MÃ HÓA | CHỨC VỤ | TÊN DOANH NGHIỆP | ĐỊA CHỈ | |
7 | CGTĐ7 | Giám đốc | Công ty Cổ Phần Dệt May Thời Trang Đa Phước | Lầu 2, 21 Hoàng Diệu, P. 12, Q. 4, Tp. Hồ Chí Minh |
8 | CGTĐ8 | Giám Đốc | Công ty May PBT | 128/2A Bùi Công Trường, Q12, Hóc Môn, Tp.HCM |
9 | CGTĐ9 | Giám đốc | Công ty TNHH SX May mặc Nhân Hòa | 688/4 Hương Lộ 2, F. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, Tp.HCM |
10 | CGTĐ10 | Giám đốc | Công ty TNHH SX TM DV Minh Khôi | 67/30 Đường 100, Bình Thới, P. 14, Q. 11,Tp. Hồ Chí Minh |
Có thể bạn quan tâm!
- Phần Ii: Khám Phá Các Yếu Tố Liên Quan Đến Mô Hình Nghiên Cứu
- Phần Iii: Xác Nhận Lại Mối Quan Hệ Giữa Các Yếu Tố
- Phần Ii: Thảo Luận Thang Đo Yếu Tố Nghiên Cứu
- Kiểm Định Mô Hình Đo Lường Của Nghiên Cứu Khám Phá
- = “Hoàn Toàn Không Đồng Ý”, 2 = “Rất Không Đồng Ý”, 3 = “Không Đồng Ý”, 4 = “Phân Vân”, 5 = “Đồng Ý”, 6 = “Rất Đồng Ý” Và 7 = “Hoàn Toàn
- = “Hoàn Toàn Không Đồng Ý”, 2 = “Rất Không Đồng Ý”, 3 = “Không Đồng Ý”, 4 = “Phân Vân”, 5 = “Đồng Ý”, 6 = “Rất Đồng Ý” Và 7 = “Hoàn Toàn
Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.
4. KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH THANG ĐO
Cách thức chọn mẫu, sắp xếp các cuộc thảo luận cũng như cách thức thu thập và xử lý dữ liệu được tác giả tiến hành theo trình tự như trong nghiên cứu khám phá mô hình. Tóm tắt kết quả như sau:
4.1. Thang đo kết quả kinh doanh
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường kết quả kinh doanh như thang đo của AlAnsari và cộng sự (2013). Tất cả chuyên gia cho rằng để có được kết quả kinh doanh thì khách hàng là trung tâm, điều này thể hiện khách hàng phải hài lòng về sản phẩm của doanh nghiệp (TTKD1). Hơn nữa, để đo lường kết quả kinh doanh thì DN phải đạt được tốc độ tăng trưởng về doanh thu (TTKD2), thị phần (TTKD3) và lợi nhuận (TTKD4). Thảo luận sâu về kết quả kinh doanh tác giả không phát hiện thêm ý kiến nào mới. Tóm lại, có 10/10 ý kiến của các chuyên gia khẳng định thang đo kết quả kinh doanh có 4 biến quan sát được các chuyên gia hiệu chỉnh về từ ngữ và nội dung như sau:
TTKD1: Khách hàng thường hài lòng về sản phẩm của doanh nghiệp chúng tôi
TTKD2: Doanh nghiệp chúng tôi thường đạt được tốc độ tăng trưởng về doanh thu như mong đợi.
TTKD3: Doanh nghiệp chúng tôi thường đạt được tốc độ tăng trưởng thị phần như mong đợi.
