Đáng chú ý nhất trong khi xuất khẩu dầu thô qua 9 tháng mới chỉ đạt 5,781 tỷ USD, thì xuất khẩu dệt may đã đạt 5,805 tỷ USD. Như vậy, vị trí dẫn đầu xuất khẩu của dầu thô trong suốt những năm qua đã bị thay thế bởi dệt may. Nguyên nhân có thể là: xuất khẩu dầu thô sụt giảm do nguồn khai thác bị hạn chế; trong khi, dệt may tiếp tục đà tăng trưởng tốt sau khi gia nhập WTO và rào cản hạn ngạch xuất khẩu vào Mỹ được dỡ bỏ. Vị trí dẫn đầu của dệt may có thể sẽ được duy trì trong thời gian tới vì xuất khẩu dầu thô chưa có dấu hiệu phục hồi, còn dệt may lại đang vào mùa xuất khẩu mạnh nhất trong năm.
Bảng 2-11: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu 9 tháng đầu năm 2007
Kim ngạch XK 9 tháng đầu năm 2006 (tỷ USD) | Kim ngạch XK 9 tháng đầu năm 2007 (tỷ USD) | Tăng/giảm (%) | |
Dầu thô | 6,47 | 5,78 | - 11,3 |
Dệt may | 4,46 | 5,805 | 31,7 |
Giày dép | 2,64 | 2,97 | 13,1 |
Điện tử, máy tính | 1,22 | 1,5 | 23,6 |
Thuỷ sản | 2,33 | 2,7 | 13,4 |
Sản phẩm gỗ | 1,35 | 1,7 | 24,9 |
Gạo | 1,117 | 1,3 | 14,9 |
Cà phê | 0,83 | 1,5 | 85,9 |
Lạc | 0,011 | 0,031 | 183,5 |
Dầu mỡ động thực vật | 0,011 | 0,0325 | 182,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Khó Khăn Và Thách Thức Kinh Tế Trung Quốc Phải Đối Mặt Khi Gia Nhập Wto
- Tổng Quan Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn Trước Khi Gia Nhập Wto
- Cơ Cấu Thị Trường Nhập Khẩu Giai Đoạn 2001 - 2006 (%)
- Tác Động Của Việc Gia Nhập Wto Đến Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam
- Quan Điểm, Mục Tiêu Và Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Huy Những Tác Động Tích Cực Và Hạn Chế Những Tác Động Tiêu Cực Của Việc Việt Nam Gia Nhập Wto Đối Với Hoạt Động
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Nhìn chung thị trường xuất khẩu không có biến động lớn, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, giá trị xuất khẩu sang thị trường này 9 tháng đạt trên 7 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng giá trị xuất khẩu 9 tháng. Tiếp đến vẫn là những thị trường quen thuộc như EU, châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc.
Các thị trường đều giữ được mức tăng trưởng tốt, trừ một số khó khăn với các thị trường như Nhật Bản và Nga về mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu. Nhật Bản đã chính thức gửi thư yêu cầu Việt Nam cấp bách cải thiện chất lượng thủy sản và giải quyết vấn đề tồn dư kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu sang Nhật. Còn Nga, nước này sẽ cử một đoàn thanh tra sang Việt Nam để kiểm tra lần cuối các cơ sở chế biến thủy sản nhằm xem xét khả năng cho phép nhập khẩu trở lại.
Như vậy rõ ràng là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu khác về tiêu chuẩn môi trường, lao động cần phải được quan tâm khắc phục trong ngay trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, nếu Việt Nam muốn thâm nhập hiệu quả vào các thị trường ngày càng đòi hỏi cao về vấn đề này.
Bảng 2-12: Một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2007
Kim ngạch XK 9 tháng đầu năm 2007 | Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2006 | ||
Kim ngạch XK (tỷ USD) | Tỷ trọng (%) | ||
Mỹ | 7 | 19,9 | 19,5 |
EU | 6,5 | 18,4 | 29 |
Châu Á | 5,79 | 16,7 | 26 |
Nhật Bản | 4 | 11,4 | 3,7 |
Trung Quốc | 2,3 | 6,5 | 3,3 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.1.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
Trong 35,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt trên 14 tỷ USD, tăng 31,7%; khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 15,4 tỷ USD, tăng 24,9% (mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay) so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu, nhưng khu vực kinh tế trong nước cũng ngày đang dần chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy xuất khẩu.
Bảng 2-13: Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực kinh tế 9 tháng đầu năm 2007
Trị giá XK 9 tháng 2007 (tỷ USD) | Tăng trưởng so với cùng kỳ 2006 (%) | |
TỔNG TRỊ GIÁ | 35,23 | 19,4 |
Khu vực kinh tế trong nước | 15,413 | 24,9 |
Khu vực có vốn đầu tư NN | 19,818 | 15,4 |
Dầu thô | 5,781 | - 11,3 |
Hàng hoá khác | 14,037 | 31,7 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.2. Nhập khẩu
2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
Nhờ xuất khẩu đạt quy mô và có tốc độ tăng khá, nên nhập khẩu có điều kiện tăng tốc và đạt quy mô khá, phục vụ đổi mới kỹ thuật - công nghệ, sản xuất và tiêu dùng ở trong nước cũng như sản xuất hàng xuất khẩu. Qua 9 tháng đầu năm, nhập khẩu đạt mức cao nhất trong vòng mấy năm gần đây. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2007 đã lên tới 42,9 tỷ USD, tăng tới 30,3% so với cùng kỳ năm 2006 và bằng 82% kế hoạch cả năm, lớn hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu là 19,4%. Nếu so với tổng kim ngạch xuất
khẩu thì mức nhập siêu này bằng 21,7%, vượt ngưỡng (20%) thông thường và gấp trên 2,2 lần mức nhập siêu 9 tháng 2006.
Bảng 2-14: Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng giai đoạn2003-2007
Kim ngạch XK 9 tháng 2007 (tỷ USD) | Kim ngạch NK 9 tháng 2007 (tỷ USD) | Nhập siêu (tỷ USD) | Tỷ lệ NK/XK(%) | Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (%) | |
9 tháng- 2003 | 14,93 | 18 | 3,07 | 23,5 | - |
9 tháng- 2004 | 19,1 | 22,5 | 3,4 | 17,8 | 21,3 |
9 tháng- 2005 | 23,5 | 27,39 | 3,89 | 16,6 | 19,2 |
9 tháng- 2006 | 29,4 | 32,75 | 3,35 | 11,4 | 19,3 |
9 tháng- 2007 | 35,2 | 42,9 | 7,7 | 21,7 | 30,3 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hiện tượng trên cũng dễ hiểu bởi nước ta đang trong thời gian đầu giảm thuế nhập khẩu theo qui định WTO, đồng thời nhập khẩu cũng để phục vụ nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Chính vì thế cho nên các nhóm hàng như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu tăng trưởng rất nhanh.
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Đa số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2006. Các mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao chủ yếu vẫn là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đầu tư trong nước như thép, phôi thép, bông, sợi, gỗ nguyên liệu. Nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng tuy có tăng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chung về nhập khẩu.
Bảng 2-15: Một số mặt hàng nhập khẩu 9 tháng 2007
NK 9 tháng-2007 | Tăng/giảm so với cùng kỳ 2006 | |||
Lượng (nghìn tấn) | Trị giá (tỷ USD) | Lượng (nghìn tấn) | Trị giá (%) | |
Thép | 5533 | 3,415 | 128,9 | 57 |
Dụng cụ và phụ tùng | 7,227 | 54,9 | ||
Thức ăn gia súc và NPL | 0,897 | 54,4 | ||
Điện tử, máy tính và linh kiện | 2,059 | 42,7 | ||
Lúa mỳ | 939 | 0,233 | 97,9 | 42 |
Gỗ và NPL gỗ | 0,761 | 40,3 | ||
Sợi dệt | 309 | 0,534 | 121,3 | 32,7 |
Chất dẻo | 1156 | 1,725 | 113,9 | 26,3 |
Hoá chất | 1,038 | 38,5 |
Nguồn: Tổng cục thống kê Giá trị nhập khẩu tăng cao và nhập siêu lớn là do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong 9 tháng đã nhập một số thiết bị, máy móc có giá trị lớn như: thiết bị điện lực (442 triệu USD), máy bay (376 triệu USD), thiết bị dầu khí (350 triệu USD), tàu chở dầu (262 triệu USD), đầu xe lửa (177 triệu USD). Ngoài ra, nhập khẩu tăng còn do giá nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta trên thị trường thế giới trong 9 tháng vừa qua đều tăng và đứng ở mức cao. Chỉ tính riêng tăng giá của 6 mặt hàng nhập khẩu là sắt thép, chất dẻo, lúa mỳ, xăng dầu, phân bón và sợi đã làm cho giá trị nhập khẩu 9 tháng tăng trên 1 tỷ USD (thép: 611 triệu USD, chất dẻo: 168 triệu USD, lúa mỳ: 72 triệu USD, xăng dầu: 63 triệu
USD, phân bón: 55 triệu USD, sợi dệt: 46 triệu USD).
2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu vẫn chủ yếu là khu vực châu Á, lớn nhất là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Kim ngạch xuất khẩu từ
5 thị trường này chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Số liệu cân đối xuất nhập khẩu 8 tháng cho thấy, nhập siêu 8 tháng từ thị trường Trung Quốc là 5,25 tỷ USD; Đài Loan 3,37 tỷ USD; Singapore 3,36 tỷ USD; Hàn Quốc 2,46 tỷ USD; Thái Lan 1,5 tỷ USD. ASEAN là thị trường chủ yếu cung cấp nhiên liệu cho nước ta mà lớn nhất là xăng dầu các loại. Nhìn chung, châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp nguyên liệu vật tư đầu vào chủ yếu cho nước ta.
Vị trí tiếp theo là EU, với trị giá nhập khẩu là 3,282 tỷ USD và hàng hoá nhập khẩu lớn nhất từ thị trường này là máy móc thiết bị phụ tùng với 1,645 tỷ USD (chiếm 50,12% tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực này).
2.2.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu
Trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu 9 tháng (42,9 tỷ USD), khu vực kinh tế trong nước đóng góp 27,5 tỷ USD (64,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu 9 tháng), tăng 31,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 15,4 tỷ USD (chiếm 35,9% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá 9 tháng) và tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 2-16: Cơ cấu nhập khẩu theo khu vực kinh tế 9 tháng 2007
Trị giá NK 9 tháng 2007 (tỷ USD) | Tăng trưởng NK so với cùng kỳ 2006 (%) | Trị giá XK 9 tháng 2007 (tỷ USD) | Cán cân thương mại (tỷ USD) | |
TỔNG TRỊ GIÁ | 42,867 | 30,3 | 35,23 | -7,64 |
Khu vực kinh tế trong nước | 27,465 | 31,3 | 15,413 | -12,05 |
Khu vực có vốn đầu tư NN | 15,402 | 28,6 | 19,818 | 4.42 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Như vậy, nhập siêu phần lớn nằm trong khu vực kinh tế trong nước. Điều đó chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước về xuất khẩu chưa tận dụng hết cơ hội khi các nước cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu. Mặt khác, về nhập khẩu lại không vượt qua được thách thức lớn hơn khi nước ta cũng phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu. Nói cách khác, hàng hóa do khu vực kinh tế
trong nước sản xuất đã “thắng ít trên sân người”, lại “thua nhiều trên sân nhà”.
2.3 Đánh giá
Về hoạt động xuất khẩu
Nhìn chung, xuất khẩu nước ta chưa có sự tăng trưởng mạnh mẽ chưa tương xứng với cơ hội mà gia nhập WTO đem lại cho Việt Nam.
Nguyên nhân quan trọng nhất là do hiệu quả cũng như sức cạnh tranh chưa cao và cơ cấu hàng hoá vẫn còn chậm được cải thiện theo hướng tăng hàm lượng giá trị trong sản phẩm. Chính vì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, nông thuỷ sản chưa qua chế biến, hàng gia công, nên phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, do đó chất lợi nhuận thực tế thu được thấp mặc dù giá trị xuất khẩu có thể rất cao. Chẳng hạn như dệt may 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu vượt dầu khí song giá trị thực thu chỉ chiếm 10% kim ngạch, còn 90% phải trả cho nguyên phụ liệu nhập khẩu. Một nguyên nhân khác nữa, đó là công tác quảng cáo tiếp thị còn yếu, thường phải bán qua trung gian, nên khối lượng dù có lớn nhưng giá vẫn không cao.
Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy một xu hướng, đó là khả năng tăng tốc độ xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực truyền thống đang dần tới giới hạn, điển hình là mặt hàng dầu thô và gạo. Trong khi đó, trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn chưa xuất hiện nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn. Chính vì vậy mà sự giảm lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu thô, cùng với một số mặt hàng khác thời gian vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hơn thế nữa, một số mặt hàng chủ lực của ta tăng trưởng chưa bền vững như thủy sản do phải đối mặt với việc kiểm tra chất lượng gắt gao như ở thị trường Nga và Nhật Bản cũng như hàng rào kỹ thuật và thương mại của các đối tác khác ngày càng chặt chẽ hơn với các quy định về dư lượng kháng sinh, về nguồn gốc sản phẩm, kiểm dịch hàng hoá…
Về hoạt động nhập khẩu
Có thể thấy một dấu hiệu mới về xuất nhập khẩu của nước ta sau một thời gian gia nhập WTO là kim ngạch nhập khẩu đã tăng vọt lên khá cao. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) tuy xuất siêu, nhưng do khu vực kinh tế trong nước nhập siêu quá lớn và gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về số lượng và mức tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu, cho nên cả nước vẫn nhập siêu lớn và gia tăng. Điều đó chứng tỏ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tranh thủ được thời cơ khi Việt Nam là thành viên của WTO, còn khu vực kinh tế trong nước đã không vượt qua được thách thức lớn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập.
Về nhập siêu, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước còn thấp, nên khi thực hiện cam kết cắt giảm hàng rào thuế suất thuế nhập khẩu thì nhiều mặt hàng đã không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Thứ hai, nhập khẩu dù tăng nhanh nhưng chủ yếu là để phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh - một hệ quả tất yếu của việc gia tăng đầu tư sản xuất trong nước và các doanh nghiệp FDI sau khi Việt Nam gia nhập WTO; chứ không phải hoàn toàn do tác động của mở cửa thị trường và thực hiện cam kết giảm thuế với WTO.
Thứ ba, tính chất gia công của nền kinh tế còn lớn, trong khi đó các ngành công nghiệp phụ trợ lại chưa phát triển, dẫn đến nhập khẩu phần lớn các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam bước vào sân chơi WTO một cách đầy đủ. Nhìn về dài hạn cán cân thương mại sẽ được cải thiện nhờ xuất khẩu gia tăng khi thị trường xuất khẩu rộng mở theo tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, điều này sẽ không thành hiện thực nếu không có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu hàng có giá trị cao và xuất khẩu dịch vụ. Bên