Các Khu Nghỉ Dưỡng Biển Cao Cấp Thiếu Về Số Lượng Và Yếu Về Khả Năng Cạnh Tranh

Trong một thời gian dài, tỷ trọng khách du lịch cũng như thu nhập từ du lịch biển so với du lịch cả nước ổn định ở mức cao. Tuy nhiên, đối với khu vực ven biển với ưu thế nổi trội về tài nguyên du lịch so với các vùng lãnh thổ khác, lại là trọng điểm đầu tư thì sự ổn định tương đối đó mặt khác phản ánh du lịch biển vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch và những nỗ lực trong những năm vừa qua của chúng ta chưa đưa lại hiệu quả rõ nét, cần những giải pháp đột phá.

Du lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác đang mới ở giai đoạn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Thực tế cho thấy trong suốt một thời gian dài thu nhập du lịch biển so với các ngành kinh tế biển khác như dầu khí, thuỷ sản còn thấp hơn và chỉ đứng trên ngành giao thông - dịch vụ hàng hải.

Số lượng khách du lịch biển tuy đông nhưng thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu cho các dịch vụ thấp nên doanh thu không lớn. Mỗi khách du lịch nước ngoài chi trả trung bình ở Việt Nam hiện nay là 800 USD/tour, trong khi đó chi 1200 USD khi ở Thái Lan và 2200 USD ở Australia. Phân tích cơ cấu doanh thu du lịch cho thấy khách du lịch đến vùng ven biển dành phần lớn nguồn chi tiêu của mình cho lưu trú và ăn uống (chiếm trên 60%), số còn lại dành cho mua sắm hàng hoá, vận chuyển và các dịch vụ khác. Tại các khu nghỉ dưỡng, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giải trí, mua sắm không đa dạng, khách không có điều kiện tiêu tiền. Tỷ lệ nghịch với việc khách đến Việt Nam ngày càng đông là việc thiếu phòng khách sạn, tăng giá đột ngột của các khách sạn 4 - 5 sao. Thực trạng này đã đẩy giá tour lên cao và Việt Nam trở thành điểm đến đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Do không có sự phong phú, đa dạng về sản phẩm, các dịch vụ lại nhỏ lẻ thiếu chuyên nghiệp, các khu nghỉ dưỡng ít đổi mới khiến tỷ lệ khách quốc tế quay lại lần thứ hai rất thấp, chỉ khoảng 3 - 5%.

Trong chuyên đề nghiên cứu về thị trường khách du lịch nội địa của tác giả Nguyễn Tư Lương thực hiện năm 2007, có đưa ra nhận xét: du lịch nghỉ biển thường nhằm thoả mãn nhu cầu tránh nóng, nghỉ ngơi; thời gian khách nội địa dành cho du lịch nghỉ biển là từ 3 - 5 ngày, mức chi tiêu trung bình của khách nội địa khoảng 8 USD/ngày. Cũng với mục đích chính là nghỉ ngơi, hồi phục sức khoẻ giống như du lịch nghỉ dưỡng, song với thời gian lưu trú ngắn, đi kèm với việc sử dụng hạn chế các dịch vụ như trường hợp của đối tượng khách nội địa Việt Nam thì du lịch nghỉ biển (du lịch nghỉ mát) chưa được coi là những chuyến du lịch nghỉ dưỡng thực thụ và hiệu quả kinh tế đưa lại không cao.

3.1.3 Các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp thiếu về số lượng và yếu về khả năng cạnh tranh

Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên. Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, vùng ven biển có gần 1400 cơ sở lưu trú với trên 45000 buồng. Từ năm 1994 đến nay với sự ra đời của nhiều khu du nghỉ dưỡng biển Furama (Đà Nẵng), Hòn Tre (Nha Trang), Novotel (Phan Thiết)... với kiến trúc hài hoà với cảnh quan, tiện nghi sinh hoạt sang trọng, chất lượng dịch vụ cao đã làm thay đổi diện mạo du lịch biển Việt Nam.

Căn cứ theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến hết năm 2005, tổng số các resort đã được xếp hạng trong cả nước là 26 cơ sở với tổng số là 1972 buồng. Về số lượng, các resort chiếm 0,4% tổng số cơ sở lưu trú và chiếm 1,51% tổng số buồng trong phạm vi cả nước. Mặc dù các resort còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số cơ sở lưu trú du lịch nhưng sự phát triển của các resort là xu hướng mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm lưu trú du lịch và thể hiện sự đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng hoà hợp với thiên nhiên của khách du lịch.

Các resort tập trung nhiều ở các vùng ven biển, nhất là các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ. Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tập

trung 2/3 tổng số resort của cả nước, được mệnh danh là “thủ đô resort”. Tại miền Bắc chỉ có vài resort ở Hạ Long, Cát Bà, Thanh Hoá. Miền Nam, một số resort tập trung ở Long Hải, Vũng Tàu, Phú Quốc và rải rác vài ba resort ở các tỉnh. Resort thường là khu dịch vụ tổng hợp kết hợp nghỉ dưỡng với trị bệnh và du lịch sinh thái.

Bảng 3.5: Số lượng reort ở Việt Nam tính đến hết năm 2005


Hạng sao

Số resort

Số buồng

5 sao

2

308

4 sao

11

1106

3 sao

6

313

2 sao

3

82

1 sao

4

163

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 13

(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch)


Qua bảng số liệu có thể thấy hầu hết các resort ở Việt Nam đều thuộc cơ sở lưu trú hạng cao sao từ 3 sao trở lên, chiếm tới 73% tổng số resort được xếp hạng. Số vốn đầu tư bình quân của những resort là khoảng 1 tỷ/ buồng.

Về hình thức tổ chức kinh doanh, các resort chủ yếu là hình thức liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Resort do nước ngoài đầu tư thường sang trọng và hiện đại, phòng rộng và đầy đủ tiện nghi (karaoke, internet, quầy bar, hồ bơi, massage, spa...). Với hình thức liên doanh với nước ngoài, tạo điều kiện cho những tập đoàn chuyên kinh doanh resort như Six Senses đem tới kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các khu resort.

Về cách thức tổ chức quản lý, thường áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập đoàn nước ngoài, trong đó một số resort đã áp dụng bộ phận chuyên trách quản lý công tác môi trường. Hầu hết các resort là cơ sở hạng

cao sao nên chất lượng tuyển chọn người lao động được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật, do các khu resort được xây dựng ở các vùng biển hoặc các nơi có tài nguyên du lịch nên kiến trúc các khu resort thường là các khu nhà tầng thấp, mang tính gần gũi với môi trường, gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo sự sang trọng, tiện nghi. Diện tích các resort thường là từ 1 hecta tới 40 hecta và diện tích ngày càng được mở rộng vì đặc trưng của khu resort thường là các khu vực có không gian rộng rãi trong đó diện tích xây dựng thường chiếm tỷ lệ nhỏ. Một số resort bước đầu có sự quan tâm của nhà đầu tư và người thiết kế đến giá trị cảnh quan tự nhiên, đến việc lồng ghép hồn văn hoá truyền thống bản địa vào các đơn vị kiến trúc nhằm tạo nét riêng biệt. Tuy nhiên hàm lượng trí tuệ trong nghiên cứu, xây dựng và kiến tạo cảnh quan còn nhỏ. Nếu như Resort Hoàn Cầu ở Ninh Chữ (Phan Rang) thiết kế các phòng theo hình tròn và bên ngoài trang trí nhìn giống những gốc cây cổ thụ thì resort Năm Châu ở Mũi Né (Phan Thiết) thiết kế các phòng như ở nông thôn với nhà lợp tranh, vách lá; nét văn hoá Chăm rất riêng của Bình Thuận hội tụ về Siva Resort.

Số lượng các resort cao cấp còn hạn chế. Nhiều khu nghỉ dưỡng chưa rộng đến 2 hecta, quy mô nhỏ và manh mún, không làm thoả mãn yêu cầu của du khách nước ngoài về sự rộng rãi và thoáng mát. Đa số các resort xây dựng chưa rõ phong cách, chưa thực sự ấn tượng. Việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng chỉ mới được nhìn nhận dưới khía cạnh công năng kinh tế, còn khía cạnh thẩm mỹ, bảo tồn môi trường chưa được lưu tâm như thiếu hệ thống xử lý nước và rác thải. Các khu resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên nên thường xa khu trung tâm, xa thành phố lớn do đó hạn chế khả năng tiếp cận nguồn nước sạch cũng như khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng. Việc vận chuyển nguyên liệu xây dựng, chọn được thợ xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng tới chất lượng và tính chuyên nghiệp trong cơ sở vật chất của các resort, đặc

biệt là các resort thuộc hình thức sở hữu tư nhân. Công suất hoạt động của các resort chưa cao, chịu ảnh hưởng rõ rệt của tính thời vụ trong kinh doanh do khách du lịch thường đi nghỉ vào thời điểm hè. Tại một số resort tỷ lệ lao động là người địa phương nên gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo cũng như trình độ ngoại ngữ.

Vốn đầu tư cho du lịch còn hạn chế, đặc biệt vốn đầu tư của Nhà nước dành cho nâng cấp hạ tầng để tạo điều kiện tiếp cận đến các điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở vùng ven biển, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch biển còn nhỏ bé, thiếu những khu du lịch biển hiện đại, chất lượng cao.

3.1.3 Khai thác tài nguyên thiếu bền vững

Mức độ khai thác tài nguyên và phát triển du lịch biển tại các khu vực tuy khác nhau nhưng đêù có những dấu hiệu làm sự suy giảm tài nguyên vùng ven biển gia tăng cùng với những vấn đề môi trường nảy sinh, ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch bền vững.

Việc can thiệp của con người trong quá trình đầu tư tôn tạo hang động phục vụ du lịch còn thiếu những giải pháp tinh tế: hệ thống đèn màu với công suất lớn bố trí lộ liễu; các bậc thang, lan can, lối đi trong hang “bê tông hoá” với quá nhiều xi măng, sắt thép đánh mất vẻ đẹp huyền bí, kỳ vĩ của hang động. sHiện tượng "đô thị hoá" diễn ra phổ biến ở các bãi biển và các đảo có vị trí quá gần bờ như Cát Bà, Tuần Châu với lối kiến trúc dày đặc, vô tổ chức. Do chưa biết cách khai thác và phát huy thế mạnh của cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hoá khu vực nên các công trình kiến trúc thường có xu hướng sao chép nhau. Cảnh quan đảo được tạo dựng nên bởi sự sao chép cảnh quan trên bờ bất kể các yếu tố thiên nhiên hoang dã của đảo. Yếu tố thân thiện với môi trường bị đe doạ khi bê tông hoá và diện tích cây xanh mất dần. Khai thác quá sức chịu tải của môi trường và sự thiếu quan tâm đến hệ thống xử lý chất thải một cách khoa học. Nhu cầu về chế biến các vật lưu niệm và thực phẩm cũng đã dẫn đến việc khai thác bất hợp lý các động vật hoang dã như rùa biển, đồi mồi, rùa xanh...

Môi trường biển, đặc biệt môi trường ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển như Hạ Long - Cát Bà, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu... đã có sự suy thoái do hoạt động phát triển kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. Nguy cơ ô hiễm dầu có chiều hướng gia tăng. Hàm lượng dầu trong nước biển ở cả ba vùng đều cao quá tiêu chuẩn cho phép: 0.34 mg/l ở miền Bắc, 0,13 mg/l ở miền Nam, 0,18 mg/l ở miền Nam.[30] Vùng biển vịnh Hạ Long có hàm lượng dầu cao. Tại các khu vực luồng tàu vào các cảng ở vịnh Bãi Cháy, hàm lượng dầu là 0,1- 0,8 mg/l, trung bình 0,4 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Ở những nơi chất thải sinh hoạt đổ vào vùng ven bờ Bãi Cháy gây ô nhiễm cục bộ, chỉ số Coliform thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 4,6 lần, còn các vùng khác trong vịnh chỉ số Caliform thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Bụi than và các chất thải từ việc khai thác, vận chuyển than ở vùng mỏ ven bờ vịnh Bái Tử Long và Hạ Long đã gây ra sự gia tăng hàm lượng bụi than

trong trầm tích đáy vịnh. Chất phù sa lắng đọng trên các rạn san hô dao động từ 1,3 - 10 mg/cm2/ngày. Ô nhiễm chất hữu cơ chủ yếu là trong nước biển vùng ven bờ phía Nam. Chỉ số Caloform ở vùng biển ven bờ phía Nam đều vượt tiêu chuẩn cho phép, còn ở vùng biển miền Bắc và miền Trung chỉ số này thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, trừ vùng ven bờ vịnh Hạ

Long.

Phát triển du lịch biển đảo bền vững hiện là xu hướng của thế giới nhưng ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức thí điểm.‌

3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển

3.2.1 Xây dựng các khu nghỉ dưỡng biển chất lượng cao


Đối tượng phục vụ của du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu là cư dân thành thị. Sức ép của công việc bộn bề thường trực, sức ép của các mối quan hệ xã hội phức tạp... khiến họ có khao khát được trở về gần gũi với thiên nhiên, sống trong môi trường yên bình, thanh sạch. Họ biến các kỳ nghỉ thành cơ hội để bù đắp các nguồn năng lượng đã tiêu hao, cải thiện tình

trạng thể lực, tinh thần, dự trữ nguồn năng lượng và khả năng thích ứng mới. Du khách nghỉ dưỡng thường yêu cầu nhiều loại dịch vụ, các dịch vụ có chất lượng cao và sự đồng bộ về chất lượng giữa các dịch vụ. Vì vậy mà khi xây dựng các khu nghỉ dưỡng biển cần chú ý các điểm sau:

- Lựa chọn định vị khu nghỉ dưỡng thiên về những địa điểm mà từ đó có thể quan sát được nhiều cảnh đẹp và có môi trường trong lành.

- Khi xây dựng các khu nghỉ dưỡng, yêu cầu trước tiên là phải xây dựng theo hướng mở ra thiên nhiên, tận dụng tối đa điều kiện thuận lợi của tự nhiên.

Quỹ đất rộng nhưng không nên ham nhiều nhà, nhiều phòng để đón khách, thu lợi mà phải ưu tiên diện tích dành cho cây xanh, môi sinh (tối thiểu chiếm 1/3 diện tích xây dựng) và sự hài hoà giữa các công trình kiến trúc với tự nhiên.

Khách sạn xây không cao (2- 4 tầng), từng khách sạn cách nhau 5 – 10 lần độ cao (ít nhất cách 30 m), xu hướng chung là khai thác mặt đất với sân, vườn, mặt nước đan xen giữa các toà nhà để tạo khung cảnh thoáng mát. Trồng cây xanh, dựng hòn non bộ, các lối đi nhỏ rải sỏi... tạo thành không gian xanh rộng khắp. Resort Đức Hạnh (Phan Thiết) xây nhà bát giác, chạm trổ đẹp để du khách ngồi ngắm biển và ngồi thiền. Đồi Sứ resort (Phan Thiết) xây một ngôi lầu thưởng nguyệt trên đỉnh đồi để du khách leo lên ngắm trăng và ngắm cảnh biển. Du khách có thể đi xe đạp, cưỡi ngựa theo những đường mòn rợp bóng cây trên đồi. Quán gió lợp mái lá với bàn ghế bằng tre tạo cảm giác ấm áp của làng quê... Các khu nghỉ dưỡng tại Thừa Thiên Huế thiết kế theo kiểu nhà vườn Huế không cao quá 2 tầng và rợp bóng cây.

Xây dựng quay mặt ra hướng biển, mỗi căn phòng, buồng khách sạn có cửa mở ra biển, tận dụng hướng gió thịnh hành để tạo sự thông thoáng cần thiết cho công trình.

Xây dựng kiểu dáng cho các đơn nguyên kiến trúc phù hợp với yếu tố địa lý tại chỗ, hài hoà với phong cảnh và làm đẹp thêm phong cảnh. Các chi tiết tạo hình thiên về cách tương tự hoặc mô phỏng hình dáng tự nhiên.

Để giúp cho du khách có điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất, khu vui chơi giải trí được đặt cách biệt với khu an dưỡng. Việc sắp xếp và thiết kế hình thái các công trình lưu trú sao cho du khách vừa có thể phục hồi sức khoẻ vừa có thể thụ cảm thẩm mỹ.

- Tuân thủ nguyên tắc hài hoà, gần gũi với tự nhiên song nội thất của các khu nghỉ dưỡng thường yêu cầu sang trọng, hiện đại ngay cả khi hình thức bề ngoài là hết sức “dân dã”.

- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn diện (massage thân thể, massage chân với bể xông sục, sauna, bồn ngâm người bằng gỗ sồi với hoa hồng, ngâm chân bằng thuốc bắc...). Dịch vụ cần liên hoàn khép kín, bố trí để tạo ra một không gian du lịch cho phép khách vừa có điều kiện giao tiếp lại vừa có không gian biệt lập khi họ muốn.

Các món ăn giàu dinh dưỡng (có thể kết hợp với thuốc bắc) nhằm bồi bổ sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nhiều dịch vụ phụ trợ như sân tennis, bóng bàn, bóng chuyền bãi biển, chơi billard, bể bơi với hàng ghế nằm phục vụ khách tắm nghỉ ngơi với quầy bar liền kề.

Đa dạng hoá sự sử dụng thời gian trong ngày của khách với các hoạt động đi bộ, trèo núi, đi xe đạp dã ngoại, đi thuyền, bơi lội... Các chương trình nghỉ dưỡng kết hợp với cá vận động thể thao ngoài trời rất có lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2023