TTKD4: Doanh nghiệp chúng tôi thường đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận như mong đợi
4.2. Thang đo đổi mới sản phẩm
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường đổi mới sản phẩm như thang đo của Makani (2016). Tất cả có 7/10 ý kiến chuyên gia cho rằng đổi mới sản phẩm thuộc lĩnh vực dệt may thì doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt xu hướng
thời trang của người tiêu dùng để
tiên phong đưa ra thị
trường các sản phẩm mới
(DMSP1), hơn nữa, trong ngành dệt may để chinh phục được khách hàng thì doanh
nghiệp phải có những thiết kế mới lại, độc đáo, bắt mắt và khác biệt với các sản phẩm hiện có (DMSP2). Hơn nữa, sản phẩm phải có chất lượng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng vải, khuy, nút và chỉ may (DMSP3) cũng như doanh nghiệp có lợi thế hơn các đối thủ về sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng (DMSP4). Tuy nhiên, do đặc thù ngành dệt may, khác với nghiên cứu của Makani (2016) trong lĩnh vực sản xuất máy tính và điện tử đòi hỏi yếu tố công nghệ rất cao và sản phẩm sau khi bán thì dịch vụ bảo hành bảo trì rất quan trọng, do đó, đa số các chuyên gia đều cho rằng các phát biểu DMSP5, DMSP6 và DMSP7 là không cần thiết. Tóm lại, thang đo đổi mới sản phẩm gồm có 4 biến quan sát được góp ý điều chỉnh về từ ngữ sử dụng trong ngành dệt may như sau:
DMSP1: Doanh nghiệp chúng tôi thường tiên phong đưa ra thị trường các sản phẩm mới
DMSP2: Doanh nghiệp chúng tôi thiết kế các sản phẩm mới tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm hiện có trên thị trường
DMSP3: Chất lượng sản phẩm mới của doanh nghiệp chúng tôi vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh
DMSP4: Nói chung, chúng tôi có lợi thế hơn các công ty đối thủ nhờ vào việc cung cấp cho khách hàng của chúng tôi những sản phẩm tốt hơn
4.3. Thang đo tiếp thu kiến thức
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường tiếp thu kiến thức như thang đo của Hult và cộng sự (2007). Các chuyên gia đều khẳng định việc thực hiện thường xuyên các nghiên cứu nội bộ để có được những sản phẩm mới đáp ứng với yêu cầu khách hàng (TTKT2) là hết sức cần thiết đối với sản phẩm thời trang vì vòng đời sản phẩm rất ngắn. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi về sở thích sản phẩm của khách hàng (TTKT3), tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng mỗi năm một lần nhằm xem xét chất lượng sản phẩm (TTKD4) và doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện những thay đổi cơ bản của môi trường ngành (TTKT5). Đây là các phát biểu rất phù hợp với ngành dệt may tại Việt Nam. Tuy nhiên, có 8/10 chuyên gia cho rằng trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin việc vận dụng công nghệ để kết nối rất thuận tiện như Zalo group, Facebook để trao đổi công việc nên không nhất thiết
phải gặp nhau thường xuyên (TTKT1) và phát biểu chúng tôi định kỳ
xem xét
ảnh
hưởng có thể có của những thay đổi trong môi trường (TTKT6) có nội dung gần giống với phát biểu TTKT5. Sau khi thảo luận, thang đo tiếp thu kiến thức gồm có 4 biến quan sát được góp ý điều chỉnh về từ ngữ sử dụng trong ngành dệt may như sau:
TTKT1: Chúng tôi thường xuyên thực hiện nhiều nghiên cứu nội bộ về các sản phẩm mới mà khách hàng có nhu cầu trong tương lai.
TTKT2: Chúng tôi nhanh chóng phát hiện các thay đổi sở thích của khách hàng về sản phẩm
TTKT3: Chúng tôi thăm dò ý kiến khách hàng ít nhất mỗi năm một lần để đánh giá chất lượng sản phẩm của chúng tôi.
TTKT4: Chúng tôi nhanh chóng phát hiện những thay đổi cơ ngành dệt may.
4.4. Thang đo vốn xã hội bên ngoài
bản trong môi trường
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường VXBN như thang đo của Dai và cộng sự (2015). Tất cả có 7/10 ý kiến của các chuyên gia đều khẳng định việc giữ uy tín trong kinh doanh với đối tác kinh doanh thể hiện ở việc giữa lời hứa là vô cùng quan trọng (VXBN1), ngoài ra, chất lượng quan hệ còn thể hiện DN thường được đối tác kinh doanh giới thiệu cơ hội kinh doanh mới (VXBN2), Các đối tác kinh doanh cố gắng tránh gây tổn hại đến lợi ích của chúng tôi một cách tốt nhất (VXBN4), Các đối tác kinh doanh duy trì mối quan hệ mật thiết với chúng tôi (VXBN5), Đối tác kinh doanh duy trì tình bạn cá nhân với doanh nghiệp chúng tôi (VXBN7). Tuy nhiên, các chuyên cho cho rằng đối với phát biểu VXBN3: Doanh nghiệp của chúng tôi nhanh chóng tiếp xúc với khách hàng mới khác thông qua các khách hàng hiện hữu do Dai và cộng sự (2015) nghiên cứu trong lĩnh vực khách sạn và nội dung phát biểu này không phù hợp với lĩnh vực dệt may, đồng thời, phát biểu VXBN6: Có một niềm tin giữa đối tác kinh doanh và chúng tôi. Thậm chí ngay cả khi một bên có cơ hội để tận dụng lợi thế của bên kia, họ cũng sẽ không làm như vậy có nội dung gần giống với phát biểu VXBN4 nên không cần đưa vào đo lường. Sau khi thảo luận, thang đo vốn xã hội bên ngoài gồm có 5 biến quan sát được góp ý điều chỉnh về từ ngữ sử dụng trong ngành dệt may như sau:
VXBN1: Các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp của chúng tôi có thể giữ lời hứa với nhau.
VXBN2: Doanh nghiệp của chúng tôi thường được đối tác kinh doanh giới thiệu cơ hội kinh doanh mới
VXBN3: Các đối tác kinh doanh cố gắng tránh gây tổn hại đến lợi ích của chúng tôi một cách tốt nhất
VXBN4: Các đối tác kinh doanh duy trì mối quan hệ mật thiết với chúng tôi VXBN5: Đối tác kinh doanh duy trì tình bạn cá nhân với doanh nghiệp của chúng tôi
4.5. Thang đo vốn xã hội bên trong
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường VXBT như thang đo của Dai và cộng sự (2015). Tất cả có 8/10 ý kiến của các chuyên gia khẳng định chất lượng
mối quan hệ bên trong biểu hiện ở tất cả đồng nghiệp có mục tiêu và tầm nhìn chung (VXBT1), giữ lời hứa (VXBN2), duy trì mối quan hệ chặt chẽ (VXBT3), có hoài bảo nhằm đạt được mục tiêu chung (VXBT4), các đồng nghiệp ở các phòng ban/bộ phận khác nhau thường xuyên trao đổi kiến thức hoặc thông tin thông qua các cuộc trò chuyện không chính thức (VXBT7), hơn nữa, đối với các phòng ban trong trong doanh nghiệp đều cố gắng hết sức để tránh làm tổn hại đến lợi ích của các bộ phận khác (VXBT5). Tuy nhiên, các chuyên gia đều có ý kiến về VXBT6: Có sự tin tưởng giữa các bộ phận khác nhau trong khách sạn của chúng tôi. Ngay cả khi một bộ phận có cơ hội để tận dụng lợi thế của bộ phận khác, thì bộ phận đó cũng sẽ không làm như vậy có nội dung gần giống với VXBT5 nên không cần thiết đưa vào trong thang đo. Sau khi thảo luận, thang đo vốn xã hội bên trong gồm có 6 biến quan sát được góp ý điều chỉnh về từ ngữ sử dụng trong ngành dệt may như sau:
VXBT1: Trong doanh nghiệp của chúng tôi, tất cả đồng nghiệp có mục tiêu và tầm nhìn chung
VXBT2:Trong doanh nghiệp của chúng tôi, tất cả các phòng ban/bộ phận thường giữ lời hứa của họ với nhau
VXBT3: Trong doanh nghiệp của chúng tôi, đồng nghiệp tại các phòng ban/bộ phận khác nhau duy trì mối quan hệ chặt chẽ
VXBT4:Trong doanh nghiệp của chúng tôi, các đồng nghiệp đều có hoài bảo nhằm đạt được các mục tiêu chung
VXBT5: Trong doanh nghiệp của chúng tôi, mỗi phòng ban bộ phận đều cố gắng hết sức để tránh làm tổn hại đến lợi ích của các bộ phận/phòng ban khác
VXBT6:Trong doanh nghiệp của chúng tôi, các đồng nghiệp ở các phòng ban/bộ phận khác nhau thường xuyên trao đổi kiến thức hoặc thông tin thông qua các cuộc trò chuyện không chính thức
4.6. Thang đo vốn xã hội lãnh đạo
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường vốn xã hội lãnh đạo như thang đo của Nguyen và Huỳnh (2012), đây là thang đo đa hướng gồm mạng lưới quan
hệ của các thành phần gia đình, bạn bè, đối tác kinh doanh, chính quyền các cấp và đồng nghiệp. Tuy nhiên, do Nguyễn và Huỳnh (2012) nghiên cứu trong lĩnh vực bất động sản nên các thành phần này không phù hợp với ngành dệt may. Sau khi thảo luận, 8/8 chuyên đều nhất trí thang đo VXLD trong ngành dệt may có 3 thành phần gồm hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp. Trong đó, hầu kết các chuyên gia đều khẳng định thành phần hiệp hội ngành nghề là hết sức cần thiết trong lĩnh vực dệt may thay thế cho thành phần chính quyền các cấp, lý do, trong ngành bất động sản thì chính quyền các cấp rất quan trọng vì doanh nghiệp muốn được giao đất thực hiện dự án thì cần phải có mối quan hệ với các cấp chính quyền và đây cũng là khám phá mới của tác giả trong nghiên cứu định tính. Hơn nữa, thành phần gia đình và bạn bè không quan trọng trong lĩnh vực thời trang vì ăn mặc là theo đặc điểm cá nhân và theo sở thích riêng của mỗi người. Như vậy, thang đo vốn xã hội lãnh đạo là thang đo đa hướng gồm 3 thành phần: Hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp.
4.6.1. Thang đo hiệp hội ngành nghề
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường yếu tố hiệp hội ngành nghề bằng cách kế thừa thang đo chính quyền các cấp trong nghiên cứu của Nguyen và Huỳnh (2012), 8/10 ý kiến của các chuyên gia đều thống nhất chất lượng mối quan hệ
giữa lãnh đạo DN và hiệp hội ngành nghề
biểu hiện ở
thiết lập mối quan hệ
tốt
(HHNN1), nhận được sự tin tưởng (HHNN2), nhận được sự chia sẽ thông tin (HHNN3)
và nhận được sự giúp đỡ (HHNN4) từ hiệp hội ngành nghề.
Như vậy,
sau khi thảo
luận thang đo đồng nghiệp gồm có 4 biến quan sát được góp ý điều chỉnh về từ ngữ sử dụng trong ngành dệt may như sau:
HHNN1: Tôi đã thiết lập mối quan hệ tốt với các hiệp hội ngành nghề HHNN2: Tôi thường nhận được sự tin tưởng từ các hiệp hội ngành nghề HHNN3:Tôi thường nhận được sự chia sẻ thông tin từ các hiệp hội ngành nghề HHNN4:Tôi thường nhận được sự giúp đỡ từ các hiệp hội ngành nghề
4.6.2. Thang đo đối tác kinh doanh
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường đối tác kinh doanh như thang đo của Nguyen và Huỳnh (2012), tuy nhiên, 8/10 chuyên gia đề nghị phát biểu nội dung phát biểu DTKD2: Tôi luôn nhận được sự tin tưởng từ các đối tác kinh doanh thì khó đo lường và nội dung phát biểu DTKD1: Tôi đã thiết lập mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh cũng đã nói lên đối tác kinh doanh tin tưởng ở lãnh đạo doanh nghiệp. Như
vậy, sau khi thảo luận thang đo đối tác kinh doanh gồm có 3 biến quan sát ký hiệu từ
DTKD1 đến DTKD3 như sau:
DTKD1: Tôi đã thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh DTKD2: Tôi thường nhận được sự chia sẻ thông tin từ các đối tác kinh doanh DTKD3: Tôi thường nhận được sự giúp đỡ từ các đối tác kinh doanh
4.6.3. Thang đo đồng nghiệp
Đa số các chuyên gia đều nhất trí trong việc đo lường yếu tố đồng nghiệp như thang đo của Nguyen và Huỳnh (2012), 9/10 ý kiến của các chuyên gia đều thống nhất chất lượng mối quan hệ giữa lãnh đạo DN và đồng nghiệp thể hiện ở việc thiết lập tốt quan hệ (DGNG1), nhận được sự tin tưởng (DGNG2), chia sẻ thông tin (DGNG3) và
nhận được sự giúp đỡ (DGNG4) từ các đồng nghiệp.
Như vậy,
sau khi thảo luận thang
đo đồng nghiệp gồm có 4 biến quan sát được góp ý điều chỉnh về từ ngữ sử dụng trong ngành dệt may như sau:
DGNG1: Tôi đã thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong doanh nghiệp DGNG2: Tôi thường nhận được sự tin tưởng từ các đồng nghiệp trong doanh nghiệp
DGNG3: Tôi thường nhận được sự chia sẻ kiến thức từ các đồng nghiệp trong doanh nghiệp
DGNG4: Tôi thường nhận được sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp trong doanh nghiệp
4.7. Kết quả thảo luận
Tổng kết các góp ý của chuyên gia được thống kê như sau:
Ý KIẾN | ||
THANG DO KẾT QUẢ KINH DOANH | ||
1 | Khách hàng thường hài lòng về sản phẩm của doanh nghiệp chúng tôi | 10/10 |
2 | Doanh nghiệp chúng tôi thường đạt được tốc độ tăng trưởng về doanh thu như mong đợi | 8/10 |
3 | Doanh nghiệp chúng tôi thường đạt được tốc độ tăng trưởng thị phần như mong đợi. | 6/10 |
4 | Doanh nghiệp chúng tôi thường đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận như mong đợi | 8/10 |
THANG ĐO ĐỔI MỚI SẢN PHẨM | ||
1 | Doanh nghiệp chúng tôi thường tiên phong đưa ra thị trường các sản phẩm mới | 7/10 |
2 | Doanh nghiệp chúng tôi thiết kế các sản phẩm mới tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm hiện có trên thị trường | 9/10 |
3 | Chất lượng sản phẩm mới của doanh nghiệp chúng tôi vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh | 7/10 |
4 | Nói chung, chúng tôi có lợi thế hơn các công ty đối thủ nhờ vào việc cung cấp cho khách hàng của chúng tôi những sản phẩm tốt hơn | 6/10 |
THANG ĐO TIẾP THU KIẾN THỨC | ||
1 | Chúng tôi thường xuyên thực hiện nhiều nghiên cứu nội bộ về các sản phẩm mới mà khách hàng có nhu cầu trong tương lai. | 10/10 |
2 | Chúng tôi nhanh chóng phát hiện các thay đổi sở thích của khách hàng về sản phẩm | 9/10 |