Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 15


cạnh tranh khi khách hàng dễ nhận biết được chất lượng thật, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các cấp cải cách hành chính theo Nghị quyết của Đảng và chương trình cải cách tổng thể hành chính giai đoạn 2001 - 2010 của Bộ Nội vụ đã được Chính phủ phê duyệt.

- Thứ hai, trên cơ sở quy hoạch, dự báo của Ngành Du lịch đã được phê duyệt, Chính phủ điều chỉnh kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố cho phù hợp với quy hoạch phát triển lưu trú du lịch. Chính phủ, UBND các cấp cần quy hoạch, dành đất để xây dựng khách sạn hoặc tổ hợp thương mại, các loại hình cơ sở lưu trú du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương và nghiên cứu nhu cầu của khách. Địa phương phải nghiêm chỉnh thực hiện việc cấp phép để xây dựng, tránh hiện tượng cấp phép cho các nhà đầu tư không có tiềm lực nhưng vẫn xin đất để đầu cơ, kinh doanh cho mục đích khác.

- Thứ ba,công khai dự báo chi tiết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tổng hợp số liệu của các Bộ, ngành; các giải pháp về vận chuyển hàng không và cam kết mở rộng năng lực đón khách của các sân bay quốc tế tại Việt Nam.Dấu hiệu vượt trội của nền kinh tế và du lịch, thể hiện sự phát triển bền vững ở các mục tiêu, nhà đầu tư, công ty tư vấn sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định đầu tư hay không đầu tư vào lưu trú du lịch, bởi tăng trưởng của lưu trú du lịch phần lớn gắn liền với tăng trưởng của kinh tế, xã hội nói chung và hạ tầng du lịch. Bên cạnh việc phát triển hàng không nội địa, Nhà nước cần tạo cơ hội thuận lợi cho các hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phát triển; phát triển mạnh về chất đối với hệ thống giao thông Bắc - Nam, miễn thị thực hơn nữa cho khách nước ngoài khi đi du lịch Việt Nam.


Bên cạnh đó, Chính phủ cần thể hiện rõ vai trò là người kết nối sự phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp; xây dựng cơ chế rõ ràng trong việc cung cấp thông tin rộng rãi, thống nhất, cập nhật dự báo phát triển để các nhà đầu tư và toàn xã hội hiểu rõ về xu hướng phát triển của du lịch nói chung và lưu trú du lịch nói riêng, từ đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, không phải đến lúc thị trường quá nóng nhà đầu tư mới biết đến, thì bắt đầu chậm và có nguy cơ lỡ cơ hội do tiến độ xây dựng cơ sở lưu trú du lịch quy mô lớn thường mất từ 2 - 4 năm.

- Thứ tư: Khuyến khích tăng cung về cơ sở lưu trú du lịch có chất lượng.Chính phủ chỉ đạo Ngành Du lịch và các bên liên quan thực hiện mạnh mẽ việc cho liên doanh, chuyển đổi sở hữu hoặc nâng cấp các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức với các đối tác có tiềm lực để có được hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Thứ năm, tăng thẩm quyền cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Ngành Du lịch cần đầy đủ quyền lực thực hiện triển khai quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo thực hiện quy hoạch đúng chất lượng và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ mạnh trong lĩnh vực xử phạt hành chính, đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp du lịch.

4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 15

- Thứ nhất, trên cơ sở nhận thức đầy đủ về hội nhập, yêu cầu cải cách hành chính và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần ổn định, minh bạch bộ máy; xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Du lịch có chất lượng cao nhằm tạo dựng môi trường ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch.

Có thể khẳng định đây là giải pháp cơ bản trong định hướng phát triển du lịch Việt Nam nhằm khuyến khích sự tăng trưởng của cung và cầu. Ngành Du lịch Việt Nam trong năm 2008 chứng kiến sự thay đổi sâu sắc trong khâu


tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương, những hệ lụy về nhân sự, cơ cấu tổ chức nhân sự cần phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo nhanh chóng ổn định để thực hiện các mục tiêu của quản lý nhà nước. Tổ chức khoa học, môi trường du lịch thuận lợi là yếu tố chủ yếu, hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn pháp luật phù hợp với thực tiễn là nền tảng để lưu trú du lịch phát triển.

- Thứ hai, trên cơ sở tranh thủ cơ hội hội nhập của ngành Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chiến lược phát triển cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2020. Bản quy hoạch, chiến lược có thể thuê chuyên gia trong và ngoài nước tư vấn, thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng và có tính khả thi cao. Công bố quy hoạch, chiến lược rộng rài trên các phương tiện thông tin, internet phục vụ các đối tượng quan tâm.

- Thứ ba, sớm có lộ trình áp dụng Quy chuẩn Quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, xây dựng Tiêu chuân Việt Nam về “Khách sạn xanh” và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan. Đây là công cụ chủ yếu để định hướng phát triển, quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững.

- Thứ tư, hợp tác trao đổi kinh nghiệm quản lý cơ sở lưu trú du lịch với các Tổ chức mà Việt Nam là thành viên, học tập mô hình quản lý của những quốc gia đã thành công trong du lịch, làm đầu mối thúc đây sự phát triển của công nghệ khách sạn. Thông qua hợp tác quốc tế, kêu gọi các Dự án nước ngoài cùng với Việt Nam hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú du lịch.


KẾT LUẬN


Nhằm phát triển du lịch bền vững, chuẩn bị cơ hội vững chắc cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả về nhân lực và vật lực để thực hiện chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng trang thiết bị tiện nghi, đào tạo, chuẩn hóa dịch vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên, từng bước đi vào chuyên nghiệp. Nhiều cơ sở lưu trú du lịch ở Quảng Ninh đã ra đời đáp ứng nhu cầu lưu trú của các đối tượng khách, nhưng với thực trạng về năng lực tài chính, trình độ quản lý và đội ngũ nguồn nhân lực sẵn có, không phải cơ sở nào cũng đáp ứng được một cách thỏa mãn nhu cầu của khách. Thực tế đó đặt ra bài toán đối với ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đó là xây dựng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Quảng Ninh đủ mạnh, đủ tầm, phát huy các lợi thế hiện có và phấn đấu đến trình độ chuyên nghiệp, kể cả cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi và đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ

Luận văn “Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tập trung đi vào khai thác, nghiên cứu các tư liệu chuyên môn, thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh và một số nguồn liên quan khác. Về cơ bản, Luận văn đã có một số đóng góp sau:

Một là, nêu bật cơ sở khoa học về công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở Việt Nam hiện nay.

Hai là, phân tích thực trạng dịch vụ lưu trú du lịch ở Quảng Ninh: Số lượng, chất lượng, trình độ nguồn nhân lực và kết quả kinh doanh lưu trú du lịch trong trong giai đoạn 2016 - 2017. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về lưu trú du lịch: điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại.


Ba là, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, những mặt đã đạt được cũng như mặt yếu kém của công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở Quảng Ninh, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp vàcác kiến nghị đối với Chính phủ, Ngành du lịch và một số cơ quan có thẩm quyền liên quan để khắc phục những tồn tại kìm hãm sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nói riêng, đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh một số mặt đã đạt được nêu trên, do thời gian và trình độ còn hạn chế, vấn đề cần nghiên cứu đặt ra trong Luận văn có liên quan đến nhiều bộ, ngành và UBND các cấp, đặc biệt chính sách phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - du lịch của Đảng và Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế trên thế giới có ảnh hưởng quyết định đến lý luận, nghiên cứu và nhận định của tác giả, vì vậy, luận văn vẫn còn nhiều nội dung cần giải quyết và làm sáng tỏ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2013), Nghị quyết số 07- NQ/TU Ngày 24-5-2013 về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013- 2020, định hướng đến năm 2003, Quảng Ninh.

2. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 01/06/2007, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.

3. Đảng bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2018), Báo cáo kết quả công tác Đảng năm 2017 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2018, Quảng Ninh.

4. Học viện hành chính quốc gia (2001), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên - Phần I, II,III, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh (2015), Văn kiện Đại hội Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Quảng Ninh.

6. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Quản lý nhà nước về Kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Khoa Quản lý Nhà nước về Xã hội (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia.

8. Thu Minh (2016), Phát triển du lịch Quảng Ninh trở thành kinh tế mũi nhọn, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh.

9. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 1418/QĐ-UBND “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” ngày 04/7/2014.

10. UBND Quảng Ninh (2015), Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh.

11. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Báo cáo Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


12. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1418/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

13. Hoàng Thị Lan Phương (2011) Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHXN Việt Nam (2017), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

16. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 13/03/2014, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch.

18. Tổ chức du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc - UNWTO (2008), Báo cáo ngày 29/01, về tình hình hoạt đông du lịch thế giới.

19. Tỉnh Ủy Quảng Ninh (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiềm kỳ 2015 - 2020.

20. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị quyết Số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

21. Tổng cục Du lịch (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng Luật Du lịch Việt Nam, Hà Nội.

22. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2010, năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014 và năm 2015.

23. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.


24. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2014), Quy hoạch phát triểndu lịch và quản lý tài nguyên du lịch Quảng Ninh, Quảng Ninh.

25. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo kết quả công tác quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2017.

26. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo kết quả công tác quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2017.

27. http://www.quangninh.gov.vn/

28. http://www.halongtourism.com.vn/

29. http://www.vietnamtourism.gov.vn/

30. http://www.baoquangninh.com.vn

31. http://www.vungtau.baria-vungtau.gov.vn

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí