Cơ Cấu Thị Trường Nhập Khẩu Giai Đoạn 2001 - 2006 (%)


doanh nghiệp trong nước nhập siêu 10,3 tỷ USD, doanh nghiệp FDI xuất siêu 5,55 tỷ USD.

1.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Nhìn chung, nhờ xuất khẩu tăng nên nhập khẩu nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất cũng tăng cao.Trong giai đoạn 2000-2006, hàng tiêu dùng nhập khẩu chiếm tỷ trọng bình quân 7% - 9%; trong khi đó nguyên, nhiên vật liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu, khoảng 63,2% - 69,3%. Tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất đã tăng từ 92,1% năm 2001 lên 93,3% năm 2006. Tỷ trọng hàng tiêu dùng tương ứng giảm từ 7,9% năm 2001 xuống còn 6,7% năm 2006. Điều này đã thể hiện đúng định hướng nhập khẩu của nước ta là: giảm tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng, tăng tỷ trọng hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất, đồng thời cũng phản ánh xu hướng: nhập khẩu để phát triển sản xuất trong nước theo hướng thay thế nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Bảng 2-6: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng (%)


TỔNG SỐ

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tư liệu sản xuất

92.1

92.1

92.2

93.3

91.9

93.3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng


30.5


29.8


31.6


28.8


25.3


24.0

Nguyên, nhiên, vật liệu

61.6

62.3

60.6

64.5

66.6

69.3

Hàng tiêu dùng

7.9

7.9

7.8

6.7

8.1

6.7

Lương thực


0.0

0.0

0.0

0.0


Thực phẩm

3.0

2.5

2.4

2.4

3.0


Hàng y tế

2.0

1.8

1.6

1.4

1.4


Hàng khác

3.0

3.6

3.8

2.9

3.7


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 6


Nguồn: Tổng cục thống kê


Tuy nhiên, dễ nhận thấy tỷ trọng nhập khẩu của nhóm nguyên nhiên vật liệu luôn ở mức khá cao (luôn chiếm xấp xỉ 60% tổng kim ngạch nhập khẩu). Nếu các nước đang phát triển trong khu vực tỷ lệ nhập khẩu máy móc thiết bị của họ thường chiếm 30% - 40% tổng kim ngạch nhập khẩu, thì ở Việt Nam,


tỷ lệ này vẫn còn thấp và hầu như không được cải thiện trong thời gian qua (dưới 31%). Điều đó cho thấy xuất khẩu nước ta quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, và công nghệ chậm được thay đổi và mở rộng; chứng tỏ tính gia công còn cao, giá trị gia tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp và sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ cũng như sản xuất thay thế nhập khẩu.

1.2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Đến hết năm 2006, thị trường nhập khẩu của Việt Nam đã được mở rộng tới 170 nước và vùng lãnh thổ. Châu Á là thị trường có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt trên 35,84 tỉ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2005 và chiếm 80,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của các thị trường. Châu Âu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ hai với gần 5,44 tỉ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,3% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường.

Bảng 2-7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2006 (%)



Thị trường

Năm

2001

2004

2005

2006

Châu Á

79,7

74,2

80,7

80,7

Châu Âu

13,5

16,4

12,3

12,3

Châu Phi

0,2

0,85

0,7

0,7

Châu Mỹ

4,1

6,9

4,3

4,3

Châu Đại Dương

2,5

1,65

1,8

1,8


Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại


Châu Mỹ là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 3, đạt gần 1,9 tỉ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường. Châu Đại Dương đạt kim ngạch 778 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước, chỉ chiếm 1,8% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường. Châu Phi - Tây Nam Á là thị trường có kim ngạch nhập khẩu


thấp nhất trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam chỉ mới đạt 322 triệu USD, chiếm 0,7% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường, nhưng lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 77,7% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong giai đoạn 2001-2005, khu vực châu Á (chủ yếu là ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan) là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta, do có những lợi thế về vị trí địa lý, giá cả, đặc biệt là khi cước phí vận tải tăng mạnh. Khu vực này cung cấp chủ yếu nguyên liệu, phụ liệu, máy móc phụ tùng và hàng tiêu dùng.

1.2.4 Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu

Nhập khẩu đã có sự thay đổi đáng kể theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2001-2005. Nhập khẩu phục vụ cho các ngành kinh tế trong nuớc giảm dần, từ 73,2% tổng kim ngạch nhập khẩu (2000) xuống 63,2% (2006); trong khi đó nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh với tốc độ bình quân 34,7%/năm.

Bảng 2-8: Cơ cấu nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế (2000-

2006)


Năm

2000

2003

2004

2005

2006

Tổng kim ngạch

(tr. USD)

15.636

25.226

31.969

36.978

44.410

Tốc độ tăng trưởng (%)

33,2

27,8

26,7

15,7

20,1

DN 100% vốn trong nước (tr. USD)

11.284

16.412

20.554

23.400

28.050

- Tỷ trọng(%)

72,2

65,1

65,2

63

63,2

- Tăng trưởng (%)

34,9

25,8

25,2

13,8

19,9

DN có vốn ĐTNN

(tr. USD)

4.352

8.815

10.962

13.600

16.360

- Tỷ trọng(%)

27,8

34,9

34,8

37

36,8

- Tăng trưởng (%)

28,7

31,5

24,4

24,1

20,3


Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả


1.3. Đánh giá

Về hoạt động xuất khẩu

Nhìn chung, quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ gần bằng 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, 1/3 của Thái Lan, và 2/3 của Philipin. Bên cạnh đó, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong thập kỷ trước bình quân là 19,63%/năm , cao gấp 2,6 lần nhịp độ tăng trưởng GDP (7,56%/năm), thì từ năm 2001 đến nay, chỉ đạt 16,2%/năm, chỉ cao gấp 2,2 lần nhịp độ tăng trưởng kinh tế (7,23%/năm). Kết quả xuất khẩu như vậy có thể do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, thị trường trong nước chịu tác động ngày càng lớn của thị trường thế giới. Nước ta chủ yếu nhập khẩu để về gia công và sản xuất hàng xuất khẩu nên phụ thuộc rất nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; do đó, xuất khẩu bị ảnh hưởng lớn khi có biến động giá cả về những mặt hàng này trên thị trường thế giới.

Thứ hai, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu dù đã có những chuyển biến nhất định nhưng vẫn còn diễn ra chậm và không ổn định. Chủng loại hàng hoá còn đơn điệu, chưa xuất hiện những mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu lớn; số lượng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao còn nhỏ. Xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thuỷ hải sản; và hàm lượng gia công trong các mặt hàng công nghiệp như hàng dệt may, da giầy, điện tử và linh kiện máy tính còn cao. Chính đó là nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu kém bền vững, do các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp là những mặt hàng mà giá cả thế giới biến động thất thường nhất.

Thứ ba, tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường và thiếu thị trường vẫn còn rất phổ biến, bởi chỉ có 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu đã chiếm tỷ trọng gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng đáng quan tâm hơn cả, đó


lại chính là những thị trường (Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản) xuất phát phần lớn những rào cản về kỹ thuật, môi trường sinh thái, xã hội. Những vụ kiện về cá tra, cá basa, tôm của Mỹ, bật lửa và xe đạp của EU trong thời gian vừa qua là những minh chứng rõ ràng nhất.

Một vấn đề cũng rất đáng quan tâm trong thời gian vừa qua là vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT). Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà một số doanh nghiệp và hàng hoá có tiếng của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc…đã bị vi phạm thương hiệu trên thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, hàng hoá Việt Nam bị cấm lưu thông vì vi phạm bản quyền thương hiệu, tác động lớn đến tiến trình mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp phải mất thời gian và công sức để đòi lại thương hiệu của mình, thậm chí lại phải bỏ tiền ra mua lại chính thương hiệu của mình hoặc phải thiết kế và khuếch trương thương hiệu mới, chấp nhận từ bỏ thương hiệu cũ. Như vậy cái giá phải trả cho việc không quan tâm đến vấn đề SHTT quả là quá lớn.

Về hoạt động nhập khẩu

Thứ nhất, cơ cấu hàng nhập khẩu đã chuyển dịch theo hướng tích cực song chưa mạnh. Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị còn thấp, chứng tỏ mức độ đổi mới công nghệ nước ta rất chậm. Chính sự yếu kém về công nghệ này đã ảnh hưởng đến rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, do đó vẫn chưa thể tạo ra được những bước đột phá để cải thiện cán cân thương mại.

Thứ hai, nền sản xuất của nước ta còn nặng về gia công. Bên cạnh đó, tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu cao cho thấy các ngành sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, ngành công nghiệp phụ trợ nước ta đang còn kém phát triển. Nhập khẩu chưa kích thích xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng. Chính vì vậy mà


chúng ta đã gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện cán cân thương mại vì không thể giảm nhập khẩu nguyên liệu.

Thứ ba, Việt Nam đang nhập siêu từ các thị trường châu Á - những nước có trình độ công nghệ trung bình và xuất siêu đối với các thị trường có công nghệ nguồn. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc phát triển theo kiểu rút ngắn, đi tắt đón đầu, xác định vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa, nếu phát triển xuất khẩu theo hướng sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên như hiện nay thì việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hơn nữa là điều khó khăn, lợi thế trong hội nhập sẽ giảm đáng kể.

Nhìn chung, những vấn đề nêu trên là kết quả tất yếu đối với các nước mới công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế. Nếu muốn trụ vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trong một thị trường toàn cầu thì Việt Nam sẽ phải làm rất nhiều nữa như: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư vào những ngành thay thế nhập khẩu, sử dụng ít lao động và đòi hỏi vốn ít; và những ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang công nghiệp chế biến và kỹ thuật cao, cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị trường.‌

II. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

2.1. Xuất khẩu

2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2007 đạt 35,2 tỷ đôla Mỹ, bằng 75,4% kế hoạch năm và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2006. Đây là mức cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay và cao hơn tổng kim ngạch xuất khẩu đạt được trong cả năm từ 2005 trở về trước (trước đó chỉ có năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD). (Bảng 2-9)


Bảng 2-9: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng các năm 2003-2007



Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)

Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước

(%)

9 tháng đầu năm 2003

14,93

-

9 tháng đầu năm 2004

19,1

27,2

9 tháng đầu năm 2005

23,5

21,1

9 tháng đầu năm 2006

29,4

24,2

9 tháng đầu năm 2007

35,2

19,4

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Xét về kim ngạch xuất khẩu bình quân tháng thì trung bình một tháng năm 2007 giá trị xuất khẩu đạt gần 4 tỷ USD, đặc biệt là mấy tháng cuối năm đạt trên 4 tỷ USD, cao hơn mức xuất khẩu trong cả năm từ năm 1994 trở về trước.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2007 của cả nước (4,1 tỷ USD) tuy có chững lại sau nhiều 3 tháng tăng trưởng cao và giảm 4,6% so với tháng 8/2007, nhưng vẫn tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một số yếu tố như chuyển mùa đối với hàng công nghiệp tiêu dùng, đáng kể nhất là hàng may mặc, giày dép và thủ công mỹ nghệ; hơn nữa, đây còn là thời gian cuối vụ, cạn nguồn hàng của một số loại nông sản như gạo và hạt tiêu... Do đó, kết quả xuất khẩu này chỉ phản ánh tính chu kỳ của mùa vụ trong xuất khẩu mà không ảnh hưởng nhiều đến tình hình thực hiện kế hoạch của cả năm 2007.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước trong tháng 10 lại tăng trở lại sau khi giảm nhẹ ở tháng 9, lên mức 4,2 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong 10 tháng lên mức 39,059 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu hàng hoá đang đi theo đúng quy luật là tăng tốc vào các tháng cuối năm, nên


có thể tin tưởng rằng kim ngạch xuất khẩu đề ra cho năm 2007 (48 tỷ USD) là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Bảng 2-10: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá các tháng năm 2007



Kim ngạch (tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ

năm 2006 (%)

Tháng 1/2007

3,3

7,7

Tháng 2/2007

3

25,2

Tháng 3/2007

3,86

11,4

Tháng 4/2007

3,95

31,6

Tháng 5/2007

3,9

21,8

Tháng 6/2007

4,1

17

Tháng 7/2007

4,25

19,2

Tháng 8/2007

4,4

22,2

Tháng 9/2007

4,1

23,3

Tháng 10/2007

4,2

23,5

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm đều có tốc độ tăng cao, một nửa trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đã đạt giá trị trên 500 triệu USD. Tính riêng các mặt hàng nông sản thực phẩm, xuất khẩu 9 tháng đầu năm đã đạt kim ngạch trên 7,37 tỉ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2006. Dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái là lạc nhân, dầu - mỡ động thực vật, đặc biệt trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có cà phê (tăng 85,9% so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong 9 tháng vừa qua đã có 8 mặt hàng đạt mức xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đứng đầu là dệt may, tiếp đến là dầu thô và một số mặt hàng khác như thuỷ sản, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng điện tử và máy tính, cà phê và gạo.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí