Một Số Biển Lớn Trên Đại Dương Thế Giới [27]

Resort (khu nghỉ dưỡng) vừa đóng vai trò là cở sở lưu trú cho khách vừa là không gian để con người thụ hưởng các nguồn tài nguyên tại chỗ. Vị trí của khu nghỉ dưỡng có ý nghĩa quan trọng. Resort được phân biệt với các loại hình lưu trú khác bởi quy mô lớn với hoạt động tổng hợp của nhiều loại dịch vụ như phục vụ ăn uống, phòng nghỉ, thể thao, giải trí và mua sắm và thường nằm biệt lập ở những khu vực xa trung tâm thành phố, xa khu vực tập trung đông đúc dân cư, có khí hậu trong lành.

Du khách của du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu là nhóm đối tượng có thời gian nghỉ dài, có khả năng chi trả cao đến từ các đô thị, các nước kinh tế phát triển và tiềm năng nhất là nhóm đối tượng ở độ tuổi về hưu. Du khách nghỉ dưỡng thường yêu cầu nhiều dịch vụ, các dịch vụ có chất lượng cao và sự đồng bộ về chất lượng giữa các dịch vụ.

CHƯƠNG 2‌


TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN VIỆT NAM

2.1. Khái quát về biển và tài nguyên biển Việt Nam

Biển là một phần của đại dương và được tách ra bởi lục địa hay các vùng nổi cao của địa hình đáy. Theo số liệu thống kê, thế giới hiện có 68 biển và 156 quốc gia ven biển.

Việt Nam có ba mặt giáp biển: phía đông và phía nam giáp biển Đông mà phần ăn sâu vào đất liền là vịnh Bắc Bộ (diện tích 126.250km2); phía tây nam giáp vịnh Thái Lan (diện tích 293.000km2).

Biển Đông thuộc bờ tây của Thái Bình Dương, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, được 9 quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Indônêxia, Brunây, Malaixia, Thái Lan, Cămpuchia và Singapore bao bọc. Biển Đông là một biển nóng vì nằm gần như hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới, lại là một biển tương đối kín vì có nhiều đảo và quần đảo rộng lớn bao quanh. Bản thân các đảo và quần đảo này lại tạo ra hàng loạt các eo biển làm cho sự giao thông giữa biển Đông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trở nên an toàn và thuận lợi. Dù chỉ là một bộ phận của Thái Bình Dương - đại dương lớn thứ nhất bao chiếm gần một nửa địa cầu, biển

Đông vẫn rộng đến 3.537.000 km2, đứng thứ tư về diện tích so với các biển

khác trên thế giới.

Diện tích vùng biển Việt Nam (bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) khoảng 1 triệu km2, gấp khoảng 3 lần diện tích đất liền (328.943, 98 km2). Trung bình cứ 1km2 trên đất liền ứng với 3 km2 diện tích trên biển, nhiều gấp 1,5 lần mức chung của thế giới.

Theo rìa lục địa từ Móng Cái đến Hà Tiên, Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km. Cứ 100 km2 trên đất liền lại có 1 km đường bờ biển, gấp

6 lần mức trung bình của thế giới (600 km2/1km), ngang với Malaixia và gấp 1.5 lần tỷ số của Thái Lan (70 km2/1km).

Bảng 2.1: Một số biển lớn trên đại dương thế giới [27]



Tên biển

Diện tích ( x103

km2)

Thể tích (x103 km2)

Sâu trung

bình (m)

Sâu cực đại

(m)

Thuộc

đại dương

Philippin

5726

23522

4108

10265

Thái Bình Dương

RËp

4832

14523

3006

5803

Ên §é D•¬ng

San hô

4068

10038

2468

9174

Thái Bình Dương

Biển Đông

3537

3623

1024

5560

Thái Bình Dương

Tasman

3336

10960

3285

6015

Thái Bình Dương

Fidgi

2177

8707

2741

7633

Thái Bình Dương

Oeddela

2910

8375

2878

6820

Đại Tây Dương

Karibe

2777

6745

2429

7090

Đại Tây Dương

Địa Trung Hải

2505

3603

1438

5121

Đại Tây Dương

Berinh

2315

3796

1640

5500

Thái Bình Dương

Okhot

1603

1316

821

3521

Thái Bình Dương

Barensev

1424

316

222

600

Bắc Băng Dương

Nauy

1340

2325

1735

3970

Bắc Băng Dương

Scotsh

1247

3861

3096

6022

Đại Tây Dương

Greenland

1195

1961

1641

5527

Bắc Băng Dương

Nhật Bản

1062

1631

1536

3720

Thái Bình Dương

Arafu

1070

189

186

3680

n §é D•¬ng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 6


Biển Đông là một biển ven lục địa ngăn cách với Thái Bình Dương bằng những chuỗi đảo lớn nhỏ của quần đảo Philippin, đảo Đài Loan và cũng là một biển giàu đảo và quần đảo. Vùng bờ biển Đông Việt Nam có gần 4000 đảo lớn nhỏ. Riêng vịnh Bắc Bộ đã tập trung gần 3000 đảo trên các vũng Hạ Long và Bái Tử Long, các đảo lớn Cát Hải, Cát Bà hợp thành huyện đảo Cát Bà. Ở giữa biển Đông, quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 30 đảo đá, cồn san hô, bãi cát ngầm, rải ra trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 km2. Cách Hoàng Sa khoảng 240 hải lý về phía nam là quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo lớn nhỏ, rạng đá ngầm và bãi san hô, trải rộng trên một vùng biển rộng khoảng 180.000 km2. Ở vùng biển phía tây nam ngoài khơi tỉnh Kiên Giang có huyện đảo Phú Quốc rộng 567 km2, là hải đảo

rộng lớn nhất Việt Nam. Cách Phú Quốc 100 km về phía tây là quần đảo Thổ Chu.

Vùng biển nước ta nằm ở một vị trí đắc địa, án ngữ tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và là cầu nối giữa Châu Âu, Trung Cận Đông sang Nhật Bản, Trung Quốc đến khu vực các nước Đông Nam Á. Nằm liên trục giao thông đường biển quốc tế là tiềm năng phát triển lớn cho ngành vận tải biển và kinh tế dịch vụ trên biển như sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu hộ, du lịch đường biển...

Vùng biển Việt Nam phong phú về tài nguyên: tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng, vật liệu xây dựng, cảng biển, tài nguyên du lịch...

Nếu như trong phần đất liền, dải đất miền Trung giống như chiếc đòn gánh quẩy ở hai đầu hai thúng gạo là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì trên biển, ở hai đầu đòn gánh cũng có treo thêm hai bồ cá là vùng Bắc Bộ và vùng biển phía Tây Nam. Nhờ những điều kiện đặc biệt như biển nhiệt đới ở vùng gió mùa là nơi tiếp xúc của các dòng nước nóng, nước lạnh, giàu muối khoáng do các sông lớn đổ ra, có vùng thềm lục địa rộng lớn và nhiều nhóm đảo khác nhau nên sinh vật biển nước ta rất đa dạng, kích thước cá thể tuy nhỏ nhưng tốc độ tái tạo nguồn lợi nhanh, giá trị kinh tế cao. Cụ thể: biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm; 1600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm; khoảng 2500 loài động vật thân mềm; 5 loài rùa; 12 loài thú biển và 43 loài chim nước... Trong nhiều năm vừa qua, lượng thuỷ sản khai thác được từ vùng biển ven bờ đã đáp ứng khoảng gần một nửa lượng prôtêin cho người dân, xuất khẩu đạt mốc kim ngạch 2 tỷ USD, đứng thứ ba trong số mặt hàng xuất khẩu của cả nước. Nhiều loài thực vật như rong mơ, rong câu... có thể làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, y dược, pha chế thuốc đánh răng, chế ra tơ nhân tạo, nước giải khát... Nhiều vùng ven biển với những phá, những vụng khuất sóng và gió đều là những vùng thiên nhiên

hết sức thuận lợi cho nghề nuôi trồng hải sản, có thể mang lại nguồn lợi hàng chục vạn tấn mỗi năm. Trai ngọc hình thành những bãi quan trọng ở biển Quảng Ninh, Nam Trung Bộ, Côn Đảo... là những nơi có nồng độ muối cao, nước trong suốt và có các rạn đá, đặc biệt trong các rạn san hô. Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, biển Đông Nam Bộ đáy biển bằng phẳng cách xa bờ hàng trăm hai lý vẫn chỉ ở độ sâu 50 m, thuận lợi cho việc khai thác cá đáy và cá gần bờ. Vùng biển miền Trung đáy biển rất dốc chỉ cách bờ 100 km đã tới ngay vùng biển sâu của Thái Bình Dương với độ sâu trên 1000 m. Vùng nước pha trộn cá tôm sinh trưởng phát triển, nhất là các loại cá tầng mặt và tầng giữa.

Ngoài tài nguyên sinh vật trong tầng nước biển, ở ven bờ, phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tiềm chứa nguồn tài nguyên khoáng to lớn, đặc biệt là dầu khí, vật liệu xây dựng, sa khoáng và các hoá chất lấy từ nước biển.

Biển Đông được mệnh danh là "vùng Persic thứ hai của thế giới". Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Động. Vùng thềm lục địa Việt Nam rộng chừng 1 triệu km2, tổng trữ lượng dự báo địa chất chứa khoảng 10 tỷ tấn dầu và 250

- 300 tỷ m3 khí đồng hành. Sản lượng dầu thô khai thác tăng trung bình

30% mỗi năm. Trong năm 2005, dầu khí xuất khẩu được 7,3 tỷ USD, đóng góp cho ngân sách nhà nước 50.000 tỷ đồng. Lượng khí đồng hành được thu gom đưa vào bờ cung ứng cho những nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa và nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Kết quả khai thác đó đã đưa ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Biển Đông vừa nằm gần vành đai núi lửa và vực sâu đại dương vừa kề với khối lục địa Á - Âu rộng lớn, nên mang trong mình khá nhiều đặc sắc về quá trình địa chất. Biển Đông nằm gọn trong phần phía tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương. Các điểm và mỏ quặng thiếc titan phân

bố dọc theo bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Nam Trung Bộ. Khoáng vật để lấy titan chủ yếu là inmenit và rutin. Những nơi có hàm lượng cao và đạt giá trị công nghiệp là Bình Ngọc, Trà Cổ (Quảng Ninh), Cửa Hới, Quảng Thái (Quảng Xương, Thanh Hoá), Thạch Hà, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Cửa Tùng, Vĩnh Thái (Quảng Trị), Phù Cát, Phù Mỹ (Bình Định), Cam Ranh, Hòn Gốm (Khánh Hoà), Hàm Tân (Bình Thuận)... Còn các nguyên tố đất hiếm thường chứa trong các khoáng vật xenotim và monazit. Trữ lượng của đất hiếm trong sa khoáng ven biển Việt Nam đạt khoảng

300.000 tấn.

Vật liệu xây dựng ở biển bao gồm cát, cuội, sỏi, đá vôi, vỏ sò ốc, phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, ven đảo, đáy các vũng, vịnh và trong trầm tích thềm lục địa. Trong số đó, vật liệu dồi dào nhất là cát. Cát thường giàu chất thạch anh, ít tạp chất. Dọc bờ biển Việt Nam còn có nhiều điểm cát thuỷ tinh với trữ lượng và chất lượng đáng kể như Vân Hải (Quảng Ninh), Ba Đồn (Quảng Bình), Nam Ô (Đà Nẵng), Cam Ranh (Khánh Hoà)...

Biển là "kho muối". Nồng độ muối trong nước biển Việt Nam khá cao 30 - 35 %. Cả nước có hơn 6 vạn hécta ruộng muối biển. Do ưu thế về thời tiết, khí hậu mà vùng biển Việt Nam nhiều nơi có tiềm năng phát triển nghề làm muối (diêm nghiệp), đặc biệt là dải ven biển miền Trung. Sản lượng muối năm 2003 là 755.000 tấn, dự báo đến năm 2010 sản lượng đạt

2.035.000 tấn.

Các vũng, vịnh ven biển chiếm khoảng 60% đường bờ biển, cứ khoảng 20 km đường bờ lại có một cửa sông lớn, dọc bờ biển có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng. Đến nay, cả nước đã có 8 cảng tổng hợp quan trọng thuộc các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu và Sài Gòn với năng lực bốc xếp trên 10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, ngành vận tải biển của Việt Nam mới chỉ chiếm 16% thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu của quốc gia. Việt

Nam cũng đã đóng được nhiều chủng loại tàu có trọng tải lớn đến 10 vạn tấn để xuất khẩu. Công nghiệp tàu biển là ngành kinh tế mũi nhọn.

Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, gần bằng chiều dài biên giới trên đất liền và tương đối phát triển so với một nước có diện tích gần 330 nghìn km2, về chiều dài bờ biển Việt Nam xếp thứ 27/156 quốc gia trên thế giới có biển. Không chỉ có lợi thế của bờ biển dài mà Việt Nam còn nhiều bãi

biển đẹp, khí hậu nhiệt đới, nhiều hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên đẹp, các vùng rạn san hô kỳ thú... Bên cạnh các giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sắc văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Khơme, Chăm; các kiểu văn hoá làng chài; các di tích, danh lam thắng cảnh... ở vùng ven biển cũng có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch biển. Theo thống kê năm 2003 thì 915 trong tổng số 2509 di tích được xếp hạng của cả nước (chiếm 36%), 35 trong tổng số khoảng 100 lễ hội tiêu biểu của Việt Nam (chiếm 35%) tập trung ở các tỉnh ven biển [68]... Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển nhiều loại hình du lịch biển như: nghỉ dưỡng, thể thao giải trí, văn hoá, du lịch thăm quan nghiên cứu, hội nghị hội thảo... Vùng biển và ven biển có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Với nhiều hệ sinh thái đảo phong phú, đa phần còn hoang sơ, môi trường chưa bị huỷ hoại cùng với giá trị nổi bật về địa chất, khảo cổ, hệ thống đảo thu hút khách đến với những loại hình du lịch mới, hấp dẫn như du lịch sinh thái, lặn biển, khám phá...

Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang, bãi biển Đà Nẵng; 7/8 di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới được UNESCO công nhận nằm ở các tỉnh ven biển (Quảng Ninh, Quảng Nam, Huế, Quảng Bình) là những điều kiện thuận lợi để du lịch biển phát triển mạnh.

Việt Nam là một bán đảo có chiều dài lớn gấp bốn lần chiều rộng nhất, do đó mà không có nơi nào lại xa biển hơn 500 km đường chim bay,

không khu vực nào là không chịu ảnh hưởng của biển. Tổng cộng có 29 tỉnh thành có biển, hệ thống bãi biển đẹp phân bố trải từ Bắc vào Nam, rất nhiều khu vực có lợi thế về tài nguyên để phát triển du lịch biển.

Vùng ven biển Việt Nam có diện tích tự nhiên là 140.413km2, dân

số 41,5 triệu bằng 42,5% diện tích tự nhiên và 53,5 % dân số cả nước (số liệu điều tra năm 2000)[39]. Dự báo đến năm 2010, dân số vùng biển lên 27 triệu người và sẽ có 18 triệu lao động, năm 2020, dân số vùng biển sẽ lên đến 30 triệu và 19 triệu lao động. [39] Như vậy, Việt Nam vừa có vật lực lại vừa có nhân lực cho phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó có du lịch biển.

2.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam

Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo, trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng của tài nguyên và môi trường du lịch biển. Tài nguyên du lịch ven biển được khai thác cho nhiều loại hình du lịch biển khác nhau. Tác giả Phạm Trung Lương trong chuyên đề "Quản lý phát triển du lịch biển" tháng 8/2003 đã tiến hành phân loại các loại hình du lịch biển.

Bảng 2.2: Bảng phân loại các loại hình du lịch biển [34]

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 01/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí