Chương 3
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÁI THẨM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
3.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm
3.1.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm từ 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Việc nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển các quy phạm pháp luật TTHS về thủ tục tái thẩm có hệ thống, khoa học và đầy đủ là cần thiết. Đây là cách tiếp cận mang tính khoa học để có cái nhìn tổng quan về thủ tục tái thẩm trong lịch sử, so sánh, đối chiếu với hiện tại để định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật trong tương lai, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp. Việc nghiên cứu khái quát về lịch sử giới hạn trong phạm vi từ 1945 đến nay.
3.1.1.1. Thời kỳ trước khi ban hành BLTTHS 1988
* Từ năm 1945 đến 1975
Ở miền Bắc Việt Nam: Sau khi giành được độc lập, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, Toà án như: Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 về thành lập TAQS; Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Toà án và các ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền của các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án; Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Của Tái Thẩm Trong Tố Tụng Hình Sự
- Mô Hình Tái Thẩm Trong Các Thiết Chế Tư Pháp Hình Sự Quốc Tế Và Tố Tụng Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới
- Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 8
- Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10
- Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 11
- Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Về Tái Thẩm
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Những văn bản pháp luật thời kỳ này không quy định việc xét lại các bản án, quyết định hình sự đã có HLPL. Các nhà nghiên cứu đều cùng nhận định, việc không quy định thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có HLPL mặc dù vẫn có những vụ việc bị xử lý sai lầm, do hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ, việc giải quyết các vụ việc mang tính cấp bách, thời chiến và nhiệm vụ chủ yếu là tập trung cho việc thực hiện chuyên chính với kẻ thù, bọn phản động chống chính quyền nhân dân. Việc sai lầm, thiếu sót là cá biệt và khó tránh khỏi [15, tr. 15; 29, tr. 46].
Năm 1953, Đảng và Nhà nước thực hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Sắc lệnh về việc thành lập Toà án đặc biệt ngày 12/4/1953 do Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký ban hành và Nghị định số 264/TTg ngày 11/5/1953 của Chính phủ hướng dẫn việc luận tội và hình phạt, về tổ chức Toà án đặc biệt ở cấp huyện. “TAND đặc biệt gồm một Chánh án và từ sáu đến mười thẩm phán, với đa số thành phần bần cố nông tham gia. Các Toà án này có quyền tuyên phạt đến tù chung thân và xử tử hình” [64, tr. 50]. Việc giải quyết chống án được thực hiện ở Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu hoặc Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và giao cho Ủy ban kháng chiến hành chính xã thi hành. Quy định thủ tục pháp lý đơn giản trong xét xử là một nguyên nhân dẫn đến kết án oan hoặc chưa đúng pháp luật.
Khắc phục sai lầm trong cải cách ruộng đất, Đảng và Nhà nước đưa ra một số chính sách: Kế hoạch tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất ban hành kèm theo Chỉ thị số 43/CT-TƯ tháng 7/1956; Chỉ thị số 46/CT-TƯ của Ban bí thư ngày 02/9/1956 về trả tự do cho những cán bộ, Đảng viên và tất cả những người ngoài Đảng bị xử trí oan trong phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức [9, tr. 17, 18]. Việc thực hiện chính sách này phần nào khắc phục hậu quả do việc xét xử sai lầm nhưng không làm thay đổi hiệu lực pháp lý của bản án. Theo đánh giá của Đảng và Nhà nước: “Sai lầm trong thực hiện cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức là một thất bại nặng nề của Đảng và nhân dân” [9, tr. 17].
Tiếp tục sửa chữa những sai lầm trên, Chính phủ giao Bộ Tư pháp nghiên cứu và ra Thông tư số 312 ngày 12/02/1958 yêu cầu các cấp Toà án phải xem xét giải quyết các khiếu nại, có kế hoạch khắc phục sai lầm trong bản án đã xét xử. Tại Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 11/1958, trong quá trình kiểm điểm về đường lối truy tố, xét xử các vụ án hình sự, các đại biểu Toà án các cấp đã nêu ra nhiều vụ án xét xử sai, kết án oan người vô tội và đề ra yêu cầu phải có biện pháp, thủ tục để khắc phục, sửa chữa. Sau Hội nghị này, Bộ Tư pháp đã trao đổi thống nhất với TANDTC ra Thông tư số 002/TT ngày 13/01/1959 và Thông tư 04/TT ngày 03/02/1959 quy định về thủ tục xét lại những vụ án hình sự đã có HLPL nay phát hiện ra sai lầm [15, tr. 14].
Đây là những quy định pháp luật đầu tiên ghi nhận một trình tự tố tụng mới xem xét lại bản án, quyết định đã có HLPL. Các quy định về thủ tục xét lại bản án đã có HLPL trong Thông tư 002/TT và 004/TT hạn chế trong trường hợp can phạm
đang bị giam giữ và tiến hành trong các trường hợp hạn chế sau: 1) Trường hợp xử oan; 2) Trường hợp tội nặng xử nhẹ; 3) Trường hợp tội nhẹ xử nặng [38].
Việc xét lại bản án, quyết định có HLPL trong thời kỳ này chưa có sự phân biệt thành hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Căn cứ để xét lại không có sự phân biệt giữa sai lầm về phương diện pháp luật hay sai lầm về sự việc mà xác định chung là những sai lầm nghiêm trọng trong việc xét xử. Thủ tục xét lại phần nào mang tính chất của thủ tục hành chính.
Ngày 31/12/1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới thay thế cho Hiến pháp năm 1946. Tổ chức Toà án và VKS có sự thay đổi, độc lập với Hội đồng chính phủ, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước [35]. Luật tổ chức TAND năm 1960, Luật tổ chức VKSND 1960 quy định cụ thể về thẩm quyền kháng nghị, thẩm quyền xét lại bản án, quyết định của Toà án có HLPL của TAND các cấp nhưng phát hiện có sai lầm.
Trong thời kỳ này, TANDTC đã ban hành một loạt các thông tư, chỉ thị nhằm hướng dẫn thực hiện thống nhất pháp luật như: Thông tư số 2397 ngày 22/01/1961 hướng dẫn thi hành những quy định của Luật tổ chức TAND năm 1960 và Pháp lệnh ngày 23/6/1961 về tổ chức nội bộ của các TAND địa phương; Thông tư 06 ngày 23/7/1964 giải thích thêm về trình tự giám đốc thẩm; Thông tư số 146 ngày 08/3/1968 quy định việc TAND các cấp gửi các quyết định và bản án có HLPL lên TANDTC; Công văn 1644 ngày 02/10/1963 về thủ tục giam giữ can phạm trong trường hợp án bị tiêu [39].
Quy định xét lại bản án, quyết định có HLPL thời kỳ này do Toà án giải quyết, không mang tính chất của thủ tục hành chính như trước đây. Giai đoạn này cũng không phân biệt giữa sai lầm về phương diện pháp luật hay sai lầm về sự việc; chưa phân biệt thành hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Trong các văn bản hướng dẫn đều xác định một thủ tục chung để giải quyết trường hợp “bản án, quyết định đã có HLPL nhưng phát hiện có sai lầm”.
Ở miền Nam Việt Nam: Sau năm 1945, các quy định của pháp luật TTHS về cơ bản giữ nguyên như thời kỳ Pháp thuộc. Sau thỏa ước Việt – Pháp ngày
08/3/1949, có hai tổ chức tư pháp song hành ở miền Nam Việt Nam đó là các Toà án quốc gia Việt Nam và các Toà án hỗn hợp Việt Pháp. Tổ chức Toà án quốc gia Việt Nam bao gồm: Toà hoà giải; Toà án cấp sơ thẩm; Toà thượng thẩm; Ban Tư pháp tối cao Pháp viện (sau đổi thành Toà phá án thuộc tối cao Pháp viện). Theo quy định của dụ số 5 ngày 18/10/1949 và dụ số 27 ngày 02/9/1954, nhiệm vụ chính của Toà phá án là tiêu hủy các bản án phạm luật để giao cho các Thẩm phán khác xét xử lại. Toà phá án chỉ có nhiệm vụ xem xét bản án bị thượng tố có làm đúng thể thức pháp luật hay không mà không xem xét vấn đề về nội dung vụ án [92, tr. 13-45].
Ngày 20/12/1972, BLTTHS của Việt Nam Cộng hoà được ban hành. Theo đó việc xét lại bản án, quyết định đã có HLPL được tiến hành theo hai thủ tục: thượng tố và tái thẩm. Tái thẩm được quy định từ Điều thứ 593 đến 597 Bộ luật hình sự tố tụng. Theo quy định tại Điều 593 tái thẩm được thực hiện trong những trường hợp sau: 1) Sau khi Toà án xử phạt về tội cố sát, có xuất trình được những văn kiện khiến có thể suy luận rằng người được coi là nạn nhân vẫn còn sống; 2) Sau khi Toà án xử phạt về trọng tội hay khinh tội, có một phúc quyết hay án văn kết án một bị can về cùng một sự kiện như trong vụ án trước, và hai án phạt không thể dung hoà được, sự mâu thuẫn giữa hai án văn chứng tỏ trong hai người bị kết án có một người vô tội; 3) Sau khi toà tuyên phạt trong một vụ án, một trong những nhân chứng đã được nghe cung bị truy tố và bị kết án về tội làm chứng gian chống bị can, nhân chứng ấy không thể được nghe cung nữa trong những cuộc tranh luận sau này;
4) Sau khi có án phạt, có xảy ra hay phát giác một sự kiện, hoặc có xuất trình được văn kiện hay đồ vật không được biết trong cuộc tranh luận trước đây, khiến có thể xác định người bị kết án vô tội. Trong bốn trường hợp trên bất cứ người nào bị bất kể cơ quan tài phán nào kết phạt về trọng tội hay khinh tội đều có thể xin tái thẩm. Trường hợp tái thẩm được tiến hành, Tổng trưởng tư pháp có quyền đình chỉ việc thi hành án văn. Thẩm quyền tái thẩm thuộc về Tối cao pháp viện. Khi tái thẩm, Tối cao pháp viện có quyền bác khước đơn tái thẩm nếu đơn vô căn cứ và nếu đơn hợp lý Toà án sẽ tuyên hủy án kết phạt. Tối cao pháp viện có thể phán quyết đưa bị can ra một Toà án khác nếu cần mở lại cuộc tranh luận hoặc có thể xét xử về nội dung
sau khi minh thị xác nhận một trong các trường hợp ấy. Tối cao pháp viện chỉ hủy bỏ hình phạt nào xét ra vô căn cứ và miễn tội, nếu cần cho vong linh người quá cố [93]. Người bị kết phạt vô tội được bồi thường thiệt hại khi có đơn yêu cầu. Quyền đòi bồi thường thiệt hại nếu người bị kết án phạt sai lầm mệnh một được chuyển cho người phối ngẫu, tôn thuộc và ti thuộc của người bị kết án phạt. Vấn đề lệ phí tái thẩm cũng được quy định trong Bộ luật. Những quy định này trong thủ tục tái thẩm thực sự tiến bộ, thể hiện được việc bảo đảm quyền con người ngay từ rất sớm.
* Thời kỳ từ năm 1976 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 1988.
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chưa thể thống nhất về thể chế chính trị và tổ chức hành chính giữa hai miền. Tại miền Nam, hệ thống Toà án, VKS được tổ chức riêng theo sắc lệnh số 01-SL-76 ngày 15/3/1976. Sắc lệnh quy định thủ tục xét lại bản án hoặc quyết định đã có HLPL không có sự phân chia thành hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Điều 13 Sắc lệnh quy định: “TAND phúc thẩm có quyền xét xử lại các bản án và quyết định đã có HLPL nhưng phát hiện có sai lầm” [40, tr. 7]. Tuy nhiên để việc áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước nên căn cứ vào nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội khoá 6, kỳ họp thứ nhất, Hội đồng chính phủ đã ra chủ trương: những văn bản bản pháp luật hiện hành ở cả hai miền đều được áp dụng chung trong cả nước vì đều xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng, nhưng phải xem xét vận dụng vào tình hình đặc điểm của từng miền cho phù hợp [40, tr. 5]. Chính thức từ thời điểm này việc xét lại bản án và quyết định có HLPL áp dụng thủ tục duy nhất là giám đốc thẩm.
Ngày 18/12/1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp 1980. Sau đó Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức TAND ngày 03/7/1981; Luật tổ chức VKSND ngày 04/7/1981; Pháp lệnh tổ chức TAQS và Pháp lệnh tổ chức VKSQS ngày 21/12/1985. Đây là các văn bản đánh dấu sự thay đổi trong quy định về việc xét lại bản án và quyết định có HLPL, lần đầu tiên ngoài thủ tục giám đốc thẩm còn quy định về thủ tục tái thẩm. Theo đó: “Những bản án và quyết định đã có HLPL được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nếu thấy có vi phạm pháp luật, hoặc xét lại theo thủ tục tái thẩm nếu phát hiện những tình tiết mới” – Điều 12 Luật tổ chức TAND năm 1981.
Các quy định về tái thẩm thời kỳ này không tập trung, còn thiếu cụ thể nhưng lần đầu đã ghi nhận việc phân định cách xử lý đối với bản án, quyết định có HLPL trong hai trường hợp: nếu sai lầm do chủ quan, lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng luật cả về nội dung và hình thức tố tụng sẽ xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; nếu sai lầm do yếu tố khách quan, sau đó xuất hiện tình tiết mới mà đây là tình tiết Toà án không biết khi ra bản án hoặc quyết định sẽ xét lại theo thủ tục tái thẩm.
3.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1988 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2003
BLTTHS năm 1988 được ban hành thể hiện được tính thống nhất và đồng bộ với BLHS năm 1985, bảo đảm việc giải quyết vi phạm pháp luật hình sự đúng luật nội dung, đảm bảo về hình thức tố tụng.
Thủ tục tái thẩm được quy định có hệ thống thành một chương riêng (chương XXX), từ Điều 260 đến Điều 270 BLTTHS năm 1988. Trong đó quy định về tính chất của tái thẩm, căn cứ để kháng nghị, thẩm quyền, thời hạn kháng nghị, thẩm quyền tiến hành tái thẩm và quyền hạn của Hội đồng tái thẩm. Nghiên cứu các quy định về tái thẩm trong BLTTH năm 1988 có một số nhận xét chung như sau:
- So với quy định về tái thẩm lần đầu được ghi nhận trong Luật tổ chức TAND năm 1981, BLTTHS năm 1988 quy định cụ thể về tính chất của tái thẩm, giải thích rò hơn tình tiết mới là căn cứ kháng nghị tái thẩm tại Điều 260 là những tình tiết “có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó”.
- Lần đầu tiên cụ thể hoá các tình tiết để kháng nghị tái thẩm tại Điều 261.
- Thẩm quyền kháng nghị tái thẩm mở rộng hơn, quy định cho Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSQS cấp quân khu trở lên mà không chỉ tập trung cho mỗi Viện trưởng VKSNDTC như trước đây.
- Thời hạn kháng nghị tái thẩm được quy định khác nhau trong hai trường hợp kháng nghị theo hướng có lợi và không có lợi cho người bị kết án.
- Quy định cho Hội đồng thẩm phán TANDTC tái thẩm các quyết định có HLPL của Ủy ban thẩm phán TANDTC tại Điều 266, trước khi ban hành BLTTHS năm 1988, không quy định quyền này cho Hội đồng thẩm phán TANDTC.
- Quy định thủ tục tái thẩm giống thủ tục giám đốc thẩm, quyền hạn và hiệu lực của quyết định tái thẩm.
BLTTHS năm 1988 sau 15 năm thực hiện, qua ba lần sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 2000 để phù hợp hơn trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuy nhiên, BLTTHS năm 1988 được xây dựng từ năm 1974 nên không tránh khỏi ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp [56, tr. 9]. Việc sửa đổi BLTTHS năm 1988 là tất yếu khi đất nước đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và được đề ra trong Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 2/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, phù hợp với những thay đổi trong Luật tổ chức TAND năm 2000.
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XI đã thông qua BLTTHS năm 2003, trong đó thủ tục tái thẩm vẫn được quy định trong một chương riêng biệt (chương XXXI).
3.1.2. Tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
3.1.2.1. Tính chất của tái thẩm
Điều 290 BLTTHS năm 2003 quy định về tính chất của tái thẩm thể hiện các dấu hiệu cơ bản phản ánh tính chất tái thẩm như sau:
Thứ nhất, tái thẩm là thủ tục tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật vào bất kỳ thời điểm nào sau khi bản án, quyết định đã có HLPL. Tái thẩm là một thủ tục vì vậy nó chỉ được thực hiện theo một trình tự nhất định, với những quy định chặt chẽ về thẩm quyền, đối tượng.
Thứ hai, tái thẩm tiến hành đối với bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL bị kháng nghị bởi các chủ thể có thẩm quyền. Kháng nghị được thực hiện khi mới phát hiện tình tiết có khả năng làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định của Toà án. Các tình tiết thỏa mãn hai điều kiện: 1) tồn tại ở thời điểm xét xử vụ án mà lúc ra bản án, quyết định giải quyết vụ án đó Toà án không biết được; 2) có khả năng làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định. Đây là hai điều kiện cần và đủ cho việc kháng nghị tái thẩm và cũng là nhiệm vụ cần làm rò khi tiến hành tái thẩm [10, tr. 3].
Quy định về tái thẩm chỉ ra được một số nội dung thuộc về bản chất của tái thẩm, cho thấy được những điểm giống nhau và khác nhau với tính chất giám đốc
thẩm quy định tại Điều 272 BLTTHS năm 2003. Pháp luật khẳng định đây là hai thủ tục xét lại áp dụng đối với bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL. Sự khác nhau cơ bản về tính chất của hai thủ tục này là nếu đối với tái thẩm tình tiết dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm và xem xét tại Toà án là tình tiết mới được phát hiện, trước đó Toà án không biết về tình tiết này, chưa có điều tra, xác minh, xem xét, chưa có trong hồ sơ vụ án thì đối với giám đốc thẩm tình tiết được đưa ra làm căn cứ kháng nghị và xem xét đã được Toà án biết đến hoặc đã được điều tra, xác minh, đã có trong hồ sơ vụ án nhưng do Toà án đánh giá sai ý nghĩa pháp lý của tình tiết này [10, tr. 4]. Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án. Những vi phạm dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm là những vi phạm pháp luật trong việc áp dụng pháp luật về nội dung cũng như về thủ tục và phải là vi phạm ở mức độ nghiêm trọng [29, tr. 61].
Điều 290 BLTTHS năm 2003 phản ánh phần nào tính chất của tái thẩm tuy nhiên vẫn còn thiếu một số dấu hiệu cơ bản để làm rò bản chất của tái thẩm, kỹ thuật lập pháp còn chưa hoàn thiện cần có sự xem xét, chỉnh sửa lại cho khoa học.
3.1.2.2. Kháng nghị tái thẩm
* Đối tượng của kháng nghị tái thẩm
Theo quy định của BLTTHS năm 2003, đối tượng của kháng nghị tái thẩm là bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL. BLTTHS năm 2003 hoàn thiện hơn BLTTHS năm 1988 khi xác định rò thời điểm các bản án, quyết định của Toà án có HLPL. Việc xác định rò thời điểm phát sinh hiệu lực của các bản án, quyết định của Toà án bảo đảm được tính thống nhất với quy định trong Luật tổ chức TAND, thể hiện sự hoàn thiện hơn nhiều so với BLTTHS năm 1988.
Khoản 1 Điều 293 BLTTHS năm 2003 hạn chế đối tượng không bị kháng nghị tái thẩm là quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Ngoài quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC, các bản án, quyết định khác của Toà án có HLPL đều là đối tượng bị kháng nghị tái thẩm nếu có căn cứ. Ngay cả quyết định tái thẩm cũng là đối tượng bị kháng nghị tái thẩm nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật [81]. Khi nghiên cứu về đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm, có ý kiến