Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Huy Những Tác Động Tích Cực Và Hạn Chế Những Tác Động Tiêu Cực Của Việc Việt Nam Gia Nhập Wto Đối Với Hoạt Động


- Nhóm nguyên, nhiên, vật liệu bao gồm xăng dầu, phân u-rê, thép thành phẩm và phôi thép; các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như bông sợi, chất dẻo, giấy, tân dược, hoá chất, nguyên phụ liệu may, giày dép, vải…; dự kiến giảm dần lượng nhập khẩu do khả năng sản xuất trong nước ngày càng tăng. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả 5 năm đạt 174,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 60,8%, tăng 14,4%/năm. Tập trung nhập khẩu các mặt hàng: xăng dầu tăng 5,1%/năm; phôi thép tăng 9,5%/năm; nguyên phụ liệu dệt, may, da tăng 12%/năm; bông xơ và sợi các loại tăng 13%/năm, chất dẻo tăng 20,6%/năm…

- Nhóm hàng tiêu dùng dự kiến kim ngạch nhập khẩu 5 năm là 18,9 tỷ USD, tăng 16,3%/năm.

Tổng số nhập siêu 5 năm là 27,8 tỷ USD, bằng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu (2001-2005, nhập siêu là 17,4%).‌

II. Một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu

2.1. Các giải pháp vĩ mô

2.1.1 Cải cách hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý nền kinh

tế

Để gia nhập WTO, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế

quốc tế, Việt Nam bắt buộc phải thực hiện nhanh, tích cực và chủ động hơn việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách trong nước, từ đó đẩy nhanh quá trình cải cách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật là một bước đi quan trọng hàng đầu sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Tính tương thích, sự hài hoà giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với các nguyên tắc, quy định của WTO và các định chế khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; cùng với sự đơn giản, rõ ràng, đồng bộ, dễ dự đoán của hệ thống này là những tiêu chí


Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 10

quyết định tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh; từ đó lôi cuốn sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài. Công việc này đòi hỏi phải tiến hành nhanh, đồng bộ và đặc biệt là ưu tiên xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật ở một số lĩnh vực quan trọng như: pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh, pháp luật về hỗ trợ kỹ thuật, về xử lý tranh chấp, về tiêu chuẩn môi trường…; đảm bào cho nền kinh tế có thể vận hành có hiệu quả và đồng bộ theo cơ chế thị trường.

Chẳng hạn như tại điều 4 Nghị định 150/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam có đưa ra các khái niệm: “nhập khẩu hàng hoá quá mức”, “thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước”, đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước”; nhưng lại chưa đưa ra những tiêu chí để xác định thế nào là “gây thiệt hại nghiêm trọng”, thế nào là “nhập khẩu quá”. Hoặc các quy định về SHTT hiện nay còn nằm rải rác ở nhiều văn bản dưới luật, chưa có một đạo luật toàn diện và thống nhất về QSHTT. Vì vậy, việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về các biện pháp tự vệ và QSHTT nói riêng và các văn bản khác nói chung là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo hội nhập thành công.

Như vậy, thực hiện cải cách các chính sách, hệ thống pháp luật để xây dựng một khung pháp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư, kinh doanh hiệu quả, đồng thời hạn chế và giảm bớt các gian lận thương mại; bởi nó sẽ tạo lòng tin ở các nhà đầu tư nước ngoài về một cơ chế chính sách minh bạch, thủ tục hành chính rõ ràng công khai. Chính việc cải cách các chính sách sẽ thiện cảm đối với các đối tác, từ đó nâng cao lợi thế của Việt Nam trong việc lựa chọn địa chỉ đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cải cách các chính sách phải đảm bảo tăng cường sự chủ động cho các doanh nghiệp để các chính sách thực sự là những định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư,


kinh doanh, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.

2.1.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM)

Hoạt động XTTM nếu được đẩy mạnh sẽ góp phần kích thích xuất khẩu và thương mại nội địa. Hoạt động XTTM có thể coi là yếu tố nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có thể có sản phẩm tốt, chất lượng tốt, nhưng nếu như sản phẩm ấy không đến được tay người tiêu dùng thì bản thân doanh nghiệp ấy cũng không nâng cao tính cạnh tranh được. Vì vậy, muốn nâng cao tính cạnh tranh thì phải thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt trong điều kiện thị trường toàn cầu như hiện nay.

Trong những năm gần đây, hệ thống XTTM được hình thành một cách nhanh chóng và phủ khắp trên toàn quốc. Tuy nhiên, do năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động XTTM chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương chưa có tính liên kết, chưa xác định được một mô hình cụ thể. Theo cục XTTM, chỉ có 17,07% số lượng các cơ quan XTTM địa phương có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin thương mại ở mức khá và 7,3% có khả năng đáp ứng nhu cầu này ở mức tốt. Khả năng nghiên cứu thị trường của các cơ quan XTTM địa phương cũng rất yếu kém, chỉ có 14% cơ quan có thể làm tốt công tác này dẫn đến việc tư vấn sản phẩm và định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp rất kém.

Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải tổ chức lại hệ thống XTTM từ trung ương đến địa phương để bảo đảm tính liên kết sâu hơn, tính chỉ đạo cao hơn, sự hỗ trợ lẫn nhau của hệ thống tốt hơn. Đối với các trung tâm XTTM ở địa phương, cần tìm ra một mô hình chung với cơ chế hoạt động phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM, đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội mà hội nhập WTO mang lại. Ngoài ra, cục XTTM có thể xây dựng một website với cơ sở dữ liệu khổng lồ thu thập từ nhiều quốc gia trên thế giới,


giúp các doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về thị trường thế giới, về đối thủ cạnh tranh, cũng như các yêu cầu về số lượng, chất lượng hàng hoá trên thị trường xuất khẩu.

Thứ nữa, phải tăng cường liên kết giữa các cơ quan xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan truyền thông báo chí để làm cầu nối giúp doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường.

Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp của hoạt động XTTM cần được nâng cao. Công tác XTTM phải nắm bắt được nhu cầu dài hạn của thị trường, từ đó định hướng cho các nhà sản xuất phát triển sản phẩm thay vì chỉ xúc tiến cho những sản phẩm đã có rồi như hiện nay. Các chương trình xúc tiến thương mại cần phải được thay đổi cơ bản theo hướng thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành đối với từng mặt hàng mới (hoặc mặt hàng cần hỗ trợ), mở rộng các thị trường truyền thống, đồng thời tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Cũng có thể mở rộng thêm hoạt động gắn kết giữa XTTM, đầu tư và du lịch bằng cách thành lập Quỹ xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch, thay thế cho Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, vừa hỗ trọ các doanh nghiệp mà vẫn phù hợp với qui định của WTO. Đồng thời, có thể triển khai thực hiện một số chiến dịch lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm của Việt Nam trên các phương tiện thông tin, truyền thông ở nước ngoài, đặc biệt trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng (CNN, BBC, Economics...)

2.1.3 Xây dựng nền kinh tế thị trường và đổi mới cơ cấu nền kinh tế

Việt Nam, cùng với Trung Quốc và một số thành viên khác của WTO, phần lớn là các nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường, hịên nay vẫn tạm bị coi là nước có nền kinh tế “phi thị trường”. Mà một nền kinh tế đã bị xem là phi thị trường thì sẽ có nguy cơ đối mặt với vô số những hạn định và tranh chấp từ các nước khác; cụ thể doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tự bảo vệ mình trước những cáo buộc phá giá của các nước khác.


Do vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là xây dựng nền kinh tế thị trường; điều đó đòi hỏi trước tiên phải xoá bỏ sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dân doanh phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh. Tiếp đến, Nhà nước cũng cần phải xây dựng hệ thống các chính sách minh bạch, khả đoán, vì nó sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Về vấn đề đổi mới cơ cấu nền kinh tế, Nhà nước cần tập trung phát huy các ngành hàng có lợi thế trước mắt và lâu dài, đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu vừa có chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới. Lấy ví dụ như Malaysia, mặc dù chỉ có 25 triệu dân nhưng xuất khẩu đến 89 tỷ USD, Thái Lan có 65 triệu dân, xuất khẩu 80 tỷ USD (năm 2003). Việt Nam có 80 triệu dân, do vậy để thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì chúng ta sẽ phải xuất khẩu mỗi năm khoảng 100 tỷ USD, tức là phải tăng lên 4 lần so với hiện nay.

Để làm được điều đó, cần phải giảm dần sự bảo hộ các ngành thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các ngành định hướng xuất khẩu. Chính sách bảo hộ có thể vẫn duy trì nhưng trên cơ sở có chọn lọc, chỉ tập trung vào một số ngành và trong một thời gian nhất định. Việc chọn lựa này phải dựa trên cơ sở phân tích các số liệu của ngành về tiềm năng phát triển của ngành và khả năng khai thác các tiềm năng đó.

Thêm vào đó, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực đầu tư không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư cụ thể mà tập trung vào việc dự báo, cung cấp thông tinh kinh tế, định hướng đầu tư, kiểm tra công tác quản lý đầu tư ở cơ sở. Vốn ngân sách Nhà nước nên tập trung vào kết cấu hạ tầng sản xuất.

Về nông nghiệp, cần đầu tư vào khâu tạo giống, nhập khẩu giống mới có năng suất cao…, và chú ý áp dụng công nghệ sinh học, hiện đại hoá công nghệ chế biến, nâng cao năng lực chế biến đóng gói, bao bì sản phẩm…


Về công nghiệp, nên chọn lựa thứ tự đầu tư ưu tiên cho từng thời kỳ; đặc biệt đối với các công trình có lợi thế so sánh, tiêu thụ được sản phẩm, thu hồi được vốn và có khả năng hoàn trả nợ.

Về dịch vụ, nhất là các dịch vụ chuyên môn và trí tuệ, tận dụng mọi nguồn lực quốc gia, đồng thời tranh thủ sự hợp tác của thế giới, chấp nhận cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế, coi đó là động lực thúc đẩy sự phát tiến bộ của ngành dich vụ. Đặc biệt tập trung vào các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao: dịch vụ tài chính, ngân hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ du lịch, các loại dịch vụ tư vấn...

2.1.4 Nhận thức rõ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) và tạo điều kiện phát triển cho khu vực KTTN

Trong hơn một thập kỷ qua, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực này trong khoảng 5 năm gần đây đạt trên 10% (cao hơn so với 8% của cả nền kinh tế); đặc biệt đã có rất nhiều công ty tư nhân có mức tăng trưởng về doanh thu lên tới trên 50%/năm. Trong năm 2006, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã chiếm hơn một nửa GDP của cả nước. Trong giai đoạn 2001-2005, khu vực tư nhân đã tạo ra 6,75/7,5 triệu việc làm (chiếm khoảng 90%).

Tỷ trọng đầu tư của khu vực này trong nước liên tục tăng và đã vượt tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, gần bằng tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và tín dụng nhà nước. Số lượng các doanh nghiệp dân doanh đã phát triển chưa từng có cả về số lượng và quy mô, trong hầu hết các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. Nhờ đó, đã huy động ngày càng nhiều vốn đầu tư, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.


Khi gia nhập WTO, khu vực kinh tế tư nhân càng có vai trò quan trọng hơn và vì vậy cần được tạo điều kiện phát triển. Trước tiên cần phải sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, đảm bảo cơ hội bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong việc tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, và xuất nhập khẩu. Ngoài ra cần khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm; đồng thời hợp tác, liên doanh với nhau, với doanh nghiệp nhà nước, hoặc hợp tác với các công ty đa quốc gia cũng như trực tiếp tham gia vào các công ty đa quốc; từ đó mở rộng quy mô, tăng cường tiềm lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trên thực tế, hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp mạnh liên kết với nhau, hoạt động dưới một bộ máy điều hành chung, có một thương hiệu chung tạo ra sự phát triển vượt bậc như: FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm, Kinh Đô... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một quy định nào rõ ràng cụ thể liên quan đến vấn đề này. Luật doanh nghiệp quy định 4 loại hình doanh nghiệp nhưng không có loại hình tập đoàn, còn trong nghị định hướng dẫn một số điều của Luật doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh cũng không đề cập đến vấn đề hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam. Chính vì vây, các tập đoàn vẫn buộc phải mang những cái tên không chính danh như: công ty cổ phần tập đoàn, công ty TNHH tập đoàn...; do đó chưa phản ánh đúng thực tế hoạt động phát triển của mô hình đang có, cũng như không nói lên vị thế của tập đoàn như mong muốn. Do đó, để phát triển khu vực kinh tế tư nhân thành một trong những nhân tố quyết định đến thành công trên con đưòng hội nhập, cần phải sớm có các quy định cụ thể về tính pháp lý, mô hình, nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế, các tiêu chí cần phải đáp ứng về vốn, quy mô, nhân lực…


2.1.5 Nâng cao vai trò của hiệp hội các ngành hàng

Hiệp hội ngành nghề là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tình hình tài chính... trong và ngoài nước, cũng như công tác tư vấn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện Nhà nước sẽ không được phép can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi gia nhập WTO. Hiệp hội chính là tổ chức đại diện hợp pháp về mặt quyền lợi, giúp doanh nghiệp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong buôn bán quốc tế như những vụ kiện về cá tra, cá basa, vụ kiện bật lửa ga, kiện bán phá giá giày da xảy ra vừa qua.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao hơn nữa vai trò vị trí của hiệp hội ngành hàng đảm bảo thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.

Về phía Nhà nước, cần tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành hàng tham gia hơn nữa vào quá trình hoạch định chính sách có liên quan đến ngành hàng đó với tư cách là đại diện cho quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp. Ví dụ, muốn xây dựng một nhà máy thuộc về lĩnh vực nào thì phải có ý kiến của hiệp hội ngành đó mới được tiến hành chứ không phải chỉ sự đồng ý của địa phương như hiện nay, tránh tình trạng nhiều công trình đầu tư tốn kém rồi hoạt động không hiệu quả, dẫn đến thiệt hại cho Nhà nước.

Hiện nay, trong khi Chính phủ khó có thể can thiệp trực tiếp vào các vụ kiện thương mại vì đối tượng của những vụ kiện thương mại thường là các doanh nghiệp chứ không phải Chính phủ; thì vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của hiệp hội trong vai trò là cơ quan bảo vệ quyền lợi chính đáng cũng như lợi ích hài hoà của các hội viên. Vì vậy, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của hiệp hội, như làm rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ cũng như

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022