Tổng Quan Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn Trước Khi Gia Nhập Wto


Không chỉ nhà nước phải đổi mới tư duy kinh tế mà chính các doanh nghiệp cũng phải thay đổi cách nghĩ của mình nếu muốn tồn tại trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều đó có nghĩa là phải xác định sự sống còn của doanh nghiệp là ở uy tín, năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp, chứ không phải những ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước và kiểu làm ăn chụp giật đối với các doanh nghiệp tư nhân.


CHƯƠNG II:‌‌

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM


I. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn trước khi gia nhập WTO

1.1. Xuất khẩu

1.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 đã có những bứt phá rất mạnh mẽ. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng khá chậm vào những năm 2001 - 2002, nhưng đã vươn lên đạt mức trên 20%/ năm từ 2003 tới nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng gấp 2,64 lần trong thời gian 5 năm, từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 39,6 tỷ USD năm 2006.

Bảng 2-1: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu


Năm

Kim ngạch XK

(tỳ USD)

Tăng trưởng (%)

2001

15,0

3,8

2002

16,7

11,2

2003

20,1

20,6

2004

26,5

31,4

2005

32,4

22,5

2006

39,6

22,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 5

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng từ 186,8 USD năm 2000 lên 391 USD năm 2005, và lên 473,2 USD năm 2006, khả năng năm 2007 sẽ đạt 557 USD. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP tăng nhanh từ 46,5% năm 2000, lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007

- thuộc loại cao so với các nước khác (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 8 trên thế giới).


Với tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới, từ 0,2% năm 1999 lên đến gần 0,3% năm 2004.

1.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Với chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô và sơ chế, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Tỷ trọng hàng chế biến sâu và nhóm hàng công nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu liên tục tăng : từ 8% (1991) lên 44,2% (2000) và 50,5% (2003). Tỷ trọng xuất khẩu hàng thô và sơ chế tương ứng giảm từ 55,8% (2000) xuống còn 49,5%(2003), nhưng vẫn ở mức cao so với mức trung bình của thế giới (22,4%). Dưới đây là tình hình xuất khẩu một số nhóm hàng giai đoạn 2001-2006.

Bảng2-2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2006

Đơn vị: triệu USD, %


Nội dung

2001

2002

2003

2004

2005

2006

KN

TT

KN

TT

KN

TT

KN

TT

KN

TT

KN

TT

Tổng KNXKH

H


15029,

2


100


16706,

1


100


20149,

3


100


26485


100


32447,

1


100


39826,

2


100

Hàng CN nặng và khoáng

sản


5247,3


34,

9


5304,3


31,

8


6485,1


32,

2


9641,9


36,

4


11701,

4


36


14000


35,

2

Hàng CN nhẹ và

TCN


5368,3


35,

7


6785,7


40,

6


8597,3


42,

7


10870,

8


41


13293,

4


41


16202


40,

7

Hàng

nông sản


2421,3

16,

1


2396,6

14,

3


2672

13,

3


3383,6

12,

8


4467,4

13,

8


6266,1


15,

7

Hàng lâm

sản


176


1,2


197,8


1,2


195,3


1


180,6


0,7


252,5


0,8

Hàng

thuỷ sản


1816,4

12,

1


2021,7

12,

1


2199,6

10,

8


2408,1


9,1


2732,5


8,4


3358,1


8,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Nếu năm 1997 ta chỉ có 6 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch trên 100 triệu USD thì đến năm 2005 đã tăng lên 17 mặt hàng. Đặc biệt, năm 2006 được xem là năm ghi nhận nhiều kỷ lục của các sản phẩm nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, dù cho có khá nhiều biến động về thị trường và các rào cản thương mại. Kết thúc năm 2006, đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đó là thủy sản, cao su, gạo, dầu thô, dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, cà phê.

1.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang hầu hết các quốc gia ở khắp châu lục trên thế giới. Tính đến năm 2005, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã mặt tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm nhiều trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Đây là một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định trong những năm gần đây.

Những năm gần đây, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang phát triển theo hướng mở rộng sang các thị trường Mỹ, các nước thuộc EU, thị trường Liên bang Nga và các nước Đông Âu đang dần được khôi phục. Tuy nhiên, châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, trung bình chiếm tới 49,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2006.

Về thị trường châu Mỹ, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng đều trong giai đoạn vừa qua, từ 8,9% (2001) lên tới 23,1% (2006). Tại khu vực này, Mỹ vẫn là đối tác chính của Việt Nam về xuất khẩu với kim ngạch 8 tỷ USD (2006), chiếm 86,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Mỹ. Nếu năm 1995 là năm hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ mới chỉ đạt 200 triệu USD (3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu), thì năm 2002 – năm đầu tiên Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực – con số này đã lên tới 2,4 tỷ USD (14,5 % tổng kim ngạch


xuất khẩu). Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2005 với tỷ trọng gần 20,2% (tương đương 6,5 tỷ USD).

Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu lại giảm dần, từ 23,4% năm 2001 xuống còn 19,2% năm 2006. Tại khu vực này, EU vẫn luôn là đối tác lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam; chiếm 89,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Âu (tương đương 6,77 tỷ USD) năm 2006.

Đây là những kết quả tích cực của chính sách đa phương hoá thị trường, mở cửa thị trường và hội nhập mà Việt Nam đã kiên trì thực hiện trong thời gian qua.

Bảng 2-3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006

Đơn vị: Triệu USD, %


Nội dung

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006



KN


Tỷ trọng


KN


Tỷ trọng


KN


Tỷ trọng


KN


Tỷ trọng


KN


Tỷ trọng


KN


Tỷ trọng

Tổng XK


hàng hóa

15.02

9


100

16.70

6


100

20.14

9


100

26.50

3


100

32.44

2


100

39.60

5


100

Châu Á

8.610

57,3

8.684

52,0

9.756

48,4

12.63

4

47,7

16.38

3

50,5

17.22

6(1)

43,5(

1)

ASEAN

2.556

17,0

2.437

14,6

2.958

14,7

3.885

14,7

5.450

16,8

6.379

16,5

Trung

Quốc

1.418

9,4

1.495

8,9

1.748

8,7

2.735

10,3

3.082

9,5

3.150

8

Nhật Bản

2.510

16,7

2.438

14,6

2.909

14,4

3.502

13,2

4.639

14,3

5.250

13

Châu Âu

3.515

23,4

3.640

21,8

4.326

21,5

5.412

20,4

5.872

18,1

7.600

19,2

EU

3.152

21,0

3.311

19,8

4.017

19,9

4.971

18,8

5.450

16,8

6.770

17,1

Châu Mỹ

1.342

8,9

2.774

16,6

4.327

21,5

5.642

21,3

6.910

21,3

9.150

23,1

Hoa kỳ

1.065

7,1

2.421

14,5

3.999

19,9

4.992

18,8

6.553

20,2

8.000

21,7

Châu Phi

176

1,2

131

0,8

211

1,0

427

1,6

681

2,1

2.099

5,3

Châu Đại Dương

1.072

7,1

1.370

8,2

1.455

7,2

1.879

7,1

2.595

8,0

3.540

8,9


Chú thích: (1) Không kể Tây - Nam Á; Nguồn: Bộ Công thương


1.1.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu

Các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân tuy mới tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nhưng đã có những đóng góp ngày càng quan trọng. Năm 2001, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới xuất khẩu được 3,6 tỷ USD, thì đã tăng lên tới 18,5 tỷ USD (chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) vào năm 2005. Khu vực này đang xuất siêu với mức độ ngày càng tăng. Năm 2006 xuất siêu tới 5,55 tỉ USD, trong khi đó khu vực trong nước nhập siêu tới 10,3 tỉ USD. Trong giai đoạn gần đây, khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hàng chế biến, trong đó chủ yếu là giầy dép và hàng may mặc; ngoài ra còn có một số mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao như hàng điện tử, máy tính, cáp điện. Bảng 2-4 dưới đây cho ta thấy rõ mức tăng trưởng này trong những năm qua.

Bảng2-4: Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2000-2005

Đơn vị tính: tỷ USD


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Vốn thực hiện

2,30

2,35

2,65

2,37

3,3

Doanh thu

7,40

9,00

-

14,0

-

Kim ngạch XK

3,60

4,50

6,20

14,26

18,5

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, http://.mpi.gov.com


Năm 2006, mặc dù tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng; nhưng có thể nhận thấy một điểm tích cực, đó là trước đây tốc độ tăng


kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI thường cao hơn so với khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước 1,5-2 lần, thì nay, tốc độ tăng của hai khu vực này đã gần xấp xỉ nhau (20,5% và 23,2%). Đây chính là kết quả của quá trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Như vậy, qua đây ta có thể thấy chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu đã phát huy hiệu quả, đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu của khu vực này hơn hẳn so với khu vực trong nước do có lợi thế về công nghệ, định hướng mặt hàng và thị trường.

Bảng 2-5: Tỷ trọng KNXK của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước


KNXK năm 2004

KNXK năm 2005

KNXK năm 2006

Giá trị (triệu

USD)

Tốc độ tăng

04/03

tỷ trọng

(%)

Giá trị (triệu

USD)

Tốc độ tăng

05/04

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (triệu

USD)

Tốc độ tăng

06/05

Tỷ trọng

(%)

KNXK cả

nước

26.50

3

31,5

100

32.44

2

22,4

100

39.60

5

22,1

100

DN 100%

vốn trong nước

12.01

7


20,3


45

13.88

9


15,6


43

16.74

0


20,5


42

DN vốn

FDI

14.48

6

42,6

55

18.55

3

28,1

57

22.86

5

23,2

58

Nguồn: Bộ Thương mại


1.2. Nhập khẩu

1.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu

Trong giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 129,6 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng khoảng 17,55%, vượt 2,55%


so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001- 2010. Nhập khẩu năm 2006 đạt 44,8 tỷ USD, tăng 22 % so với năm 2005.

Hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu cho các ngành kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của xã hội đối với một số mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, cũng như nhằm bảo hộ một số ngành trong nước và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Biểu 1: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2006



50000

45000

40000

35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0


tr USD


15636.5 16217.9


19745.6


25255.8


31968.8


36761.1


44891.1

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Số liệu: Tổng cục thống kê & tính toán của tác giả


Điều đáng quan tâm là tình trạng nhập siêu gia tăng trở lại rất nhanh, từ năm 2001 đến năm 2003 lần lượt là 7,6%; 18,1%; 25,7%; năm 2004 dù đã giảm nhiều so với những năm trước nhưng vẫn đứng ở mức cao là 20,7%. Nhập siêu trong cả giai đoạn 2001-2005 đạt 19,4 tỷ USD, bằng 17,6% kim ngạch xuất khẩu, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập siêu khoảng 10,9 tỷ USD/34,130 tỷ USD tỷ xuất khẩu (chiếm 45,2% tổng giá trị nhập siêu của cả nước); khu vực 100% vốn trong nước nhập siêu 8,990 USD/76,057 tỷ USD xuất khẩu (chiếm 54% tổng nhập siêu). Năm 2006,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022