Sự Phân Bố Nhiệt Độ Trung Bình Của Lớp Nước Mặt Theo Vĩ Độ [27]

Sự ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam mang tính cục bộ, chỉ tập trung ở một số đô thị, khu công nghiệp, vùng khai thác khoáng sản, trên các trục đường giao thông chính, còn vùng biển và ven biển Việt Nam vẫn bảo lưu được môi trường trong lành.

Bảng 2.7: Lượng vi khuẩn, lượng bụi, lượng CO2

trong không khí tại một số địa điểm của Việt Nam [56]


Địa điểm

Thời gian

Lượng vi khuẩn trong 1 m3 không khí

Lượng bụi trong 1 m3 không khí (hạt)

Lượng CO2 (%o)

Sầm Sơn

5 giờ

996

100.000

0,23

10 giờ

920

300.000

0,15

16 giờ

1.230

400.000

0,32


Đồ Sơn

5 giờ

1.231

1.200.000

0,23

10 giờ

988

200.000

0,15

16 giờ

1.532

120.000

0,32


Hà Nội

5 giờ

22.230

1.900.000

0,35

14 giờ

82.773

11.200.000

0,45

19 giờ

32.793

5.500.000

0,36

Hải Phòng

5 giờ

32.720

12.000.000

0,485

14 giờ

42.560

151.000.000

0,760

16 giờ

36.733

9.000.000

0,920

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 8

2.2.2. Bãi tắm và mặt nước ven bờ

Khách du lịch nghỉ dưỡng tại các vùng biển thường có nhu cầu tắm biển, phơi nắng, hóng gió và ngắm cảnh. Đối với du lịch nghỉ dưỡng, bộ phận có giá trị của nguồn tài nguyên vùng bờ biển trước tiên phải kể đến các bãi tắm và mặt nước ven bờ.

Hình thái của bãi (hình dáng, chiều dài, chiều rộng, độ dốc), thành phần vật liệu bãi, độ hạt cát bãi, chất lượng nước biển... quy định mức độ tiện nghi phù hợp cho hoạt động tắm biển. Một bãi tắm tốt thường có hình dạng thẳng hoặc hơi lõm; dài trên 2 km, rộng trên 50 m; độ dốc nhỏ dưới

5o (các bãi biển có độ dốc lớn thường làm cho các bãi biển hẹp, dễ gây nguy hiểm cho du khách); thành phần vật liệu bãi chính là cát hạt với kích cỡ hạt mịn hoặc trung bình; độ sâu của bãi tắm không quá 1,5 m.

Cho mục đích kinh doanh tắm biển, bãi tắm được xem là có lợi thế khi nằm gần các đô thị, các trung tâm du lịch có thể thu hút nhiều khách vì rất tiện cho việc đi lại. Phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, để đảm bảo đáp ứng yêu cầu cao của khách nghỉ dưỡng về sự yên tĩnh, trong lành của môi trường và vẻ hoang sơ của tự nhiên thì trái lại cần những bãi tắm ở vị trí tương đối biệt lập, cách xa các trung tâm công nghiệp bụi bẩn và những thành phố đông đúc dân cư.

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm



Chiều rộng của bãi nông (m)


Nền đáy của bãi nông

Số ngày mùa hè có nhiệt độ nước trung bình hằng ngày 18 -20oC


Tốc độ dòng chảy (m/s)

Số % của diện tích thực vật nước ở trên bờ trong

phạm vi 100m cách bờ

Đặc điểm

Bậc đánh

giá

Đặc điểm

Bậc đánh

giá

Đặc điểm

Bậc đánh

giá

Đặc điểm

Bậc đánh

giá

Đặc điểm

Bậc đánh

giá

> 100

4

Cát

4

80

4

0

4

0

4

40-100

3

Sỏi

3

60-80

3

0-1

3

0-10

3

20-40

3

Cuội

2

50-60

2

1-2

2

10-50

2

10-20

1

Sét

1

30-50

1

2-3

1

10-80

1

<10

0

Bùn

0

30

0

3

0

80

0

(Nguồn: Viện Địa lý, Viện hàn lâm khoa học Liên Xô)


Với loại hình du lịch lặn biển, độ sâu vùng ven bờ thường từ 20 - 30 m, tài nguyên nước biển cần độ trong suốt cao để không cản trở khách quan sát thế giới sinh vật trong lòng đại dương và để đảm bảo an toàn, khả năng chịu đựng của khách khi ở độ sâu lớn thì nhiệt độ nước tầng đáy cũng phải tương đối cao, tốc độ dòng chảy dưới đáy biển phải nhỏ (dưới 3 hải lý/giờ). Trong khi đó, du lịch nghỉ dưỡng cũng như du lịch tắm biển chủ yếu quan tâm tới vùng mặt nước ven bờ, xoay quanh các tiêu chí về nhiệt

độ nước tầng mặt, chất lượng nước biển (độ đục, hàm lượng chất hữu cơ, váng dầu mỡ, vi sinh vật...). Khu vực tắm biển phải không có sinh vật dữ, sinh vật gây hại, gây độc tố như cá mập, cá nóc, hầu, hà, sứa...; cũng như không có dòng quẩn, dòng xoáy ven bờ gây nguy hiểm cho người tắm biển.

