Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội - 13


quản trị rủi ro với các chức năng như phần giải pháp của luận văn và thành 1

quản trị rủi ro với các chức năng như phần giải pháp của luận văn và thành lập tổ quản trị rủi ro tại các chi nhánh loại III.

- Cần tăng cường đào tạo và quản trị nhân lực: Hiện nay so sánh về cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của các NHTM nhà nước thì NHNo&PTNT đứng ở vị trí khiêm tốn , đây cũng là một vấn đề hạn chế do đặc thù hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động và thực hiện mục tiêu đưa NHNo&PTNT trở thành NHTM giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, đủ sức cạnh tranh và thích ứng nhanh trong quá trình hội nhập, NHNo&PTNT cần tăng cường đào tạo, quản trị và sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao yêu cầu tuyển dụng.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống, giám sát và đôn đốc kịp thời những biểu hiện sai phạm của các chi nhánh, nhất là trong hoạt động tín dụng. Để làm được điều đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải có những quy định cụ thể đối với bộ phận kiểm toán nội bộ, từ khâu tổ chức, con người, trình độ của cán bộ kiểm tra kiểm toán và các điều kiện khác. Một nguyên tắc đối với bộ phận kiểm toán là phải tách bạch với ban điều hành, cụ thể ở đây ban kiểm tra kiểm toán nội bộ phải trực tiếp chịu sự lãnh đạo điều hành của Hội đồng thành viên, tương ứng với đó là các phòng kiểm tra kiểm toán tại các chi nhánh là bộ phận trực thuộc ban kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam, được NHNo Việt Nam chi trả lương và thực hiện các công việc theo chương trình của Hội đồng thành viên, có như vậy mới nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát trong toàn hệ thống.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Từ thực trạng quản trị RRTD tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã nêu trong chương 2, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của huyện Phúc Thọ; định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam từ nay đến năm 2020 theo đề án cơ cấu lại; định hướng quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, luận văn đã đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ. Đồng thời luận văn đã đưa ra được những kiến nghị với Chính phủ, các Bộ nghành, NHNN, UBND huyện Phúc Thọ, NHNo&PTNT Việt Nam nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh của các NHTM; hoàn thiện các quy trình quản trị nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kiểm tra kiểm toán theo thống kê quốc tế trên cơ sở phù hợp với môi trường kinh tế xã hội tại Việt Nam. Từ đó giúp cho việc nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT nói chung và của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ nói riêng.


KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang hội nhập ngày càng sâu 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội - 13

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay, hệ thống luật pháp đang tiếp tục được chỉnh sửa và hoàn thiện, để phát huy được vai trò tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế bền vững thì vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trở nên hết sức cần thiết. Bài học về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 và hiện nay là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008 đến nay là căn nguyên là sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng, việc không kiểm soát được hoạt động cho vay dẫn đến RRTD đã tạo ra ảnh hưởng dây chuyền đến tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Mặc dù NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ ra đời và hoạt động trên 20 năm qua nhưng những lý luận và mô hình hoạt động thực tiễn về quản trị RRTD còn nhiều mới mẻ. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực công tác quản trị RRTD là đề tài vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài.

Tại nội dung nghiên cứu luận văn đã đề cập những vấn đề cơ bản về lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá quản trị RRTD đã được luận văn phân tích làm rõ. Từ những chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại các nước đã thành công trong việc quản trị rủi ro tín dụng luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm đối với các NHTM tại Việt Nam trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh huyện Phúc Thọ.

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị RRTD tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ thời gian qua, luận văn đã nêu được việc đã làm được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, từ đó kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đề xuất nhóm giải pháp, những kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho những giải pháp phát huy hiệu quả tích cực khi áp dụng góp

phần nâng cao năng lực công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về trình độ năng lực, về kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng, cho nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu của luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn !


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo tổng kết hoạt động từ năm 2012 2014 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tổng kết hoạt động từ năm 2012 - 2014 của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Phúc Thọ.

2. Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Phúc Thọ: http://phuctho.hanoi.gov.vn/

3. Giáo trình cẩm nang Tín dụng.

4. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Hệ thống văn bản nghiệp vụ đang áp dụng trong Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam.

6. Nghị định số 178/1999/NĐ- CP(ngày 29/12/1999) của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

7. Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18/1/2005 của Chính Phủ về bán đấu giá tài sản.

8. Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch BĐ.

9. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội

11. PGS.TS. Nguyễn Liên Hà (2008), Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng trong các NHTM, Tạp chí Phân tích kinh tế.

12. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

13. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

14. Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày /12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

15. Quyết định 37/2006/QĐ- NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam V/v “ Ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của TCTD”.

16. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM.

17. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

18. Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo (ngày 03/12/2007) V/v Ban hành qui định thực hiện các biện pháp B ĐTV trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

19. Quyết định 562/QĐ-HĐTV ngày 18/04/2011 về việc ủy quyền tham gia tố tụng, thi hành án của CT HĐTV NHNo&PTNT Việt Nam.

20. Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Về việc qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

21. Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30 tháng 03 năm 2012 của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam V/v ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

22. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2012, 2013, 2014.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023