Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Tập Trung Nghiên Cứu Trong Luận Án


xem xét lại bản án, quyết định của Toà án có HLPL, là một giai đoạn độc lập có mục đích hướng tới việc kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định của Toà án và khắc phục những sai lầm. Tái thẩm tiến hành nếu sai lầm của Toà án do không biết những tình tiết thực tế hoặc tình tiết pháp lý mà những tình tiết này khi được phát hiện ra làm nghi ngờ về tính có căn cứ của bản án, quyết định. Tình tiết thực tế được xác định liên quan đến việc ra bản án trái hoặc quyết định pháp luật, không có căn cứ hoặc không công bằng là căn cứ để tiến hành tái thẩm như: xác định việc khai gian dối của người bị hại, người làm chứng; kết luận giám định gian dối; biên bản hoạt động điều tra, xét xử, tài liệu khác bị làm giả mạo; nhân viên điều tra ban đầu, dự thẩm viên, kiểm sát viên hoặc thẩm phán có hành vi phạm tội. Tình tiết pháp lý là căn cứ để kháng nghị tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án có HLPL như: Toà án Hiến pháp liên bang Nga xác định luật áp dụng trong vụ án đó không phù hợp với Hiến pháp Liên bang Nga; Toà án Châu Âu về quyền con người xác định có vi phạm quy định về Công ước bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản.

Các nghiên cứu trực tiếp, toàn diện về tái thẩm hầu như không có trong các nghiên cứu ngoài nước. Tuy nhiên trong tất cả các nghiên cứu chung về TTHS, thủ tục này luôn được đề cập như một nội dung không thể thiếu, đặc biệt tại Pháp, quốc gia quy định thủ tục tái thẩm lâu đời. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu: 1) Bernard Bouloc, Procédure pénale, Paris, Dalloz, 2013, 1136 p [113]. (Tố tụng hình sự, của Bernard Bouloc, Nxb. Dalloz, Paris, 2013) cho rằng tồn tại từ thế kỷ 16, mục đích của tái thẩm được áp dụng đối với quyết định có HLPL là để khắc phục những sai lầm liên quan trực tiếp đến người vô tội; 2) Jacques Buisson & Serge Guinchard, Procédure pénale, Paris, LexisNexis, 2014, 1510p [114] (Tố tụng hình sự, của Jacques Buisson & Serge Guinchard, Nxb. LexisNexis, Paris, 2014), nghiên cứu cho rằng luật TTHS Pháp có những thay đổi nhất định do ảnh hưởng của các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người với số lượng ngày càng tăng như các quyết định của Hội đồng bảo hiến, Toà án châu Âu về quyền con người và Toà án công lý châu Âu. Cuốn sách đề cập những nội dung cơ bản của TTHS, hướng đến việc bảo vệ các quyền con người cơ bản. Tái thẩm là một trong các thủ tục bảo đảm cho việc bảo vệ các quyền cơ bản đó (đề cập với nội dung hạn chế).


Các nghiên cứu ngoài nước chủ yếu đề cập đến phương thức giải quyết của từng quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật TTHS tương ứng. Mặc dù cũng có nghiên cứu tương đối hệ thống về các cách thức giải quyết sai lầm trong xác định sự thật khách quan của nhiều quốc gia nhưng các nghiên cứu này vẫn còn bỏ ngỏ nhiều nội dung chưa làm rò. Các công trình nước ngoài nghiên cứu chủ yếu quy định của các quốc gia cụ thể có đối chiếu và so sánh với một số các quốc gia khác nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thủ tục tái thẩm trong TTHS ở Việt Nam.

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề tập trung nghiên cứu trong luận án

1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

Về phương diện lý luận, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều thống nhất:

a) Cần thiết có thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL do không tránh khỏi có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hoặc nhận thức sai lầm trong quá trình xác định sự thật của vụ án hình sự. Việc xem xét lại nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước và của người bị kết án; b) Việc xét lại bản án, quyết định có HLPL chỉ được tiến hành khi có các căn cứ được quy định chặt chẽ và trong một thời gian xác định nếu không có lợi cho người bị kết án. Trường hợp có lợi cho người bị kết án thì thời hạn này có thể kéo dài hơn; c) Bản án, quyết định của Toà án bị xem xét lại khi có sai lầm về phương diện pháp luật hoặc nhận thức sai lầm về sự việc; d) Sự việc đã được kết luận trong bản án hoặc quyết định có HLPL được xác định là sai lầm khi mới phát hiện ra tình tiết. Đây là tình tiết đã xuất hiện ngay khi ra bản án hoặc quyết định nhưng Toà án không biết dẫn đến ra bản án không đúng; e) Pháp luật tố tụng quy định về tái thẩm còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật là cần thiết.

Bên cạnh những vấn đề có tính thống nhất trên vẫn còn những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc khi nghiên cứu có nhiều quan điểm không thống nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Thứ nhất, nhiều nội dung chưa được nghiên cứu do sự phát triển của thực tiễn giải quyết vụ án và yêu cầu của khoa học pháp lý TTHS

Các nghiên cứu thường chỉ tập trung giải quyết một mảng nội dung nhất định như đánh giá một số quy định của pháp luật, kỹ năng tiến hành tố tụng, đánh

Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 4


giá về thực tiễn tái thẩm… Các nghiên cứu này không nghiên cứu trên phạm vi tổng thể bao gồm cả lý luận và thực tiễn tái thẩm. Chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn tái thẩm tại Việt Nam.

Các công trình ngoài nước tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật TTHS hiện hành về tái thẩm của từng quốc gia. Mặc dù có nghiên cứu đề cập đến lịch sử hình thành, quá trình phát triển thủ tục tái thẩm, so sánh đối chiếu quy định pháp luật về thủ tục này của một số quốc gia với nhau nhưng chưa có công trình ngoài nước nào đề cập đến tái thẩm trong TTHS Việt Nam.

Thứ hai, cơ sở khoa học của các quan điểm về thủ tục tái thẩm chưa thuyết phục. Những nội dung còn gây nhiều tranh cãi về thủ tục tái thẩm bao gồm:

- Pháp luật TTHS nên quy định một hay hai thủ tục để xem xét lại tính đúng đắn trong bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc xây dựng hai thủ tục (giám đốc thẩm và tái thẩm) như hiện nay là không cần thiết, không phù hợp trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn và về cơ bản hai thủ tục này không có gì khác nhau [53, tr. 459; 12, tr. 15]. Quan điểm thứ hai khẳng định cần phải quy định hai thủ tục khác nhau để xét lại bản án, quyết định có HLPL do tính chất, hậu quả pháp lý và cách giải quyết khắc phục hai loại sai lầm phát sinh trong quá trình ra bản án (sai lầm do áp dụng pháp luật và sai lầm về nhận thức) là không thể đồng nhất [29, tr. 29; 16, tr. 2].

- Về tính chất của tái thẩm: Quan điểm thứ nhất xác định tái thẩm là một giai đoạn trong TTHS [60, tr. 453]. Quan điểm thứ hai, xác định là một thủ tục trong TTHS (quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu) [12, tr. 15; 33, tr. 120; 67, tr. 16; 6, tr. 520].

- Về căn cứ kháng nghị tái thẩm: quan điểm thứ nhất cho rằng về thực chất căn cứ giám đốc thẩm và tái thẩm đều là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án, căn cứ cuối cùng của hai thủ tục là tương đồng nhau [53, tr. 459]. Đối với tái thẩm, tình tiết được đưa ra làm căn cứ kháng nghị tái thẩm là tình tiết mới được phát hiện và tình tiết đó làm thay đổi bản chất vụ án. Trong trường hợp này, dù Toà án không biết được khi ra bản án, quyết định (không có lỗi), nhưng thực


chất vẫn là sai lầm trong việc giải quyết vụ án, giống như căn cứ giám đốc thẩm [12, tr. 15]. Quan điểm thứ hai cho rằng căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau và đây là đặc điểm cơ bản tạo nên sự khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm [29, tr. 27].

1.3.2. Những vấn đề tập trung nghiên cứu trong luận án

Trên cơ sở đánh giá tình hình hình nghiên cứu, tác giả luận án xác định những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận khoa học để khẳng định việc quy định về tái thẩm như một thủ tục cần thiết nhằm bảo đảm vụ án được giải quyết khách quan, công bằng, bảo đảm quyền con người, bảo đảm Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Thứ hai, trên cơ sở xác định ý nghĩa của tái thẩm trong TTHS, làm rò các đặc trưng của thủ tục tái thẩm cũng như những yêu cầu của phương pháp tiếp cận quyền đối với thủ tục tái thẩm trong TTHS ở nhà nước pháp quyền. Phân biệt sự khác nhau giữa thủ tục tái thẩm với xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm làm căn cứ đưa ra các kiến nghị về thủ tục tố tụng phù hợp trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Thứ ba, làm rò căn cứ kháng nghị tái thẩm là tình tiết làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định có HLPL mà Toà án không biết khi ra bản án hoặc quyết định đó, phân biệt với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án cũng như đưa ra quan điểm của tác giả luận án về việc tách hay nhập thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Thứ tư, đối chiếu, so sánh trên cơ sở tiêu chí của luật học so sánh về thủ tục tái thẩm trong luật TTHS một số nước đại diện cho các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới và ở những mô hình tố tụng khác nhau. Thông qua đó làm rò những điểm tương đồng và khác biệt, lý giải sự khác nhau đó trong điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ văn hoá pháp lý, trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật của từng quốc gia để định hướng cho việc hoàn thiện thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam. Thứ năm, nêu, phân tích, đánh giá thực trạng tái thẩm ở Việt Nam bao gồm:

thực trạng pháp luật TTHS về tái thẩm; thực trạng thi hành pháp luật TTHS về tái


thẩm tại Việt Nam; chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình áp dụng cũng như các yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện thủ tục tố tụng nói chung và tái thẩm nói riêng theo hướng chặt chẽ, khách quan, công bằng góp phần bảo đảm quyền con người, nâng cao hiệu quả đấu tranh xử lý tội phạm.

Thứ sáu, trên cơ sở thực trạng tái thẩm ở nước ta, kinh nghiệm của một số nước và đặc biệt trên các luận điểm khoa học được xây dựng trong luận án, cũng như những yêu cầu của cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tác giả xây dựng các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm tại Việt Nam.

1.4. Giả thuyết khoa học, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Giả thuyết khoa học

Với cách hiểu giả thuyết “là luận điểm cần chứng minh” [8], tác giả luận án xác định giả thuyết nghiên cứu khoa học của luận án như sau: Tái thẩm là thủ tục có tính chất đặc biệt không phải một giai đoạn trong TTHS phát sinh khi có kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền vì mới phát hiện tình tiết làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Toà án không biết khi ra bản án, quyết định nhằm bảo đảm xác định lại sự thật của vụ án, bảo đảm người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.4.2. Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết của luận án là lý luận về nhận thức, theo đó, tái thẩm được tiến hành để khắc phục sai lầm về nhận thức sự việc trong bản án, quyết định có HLPL của Toà án. Nhận thức về sự việc của Toà án tại thời điểm ra bản án, quyết định có thể bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử khách quan, năng lực chủ quan của người tiến hành tố tụng. Những hạn chế này về nhận thức dẫn đến hậu quả Toà án ra các bản án, quyết định không đúng người, đúng tội, làm oan người vô tội. Bản án, quyết định sai do nhận thức không đúng về sự việc cần được khắc phục khi có kháng nghị của người có thẩm quyền. Kháng nghị tiến hành khi mới phát hiện các tình tiết làm thay đổi nội dung bản án, quyết định. Tái thẩm khắc phục các sai lầm, nhất là trong trường hợp có lợi cho người bị kết án sẽ không hạn chế về thời gian.


1.4.3. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Luận án dựa trên nền tảng lý luận từ các tri thức khoa học vốn có chung của loài người, thể hiện cụ thể thông qua các thành tựu của Luật học, Triết học, Lịch sử và Xã hội học nói chung và các chuyên ngành khác trong khoa học pháp lý: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, Luật Hiến pháp, Luật hình sự, Luật TTHS....

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án bao gồm:

Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm sáng tỏ thủ tục tái thẩm trong TTHS trên các phương diện lí luận, thực trạng quy định và thi hành pháp luật, lập luận các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng tái thẩm.

Phương pháp tổng hợp: sử dụng để hệ thống hoá các quan điểm khoa học khác nhau về các nội dung của tái thẩm trong TTHS.

Phương pháp thống kê và vụ việc điển hình: sử dụng để làm rò thực tiễn thi hành pháp luật TTHS về tái thẩm.

Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng để đối chiếu lịch sử pháp luật, các truyền thống pháp luật nhằm đánh giá sự phát triển của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về tái thẩm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I


1. Trong khoa học luật TTHS chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về tái thẩm trong TTHS Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về tái thẩm chủ yếu chỉ đề cập đến một hoặc một vài vấn đề về tái thẩm mà không có nghiên cứu tổng thể. Các nghiên cứu về luật thực định chưa chỉ rò được đầy đủ các hạn chế trong quy định của pháp luật do thiếu khảo sát thực tiễn. Việc đánh giá thực trạng tái thẩm tại Việt Nam trong các công trình nghiên cứu không toàn diện.

2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về tái thẩm chủ yếu đề cập trong phạm vi pháp luật TTHS của mỗi quốc gia. Đóng góp quan trọng nhất của các công


trình nghiên cứu là khẳng định sự cần thiết phải xét lại bản án, quyết định đã có HLPL của Toà án. Việc xét lại bản án, quyết định có HLPL không chỉ tồn tại trong pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật thành văn mà cả các nước theo hệ thống án lệ. Thủ tục tái thẩm, xem xét lại sai lầm về mặt sự việc trong bản án, quyết định không phải chỉ quy định trong pháp luật quốc gia mà còn được ghi nhận trong quy định của các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế. Ghi nhận pháp lý này phần nào khẳng định sự cần thiết phải quy định thủ tục tái thẩm bên cạnh thủ tục giám đốc thẩm (là thủ tục xét lại sai lầm về phương diện pháp luật).

3. Những vấn đề tập trung nghiên cứu trong luận án bao gồm: cơ sở lý luận của việc xây dựng thủ tục tái thẩm, làm rò đặc điểm tái thẩm để phân biệt với giám đốc thẩm, tìm những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật TTHS Việt Nam với các quốc gia có quy định thủ tục có tính chất tương tự để tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật. Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn tái thẩm Việt Nam, tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm tại Việt Nam.

4. Cơ sở khoa học của luận án: Tái thẩm là thủ tục trong TTHS nhằm xét lại sai lầm về mặt sự việc trong bản án, quyết định có HLPL của Toà án, không xem xét lại vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án như giám đốc thẩm, là hai thủ tục khác nhau về bản chất vì vậy cần quy định khác nhau về thẩm quyền kháng nghị, đặc biệt là căn cứ kháng nghị, trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết.

5. Cơ sở lý thuyết của luận án là lý luận về nhận thức, theo đó, tái thẩm được tiến hành để khắc phục sai lầm về nhận thức sự việc trong bản án, quyết định có HLPL của Toà án. Sai lầm trong bản án, quyết định có HLPL về tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những vấn đề khác phải được khắc phục bằng thủ tục tái thẩm khác với khắc phục sai lầm về áp dụng pháp luật bằng thủ tục giám đốc thẩm.

6. Tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với nghiên cứu khoa học xã hội và đề tài bao gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh luật học, thống kê để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.


Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ


Một trong những câu hỏi được đặt ra là tại sao bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL, thậm chí đã được thi hành và thi hành xong vẫn cần được xem xét lại. Việc xem xét lại được tiến hành trong trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung bản án, quyết định mà Toà án không biết khi ra bản án, quyết định đó. Với những trường hợp khác nhau như vậy, câu hỏi thứ hai là cần một thủ tục chung hay cần đến các thủ tục khác nhau để xem xét, đưa ra phương án giải quyết. Giám đốc thẩm và tái thẩm là những thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL được quy định khác nhau trong pháp luật TTHS các nước. Việc làm rò khái niệm tái thẩm, đặc điểm của tái thẩm, phân biệt với giám đốc thẩm cũng như khẳng định ý nghĩa của thủ tục này bên cạnh thủ tục giám đốc thẩm phần nào trả lời được các câu hỏi trên. Việc nghiên cứu khái quát tái thẩm trong các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế và TTHS một số nước giúp câu trả lời đầy đủ, có sức thuyết phục.

2.1. Khái niệm tái thẩm trong tố tụng hình sự

Bản chất của xét xử vụ án hình sự là đánh giá, sử dụng chứng cứ để xác định chân lý khách quan về sự việc, người thực hiện hành vi phạm tội, lựa chọn quy phạm pháp luật, ra bản án hoặc quyết định để giải quyết. Xác định chân lý khách quan trong TTHS đồng nghĩa với việc kết án đúng người phạm tội và minh oan cho người vô tội. Khi Toà án kết án người vô tội và minh oan cho người phạm tội có nghĩa chân lý trong trường hợp này chưa được xác định, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án [55, tr. 8]. Những sai lầm như vậy vi phạm quyền con người, làm giảm uy tín của Nhà nước, gây mất ổn định xã hội. Vì vậy, mặc dù tồn tại nguyên tắc bảo đảm hiệu lực thi hành của bản án, quyết định của Toà án khi đã có HLPL trong TTHS, nhưng việc xem xét lại vẫn được đặt ra trong những trường hợp cụ thể, đặc biệt khi bản án đó xác định sai người thực hiện hành vi phạm tội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022