Bảng 2.9: Những điều kiện tốt cho một bãi tắm [27]


Chỉ tiêu

Đặc trưng

Vị trí hoạt động

Bãi cát với chiều rộng trên 50 mét, thoải, nông

(không quá 1 mét)

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình ngày trên 240C

Tốc độ gió

Dưới 4 m/s

Nắng

Trên 5 giờ/ngày

Độ cao sóng

Nhỏ hơn 0,5 mét

Nhiệt độ nước

23 - 25OC

Dòng chảy

Rất yếu


Cho các loại hình du lịch tắm biển cũng như nghỉ dưỡng biển, nước biển cần có độ trong suốt từ 3 - 5 m, độ mặn từ 2,5% - 4%, đảm bảo các tiêu chuẩn lý hoá sinh không bị ô nhiễm. Nhiệt độ nước biển từ 20 -25oC được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động tắm biển. Nếu nhiệt độ nước biển dưới 20oC và trên 30oC là không thích hợp. Một số dân tộc ở Bắc Âu có thể chịu được nhiệt độ nước biển từ 17 - 20oC. Nhiệt độ không khí thường phải cao hơn nhiệt độ nước biển từ 3ođến 5o.

Để đảm bảo không gây nguy hiểm cho khách khi tắm biển, ngoài mặt nước, còn cần quan tâm đến đáy biển ven bờ, cụ thể về độ sâu, cấu tạo địa chất đáy biển ven bờ (đá gốc, trầm tích), hình thái của đáy (bằng phẳng, không có hố, tương đối cứng, không có bùn nhão)...

Liên quan đến các yếu tố động lực biển, du lịch nghỉ dưỡng cần sóng nhỏ và chế độ thuỷ triều lên xuống điều hoà để trẻ nhỏ, những

người già, người đang dưỡng bệnh đều có thể thoải mái vận động. Mặt khác, biên độ triều (hiệu số độ cao của mức triều lên và mức triều rút) quyết định thời gian ngập nước hay phơi nắng của bãi tắm. Những khu vực có biên độ triều lớn thường có bãi biển rộng, thời gian bãi phơi nắng dài tạo điều kiện cho du lịch biển phát triển. Bãi tắm Ba Trái Đào (Hạ Long, Quảng Ninh) thường một ngày chỉ tắm được từ 2 đến 3 tiếng vì thời gian còn lại thuỷ triều lên nhấn chìm toàn bộ bãi cát.

Bờ biển Việt Nam cong hình chữ S kéo dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên. Dọc ven bờ đã xác định khoảng 126 bãi cát biển lớn nhỏ, bãi nhỏ cũng có chiều dài tới 1 km. Khoảng 20 bãi biển có chiều dài từ 15

- 18 km, có dung chứa khoảng vài chục đến vài trăm nghìn người, đạt tiêu chuẩn quốc tế về chiều dài bãi tắm (16km). [30]

Các bãi biển phần lớn được hình thành do quá trình mài mòn, bồi tụ vật liệu bờ biển nên cát trắng, độ trong suốt cao từ 3 - 5 m. Bãi tắm tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 1o đến 3o. Vật liệu bãi tắm chủ yếu là cát với kích cỡ hạt mịn hoặc trung bình (md = 0,5 - 0,25 mm).

Nhiệt độ nước biển ấm áp quanh năm, trung bình từ 20o đến 25o.

Trong thời kỳ hè thu, sự phân bố nhiệt độ nước tầng mặt giữa các vùng trên biển Đông rất đồng đều, đặc biệt trong tháng 8 - thời kỳ thịnh hành của gió Tây Nam, nhiệt độ của nước biển trên toàn mặt biển đạt trị số lớn nhất là trên dưới 29oC. Trong gió mùa Đông Bắc, sự phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt chịu ảnh hưởng rõ rệt của không khí lạnh với mức độ

ngày càng sâu sắc ở phía bắc biển Đông. Thời kỳ gió mùa, khi ở vịnh Bắc Bộ, nhiệt độ tầng mặt xuống dưới 15oC, ở vùng biển miền Trung là 21o - 22oC thì ở Phú Quốc là 30oC tại tầng mặt và 27oC ở tầng đáy.


Bảng 2.10: Sự phân bố nhiệt độ trung bình của lớp nước mặt theo vĩ độ [27]


Nhiệt độ nước trung bình (oC)

Nhiệt độ nước trung bình (oC)

Bán cầu bắc

Đại Tây

Dương

n

§é D•¬ng

Th¸i B×nh D•¬ng

B¸n cÇu nam

§¹i T©y D•¬ng

n

§é D•¬ng

Th¸i B×nh D•¬ng

70 - 60

5,60

-

-

70 - 60

- 1,30

- 1,50

- 1,30

60 - 50

8,66

-

5,74

60 - 50

1,76

1,63

5,00

50 - 40

13,16

-

9,99

50 - 40

8,68

9,67

11,16

40 - 30

20,4

-

18,62

40 - 30

16,90

17,00

16,98

30 - 20

24,16

16,14

23,38

30 - 20

21,20

22,53

21,53

20 - 10

25,81

27,23

26,42

20 - 10

23,16

25,85

25,11

10 - 0

26,66

27,88

27,2

10 - 0

25,18

27,41

26,01

B¶ng 2.11: NhiÖt ®é b×nh qu©n n•íc biÓn §«ng [2]


Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Móng Cái

18

18

20

23

28

30

31

31

30

28

24

21

Hòn Gai

18

18

20

24

29

30

31

30

29

27

25

20

Hòn Dáu

19

18

20

24

28

29

28

30

29

27

24

21

Văn Lí

19

18

21

25

29

30

30

30

29

27

24

21

Lạch Trờng

19

19

21

25

29

30

31

30

29

27

25

21

Cửa Tùng

21

20

22

24

27

28

28

29

29

27

25

23

Sơn Trà

22

23

24

25

27

29

29

30

29

25

23

21

Vũng Tàu

26

26

27

29

30

29

28

28

29

29

29

27

Cô Tô

16

16

18

22

27

29

30

30

28

26

23

19

Hòn Ngư

19

19

20

24

27

29

29

30

29

27

23

21

Hòn Mê

23

20

23

23

27

28

28

29

29

29

28

25

Cồn Cỏ

21

22

22

24

28

29

29

29

29

28

26

23

Phú Quý

25

26

27

29

30

29

27

28

29

28

27

25

Hòn Khoai

27

27

28

29

30

29

28

27

28

27

27

25

Thổ Chu

27

27

29

29

29

30

29

29

28

28

28

27

Phú Quốc

28

29

30

31

31

30

29

29

29

29

29

28

Bạch Long Vỹ

19

17

17

22

26

29

29

30

29

27

24

21

Hoàng Sa

24

24

27

25

25

29

29

30

30

27

25

25

Côn Đảo

26

26

18

29

30

29

29

28

29

29

28

26

Trường Sa

26

26

28

29

30

29

29

29

29

29

29

28

Sự ấm áp và ổn định về nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới là lợi thế lớn của tài nguyên biển Việt Nam, là yếu tố hấp dẫn đối tượng khách đến từ các nước hàn đới và ôn đới - nơi nước biển có khả năng xuống dưới 0o và đóng băng về mùa đông. Các tia nóng của mặt trời chiếu xuống, nước hấp thụ nhiệt độ và truyền sâu xuống đáy biển. Sức nóng của mặt trời làm

nhiệt độ nước biển thay đổi không đáng kể. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm của nước biển rất ít. Khu vực biển miền Nam có khả năng khai thác cho tắm biển đêm.

Nước biển có chứa nhiều muối khoáng và các chất hữu cơ nên có màu hơi xanh, độ mặn trung bình từ 3% đến 3,5%, độ cứng cao, áp suất trong lòng chất nước cao hơn bình thường nên khi tắm biển dễ nổi, dễ vùng vẫy bơi lội, có tác dụng rèn luyện sức khoẻ. Trong nước biển có chứa những phân tử Oligo quan trọng như kali, magie, canxi... làm dịu cơn đau của cơ khớp, làm xương vững chắc. Sự thẩm thấu các chất hoá học trong nước biển qua da vào cơ thể tạo điều kiện cho cơ thể được tăng hấp thu dinh dưỡng, đào thải các chất cặn bã ra ngoài dễ dàng, da mịn và láng.

Các số liệu quan trắc cho thấy chất phù sa lơ lửng có hàm lượng rất cao trong nước biển vùng ven bờ phía Bắc, trung bình 65 mg/l, ở miền Nam là 28,2 mg/l, còn ở miền Trung là thấp nhất 10 mg/l. Khu vực miền Trung do sông suối ngắn, dốc, biển sâu, đường đẳng sâu 100m nhiều nơi chỉ cách bờ 10 hải lý nên lượng phù sa tích trữ không lớn, nước biển trong xanh. Nhiều điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch nhờ độ trong xanh của nước biển như: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Văn Phong, Đại Lãnh, Cam Ranh (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận)...

Hệ thống đảo và quần đảo phân bố tạo thành một vòng cung đảo bắt đầu từ vịnh Bắc Bộ, vòng ra vùng biển khơi ở phía đông rồi khép lại ở vùng Rạch Giá - Hà Tiên thuộc vùng phía tây đồng bằng Nam Bộ, tuy không đồng đều nhưng hầu hết các địa phương ven biển đều có đảo che chắn nên sóng thường nhỏ. Nền đáy biển chắc, không có vực thẳm, gần mặt nước không có cá đuối hay cá mập nên độ an toàn cao.

Bảng 2.12: Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ


TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

Bãi tắm


1

Nhiệt độ

oC

30

2

Mùi


Không khó chịu

3

pH


6 - 8,5

4

Ôxy hoà tan

mg/l

>= 4

5

BOD5

mg/l

< 20

6

Chất rắn lơ lửng

mg/l

25

7

Asen

mg/l

0,05

8

Amoniac (tính theo N)

mg/l

0,1

9

Cadimi

mg/l

0,005

10

Chì

mg/l

0,1

11

Crom (VI)

mg/l

0,05

12

Crom (III)

mg/l

0,1

13

Clo

mg/l

-

14

Đồng

mg/l

0,02

15

Florua

mg/l

1,5

16

Kẽm

mg/l

0,1

17

Mangan

mg/l

0,1

18

Sắt

mg/l

0,1

19

Thuỷ ngân

mg/l

0,005

20

Sunfua

mg/l

0,01

21

Xianua

mg/l

0,01

22

Phenol (tổng số)

mg/l

0,001

23

Váng dầu, mỡ

mg/l

Không

24

Nhũ dầu, mỡ

mg/l

2

25

Tổng hoá chất bảo vệ thực vật

mg/l

0,05

26

Coliform

MPN/100

ml

1000

(Nguồn: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Việt Nam)

2.2.3. Phong cảnh vùng ven bờ

Khách du lịch nghỉ dưỡng có nhu cầu được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng giữa một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Có những bãi biển hẹp, nhiều đá ngầm, nước không trong, cát không mịn... không có những bãi tắm tốt nhưng bù lại có các dạng địa hình ngoạn mục, cây cối tươi tốt, có khả năng tạo ra những khoảng không yên tĩnh cho du khách nghỉ ngơi giữa trời, biển, núi đá và bóng cây thì vẫn được xem là những địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng.

Phong cảnh vùng bờ được tạo nên do sự kết hợp của sắc trời, màu nước, cỏ cây và các dạng địa hình (trong đó mặt nước và địa hình đóng vai trò tạo nền phong cảnh). Bằng đó yếu tố nhưng sự kết hợp ở mỗi nơi một khác tạo nên sự đa dạng, độc đáo cho phong cảnh.

Khác với vùng rừng núi có rừng rậm, chim thú, cây cỏ hay núi đồi trùng điệp, khác với đồng bằng có những cánh đồng phì nhiêu nặng trĩu hạt vàng hay những thị trấn sầm uất, biển có những cảnh sắc riêng, không giống hai vùng địa hình kể trên. Đó là không gian rộng lớn, thoáng đãng và khoáng đạt. Địa hình đem lại tính đa dạng cho phong cảnh vùng bờ. Khách du lịch thường không thích những địa hình quá bằng phẳng, đơn điệu mà chuộng những dạng địa hình gãy khúc, độ tương phản cao và có các hình khối độc đáo. Vùng bờ biển có phong cảnh đẹp thường có đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh, cảnh quan biển - đảo, núi - rừng xen kẽ "sơn thuỷ hữu tình", có những vách đá, hốc đá, khối đá hình thù kỳ lạ gây ấn tượng mạnh cho du khách và là điểm nhấn cho phong cảnh. Nếu như bãi cát, địa hình ven bờ là những yếu tố tĩnh thì sóng biển và cỏ cây hoa lá là những yếu tố động mang đến sự chuyển động, sức sống, "cái hồn" cho phong cảnh.

Dải bờ biển Việt Nam có núi ăn sát ra biển, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, cồn cát.... các dạng địa hình đan xen trên những khoảng cách ngắn khiến phong cảnh luôn thay đổi đa dạng, không gian kỳ vỹ, sinh động và

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 01/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí