0.241*** [6.71] | -0.00237*** [-2.84] | |
logVCSH | 0.0242 [1.31] | 0.000459 [0.65] |
logCPQLHD | -0.274*** [-12.96] | 0.00196*** [3.05] |
_cons | 0.266 [0.62] | 0.0158*** [2.93] |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Dư Nợ Thị Trường Nước Ngoài Trong Tổng Dư Nợ Shb 2013-2019
- Kết Quả Kiểm Định Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài Và Hiệu Quả Hoạt Động Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Kết Quả Kiểm Định Quan Hệ Giữa Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Việt Nam 2009-2020
- Về Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Ofdi Và Kết Quả, Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Về Vai Trò Của Các Yếu Tố Điều Tiết Trong Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ
- Accenture (2001), ‘Globalization In Financial Services’, Accenture’S Financial Services Global Thought Leadership.
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
t statistics in rackets
* p<0.1, ** p<0.05, ** p<0.01
Với kết quả trên có thể thấy:
Nguồn: tính toán của tác giả
(iv) Trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động:
+ Đối với biến OFDI: khi thêm biến số lượng địa bàn vào mô hình, tác động của biến DOFDIDN đến hiệu quả hoạt động trở thành không có ý nghĩa thống kê. Theo đó không có căn cứ để khẳng định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Đây là điểm thay đổi so với mô hình khi bỏ biến yếu tố địa bàn. Khi đó biến sai phân bậc 1 của OFDI/DN có quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động và hệ số tương ứng là 1,18.
+ Đối với biến địa bàn: kết quả cho thấy chỉ duy nhất biến 7.DB có ý nghĩa thống kê với hệ số 0,075. Kết quả này cho thấy những ngân hàng có địa bàn hoạt động trên 7 quốc gia có hiệu quả hoạt động cao hơn so với trung bình của ngân hàng khác ở mức 0,075 đơn vị.
+ Đối với biến tương tác giữa yếu tố địa bàn và biến sai phân bậc 1 của OFDI/DN đến hiệu quả hoạt động: kết quả hệ số của biến không có ý nghĩa thống kê. Theo đó có thể nhận định yếu tố địa bàn không có tác động, điều tiết đến mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2020.
Điều này có thể giải thích bằng việc các NHTM mặc dù có mức độ đạ dạng về địa bàn hoạt động khác nhau, tuy nhiên mức độ thực sự khác biệt là không nhiều. Các thị trường chủ yếu tập trung vào Lào, Campuchia và Myanmar là các thị trường mới nổi và các đặc điểm gần tương tự nhau. Các thị trường còn lại chỉ dừng ở mức chi nhánh, thành lập công ty ở mức quy mô rất nhỏ. Theo đó việc mở rộng địa bàn hơn không đi kèm với việc giúp hiệu quả hoạt động cao hơn.
+ Với các biến kiểm soát: khi thêm yếu tố địa bàn vào mô hình:
(i) Hệ số của biến logTTS trong mô hình có ý nghĩa thống kê với mức 0,241. Dấu của hệ số tương đồng với dấu của hệ số logTTS trong mô hình tương tự nhưng
không có biến yếu tố địa bàn (0,238). Theo đó khi xem xét thêm yếu tố địa bàn trong mô hình thì biến kiểm soát quy mô tổng tài sản vẫn tiếp tục có tác động đến hiệu quả hoạt động với mức khi log tổng tài sản tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động tăng thêm 0,241 đơn vị. Mặc dù vậy khi đưa thêm yếu tố địa bàn vào mô hình thì mức độ tác động của biến log tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động tăng lên từ mức 0,238 lên 0,241 đơn vị.
(ii) Hệ số của biến logVCSH trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động tiếp tục không có ý nghĩa thống kê, tương tự kết quả trong mô hình không có yếu tố địa bàn.
(iii) Hệ số của biến logCPQLHD trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động tiếp tục có ý nghĩa thống kê với mức -0,274. Dấu của hệ số tương đồng với dấu của hệ số logCPQLHD trong mô hình tương tự nhưng không có biến yếu tố sở hữu (-0,272). Theo đó khi xem xét thêm yếu tố địa bàn trong mô hình thì biến kiểm soát chi phí quản lý vẫn tiếp tục có tác động đến hiệu quả hoạt động với mức khi log chi phí quản lý tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động giảm xuống 0,274 đơn vị. Bên cạnh đó khi đưa thêm yếu tố địa bàn vào mô hình thì mức độ tác động của biến log chi phí quản lý đến hiệu quả hoạt động gần tương tự nhau ở mức -0,27 đơn vị.
(v) Trong mô hình với biến phụ thuộc là chỉ tiêu hiệu quả tài chính (thu nhập/TTS):
+ Đối với biến OFDI: tương tự, khi thêm biến số lượng địa bàn vào mô hình, tác động của biến DOFDIDN đến hiệu quả tài chính không có ý nghĩa thống kê. Theo đó không có căn cứ để khẳng định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Kết quả này tương đương như mô hình tương tự nhưng không xem xét đến yếu tố địa bàn.
+ Đối với biến yếu tố địa bàn: kết quả mô hình cho thấy quan hệ giữa biến địa bàn và biến thu nhập/TTS được khẳng định. Cụ thể có căn cứ để kết luận về sự khác biệt trong chỉ tiêu hiệu quả tài chính giữa các nhóm ngân hàng có phạm vi hoạt động trên 2 địa bàn, 4 địa bàn, 7 địa bàn và 1 địa bàn. Cụ thể là:
(i) Với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh trên 2 địa bàn thì hiệu quả tài chính sẽ thấp hơn 0,00186 đơn vị so với trung bình những địa bàn khác.
(ii) Với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh trên 4 địa bàn thì hiệu quả tài chính sẽ thấp hơn 0,00173 đơn vị so với trung bình các địa bàn khác
(iii) Với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh trên 7 địa bàn thì hiệu quả tài chính sẽ thấp hơn 0,00173 đơn vị so với trung bình các địa bàn khác.
+ Với các biến tương tác giữa yếu tố địa bàn và OFDI, có thể thấy duy nhất biến 4.DB*DOFDIDN có ý nghĩa thống kê ở mức 90%. Hệ số đạt được là 1,093 cho biết đối với các ngân hàng có hoạt động trên 4 địa bàn thì quan hệ giữa DOFDIDN và chỉ tiêu hiệu quả tài chính sẽ mạnh gấp 1,093 đơn vị so với các nhóm khác. Tuy nhiên do mối quan hệ giữa DOFDIDN và chỉ tiệu hiệu quả tài chính không có ý nghĩa thống kê nên hệ số này không có nhiều ý nghĩa.
+ Với các biến kiểm soát: khi thêm yếu tố địa bàn vào mô hình:
(i) Hệ số của biến logTTS trong mô hình tiếp tục có ý nghĩa thống kê với mức - 0,00237. Dấu của hệ số tương đồng với dấu của hệ số logTTS trong mô hình tương tự nhưng không có biến yếu tố địa bàn (-0,00303). Theo đó khi xem xét thêm yếu tố địa bàn trong mô hình thì biến kiểm soát quy mô tổng tài sản vẫn tiếp tục có tác động đến hiệu quả tài chính với mức khi log tổng tài sản tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả tài chính giảm xuống 0,00237 đơn vị. Mặc dù vậy khi đưa thêm yếu tố sở hữu vào mô hình thì mức độ tác động của biến log tổng tài sản đến hiệu quả tài chính lại tăng thêm từ mức 0,00303 xuống còn 0,00237 đơn vị.
(ii) Hệ số của biến logVCSH trong mô hình tiếp tục không có ý nghĩa thống kê, tương tự kết quả trong mô hình không có yếu tố địa bàn.
(iii) Hệ số của biến logCPQLHD trong mô hình có ý nghĩa thống kê với mức 0,00196. Dấu của hệ số tương đồng với dấu của hệ số logCPQLHD trong mô hình tương tự nhưng không có biến yếu tố địa bàn (0,00216). Theo đó khi xem xét thêm yếu tố địa bàn trong mô hình thì biến kiểm soát chi phí quản lý vẫn tiếp tục có tác động đến hiệu quả tài chính với mức khi log chi phí quản lý tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động cũng tăng thêm 0,00196 đơn vị. Mặc dù vậy khi đưa thêm yếu tố địa bàn vào mô hình thì mức độ tác động của biến log chi phí quản lý đến hiệu quả tài chính lại giảm từ mức 0,00216 xuống còn 0,00196 đơn vị.
4.1.3.5. Kết quả kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố thời gian hoạt động tại thị trường nước ngoài trong quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2020
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mô hình vai trò điều tiết của biến số thời gian kinh doanh tại thị trường nước ngoài
TFPeffi~e | TNTTS | |
2.968*** | 0.0205 | |
DOFDIDN | [4.17] | [1.01] |
0.000511 | -0.00000994 | |
leng | [0.33] | [-0.41] |
-0.129*** [-3.00] | -0.00104 [-0.93] | |
logTTS | 0.231*** [6.75] | -0.00168* [-1.86] |
logVCSH | 0.0497** [2.46] | 0.000552 [0.80] |
logCPQLHD | -0.298*** [-16.42] | 0.00128** [2.06] |
_cons | 0.393 [1.14] | 0.0105 [1.21] |
t statistics in brackets
* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01
Với kết quả trên có thể thấy:
Nguồn: tính toán của tác giả
(vi) Trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động:
+ Đối với biến quy mô OFDI: khi thêm biến lịch sử vào mô hình, tác động của biến DOFDIDN đến hiệu quả hoạt động tiếp tục giữ được ý nghĩa thống kê. Theo đó có căn cứ để khẳng định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Cụ thể biến sai phân bậc 1 của OFDI/DN có quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động và hệ số tương ứng là 2,968. Khi biến sai phân bậc 1 của OFDI/DN tăng 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam trong giai đoạn 2009-2020 cũng tăng 2,968 đơn vị. Đây là điểm không thay đổi so với mô hình khi bỏ biến yếu tố lịch sử. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm biến yếu tố lịch sử, hệ số tác động được tăng 1,182 lên 2,968.
+ Với biến yếu tố lịch sử: kết quả mô hình cho thấy hệ số của biến yếu tố lịch sử không có ý nghĩa thống kê. Theo đó không có cơ sở để khẳng định mối quan hệ giữa biến yếu tố lịch sử và chỉ tiêu hiệu quả hoạt động trong mô hình.
+ Với biến tương tác: có thể thấy hệ số của biến tương tác là -0,129 và có ý nghĩa thống kê với xác suất 99%. Kết quả này cho biết khi ngân hàng hoạt động càng lâu tại thị trường nước ngoài thì quan hệ giữa sai phân bậc 1 của OFDI /DN và hiệu quả hoạt động càng giảm. Cụ thể khi ngân hàng hoạt động tại thị trường nước ngoài lâu thêm 1 quý thì tác động của sai phân bậc 1 của OFDI/DN đến hiệu quả hoạt động giảm đi 0,129 đơn vị.
+ Với biến kiểm soát: khi thêm yếu tố lịch sử vào mô hình:
(i) Hệ số của biến logTTS trong mô hình tiếp tục có ý nghĩa thống kê với mức 0,231. Dấu của hệ số tương đồng với dấu của hệ số logTTS trong mô hình tương tự
nhưng không có biến yếu tố lịch sử (0,238). Theo đó khi xem xét thêm yếu tố lịch sử trong mô hình thì biến kiểm soát quy mô tổng tài sản vẫn tiếp tục có tác động đến hiệu quả hoạt động với mức: khi log tổng tài sản tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động tăng thêm 0,231 đơn vị. Mặc dù vậy khi đưa thêm yếu tố lịch sử vào mô hình thì mức độ tác động của biến log tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động giảm nhẹ từ mức 0,238 xuống 0,231 đơn vị.
(ii) Hệ số của biến logVCSH trong mô hình có ý nghĩa thống kê với hệ số là 0,0497. Theo đó khi log của VCSH tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam trong giai đoạn 2009-2020 cũng tăng thêm 0,0497 đơn vị với mức ý nghĩa 95%. Kết quả này khác với kết quả trong mô hình tương tự nhưng không có biến yếu tố thời gian (không có ý nghĩa thống kê).
(iii) Hệ số của biến logCPQLHD trong mô hình có ý nghĩa thống kê với mức - 0,298. Dấu của hệ số tương đồng với dấu của hệ số logCPQLHD trong mô hình tương tự nhưng không có biến yếu tố sở hữu (-0,272). Theo đó khi xem xét thêm yếu tố lịch sử trong mô hình thì biến kiểm soát chi phí quản lý vẫn tiếp tục có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động với mức khi: log chi phí quản lý tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động giảm xuống 0,298 đơn vị. Bên cạnh đó khi đưa thêm yếu tố lịch sử vào mô hình thì mức độ tác động ngược chiều của biến log chi phí quản lý đến hiệu quả hoạt động tăng thêm từ mức 0,272 lên mức 0,298 đơn vị..
(vii) Trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính (thu nhập/TTS):
+ Đối với biến sai phân bậc 1 của OFDIDN: khi thêm biến lịch sử vào mô hình, quan hệ biến DOFDIDN và hiệu quả tài chính tiếp tục không ý nghĩa thống kê. Kết quả này không thay đổi so với mô hình tương tự nhưng biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động.
+ Với biến yếu tố lịch sử: kết quả mô hình cho thấy hệ số của biến yếu tố lịch sử không có ý nghĩa thống kê. Theo đó không có cơ sở để khẳng định mối quan hệ giữa biến yếu tố lịch sử và chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong mô hình.
+ Đối với biến tương tác: kết quả mô hình cho thấy hệ số của biến tương tác không có ý nghĩa thống kê. Theo đó không có cơ sở để khẳng định vai trò tác động của biến yếu tố lịch sử trong quan hệ giữa quy mô hoạt động OFDI và hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2020.
+ Đối với biến kiểm soát:
(i) Hệ số của biến logTTS trong mô hình tiếp tục có ý nghĩa thống kê với mức - 0,00168. Dấu của hệ số tương đồng với dấu của hệ số logTTS trong mô hình tương tự nhưng không có biến yếu tố sở hữu (-0,00303). Theo đó khi xem xét thêm yếu tố sở hữu trong mô hình thì biến kiểm soát quy mô tổng tài sản vẫn tiếp tục có quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính với mức khi log tổng tài sản tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả tài chính giảm xuống 0,00168 đơn vị. Mặc dù vậy khi đưa thêm yếu tố lịch sử vào mô hình thì mức độ tác động của biến log tổng tài sản đến hiệu quả tài chính lại giảm từ mức 0,00303 xuống còn 0,00168 đơn vị.
(ii) Hệ số của biến logVCSH trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính (thu nhập/TTS) tiếp tục không có ý nghĩa thống kê, tương tự kết quả trong mô hình không có yếu tố lịch sử.
(iii) Hệ số của biến logCPQLHD trong mô hình có ý nghĩa thống kê với mức 0,00128. Dấu của hệ số tương đồng với dấu của hệ số logCPQLHD trong mô hình tương tự không có biến yếu tố thời gian (0,00216). Theo đó khi xem xét thêm yếu tố lịch sử trong mô hình thì biến kiểm soát chi phí quản lý vẫn tiếp tục có quan hệ thuận chiều với hiệu quả tài chính với mức khi log chi phí quản lý tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả tài chính cũng tăng thêm 0,00196 đơn vị. Mặc dù vậy khi đưa thêm yếu tố thời gian vào mô hình thì mức độ tác động của biến log chi phí quản lý đến hiệu quả tài chính lại giảm từ mức 0,00216 xuống còn 0,00128 đơn vị.
4.2 Kết quả phân tích định tính
Do yêu cầu của các chuyên gia trong quá trình phỏng vấn, luận án không nêu cụ thể tên của chuyên gia đã nêu ra cho từng nhận định đánh giá thu được. Thay vào đó, luận án thực hiện tổng hợp, đối chiếu và so sánh nhận định, ý kiến của các chuyên gia với nhau để ra ra kết quả.
Trong quá trình phỏng vấn, luận án nhận nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ lớn từ các chuyên gia nên các thông tin thu nhập được đều là những chia sẻ sâu sắc và có giá trị cao:
Các động lực của ngân hàng để thực hiện OFDI
Có 3 động lực chính xuất hiện nhiều nhất trong phần trả lời của các chuyên gia:
- Thứ nhất là theo chân khách hàng trong nước đi ra nước ngoài. Các chuyên gia nêu ra minh chứng cho động lực này là các quốc gia mà NHTM VN hướng đến cũng là các quốc gia thu hút được lượng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt nam thời gian qua. Cụ thể đó là Myanmar, Lào và Campuchia. Cũng có những chuyên gia nhấn
mạnh đến yêu cầu phải hướng đến phục vụ các doanh nghiệp Việt nam tại thị trường nước ngoài trước khi xem xét tiếp đến các mảng thị trường khác. Khi hỏi về nguyên nhân, các chuyên gia nêu nguyên nhân quan trọng nhất đó là để đảm bảo có hoạt động kinh doanh phát triển, có thu nhập ngay từ thời gian đầu khi hoạt động.
Đây là điểm khá thú vị nên các câu hỏi phỏng vấn tập trung tìm kiếm sâu hơn cơ sở cho nhận định này. Theo đó, khác với các tập đoàn nước ngoài khi thực hiện đầu tư mạo hiểm hay vào các thị trường mới. Khi đó họ thường cho phép một khoảng thời gian hoàn vốn nhất định. Thông thường có thể kéo dài từ 3-5 năm, thậm chí 10 năm. Tuy nhiên hầu hết các ngân hàng Việt Nam luôn đặt áp lực có lợi nhuận ngay từ năm đầu kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Điều này buộc các đơn vị tại thị trường nước ngoài tìm đến các doanh nghiệp Việt nam tại thị trường nước để làm bàn đáp đầu tiên. Chính nguyên nhân này khiến cho các ngân hàng Việt nam thường hướng đến các quốc gia có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh. Và đây có lẽ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh tại một số ngân hàng tại thị trường nước ngoài chưa thực sự tốt với nợ xấu cao và danh mục khách hàng đơn giản, công tác quản trị rủi ro hạn chế.
- Thứ hai là động lực mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Có thể động lực theo chân khách hàng là động lực đầu tiên, khơi nguồn cho ý tưởng thực hiện OFDI của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên động lực tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, mở rộng thị trường có lẽ là động lực bao phủ, có vai trò quan trọng chính. Hoặc tối thiểu cũng tương đương với động lực theo chân khách hàng. Hầu hết các ngân hàng đều nhận thức được việc chỉ dựa vào phục vụ khách hàng Việt Nam tại nước ngoài sẽ không đủ và rủi ro, nên đều hướng đến thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước ngoài, tìm kiếm những mảng, phân khúc thị trường phù hợp để hướng đến phát triển bền vững, lâu dài, ổn định.
Mục tiêu này là có cơ sở khi nền kinh tế các quốc gia lân cận như myanmar hứa hẹn rất nhiều tiềm năng phát triển. Kéo theo đó chắc chắn ngành ngân hàng cũng sẽ tăng trưởng vượt bậc. Với kinh nghiệm từ chính bản thân tăng trưởng ngành ngân hàng Việt nam trong 30 năm qua, các NHTM Việt Nam có thể nhìn nhận khá rõ về tiềm năng và tương lai phát triển của các thị trường nước ngoài. Đặc biệt thị trường các quốc gia như Myanmar, Lào còn có khoảng cách địa lý khá gần với Việt nam và có hỗ trợ tích cực từ quan hệ ngoại giao 2 nước.
Bên cạnh đó trong các cuộc phỏng vấn, các chuyên gia cũng đều nhấn mạnh
đến chiến lược phát triển lâu dài của các ngân hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài
là mảng bán lẻ. Điều này khẳng định mục tiêu mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới là mục tiêu dài hạn của các ngân hàng.
- Thứ ba là động lực từ cạnh tranh tại thị trường trong nước. Mức độ cạnh tranh tại thị trường ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt hơn. Đây là áp lực thúc đẩy các NHTM tìm kiếm, mở rộng thêm các mảng thị trường tại nước ngoài. Ở khía cạnh khác, cũng từ giác độ cạnh tranh, việc có ngày càng nhiều ngân hàng thực hiện đầu tư, mở rộng thị trường ra nước ngoài cũng trở thành áp lực đối với các ngân hàng khác cũng thực hiện mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Với những mục tiêu như vậy thì những lợi ích mà ngân hàng đạt được đến nay khi OFDI là gì
- Gia tăng ưu thế trong cạnh tranh thông qua nâng cao công tác dịch vụ khách hàng đối với các khách hàng cả doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động liên quan đến thị trường nước ngoài. Đây là lợi ích mà nhiều chuyên gia nhắc đến nhất. Trong các cuộc trao đổi có ghi nhận ý kiến khi cho rằng có nhiều trường hợp chi nhánh hoạt động tại nước ngoài tìm kiếm được khách hàng Việt nam tại thị trường nước ngoài và lôi kéo ngược trở lại cho ngân hàng mẹ trong nước. Theo ý kiến đánh giá của chuyên gia, lượng khách hàng như vậy là không nhỏ. Điều này cho thấy lợi ích thông qua khai thác lợi thế đặc thù là khá lớn.
- Một lợi ích khác nữa mà các chuyên gia nhắc đến rất nhiều đó là lợi ích trong dài hạn. Nhiều chuyên gia nhắc đến lợi thế về mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt nam với các quốc gia như Myanmar, Lào, Campuchia. Đây là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng từng bước phát triển, thâm nhập sâu rộng vào những thị trường mới. Trong khi những thị trường này đang phát triển nhanh chóng. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến yêu cầu phải nhanh chóng có hiện diện và dần mở rộng phạm vi kinh doanh tại thị trường nước ngoài như một điều kiện bắt buộc để có thể phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Đặc điểm này được củng cố thêm bởi nhận định chi phí để mở một đơn vị kinh doanh tại nước ngoài không nhỏ nhưng cũng không phải quá lớn. Khi đó tính đến yếu tố thời gian lâu dài, những lợi ích mang lại từ hoạt động OFDI sẽ rất lớn đối với các NHTM Việt nam.
Trong quá trình phỏng vấn, có một số chuyên gia nhấn mạnh đến vấn đề nếu không thực hiện những bước đầu tiên thì sẽ không bao giờ có được
- Lợi ích giảm chi phí nhờ đạt được lợi thế theo quy mô và theo phạm vi. Khi các ngân hàng con tại nước ngoài của các ngân hàng Việt Nam được hỗ trợ lớn từ ngân