Mô Hình Tái Thẩm Trong Các Thiết Chế Tư Pháp Hình Sự Quốc Tế Và Tố Tụng Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới


đầu tiên được đề cập là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Bằng việc quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự cùng nguyên tắc xử lý trong Bộ luật hình sự có thể thấy phương châm của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng chống tội phạm được thể hiện trong luật. Vấn đề cuối cùng là luật phải được thực thi đúng đắn trên thực tế. Như đã phân tích hoạt động xét xử không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học thông thường, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố và có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của người tiến hành xét xử. Việc kiểm tra các kết luận khi giải quyết vụ án thông qua thực nghiệm cũng chỉ được tiến hành trong những hoàn cảnh thay đổi tương ứng, không giống như nghiên cứu khoa học tự nhiên khác. Vì vậy, nó tạo thành những giới hạn có điều kiện của sự nhận thức trong từng thời điểm cụ thể. Do đó, trong quá trình xét xử không phải lúc nào Toà án cũng xác định chính xác, khách quan vụ việc đã xảy ra để ra được bản án, quyết định đúng đắn. Khi phát hiện các tình tiết khẳng định bản án, quyết định của Toà án có sai lầm, phán quyết không đúng người, đúng tội thì bản án, quyết định cần phải được xem xét lại. Việc xây dựng thủ tục tái thẩm sẽ loại bỏ oan sai đang tồn tại, khôi phục lại danh dự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai, xử lý đúng người phạm tội.

Tái thẩm bảo đảm vụ án hình sự được xác định khách quan, chính xác, xử lý đúng người thực hiện hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội. Thông qua thủ tục tái thẩm, bản án, quyết định có HLPL của Toà án có sai lầm trong nhận định sự kiện thực tế dẫn đến phán quyết không khách quan, chính xác về tội phạm bị hủy bỏ. Thủ tục này tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm xác định lại một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ sự thật vụ án hình sự, xử lý trách nhiệm hình sự đúng người có tội, phục hồi danh dự, quyền lợi vật chất đối với người bị oan. Thông qua thủ tục này các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS như nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án... được bảo đảm.

Tái thẩm góp phần bảo đảm quyền con người trong TTHS. Dưới góc độ bảo vệ quyền con người, hệ thống Toà án cũng là chủ thể được trao nhiệm vụ bảo vệ các


quyền công dân nói chung và quyền con người nói riêng [101, tr. 59]. Nhiệm vụ này của Toà án hoàn thành khi bản án, quyết định có HLPL của Toà án đưa ra thi hành bảo đảm xác định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định xác định sự thật sai, xâm phạm đến các quyền con người thì cũng chính Toà án là cơ quan phải xem xét, đánh giá lại. Toà án thực hiện chức năng thực thi pháp luật, cung cấp sự bảo vệ cuối cùng cho các quyền con người đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Vì vậy thủ tục tái thẩm được quy định trong pháp luật TTHS khắc phục án oan, góp phần bảo đảm cho các chủ thể bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp được bồi thường thiệt hại do việc xác định sai sự thật khách quan của vụ án, củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.

Tái thẩm góp phần bảo đảm sự tồn tại của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền trong mỗi quốc gia. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật có vai trò tối cao trong việc điều chỉnh các hoạt động xã hội. Chủ thể được giao thẩm quyền để đảm bảo sự thực thi của pháp luật không phải là cơ quan hành pháp hay lập pháp mà là cơ quan tư pháp. Kết quả hoạt động của cơ quan tư pháp thể hiện bằng bản án hay các quyết định và khi nào việc xét xử của Toà án do kết quả của việc xác định đúng đắn những sự việc làm căn cứ cho án kiện tố tụng mà có sức thuyết phục tối đa thì về mặt xét xử mới đạt tới hiệu quả chính trị xã hội lớn nhất [1, tr. 187]. Bản án, quyết định của Toà án dựa trên việc xác định không đúng sự thật vụ án hình sự không thể cho ra được các phán quyết công bằng và đúng đắn. Trong trường hợp pháp luật không được áp dụng đúng đối tượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi trong Nhà nước pháp quyền. Khắc phục các sai lầm trong bản án, quyết định có HLPL của Toà án thông qua thủ tục tái thẩm góp phần đảm bảo sự tồn tại thực sự của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền.

Đối với xã hội, hoạt động xét xử của Toà án có tác dụng giáo dục phòng ngừa chung. Bản án, quyết định của Toà án là kết quả của hoạt động xét xử giúp người dân định hướng về cách hành xử của mình trong xã hội. Dưới góc độ lập pháp, có thể thấy các phán quyết của Toà án tạo ra những ảnh hưởng đến pháp luật và đôi khi bản thân nó có giá trị như pháp luật. Vì vậy, hoạt động xét xử phải đứng ở địa vị tối cao


của uy tín Nhà nước và xã hội, bản án, quyết định tuyên nhân danh Nhà nước phải được nhân dân thừa nhận, tín nhiệm và tôn trọng. Điều đó chỉ có thể bảo đảm được nếu Toà án giải quyết một cách chính xác vụ việc hình sự, đảm bảo xác định đúng trách nhiệm hình sự người có tội. Việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội gây bất an trong xã hội, hình thành tâm lý bất mãn thậm chí chống đối của người bị kết án oan. Việc không xử lý người gây ra tội phạm, người phạm tội không được giáo dục dẫn đến hình thành thái độ coi thường pháp luật, hệ quả tội phạm gia tăng. Thủ tục tái thẩm được quy định và áp dụng góp phần loại bỏ việc kết án oan và bỏ lọt tội phạm trong tố tụng, tạo lập, củng cố lòng tin của xã hội đối với Toà án nói riêng và cơ quan tư pháp nói chung. Bởi vì, như Viện sĩ hàn lâm A. Ia. Vư - sin - xky đã khẳng định: “Quyết định chính xác của Toà án bảo đảm sự tín nhiệm của xã hội đối với việc xét xử” [1, tr. 318-319].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Đối với hoạt động lập pháp, tái thẩm ý nghĩa quan trọng. Việc xác định sự thật của vụ án hình sự đòi hỏi áp dụng các chỉ dẫn của khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật TTHS nói riêng và thậm chí cần cả đến chỉ dẫn của các ngành khoa học khác như điều tra hình sự, tâm lý học, tâm thần học, giám định pháp y... Khi tiến hành tái thẩm, Toà án có điều kiện phát hiện những chỉ dẫn mới của các ngành khoa học khác có liên quan cũng như của khoa học pháp lý có thể sử dụng trong quá trình xác định sự kiện thực tế đã xảy ra trên thế giới khách quan trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Việc đưa các kết quả nghiên cứu cần thiết của các ngành khoa học liên quan vào quy định của pháp luật tạo điều kiện pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Toà án nói riêng giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, hạn chế khả năng vượt quá giới hạn của pháp luật, đáp ứng yêu cầu bảo đảm pháp chế của Nhà nước pháp quyền.

Tái thẩm chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó được thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động tái thẩm phải dựa trên các tiêu chí cụ thể về số lượng công việc đã thực hiện, chất lượng, thời hạn thực hiện và một số tiêu chí khác. Những tiêu chí này sẽ được phân tích và đánh giá để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm trong chương 4.

Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 7


2.3. Mô hình tái thẩm trong các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế và tố tụng hình sự một số nước trên thế giới

2.3.1. Mô hình tái thẩm trong các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế

Các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế được coi là một trong những phương tiện bảo đảm thực thi các nguyên tắc quan trọng nhất của luật quốc tế trong duy trì và ổn định an ninh quốc tế [54, tr. 224]. Các nhà nghiên cứu chia các thiết chế thành ba thế hệ dựa trên bối cảnh ra đời, đặc trưng và vai trò: 1) Thế hệ thứ nhất gồm TAQS quốc tế Nurembeg hoạt động theo Điều lệ của TAQS quốc tế [98] và TAQS quốc tế cho vùng Viễn Đông (Tokyo) [102]; 2) Thế hệ thứ hai gồm các Toà án hình sự quốc tế thường trực theo quy chế Rome [60, tr. 1254-1255], các Toà án hình sự quốc tế vụ việc (Ad-hoc) bao gồm Toà hình sự dành cho Nam Tư (cũ) [60, tr. 1180] và Toà hình sự quốc tế dành cho Ruanda [60, tr. 1194]; 3) Các toà hỗn hợp gồm: Toà án Xiêra Lêôn [109], Campuchia [109], Libăng [110], Kôxôvô và Irắc [112].

Các thiết chế Toà án hình sự quốc tế được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia, thông qua việc áp dụng các quy định của luật quốc tế theo một quy trình tố tụng riêng nhằm truy tố, xét xử và trừng phạt những cá nhân đã thực hiện những tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất, từ đó góp phần mang lại công lý và hoà bình cho cộng đồng quốc tế [5, tr. 300].

Tố tụng hình sự tiến hành tại các Toà án hình sự quốc tế dựa trên nguyên tắc xét xử hai cấp (trừ việc giải quyết vụ án tại Toà Nurembeg và Tokyo không ghi nhận xét xử hai cấp) để bảo đảm phán quyết của Toà án có HLPL xác định đúng hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi. Người bị kết án có quyền kháng cáo, công tố viên có quyền kháng nghị bản án của Toà án cấp sơ thẩm lên Toà án cấp phúc thẩm. Thủ tục kháng cáo phúc thẩm được quy định cụ thể tại: Điều 25 Quy chế Toà án hình sự quốc tế dành cho Nam Tư (cũ); Điều 24 Quy chế Toà án hình sự quốc tế dành cho Ruanda; Điều 81, 82, 83 Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế; Điều 20 Quy chế đặc biệt cho Xiêra Lêôn; Điều 36 Luật thành lập Toà án xét xử tội ác Khơmer đỏ; Điều 26 Quy chế Toà án đặc biệt cho Li Băng; Điều 25 mục 9 phần 1 Quy chế Toà án đặc biệt cho Irắc.


Việc xét xử hai cấp cùng với việc thừa nhận quyền của bị cáo trong các thiết chế tư pháp hình sự nói trên được coi như những nguyên tắc bảo đảm phán quyết Toà án khách quan, đúng đắn, không kết tội oan, vi phạm quyền con người. Ngoài những nội dung có tính nguyên tắc trên, mô hình tái thẩm được xây dựng và thể hiện trong một số thiết chế nhằm khắc phục sai lầm về mặt sự việc trong các phán quyết đã có HLPL của Toà án. Tái thẩm được áp dụng nếu phát hiện tình tiết mới chưa từng được biết tới vào thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong khi tình tiết đó lại có ý nghĩa quyết định thì người bị kết án hoặc Công tố viên có quyền yêu cầu Toà phúc thẩm xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm [60, tr. 1180]. Tái thẩm được ghi nhận trong Điều 25 Quy chế Toà án hình sự quốc tế dành cho Ruanda, Điều 84 Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế, Điều 21 Toà án đặc biệt cho Xiêra Lêôn. Thủ tục xem xét lại này không áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự mang tính chất quốc tế tại TAQS quốc tế Nuremberg.

Việc xem xét lại về mặt sự việc nếu phát hiện các tình tiết chưa từng được biết tới vào thời điểm xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được coi là một thủ tục và được gọi là “review proceedings”, có nghĩa là thủ tục xét lại. Nó có tính chất đặc biệt vì xét lại phán quyết của Toà án đã có HLPL. Trong các thiết chế Toà án hình sự quốc tế căn cứ xem xét lại phán quyết có HLPL giống như căn cứ kháng nghị tái thẩm trong TTHS Việt Nam. Tuy nhiên tái thẩm trong các thiết chế Toà án hình sự quốc tế chỉ dừng lại ở việc ghi nhận căn cứ kháng cáo, chủ thể có quyền kháng cáo và Toà án tiếp nhận yêu cầu là Toà phúc thẩm. Tái thẩm chưa hoàn chỉnh do còn thiếu ghi nhận về trình tự, thẩm quyền giải quyết.

Mô hình tái thẩm trong các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế theo thời gian ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế có sự phát triển và ghi nhận đầy đủ về chủ thể có quyền kháng cáo/kháng nghị tái thẩm, căn cứ, thời hạn. Mô hình tái thẩm này có những điểm tương đồng và khác biệt với tái thẩm trong TTHS Việt Nam. Thứ nhất, chủ thể có quyền đề nghị/kháng cáo/kháng nghị không chỉ là người bị kết án, Công tố viên mà trong trường hợp bị cáo chết còn là vợ hoặc chồng, con, cha mẹ hoặc một người đang sống vào thời điểm bị cáo chết mà được người đó chỉ dẫn rò bằng văn bản về việc đệ đơn khiếu


nại. Tái thẩm với việc ghi nhận mở rộng chủ thể như trên bảo đảm minh oan cho cả trường hợp người bị kết án đã chết và không chỉ được ghi nhận trong Toà án quốc tế mà còn được ghi nhận trong luật pháp của các quốc gia như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Liên bang Nga. Thứ hai, căn cứ khiếu nại/kháng cáo/kháng nghị bao gồm: chứng cứ mới được phát hiện không có tại thời điểm xét xử (việc không có chứng cứ này không hoàn toàn hay có phần do lỗi của bên có đơn đề nghị) và chứng cứ này quan trọng đến mức nếu được chứng minh khi xét xử, sẽ có khả năng dẫn đến một bản án khác; phát hiện chứng cứ có tính chất quyết định khi xét xử, làm cơ sở kết tội là sai, bị giả mạo hoặc xuyên tạc; Một hoặc nhiều thẩm phán đã tham dự việc kết tội hoặc xác nhận lời buộc tội trong vụ án đó, đã có hành vi sai trái nghiêm trọng hoặc vi phạm nghiêm trọng trách nhiệm đến mức đủ để bãi nhiệm họ theo Điều 46 của Quy chế. Thứ ba, quy định rò về thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm khi xét lại lời kết tội. Việc bồi thường sau tái thẩm quy định rò tại Điều 85, phù hợp với các quy định tại Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Mô hình tái thẩm trong Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế xây dựng theo hướng chỉ tiến hành trong trường hợp có lợi cho người bị kết án, không hạn chế thời hạn, trong trường hợp có tình tiết mới, có sai lầm về chứng cứ quan trọng, có sự phạm lỗi hoặc thiếu sót nghiêm trọng của một hay nhiều thẩm phán tham gia vào việc ra bản án kết tội (Điều 84). Việc hạn chế tái thẩm có lợi cho người bị kết án không chỉ đặt ra trong quy định của các thiết chế Toà án này mà còn được ghi nhận trong pháp luật các quốc gia khác.

Mô hình tái thẩm được thiết lập trong hầu hết các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế nhằm xem xét lại mặt sự việc khi phát hiện có các tình tiết làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Tòa án không biết khi ra phán quyết đó đã phản ánh sự tồn tại có tính tất yếu của tái thẩm. Mặc dù chỉ áp dụng ở phạm vi các quốc gia thành viên nhưng phần nào khẳng định sự cần thiết phải xét lại phán quyết đã có HLPL của Toà án do khả năng sai lầm trong nhận thức về sự việc là khó tránh khỏi trong hoạt động tư pháp. Mô hình tái thẩm trong các thiết chế này cho thấy những điểm tương đồng nhất định về căn cứ kháng nghị/kháng cáo tái thẩm trong tố tụng hình sự của các quốc gia trên thế giới.


2.3.2. Mô hình tái thẩm trong tố tụng hình sự một số nước trên thế giới

Theo các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý rất khó xác định việc xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL xuất hiện ở quốc gia nào đầu tiên và thời điểm chính xác từ bao giờ [29, tr. 13]. Vì nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Toà án là nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp của nhiều quốc gia và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. Thời đại Hô-me Hy lạp, các bản án hình của vua chúa được coi là “thần phán” [1, tr. 11] và không thể bị xem xét lại. Cùng với sự phát triển của Nhà nước và pháp luật, ngay trong xã hội phong kiến với kiểu nhà nước chuyên chế, quá trình tố tụng đặt ra nhiều cấp xét xử và khi án đã thành thì không xét lại. Dựa trên việc bảo đảm hiệu lực đối với bản án, quyết của Toà án nhằm duy trì trật tự xã hội và đảm bảo uy tín của nhà nước, tác giả Tadevasian trong cuốn Về vấn đề xác định chân lý vật chất trong TTHS Xô Viết cũng cho rằng “Nhà nước phải tuyên bố các quyết định, các bản án khi đã có hiệu lực thì sẽ là chân lý, có tính bắt buộc đối với tất cả mọi người mà không cần phải kiểm tra hay phủ định” [65, tr. 114]. Kể cả tại Hoa Kỳ, Toà án tối cao cũng đã từng đưa ra tuyên bố “việc thường xuyên đảo ngược lại các quyết định trước đó có thể làm mất lòng tin của nhân dân vào Toà án” [30, tr. 186], làm suy yếu nghiêm trọng tính hợp pháp của Toà án. Ngược lại, Giêmxơ Stiphen lại quan tâm đến việc làm sao bản án của Toà án phải có sức thuyết phục thì mới tạo được uy tín của nhà nước. Trong cuốn Hình luật nước Anh ông có đưa ra lý lẽ “đối với xã hội chẳng những việc làm cho bản án công bằng, mà cả việc thừa nhận bản án là công bằng đều quan trọng như nhau” [1, tr. 22] và vì vậy cần ghi nhận thủ tục xét lại bản án, quyết định có HLPL khi xác định có sai lầm. Thủ tục có ý nghĩa tiền thân cho việc xét lại bản án đã có HLPL xuất hiện đầu tiên từ thế kỷ 13 ở các nước thuộc hệ thống luật dân sự [103, tr. 1292-1293].

* Tái thẩm trong TTHS Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có tổ chức chính quyền liên bang, vì vậy có 51 mô hình TTHS khá riêng biệt và tương đối độc lập, trong đó mỗi tiểu bang có một mô hình riêng và một mô hình TTHS Liên Bang [37, tr. 363]. Với phạm vi và mục đích của luận án, tác giả chỉ nghiên cứu và đề cập đến các quy định về tái thẩm ở cấp độ TTHS Liên bang.

Nguồn quan trọng của Luật TTHS Hoa Kỳ là Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa


Kỳ, Đạo luật về Quyền (Bill of Rights) và đặc biệt là Quy định Liên bang về TTHS (Federal Rules of Criminal Procedure). Ngoài ra, một nguồn quan trọng khác là các văn bản, quyết định do Toà án tối cao Hoa Kỳ ban hành dựa trên các quy định của Đạo luật về Quyền [108, tr. 25]. Thông qua một quy trình kết hợp, các quyền liệt kê trong Đạo luật này được áp dụng đối với thủ tục tố tụng trên khắp đất nước. Nói cách khác, các thủ tục tố tụng có tính thống nhất trên toàn quốc [97, tr. 35]. Những quy định về TTHS nói chung, về tái thẩm nói riêng ở Mỹ không được quy định tập trung và có tính chất toàn diện trong một văn bản như BLTTHS Việt Nam. Sự khác biệt này, theo quan điểm của tác giả, xuất phát chủ yếu từ hệ thống pháp luật và mô hình TTHS giữa hai quốc gia. Hệ thống pháp luật của Mỹ thuộc dòng họ Common Law và mô hình TTHS của Mỹ là tranh tụng [37, tr. 365], còn hệ thống pháp luật của Việt Nam thuộc dòng họ Civil Law và mô hình TTHS ở Việt Nam là thẩm vấn.

Phần thủ tục sau phiên toà quy định chế định phúc thẩm và thủ tục “Đề nghị phiên toà mới” (Motions for new Trial). Chế định phúc thẩm trong TTHS Hoa Kỳ giống phúc thẩm trong TTHS Việt Nam xem xét lại bản án, quyết định của Toà án chưa có HLPL. Thủ tục “Đề nghị phiên toà mới” có tính chất tương tự thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam và được thực hiện sau khi đã xét xử phúc thẩm. Điều 33,Chương VII về Thủ tục sau khi kết án (TITLE VII. Post – Conviction Procedure) quy định Liên bang về TTHS (Federal Rules of Criminal Procedure) ghi nhận: “Căn cứ vào yêu cầu của bị cáo, Toà án có thể bãi bỏ một bản án và chấp thuận một phiên toà mới nếu có những yêu cầu về lợi ích công lý”. Yêu cầu phiên toà mới của bị cáo chỉ được chấp nhận khi bản án đã có HLPL. Điều 33 Quy định Liên bang về TTHS ghi nhận: “Các yêu cầu phiên toà mới dựa trên căn cứ có chứng cứ mới phải được đệ trình trong thời hạn 3 năm kể từ khi có bản án hoặc phán quyết có tội. Nếu như đang trong thời gian xét xử phúc thẩm, Toà án không chấp nhận yêu cầu phiên toà mới cho tới khi có quyết định của toà phúc thẩm về giải quyết vụ án. Các yêu cầu phiên toà mới dựa trên các căn cứ khác ngoài căn cứ về chứng cứ mới phải được đệ trình trong thời hạn 14 ngày sau khi có bản án hoặc phán quyết có tội”.

Về mặt lịch sử, thủ tục đề nghị phiên toà mới/tái thẩm nhằm xét lại bản án có

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí