kết quả này chỉ là 32% đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 18% đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thậm chí số tiền được vay thường dao động quanh mức 60% so với nhu cầu thực tế và DN nông nghiệp còn thấp hơn. Vì vậy, để tiếp cận tốt hơn nguồn tín dụng NH, DNNVV cần chuẩn bị tốt các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, tính pháp lý, giá trị TSĐB. Thêm vào đó, cần nghiên cứu các quy định của mỗi NH để cung cấp chính xác giấy tờ theo yêu cầu liên quan đến TSĐB nhằm giảm thời gian hoàn thiện hồ sơ.

Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố từ phía DNNVV


Tên biến

Giá trị trung bình

Mức độ đánh giá

Tài sản đảm bảo (CO)

2,48/5 điểm

Thấp

Mối quan hệ của DN với NH (RE)

2,69/5 điểm

Trung bình

Năng lực của DNNVV (CA)

2,52 /5 điểm

Thấp

Báo cáo tài chính (FI)

2,51/5 điểm

Thấp

Quy mô của DNNVV (SZ)

2,99/5 điểm

Trung bình

Phương án SXKD của DN (BP)

2,54/5 điểm

Thấp

Trình độ của chủ DN (QU)

2,90/5 điểm

Trung bình

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra DNNVV năm 2017)

Mối quan hệ của DN với NH: Trong quá trình phỏng vấn, 90% DN trả lời rằng thường vay vốn tại 1-2 NH do đã quen làm việc tại đó và như vậy sẽ có một số lợi thế như: nắm rõ quy trình thủ tục, được tư vấn kỹ càng, nhiệt tình, thời gian hoàn thành nhanh gọn. Do vậy, yếu tố Mối quan hệ của DN với NH được người trả lời khá đồng ý với các câu hỏi đưa ra và mức độ ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng đạt trung bình (2,69/5 điểm). Biến quan sát DN được vay vốn tín dụng tại các gói tín dụng ưu đãi của NH được các DN đánh giá thấp nhất khi có 44% người được


hỏi cho rằng DN không nhận được các gói tín dụng ưu đãi. Cụ thể: 2/10 DN nông nghiệp được phỏng vấn trả lời rằng DN tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của NH cho lĩnh vực sản xuất gỗ, gạo nhưng để hoàn thiện hồ sơ vay vốn mất rất nhiều thời gian. 90% DN khai thác khoáng sản bày tỏ mong muốn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhưng hầu hết các NH đều không có chính sách vay hỗ trợ cho nhóm ngành kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn ở Thái Nguyên. Bà Nguyễn Thị Như Quỳnh kế toán trưởng của Công ty cổ phần Hải Thịnh – người phụ trách chính trong các giao dịch với NH cho biết: “Hiện nay, công ty thường vay vốn tại NH Vietinbank và BIDV, thủ tục nhanh gọn do đã có sự hiểu biết giữa DN và NH. DN đã tiến hành mở hợp đồng tại một số NH khác nhưng thủ tục mở hồ sơ lần đầu rắc rối, DN phải đi lại nhều lần nhưng vẫn không hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Vì vậy, DN đã dừng giao dịch tại những NH đó”. Trong thời gian tới, các DNNVV nên tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với NH để tiếp cận tốt hơn với các gói vay ưu đãi, nhận được hỗ trợ trong quá trình vay vốn. Hơn nữa, DN có thể đề xuất với các chi nhánh NHTM về mong muốn nhận được các khoản hỗ trợ đặc thù với ngành nghề kinh doanh của mình - đó sẽ là căn cứ để lãnh đạo Chi nhánh có kiến nghị với Hội sở chính nhằm xây dựng các gói tín dụng phù hợp với DNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Năng lực SXKD của DNNVV: có nhiều tiêu chí đánh giá năng lực của DN, đối với nội dung luận án tác giả sử dụng một số tiêu chí sau: DN thường trả nợ vay đúng hạn, có thị phần lớn trên thị trường, Lương công nhân có xu hướng tăng, Doanh thu của DN luôn tăng, Thương hiệu/ hình ảnh của DN trên thị trường được người tiêu dùng biết đến, DN có xu hướng đổi mới KHCN hiện đại trong quá trình sản xuất. Yếu tố này không được đưa vào trong hồ sơ vay vốn NH nhưng lại là cơ sở để DN chứng minh năng lực tài chính. Mức độ đánh giá của yếu tố Năng lực của DNNVV thấp đạt 2,52/5 điểm nghĩa là người được phỏng vấn cho rằng DN chưa đáp ứng được các nội dung trong câu hỏi. Trong đó, 56% chủ DN cho biết hoạt động quảng bá, marketing của DN còn yếu nên biến quan sát Thương hiệu/ hình ảnh của DN được người tiêu dùng biết đến nhiều đạt giá trị thấp nhất với 2,46/5 điểm. Tiếp theo là biến quan sát DN có thị phần lớn trên thị trường khi có 53,3% DN cho biết sản phẩm của DN chỉ cung cấp 1 phần nhỏ của thì trường với khách hàng thân quen và nhỏ lẻ. Điều này cho thấy, DN có năng lực kinh doanh tốt đóng vai trò tích cực trong việc tiếp cận nguồn tín dụng NH. DNNVV cần áp dụng nhiều giải pháp như: tinh gọn bộ máy quản lý, mua sắm máy móc hiện đại, đào tạo nâng


cao trình độ người lao động, cắt giảm chi phí, đẩy mạnh hoạt động maketing…để nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN, từ đó tạo cơ hội cho quá trình vay vốn NH.

Báo cáo tài chính: Đây là yếu tố có mức đánh thấp đạt 2,51/5 điểm, nghĩa là người trả lời không đồng ý với các nội dung đưa ra trong thang đo. 58,7% người trả lời phản ánh BCTC thường không được chấp thuận dễ dàng và DN thường xuyên phải chỉnh sửa các nội dung trong BCTC nên điểm số thấp đạt 2,49/5 điểm. Do đó, nâng cao năng lực nhân viên kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực giao dịch bằng NH sẽ tăng cường tính minh bạch trong BCTC, tạo căn cứ giúp NH đánh giá năng lực tài chính của DN dễ hơn nhờ đó thời gian thẩm định hồ sơ vay của DN giảm.

Quy mô của DNNVV: mức độ đánh giá trong nội dung này đạt mức trung bình (2,99/5 điểm), người trả lời phỏng vấn đều cho rằng tăng vốn kinh doanh, mở rộng ngành nghề, đầu tư thêm máy móc sản xuất đều có tác động đến quá trình vay vốn NH của DNNVV. Các DNNVV cũng luôn cố gắng để tiêu chuẩn trên có sự tăng trưởng dương. Vì quy mô có xu hướng mở rộng chứng tỏ DN kinh doanh tốt tạo cơ sở cho việc hoàn thành BCTC đạt yêu cầu của NH. Thông thường, với DN quy mô lớn có nghĩa tài sản cố định của DN chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và DN cần nhiều tiền để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nên quy mô càng lớn nhu cầu vốn càng nhiều. Nhưng nếu các tiêu chí liên quan đến doanh thu, lợi nhuận và sự tăng trưởng của DN không có xu hướng tăng theo năm cũng sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Nghĩa là có mối quan hệ mật thiết giữa quy mô - năng lực

- nguồn vốn và để tiếp cận vốn tốt cần phải có sự tăng trưởng của 2 yếu tố nội tại chính của DNNVV.

Phương án SXKD của DN: theo đánh giá của người được phỏng vấn mức độ đạt thấp với 2,54/5 điểm, nghĩa là có nhiều vấn đề DN không thực hiện được khi xây dựng phương án SXKD. 70% chủ DNNVV được hỏi cho rằng: phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN khi nộp cho NH thường được yêu cầu chỉnh sửa do: thiếu tính khả thi, mang tính chủ quan, giá trị dự án không chuẩn hoặc phương án còn sơ sài và thiếu thông tin cần thiết…Vì vậy, nhiều DN đã bỏ ra một số chi phí để nhận được sự giúp đỡ của CBTD trong việc hoàn thiện hồ sơ. Do đó, nâng cao năng lực của cán bộ xây dựng phương án, gia tăng vị thế của DNNVV sẽ là giải pháp chính giúp DNNVV hoàn thiện tốt phương án SXKD của DN.


Trình độ của chủ DN: Yếu tố được đánh giá ở mức độ trung bình đạt 2,86/5 điểm, nghĩa là người được phỏng vấn khá đồng ý với các nội dung trong phiếu và DN đang thực hiện các hoạt động đó trong DN. Trong đó biến quan sát Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kinh doanh đạt 2,84/5 điểm và Chủ DN luôn chia sẻ thông tin với người lao động đạt 2,97/5 điểm nghĩa là người được hỏi đồng ý cho rằng họ thực hiện được những tiêu chí này trong quá trình kinh doanh và 02 quan sát này có ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng mặc dù mức độ không quá lớn. Do vây, 02 quan sát được bổ sung mới đưa ra là khá phù hợp đối với nghiên cứu này. Tuy nhiên, biến quan sát Chủ DN nắm bắt thông tin về chính sách tín dụng của NH rõ ràng đạt giá trị thấp nhất trong số các quan sát được nghiên cứu tại biến này (2,82/5 điểm), mặc dù mức độ tác động vẫn đạt mức trung bình. Nguyên nhân được đưa ra là: khoảng 70% số DN tiến hành giao dịch với NH đều cử nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh hoàn thiện hồ sơ với NH, 95% chủ DN thường xây dựng mối quan hệ với nhân viên, lãnh đạo NH chứ không trực tiếp đến NH giao dịch hồ sơ. Hơn nữa, chính sách tín dụng của NH luôn có sự thay đổi và khác biệt giữa các NH nên không phải vấn đề nào cũng được chủ DN nắm bắt kịp thời. Điều cần lưu ý, DN có quy mô càng lớn tỷ lệ chủ DN nắm rõ chính sách tín dụng NH có xu hướng giảm, cụ thể chủ DN có quy mô siêu nhỏ có thể nắm 82% các thông tin về chính sách tín dụng của NH, chủ DN có quy mô nhỏ là 67% và quy mô vừa là 48%. Trong thời gian tới, chủ DN cần phát huy vai trò chỉ đạo, quản lý trong điều hành DN, đồng thời nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn để thích ứng, nhạy bén trong kinh doanh.

4.4.3.2. Phân tích định lượng

a. Phân tích nhân tố khám phá

Tác giả tiến hành phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH từ phía DNNVV dựa vào nội dung của phiếu điều tra. Trong đó, hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố với giá trị của KMO nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Phương pháp trích yếu tố Principal Component với phép quay Varimax được sử dụng với các điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue ≥ 1 và thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Kết quả phân tích nhân tố đối với các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên cho thấy hệ số KMO có giá trị từ 0,774 đến 0,906 và sig = 0,000 nên phân tích nhân tố là thích hợp. Đồng thời

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 15/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí