Ý Nghĩa Của Tái Thẩm Trong Tố Tụng Hình Sự


xử thể hiện trong bản án về định tội danh, xác định khung hình phạt, việc quyết định hình phạt hay trong các quyết định về những vấn đề quan trọng khác được đưa ra tại phiên toà [26, tr. 20]. Tình tiết mới chỉ làm thay đổi mức độ hình phạt không thể là căn cứ tái thẩm [10, tr. 5]. Ngoài ra, những tình tiết mới được phát hiện khẳng định các quyết định khác của Toà án là không đúng như về xử lý vật chứng thì cũng không coi là thay đổi cơ bản, không phải là căn cứ để kháng nghị tái thẩm. Thực tế tái thẩm, có những tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định về xử lý vật chứng vẫn dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm [72]. Kháng nghị tái thẩm cũng được thực hiện trong trường hợp tình tiết mới làm thay đổi nội dung quyết định xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù (tức có liên quan đến mức hình phạt phải thi hành) [77]. Trong những trường hợp như vậy nếu không kháng nghị tái thẩm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi chính sách của Nhà nước, do đó việc kháng nghị tái thẩm là cần thiết.

Để xác định được ý nghĩa của tình tiết mới được phát hiện đối với bản án, quyết định có HLPL của Toà án cần phải có một thủ tục kiểm tra, xem xét có tính chất đặc biệt. Việc kiểm tra, xem xét này không thể chỉ tiến hành trên cơ sở hồ sơ vụ án vì trên thực tế tình tiết này chưa từng được xem xét trong quá trình giải quyết vụ án trước đó. Trong nhiều trường hợp tình tiết mới được phát hiện chứa đựng trong đó dấu hiệu của tội phạm khác cần phải khởi tố, điều tra. Một số quốc gia đòi hỏi phải có bản án đã có HLPL hoặc quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền để xác định tình tiết mới như Liên bang Nga (Điều 413 BLTTHS Liên bang Nga) [88, tr. 172] hoặc Hàn Quốc (Điều 420 BLTTHS Hàn Quốc) [87, tr. 95].

Việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án khi phát hiện ra tình tiết được coi là chứng cứ mới cũng được đề cập đến trong TTHS của Hoa Kỳ tại Điều 33 (Rule 33) thuộc Chương VII - Thủ tục sau khi kết án (TITLE VII. Post - Conviction Procedure), các quy định Liên bang về TTHS (Federal Rules of Criminal Procedure). Theo đó Toà án có thể chấp nhận yêu cầu về phiên toà mới khi có những phát hiện mới về chứng cứ. Nội hàm thuật ngữ chứng cứ mới được xác định khá chặt chẽ, bị


cáo có trách nhiệm chứng minh việc có thêm những chứng cứ mới được phát hiện. Để chứng minh cho yêu cầu về phiên toà mới, bị cáo phải đưa ra được những điều kiện sau: Một là, chứng cứ mới phải được phát hiện sau phiên toà, và chứng cứ mới này có thể thay đổi kết quả của phiên toà; Hai là, chứng cứ mới này không thể được phát hiện trước phiên toà khi mà các nghĩa vụ của Toà án đã được thực hiện một cách đúng đắn và mẫn cán [99, tr. 108; 105, tr. 513-515]. Quy định này đã loại trừ việc có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, nó chỉ thuần túy liên quan đến việc chứng cứ mới được phát hiện làm thay đổi nội dung bản án và Toà án hoàn toàn không biết. Như vậy, có sự tương đồng nhất định trong pháp luật của các quốc gia theo truyền thống luật khác nhau về căn cứ dẫn đến xem xét lại bản án, quyết định có HLPL, xác định lại sự thật khách quan để bảo đảm công bằng, thực thi công lý trong xã hội.

* Về đối tượng của tái thẩm: là bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL bị kháng cáo/kháng nghị tái thẩm (tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia). Đây là dấu hiệu giúp phân biệt thủ tục tái thẩm với hai thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm (các thủ tục này cũng được tiến hành tại Toà án).

Vụ án hình sự được Toà án sơ thẩm xét xử và đưa ra phán quyết ghi nhận trong hầu hết pháp luật của các quốc gia và mang tính lịch sử lâu đời. Việc xác định vị trí, vai trò của Toà án - cơ quan tư pháp duy nhất có chức năng xét xử vụ án hình sự được đề cập cùng khái niệm nhà nước pháp quyền ngay từ thời cổ đại (thời Aristotle) và mười lăm thế kỷ sau được đề cập trong một thỏa hiệp chính trị - Magna Carta, được vua Anh (John) chấp nhận năm 1215 và được vị vua kế vị Edward I khẳng định lại vào năm 1927. Trong đó quy định: “không một người tự do nào có thể bị bắt, bị cầm tù, hoặc bị tước bất động sản, quyền tự do, bị áp thuế, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị đầy ải hoặc bị tiêu diệt bằng bất kỳ cách nào; cũng như người đó không thể bị phỉ báng hoặc bị kết án tù trừ khi có một bản án hợp pháp được xét xử bởi những người đồng liêu của người đó, hoặc là pháp luật nói như vậy” [101, tr. 29-30]. Sáu thập kỷ sau, học giả người Anh A.V. Dicey, trong lý thuyết về nhà nước pháp quyền cũng cho rằng: “Không ai phải bị trừng phạt hoặc


phải chịu đựng hậu quả pháp lý về mặt thể xác hay vật chất trừ khi bị xác định tại Toà án là đã có hành vi vi phạm pháp luật cụ thể được xác định trong các văn bản pháp luật” [101, tr. 31]. Hiện nay, vị trí, chức năng này của Toà án vẫn được thừa nhận không tranh cãi tại tất cả quốc gia trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Vụ án hình sự được xem xét toàn diện và đầy đủ nhất tại phiên toà sơ thẩm. Tuy nhiên, ngay từ khi mới hình thành, việc thực hiện chức năng xét xử các vụ án hình sự, trong đó có xét xử sơ thẩm, cũng giống như thực hiện chức năng lập pháp và tư pháp, đều do con người tiến hành nên không thể tránh khỏi sai lầm. Việc xét xử sai của các cơ quan tư pháp là khó tránh khỏi trên thực tế. Do “phán quyết của Toà án sẽ đưa ra lời giải cuối cùng về pháp luật qua việc áp dụng nó vào các vụ án cụ thể, cho nên mọi người chỉ có thể được pháp luật định hướng hành xử một cách đúng đắn nếu như thẩm phán áp dụng pháp luật một cách chính xác” [106, tr. 217] nên bản án, quyết định của Toà án cần có sự chính xác cao, các sai lầm cần hạn chế ở mức thấp nhất trước khi có HLPL và được đưa ra thi hành. Để đảm bảo yêu cầu này, hoạt động xét xử của Toà án cần tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc được thừa nhận trên phạm vi quốc tế như: nguyên tắc xét xử công bằng và công khai, nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa (quy định tại Điều 10, 11 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người [60, tr. 50]; và tiếp tục được ghi nhận tại Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 [60, tr. 83]). Các quy định về nguyên tắc xét xử bảo đảm sự giám sát rộng rãi của toàn thể xã hội đối với hoạt động xét xử của Toà án, bảo đảm bản án, quyết định của Toà án là đúng đắn.

Các phán quyết của Toà án cần được kiểm tra, xem xét trước khi đưa ra thi hành, nhất là trong trường hợp phán quyết tuyên một người phạm tội, vì phán quyết của Toà án mặc dù chỉ liên quan đến một vụ việc cụ thể nhưng nó có sức mạnh bắt buộc như là sức mạnh của chính bản thân pháp luật [95, tr. 114]. Việc thi hành các bản án không có căn cứ hay không đảm bảo tính hợp pháp có thể vi phạm quyền con người, tạo một tiền lệ sai về nhận thức pháp luật đối với toàn thể xã hội. Khoản 5 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 ghi nhận: “Bất cứ người nào bị kết án là phạm tội đều có quyền yêu cầu Toà án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mình theo quy định của pháp luật” [60, tr. 84].

Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 6


Quy định này nhận được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới, thể hiện qua số lượng các thành viên gia nhập công ước và sau đó nội luật hoá trong quy định của quốc gia mình. Mặc dù các quốc gia quy định không giống nhau về số lần phúc thẩm, phạm vi phúc thẩm hay cấp Toà án sẽ xét xử phúc thẩm nhưng đều giống nhau ở điểm phúc thẩm xem xét lại nội dung vụ án hình sự bên cạnh việc xem xét lại cả việc áp dụng pháp luật của Toà án sơ thẩm.

Như vậy, vụ án hình sự được giải quyết về nội dung không chỉ ở xét xử sơ thẩm mà cả ở phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị. Việc đánh giá, xem xét và kết luận những vấn đề về nội dung của vụ án thuộc thẩm quyền tuyệt đối của cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm [29, tr. 20].

Đối tượng của tái thẩm là những bản án, quyết định đã có HLPL. Về nguyên tắc, bản án, quyết định của Toà án có HLPL phải được đưa ra thi hành. Việc bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL là đối tượng bị xét lại bởi vì không có một nền tư pháp nào trên thế giới dù có ưu việt đến đâu đi nữa có thể hoàn toàn tránh được sai sót [27, tr. 119; 13, tr. 491]. Trong quá trình xét xử, việc đánh giá, nhận thức sai về các tình tiết của sự việc phạm tội hoàn toàn có thể xảy ra do có thể bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể trong thời điểm nhận thức. Khi xác định những tình tiết, sự việc có thật của vụ án không đúng thì không thể đánh giá đúng nó dưới góc độ pháp lý. Bản án, quyết định của Toà án sẽ không có căn cứ, dẫn đến oan mặc dù có thể đã được xét xử phúc thẩm. Việc xem xét lại bản án có HLPL được đặt ra để bảo đảm xử lý đúng cá nhân là người thực hiện hành vi phạm tội, bồi thường thiệt hại cho người bị oan.

Tuy nhiên không phải mọi bản án, quyết định đã có HLPL của Toà án đều là đối tượng tái thẩm bởi nó còn là đối tượng của giám đốc thẩm. Đối tượng của giám đốc thẩm là bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án. Đối tượng của tái thẩm là các bản án, quyết định có HLPL bị kháng nghị khi có tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi nội dung cơ bản trong bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL. Đặc điểm về đối tượng của tái thẩm có liên quan chặt chẽ với đặc điểm mục đích và cơ sở phát sinh thủ tục tái thẩm, chúng giúp phân biệt tái thẩm với các thủ tục khác như phúc thẩm, giám đốc thẩm.

* Về mục đích của tái thẩm: là khắc phục sai lầm về mặt sự việc trong bản án,


quyết định đã có HLPL của Toà án. Nhận thức sai lầm về mặt sự việc có thể dẫn đến kết án oan người không thực hiện hành vi phạm tội, chưa xử lý người thực sự thực hiện hành vi phạm tội, phán quyết về các nội dung khác như trách nhiệm dân sự, hình sự hoàn toàn không đúng. Tái thẩm đưa ra cách thức giải quyết bảo đảm xác định đúng sự thật khách quan, bảo đảm quyền con người, công lý và công bằng trong xã hội.

Tái thẩm và giám đốc thẩm mặc dù cùng khắc phục sai trong bản án quyết định có HLPL, tuy nhiên giữa hai thủ tục này cũng có những điểm khác nhau về mục đích riêng. Nếu bản án, quyết định của Toà án phải đáp ứng yêu cầu về tính có căn cứ và hợp pháp thì thủ tục giám đốc thẩm khắc phục, sửa chữa các sai lầm về phương diện pháp luật (không bảo đảm tính hợp pháp), thủ tục tái thẩm khắc phục các sai lầm trong nhận thức về mặt sự việc (không bảo đảm tính có căn cứ).

Việc khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định của Toà án về phương diện pháp luật ở các nước theo hệ thống án lệ được hiểu giống như việc bãi bỏ các án lệ sai mà việc tuân theo các án lệ sai mãi mãi là phi công lý. Trong pháp luật nước Anh cũng như các nước thuộc hệ thống án lệ, sự phân biệt giữa một vấn đề pháp luật (a point of law) và một vấn đề thực tế (a point of fact) được quan tâm hàng đầu khi ai đó muốn hiểu bằng cách nào đó để một án lệ có thể được áp dụng. Quyết định của Thẩm phán trong một vụ án dựa trên vấn đề pháp luật có thể tạo ra một án lệ cho các vụ việc xảy ra trong tương lai [30, tr. 88-89]. Vì vậy nếu án lệ sai, nó cần phải được bãi bỏ, việc bãi bỏ các án lệ dẫn đến hệ quả thay đổi pháp luật và việc bãi bỏ này hoàn toàn khác với việc toà phúc thẩm xem xét và thay đổi sửa chữa nội dung của bản án (tức xem xét vấn đề thực tế). Trong các nước này Toà án cấp cao có quyền bãi bỏ án lệ của Toà án cấp dưới cũng như của chính nó hoặc có thể bị bãi bỏ bởi một văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp [30, tr. 109-110]. Giám đốc thẩm kiểm tra tính hợp pháp, kiểm tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án để khắc phục, tránh tiền lệ sai.

Việc xác định sai sự thật vụ án hình sự trong phán quyết của Toà án không tạo ra án lệ sai mà có thể dẫn đến hậu quả như: kết án oan người không thực hiện hành vi phạm tội; người thực sự thực hiện tội phạm chưa bị xử lý; hình phạt áp dụng không


đúng; các phán quyết về dân sự không đúng thực tế gây thiệt hại cho người có quyền lợi hợp pháp… Việc khắc phục được giải quyết theo thủ tục khác với sai lầm về phương diện pháp luật do cần phải đánh giá lại về vụ việc thực tế để minh oan cho người vô tội, tiến hành bồi thường nếu có, kết án đúng người phạm tội theo pháp luật.

Mục đích của việc khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định của Toà án về phương diện pháp luật tại các nước theo hệ thống luật thành văn mà điển hình là Pháp cũng có những điểm tương đồng mặc dù các phán quyết của Toà án tạm thời cũng được coi là nguồn luật mặc dù không chính thức. Từ thời cổ đại, truyền thống pháp luật thành văn đã nhìn nhận vai trò rất giới hạn của cơ quan tư pháp trong quyết định các vụ án cụ thể mà không có luật điều chỉnh. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật thành văn thời hiện đại đã coi trọng vai trò của án lệ [30, tr. 22-23]. Trong thực tiễn pháp lý, luật thành văn rò ràng không thể bao trùm hết được toàn bộ những gì sẽ xảy ra trong xã hội, việc luật hoá các vấn đề phát sinh mang tính nguyên tắc vẫn khái quát hơn nhiều so với thực tế. Vì vậy trong chừng mực nhất định, bản án của Toà án khi ban hành đã chứa đựng trong nó sự giải thích pháp luật và trong nhiều trường hợp có tính sáng tạo pháp luật. Hiện nay với sự xích lại gần nhau của hai hệ thống pháp luật này, đã có nghiên cứu cho rằng cả hai hệ thống đều là những hệ thống với cơ cấu hỗn hợp gồm luật thành văn và luật dựa trên cơ sở án lệ [30, tr. 29]. Vì vậy, ở cả hai hệ thống pháp luật việc xét lại bản án, quyết định của Toà án cùng hướng tới mục đích tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Trong khi đó, tái thẩm có mục đích riêng khác biệt với giám đốc thẩm. Trong nghiên cứu về thủ tục tái thẩm của Pháp, Étienne Daures cho rằng tái thẩm mục đích “bồi thường vật chất và tinh thần cho nạn nhân của sự sai lầm tư pháp và mặt khác, phải tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực sự phạm tội” [115]. Tuy nhiên, để bảo đảm sự tôn trọng cần thiết đối với bản án, quyết định của Toà án, thủ tục tái thẩm được thực hiện theo những điều kiện chặt chẽ về nội dung và hình thức. Mục đích của việc xem xét lại nội dung bản án hoàn toàn phù hợp với quy định quốc tế về quyền con người được thể hiện trong quy định việc bồi thường


thiệt hại cho người bị kết án nhưng được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới khẳng định về việc bản án của Toà án kết án oan và bản án này sau đó bị hủy bỏ. Điều 14, Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 quy định: “Khi một người bị kết án về một tội hình sự bởi một quyết định chung thẩm và sau đó bản án bị hủy bỏ, hoặc người đó được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới cho thấy rò ràng có sự xét xử oan, thì người đã phải chịu hình phạt theo bản án trên, theo luật có quyền yêu cầu được bồi thường, trừ trường hợp cơ quan tố tụng chứng minh rằng việc sự thật không được làm sáng tỏ tại thời điểm đó hoàn toàn hoặc một phần là do lỗi của người bị kết án gây ra” [60, tr. 84].

* Về thẩm quyền: tái thẩm bản án, quyết định có HLPL chỉ thuộc về Toà án. Toà án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước ra bản án tuyên một người có tội hay không có tội cũng như trách nhiệm hình sự đối với họ. Vì vậy, trong trường hợp có kháng nghị tái thẩm với căn cứ là phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định, là tình tiết Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định thì chính Toà án mới có thẩm quyền quyết định xử lý như thế nào với bản án, quyết định mà mình đã ban hành. Nguyên tắc chung về thẩm quyền là Toà án cấp trên có quyền xem xét và đưa ra phương án xử lý bản án, quyết định của Toà án cấp dưới. Tái thẩm tiến hành bởi một hay nhiều cấp Toà án tùy thuộc vào ghi nhận pháp luật của từng quốc gia.

* Thủ tục tái thẩm tại Toà án: Tái thẩm có những điểm khác biệt với xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm.

Tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm Toà án thực hiện chức năng xét xử, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc xét xử như nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc xét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa... Khi tiến hành giám đốc thẩm và tái thẩm, Toà án không thực hiện chức năng xét xử, vì vậy thủ tục giải quyết không chịu sự điều chỉnh của những nguyên tắc này. Giám đốc thẩm tại Toà án thực hiện một trong các hoạt động giám đốc việc xét xử của Toà án cấp trên với Toà án cấp dưới nhằm giải quyết vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm xem xét việc áp dụng


pháp luật của Toà án cấp dưới chủ yếu trên cơ sở hồ sơ vụ án hiện có. Do cùng quyết định về giá trị pháp lý trong tương lai của bản án, quyết định có HLPL của Toà án tuyên nhân danh Nhà nước nên tái thẩm cũng giống giám đốc thẩm đòi hỏi tiến hành theo một thủ tục nghiêm ngặt quy định trong luật TTHS bởi Toà án cấp cao hơn hoặc thậm chí có thể là cao nhất. Tuy nhiên, tái thẩm xem xét và đánh giá giá trị pháp lý của tình tiết mới phát hiện với nội dung của vụ án đã nhận định trong bản án, quyết định có HLPL nên không đơn thuần đánh giá trên cơ sở hồ sơ vụ án trước đây. Để giải quyết được chính xác, khách quan, phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, xem xét, đánh giá tình tiết mới, không chỉ tiến hành trên cơ sở hồ sơ vụ án như giám đốc thẩm. Vì vậy, để quyết định đúng đắn và chính xác, trong nhiều trường hợp cần đến kết quả điều tra, xử lý của một vụ án khác làm căn cứ để hội đồng tái thẩm có thể quyết định hủy bỏ bản án hoặc quyết định có HLPL bị kháng nghị. Tái thẩm tạo điều kiện pháp lý cho việc khởi động lại trình tự tố tụng nhằm xác định sự thật vụ án trước đây đã bị đánh giá sai lầm, minh oan cho người bị kết an sai, bồi thường thiệt hại cho họ và nếu còn thời hiệu sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Qua phân tích, bình luận các khái niệm khoa học về tái thẩm, các dấu hiệu đặc trưng của tái thẩm, phân biệt với các dấu hiệu của sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm có thể đưa ra khái niệm tái thẩm trong TTHS như sau: “Tái thẩm trong tố tụng hình sự là thủ tục trong đó Toà án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyền kháng nghị vì mới phát hiện tình tiết làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án không biết khi ra bản án hoặc quyết định đó nhằm khắc phục sai lầm trong nội dung các bản án, quyết định”.

2.2. Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng hình sự

Tái thẩm khắc phục sai lầm về sự việc trong bản án, quyết định có HLPL, bảo đảm vụ án được giải quyết khách quan, công bằng. Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, cơ sở của trách nhiệm hình sự là chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc xử lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022