Phần Iii: Xác Nhận Lại Mối Quan Hệ Giữa Các Yếu Tố


2.2.6. Các nhà lãnh đạo chiến lược hiệu quả xây dựng và triển khai nguồn vốn xã hội nhằm mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn. Các nhà lãnh đạo như vậy không coi lãnh đạo là cấp bậc và chức danh, mà với tư cách là một vị trí có trách nhiệm với nhiều bên liên quan.

Anh/Chị có thể chia sẻ những hoạt động trực tiếp mà Anh/Chị đã và đang làm liên quan đến xây dựng và triển khai vốn xã hội lãnh đạo?

………………………………………………………………………………………..

2.2.7. Theo các nghiên cứu trước đây, vốn xã hội của doanh nghiệp bao gồm 3 khía cạnh: VXLD, VXBT và VXBN. Anh/Chị cho biết mối quan hệ tác động qua lại giữa 3 khía cạnh này như thế nào ? Tại sao Anh/Chị khẳng định có mối quan hệ này ?

………………………………………………………………………………………..

2.3. Phần III: Xác nhận lại mối quan hệ giữa các yếu tố

Chúng tôi rất cảm ơn các thông tin mà quý Anh/Chị đã cung cấp, vui lòng xác nhận lại các thông tin sau:

­ Vôń xãhội cua doanh nghiêp̣ dêṭ may thơì trang bao gồm cać thanh̀ phâǹ naò ?


­ Yêú

tốnào cóvai tròquan trong tać

động đến kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp dệt may thơì trang ?


­ Mối quan hệ

của cać

yếu tốtác động đến kết quả

kinh doanh của doanh

nghiệp dệt may thơì trang như thếnào?

………………………………………………………………………………………

Chân thành cảm ơn quý Anh/Chị.


3. DANH SÁCH CHUYÊN GIA

Danh sách các chuyên gia được mời thảo luận như sau:


STT

MÃ HÓA

CHỨC VỤ

TÊN DOANH

NGHIỆP

ĐỊA CHỈ


1


CGMH1

Trưởng Ban Cố Vấn, Nguyên Chủ

tịch HĐQT


Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

10 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh


2


CGMH2

Phó Tổng Giám đốc

Công Ty CP Dệt May

Thắng Lợi

2 Trường Chinh, P. Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM


3


CGMH3


Giám đốc

Công Ty TNHH AD­V

số I14, Đường số 10, KCN Hải Sơn, ấp Bình Tiền, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức

Hoà, Long An

4

CGMH4

Giám đốc

thiết kế

Công ty Áo

Dài Tuấn Hải

461 Lê Văn Sỹ, Q3,

Tp.HCM


5


CGMH5


Giám đốc

Công ty TNHH MTV

Sản Xuất

Quang Nghị

112/60 Đường Bùi Quang Là, P. 12, Q. Gò Vấp, Tp.

Hồ Chí Minh


6


CGMH6


Giám đốc

Công ty TNHH SX­DV

Bầu Trời

Xanh


54 Quốc Lộ 1K, F.Linh Xuân, Q.Thủ Đức, Tp.HCM


7


CGMH7


Giám đốc

Công ty TNHH Dệt

Kim Á Châu

152 Khu phố Phú Hòa,

Phường Hòa Lợi, Thị Xã Bến Cát, Bình Dương


8


CGMH8


Giám đốc

Công Ty TNHH E & T

Việt Nam

Số 7, Đường 4A, Khu Công Nghiệp Biên Hoà 2, , Tp.

Biên Hoà, Đồng Nai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.

Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam - 24


STT

MÃ HÓA

CHỨC VỤ

TÊN DOANH

NGHIỆP

ĐỊA CHỈ

9

CGMH9

Giám đốc

Công Ty May

Phúc Vinh

532A Đường TA 28, F.Thới

An, Q. 12, Tp.HCM


4. QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

4.1. Thu thập dữ liệu

Tác giả liên lạc để xin lịch hẹn thảo luận với cać lañ h đạo doanh nghiệp dệt may thơì trang. Thời gian cũng như địa điểm thảo luận được sắp xếp thuận tiện cho cać lañ h đạo. Tổng cộng có 9 cuộc thảo luận và nội dung thảo luận được ghi chép bằng biên bản. Kinh nghiệm trong mỗi lần thảo luận được ghi nhận để rut́ ra các bài học cho các lần sau thực hiện thuận lợi vàhiệu quả hơn. Nội dung của từng cuộc thảo luận được

đối chiêú để tìm ra các điểm giống và khác nhau cũng như cać vâń đềmới phat́ sinh.


4.2. Xử lý dữ liệu nghiên cứu

Bươć 1: Đánh máy lại nội dung thảo luận

Sau môĩ cuộc thảo luận, tać giả tiến hành đánh máy lại các nội dung đã được ghi chép trong quá trình thảo luận nhằm phân loại và thống kê các ý kiến.

Bươć 2: Đọc và khám phá nội dung

Tác giả đọc kỹ các thông tin trả lời của các chuyên gia, so sánh các thông tin này có mâu thuẩn nhau hay không. Nếu phát hiện các thông tin không thống nhất, tác giả

liên lạc lại với chuyên gia để xác định lại. Ngoaì ra, tać

giả coǹ

chủ động liên lạc lại

băǹ g điện thoại vơí các đối tượng thảo luận để làm rõhoặc đào sâu thêm các nội dung quan trong. Tác giả tô đậm các ý kiến quan trọng để dễ tổng hợp sau này.

Bươć 3: Chọn lọc và sắp xếp theo chủ đề

Các ý kiến quan trọng được sắp xếp lại theo nội dung trả lời của từng câu hỏi để phục vụ cho bước 4.

Bươć 4: Thống kê số lần xuất hiện của các ý kiến


Tác giả thống kê số lần xuất hiện các ý kiến giống nhau đồng thời loại bỏ các ý kiến có số lần xuất hiện thấp.

Bươć 5: Diễn đạt kết quả nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả của Bước 4, kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm của tać giả

trong ngaǹ h dệt may, tác giả tiến hành tổng hợp các kết quả của nghiên cưú này.

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TIŃ H KHÁM PHÁ MÔ HÌNH

5.1. Tổng quan về tình hình ngành dệt may tại Việt Nam

định tính


Các chuyên gia rất nhiệt tình chia sẻ những thông tin về thị trường dệt may, các sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm, các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Ngành dệt may Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng giải quyết hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động. Sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. DN dệt may cũng xác lập được mạng lưới quan hệ với các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Ngoài ra, chi phí nhân công, kỹ năng và tay nghề của công nhân Việt Nam cũng được đánh giá cao.

Tất cả các chuyên gia (CGMH1 đến CGMH9) đều có cùng ý kiến về cải tiến đổi mới sản phẩm đặc biệt rất quan trọng trong ngành dệt may vì nó quyết định đến kêt́ quả kinh doanh. Trong ngành dệt may, khách hàng luôn có nhu cầu về các phong cách thời trang mới cũng như các thiết kế độc đáo thể hiện đẳng cấp đồng thời tôn vinh vẻ đẹp cho người mặc. Vì vậy, DN muốn thành công trong việc chinh phục thị trường thì cần thể hiện cho khách hàng thấy rằng mình là người đi đầu trong khám phá, am hiểu xu hướng thời trang cũng như đề cao đổi mới sản phẩm.

5.2. Cać thaǹ h phần vốn xãhội của doanh nghiệp

Tât́ cả cać chuyên gia (CGMH1 đến CGMH9) tham dự chương triǹ h thảo luận đều đôǹ g ýrằng, vốn xãhội cóđóng góp quan trong đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may thời trang. Các nhà lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quan trong trong việc xây dựng VXH trong DN miǹ h. Giải thích về vấn đềnày, chuyên gia nói rằng do đặc thùmôi


trươǹ g kinh doanh ở Việt Nam, DN muốn tồn tại và phát triển thìphải không ngừng xây dựng vàcung cốcác mối quan hệ xãhội. Phần lớn các DN dệt may Việt Nam còn ở quy

mô nhỏ, nhiêù DN chỉ mơí hiǹ h thaǹ h phoǹ g chuyên trach́ đối ngoai,̣ người lãnh đaọ

thươǹ g thực liện luôn khâu đối ngoại cho DN miǹ h. Lañ h đạo nhiều DN sử dung VXH của bản thân miǹ h để phuc vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hay noí caćh khać,

VXH của DN bao gôm̀ VXLD.

VXBT vàVXBN, ca

2 thaǹ h phần này chịu sự

chi phối cua

5.3. Mối quan hệ giữa đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh

Trong lĩnh vực dệt may thời trang, đa số các chuyên gia đều khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh gồm thương hiệu, sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và các yếu tố liên quan khác.

Đặc biệt, tất cả các chuyên gia (CGMH1 đến CGMH9) cho rằng yếu tố đổi mới sản phẩm là yêu cầu bắt buộc, mang tính chất sống còn và quyết định đến sự thành công của các DN dệt may. Doanh nghiệp phải liên tục cải tiến và đổi mới sản phẩm thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, hành vi người tiêu dùng để nắm bắt xu hướng thời trang nhằm tạo ra các sản phẩm mới thể hiện phong cách thông qua thiết kế kiểu dáng độc đáo, mới lạ, chú trọng đến chất liệu vải và màu sắc sản phẩm.

Khi xem xét về mối quan hệ giữa 2 yếu tố đổi mới sản phẩm và kêt́ quả kinh doanh, có 9/9 chuyên gia cho rằng đổi mới sản phẩm liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Yếu tố đổi mới sản phẩm được các chuyên gia cho là quan trọng nhất bởi vì trong ngành dệt may, việc đổi mới sản phẩm được thực hiện thường xuyên. Do đó, việc đổi mới sản phẩm được xem như nhân tố sống còn có tính quyết định đến sự thành công của DN.

5.4. Mối quan hệ giữa vốn xã hội bên trong, vốn xã hội bên ngoài và tiếp thu kiến thức

Các doanh nghiệp dệt may rất chú trọng đến công tác phát triển kiến thức cho CBNV bằng cách tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên, tham dự các sự kiện thời trang trong và ngoài nước. Hiện tại, nhiều cơ cấu tổ chức của DN có bộ phận sáng tạo,


bộ phận thiết kế hay bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm để cải tiến đổi mới sản phẩm cũng như ứng dụng kiến thức và kỹ thuật mới.

Đa số các chuyên gia đều cho rằng mối quan hệ bên ngoài quyết định đến sự thành công của công ty vì nó giúp công ty thuận lợi hơn trong kinh doanh, mua được nguyên vật liệu sản xuất, vật tư với giá rẻ cũng như ổn định và mở rộng mạng lưới quan hệ kinh doanh nhằm tăng doanh thu bán hàng. Trong đó, những người đóng vai trò chủ chôt́ trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ bên ngoài là lãnh đạo cấp cao và cấp trung.

Đa số các chuyên gia rất chú trọng đến việc xây dựng văn hóa đoàn kết trong doanh nghiệp, chăm lo đến đời sống của CBNV, chú trọng đến công tác tổ chức hệ thống thông tin nội bộ, mọi người phải tin tưởng nhau, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công việc, các phòng ban phải phối hợp tốt, người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển VXBT thông qua các hoạt động như mọi người phải có mục tiêu và tầm nhìn chung, giữ lời hứa, tin tưởng, giúp đỡ và tránh gây tổn hại nhau giữa các nhân viên và phòng ban/bộ phận.

Đối với mối quan hệ giữa 2 yếu tố VXBT và tiếp thu kiến thức, các chuyên gia đều khẳng định thông qua mạng lưới quan hệ bên trong cho phép các cá nhân giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ qua lại với nhau. Hầu hết 9/9 chuyên gia đều cho rằng mạng lưới quan hệ bên trong rất có lợi cho nhân viên, các bộ phận dễ dàng có đầy đủ thông tin để giải quyết công việc. Thông qua việc chia sẽ thông tin, kiến thức và hỗ trợ qua lại giữa nhân viên, bộ phận giúp doanh nghiệp cải thiện tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Xét mối quan hệ giữa 2 yếu tố VXBN và tiếp thu kiến thức, có 8/9 chuyên gia (trừ CGMH5) khẳng định thông qua mạng lưới quan hệ bên ngoài là các đối tác kinh doanh sẽ thúc đẩy DN thực hiện các nghiên cứu nội bộ từ những thông tin thu thập được của thị trường, xu hướng tiêu dùng của khách hàng giúp DN liên kết mạnh với môi trường kinh doanh, chia sẻ kiến thức từ mạng lưới quan hệ, điều đó thúc đẩy sự tiếp thu kiến thức.

5.5. Mối quan hệ giữa vốn xã hội bên trong, vốn xã hội bên ngoài, tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm


Đối với mối quan hệ giữa 2 yếu tố VXBT và đổi mới sản phẩm, VXBT tạo điều kiện thuận lợi tốt hơn trong công tác phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân và các

phòng ban hay bộ

phận khác nhau trong DN. Hầu hết 7/9 chuyên gia (trừ

CGMH7

CGMH8 ) cho rằng mọi người trong doanh nghiệp phối hợp, tin tưởng và chia sẽ thông tin, hỗ trợ qua lại giúp thực hiện các mục tiêu trong doanh nghiệp. Các chuyên gia đều khẳng định chất lượng mối quan hệ bên trong DN càng tốt thì việc phối hợp giữa các bộ phận như marketing, kinh doanh, sáng tạo, thiết kế và kỹ thuật càng chặt chẽ thì tốc độ cải tiến đổi mới sản phẩm càng nhanh cũng như mức độ đáp ứng cao sản phẩm theo yêu cầu người tiêu dùng.

Xét về mối quan hệ giữa 2 yếu tố VXBN và đổi mới sản phẩm, các chuyên gia đều khẳng định mạng lưới quan hệ bên ngoài giúp doanh nghiệp có những thông tin mới về thương trường, đặc biệt là xu hướng thời trang mới. Hầu hết 9/9 ý kiến chuyên gia cho rằng mạng lưới quan hệ của DN với các đối tác kinh doanh giúp tăng cường việc có được nhiều thông tin bổ ích từ thị trường, mẫu mã, kiểu dáng, họa tiết, chất liệu sản phẩm nhằm giúp cho doanh nghiệp dệt may đổi mới sản phẩm.

Xét về mối quan hệ giữa 2 yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm, có 8/9 ý kiến (trừ CGMH7) cho rằng hoạt động tiếp thu kiến thức thông qua các tương tác

xã hội có tác động tích cực tới đổi mới sản phẩm. Thông qua tiếp thu kiến thức sẽ

nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có năng lực tiếp thu kiến thức tốt hơn sẽ làm tăng hiệu quả đổi mới sản phẩm. Bởi vì, việc tiếp thu kiến thức có thể xác định khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Hầu hết các chuyên gia điều khẳng định tiếp thu kiến thức ảnh hưởng trực tiếp đến đổi mới sản phẩm.

5.6. Mối quan hệ giữa vốn xã hội lãnh đạo, vốn xã hội bên trong, vốn xã hội bên ngoài

Đa số các chuyên gia cho rằng lãnh đạo là người có nhiều đóng góp nhất trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, do đó, thành quả của DN phụ thuộc lớn vào các mối quan hệ mà người lãnh đạo là người có vai trò chính trong các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại.


Trong các doanh nghiệp dệt may, các chuyên gia đều khẳng định lãnh đạo cấp cao và cấp trung là những người trực tiếp xây dựng mối quan hệ bên trong và bên ngoài DN bằng các hoạt động như tạo lập và duy trì các mối quan hệ bên ngoài như tham gia các CLB, hiệp hội ngành nghề, thường xuyên xuống gặp gỡ các đại lý, khách hàng, người tiêu dùng; đồng thời thúc đẩy mọi người trong doanh nghiệp xây dựng và phát triển các mối quan hệ như thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kiến thức, giải quyết kịp thời các vấn đề tồn tại, tránh gây tổn hại lợi ích lẫn nhau, chú trọng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Hầu hết các ý kiến chuyên gia đều khẳng định mạng lưới quan hệ của lãnh đạo cấp cao rất rộng, nhưng do đặc thù của ngành dệt may, 9/9 ý kiến của các chuyên gia khẳng định, 3 thành phần quan trọng vốn xã hội lãnh đạo là hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp.

Đối với mối quan hệ giữa 2 yếu tố VXLD và VXBT, hầu hết các chuyên gia đều khẳng định các nhà lãnh đạo cấp cao thường hiểu rò nhu cầu để cung cấp động lực cho nhân viên. Đó là một nguồn động viên giúp cá nhân hay bộ phận đoàn kết, phối hợp nhằm giải quyết tốt các vấn đề. Các nhà lãnh đạo còn phải xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa các bộ phận và tạo ra văn hóa đáng tin cậy giữa tất cả các thành viên. Hầu hết ý kiến của 9/9 chuyên gia đều khẳng định lãnh đạo cấp cao có đóng góp nhiều nhất để thúc đẩy chất lượng mạng lưới quan hệ bên trong doanh nghiệp như: Thông tin được cung cấp kịp thời, mọi người phối hợp tốt hơn để giải quyết công việc, sự hợp tác giữa các phòng ban, bộ phận ngày càng chặt chẽ. Do đó, lãnh đạo cấp cao chính là người thúc đẩy VXBT.

Xem xét quan hệ giữa 2 yếu tố VXLD và VXBN, các chuyên gia đều khẳng định các nhà lãnh đạo thường là người đại diện cho doanh nghiệp tạo lập các mối quan hệ bên ngoài. Hầu hết 9/9 ý kiến chuyên gia xác định đối với ngành dệt may thì mạng lưới quan hệ đó là Hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp. Không giống như các lĩnh vực khác, thí dụ như lĩnh vực bất động sản thì có thêm mạng lưới chính quyền các cấp và dòng họ. Lãnh đạo cấp cao càng mở rộng mối quan hệ thì càng giúp doanh nghiệp xây dựng mạng lưới bên ngoài nhiều mối quan hệ với các bên liên quan. Điều đó chứng tỏ, VXLD ảnh hưởng trực tiếp đến VXBN.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022