Mức Thuế Cam Kết Bình Quân Theo Nhóm Ngành Hàng Chính


móc thiết bị điện, điện tử (24%). Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, lá thuốc lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.

Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay (1994), chẳng hạn như đối với hàng nông sản, các nước đang và đã phát triển cam kết cắt giảm 30% và 40%; với hàng công nghiệp tương ứng là 24% và 37%. Trung Quốc trong vòng đàm phán của mình đã cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu, từ 17% xuống 10%. (Bảng 1-1)

Mức độ cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chính với thời gian thực hiện được cụ thể hoá trong bảng 1-2 dưới đây.


Bảng 1-1: Diễn giải mức thuế bình quân cam kết



Bình quân chung và theo ngành

Thuế suất MFN

hiện hành (%)

Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO

(%)

Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình (%)

Mức giảm so với thuế MFN

hiện hành

(%)

Cam kết WTO

của Trung Quốc

Mức cắt giảm thuế

chung tại Vòng Uruguay


Nước phát triển

Nước đang phát

triển

Nông sản

23,5

25,2

21,0

10,6

16,7

giảm 40%

giảm

30%

Hàng

công nghiệp


16,6


16,1


12,6


23,9


9,6


giảm 37%

giảm 24%

Chung màn biểu

17,4

17,2

13,4

23,0

10,1



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 3

Nguồn: Bộ Tài chính


Bảng 1-2: Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính



Nhóm mặt hàng

Thuế suất cam kết tại

thời điểm gia nhập WTO (%)

Thuế suất cam kết

cắt giảm cuối cùng cho WTO (%)

1. Nông sản

25,2

21,0

2. Cá, sản phẩm cá

29,1

18,0

3. Dầu khí

36,8

36,6

4. Gỗ, giấy

14,6

10,5

5. Dệt may

13,7

13,7

6. Da, cao su

19,1

14,6

7. Kim loại

14,8

11,4

8. Hóa chất

11,1

6,9

9. Thiết bị vận tải

46,9

37,4

10. Máy móc thiết bị cơ khí

9,2

7,3

11. Máy móc thiết bị điện

13,9

9,5

12. Khoáng sản

16,1

14,1

13. Hàng chế tạo khác

12,9

10,2

Cả biểu thuế

17,2

13,4

Nguồn: Bộ Tài chính


Bảng 1-3: Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán gia nhập WTO đối với một số nhóm hàng quan trọng




Cam kết với WTO


STT


Ngành hàng/Mức thuế suất

Thuế suất MFN (%)

Thuế suất khi gia nhập (%)

Thuế suất cuối

cùng (%)

Thời gian thực hiện

I

Một số sản phẩm nông nghiệp






- Thịt bò

20

20

14

5 năm


- Thịt lợn

30

30

15

5 năm


- Sữa nguyên liệu

20

20

18

2 năm


- Sữa thành phẩm

30

30

25

5 năm


- Thịt chế biến

50

40

22

5 năm


- Bánh kẹo (thuế suất bình

quân)

39,3

34,4

25,3

3-5 năm


Bia

80

65

35

5 năm


Rượu

65

65

45-50

5-6 năm


Thuốc lá điếu

100

150

135

5 năm


Xì gà

100

150

100

5 năm


Thức ăn gia súc

10

10

7

2 năm







2.

Một số sản phẩm công nghiệp






- Xăng dầu

0-10

38,7

38,7



- Sắt thép (thuế suất bình quân)

7,5

17,7

13

5-7 năm


- Xi măng

40

40

32

2 năm


- Phân hoá học (thuế suất bình

quân)

0,7

6,5

6,4

2 năm


- Giấy (thuế suất bình quân)

22,3

20,7

15,1

5 năm


- Tivi

50

40

25

5 năm


- Điều hoà

50

40

25

3 năm


- Máy giặt

40

38

25

4 năm


- Dệt may (thuế suất bình quân)


37,3


13,7


13,7

Ngay khi gia nhập (thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may với

Mỹ và EU


- Giày dép

50

40

30

5 năm



- Xe ôtô con






+ Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy

xăng

90

90

52

12 năm


+ Xe từ 2.500 cc trở lên, loại

2 cầu

90

90

47

10 năm


+ Dưới 2.500 cc và các loại

khác

90

100

70

7 năm


- xe tải






+ Loại không quá 5 tấn

100

80

50

10 năm


+ Loại thuế suất khác hiện

hành 80%

80

100

70

7 năm


+ Loại thuế suất khác hiện

hành 60%

60

60

50

5 năm


- Phụ tùng ôtô

20,9

24,3

20,5

3-5 năm


- Xe máy






+ Loại từ 800 cc trở lên

100

100

40

8 năm


+ Loại khác

100

95

70

7 năm

Nguồn: Bộ Tài chính


Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia ở một số ngành. Việt Nam đã cam kết tham gia đầy đủ một số ngành gồm sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.

Trong số các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy - ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.

Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. (Bảng 1-4 sẽ đề cập cụ thể tình hình cam kết theo Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt Nam trong WTO)


Bảng1- 4: Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành



Hiệp định tự do hoá theo ngành

Số dòng thuế


T/s MFN (%)

T/s cam

kết cuối cùng (%)

1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia

100%

330

5,2%

0%

2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81%

1.300/1.600

6,8%

4,4%

3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết

89

4,2%

2,6%

4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100%

1.170

37,2%

13,2%

5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100%

81

2,6%

0%

Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số HĐ khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng…

Nguồn: Bộ Tài chính


2.2. Cam kết về các biện pháp phi thuế quan

Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam vẫn được bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.

Đối với một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.

Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản ngay khi gia nhập WTO, các khoản hỗ trợ trong nước được phép duy trì trong phạm vi 10% giá trị sản lượng như mức cam kết của các nước đang phát triển khác trong WTO. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.


Về trợ cấp phi nông nghiệp: Việt Nam cam kết xóa bỏ từ thời điểm gia nhập các khoản trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu; những khoản trợ cấp chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Các khoản trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu sẽ phải bỏ sau 5 năm từ thời điểm gia nhập đối với các dự án đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên các ưu đãi này không được áp dụng với các dự án mới thành lập từ sau khi gia nhập. Riêng các khoản trợ cấp bị cấm đang áp dụng với ngành dệt may sẽ phải bỏ ngay từ thời điểm gia nhập.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước/doanh nghiệp thương mại Nhà nước: Việt Nam cam kết rằng Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp Nhà nước không phải là mua sắm Chính phủ.

Về quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa): Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập; trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm.

Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của Việt Nam trong việc


đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí...

Về định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại…Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập.

Như vậy, những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO góp phần đưa Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào phân công lao động quốc tế cũng như hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.‌

III. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xử lý các tác động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu sau khi gia nhập WTO

3.1. Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

3.1.1 Những tác động tích cực của việc gia nhập WTO đến kinh tế Trung Quốc

a. Tăng trưởng kinh tế cao

Cuối năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập WTO là lúc nền kinh tế thế giới phổ biến đang tăng trưởng thấp. Còn trong những năm gần đây, trong khi nền kinh tế thế giới đang phục hồi một cách yếu ớt thì kinh tế Trung Quốc lại giữ được mức tăng trưởng nhanh. Có nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất là do Trung Quốc đã biết tận dụng cơ hội và phát huy tích cực những lợi thế do việc trở thành thành viên WTO đem lại.

Về hoạt động ngoại thương

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu rất đáng nể: 21% năm 2002; 37,1% năm 2003; 35,7% năm 2004; và 23,2% 6 tháng đầu năm 2005. Mức tăng chỉ riêng xuất khẩu các năm như sau: 2,3% năm 2002; 32% năm 2003; 36% năm 2004 và 28,4% năm 2005. Trung Quốc tiếp tục đạt thặng dư thương mại khoảng 70 tỷ USD (2005), gấp 2 lần con số 32 tỷ năm 2002. Trung Quốc cũng đã đạt kim ngạch


thương mại trên 100 tỷ năm 2005 với các đối tác thương mại như: EU (217,31 tỷ USD), Mỹ (211,63 tỷ USD), Nhật (184,45 tỷ USD), sau đó là Hồng Kông (136,7 tỷ USD), ASEAN (lần đầu tiên vượt mức 100 tỷ USD, đạt 130,4 tỷ USD) và Hàn Quốc (111,9 tỷ USD).

Gia nhập WTO đã tạo ra không gian phát triển rộng lớn cho kinh tế Trung Quốc. Nếu năm 1978, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc chỉ đạt 20,6 tỷ USD, đứng thứ 32 thế giới, thì đến cuối năm 2005, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc đạt 1420 tỷ USD, đưa Trung Quốc lên đứng thứ 3 thế giới về kim ngạch thương mại, vượt qua Nhật Bản và chỉ đứng sau Mỹ và Đức. Như vậy, sau hơn 20 năm Trung Quốc đã đưa thứ hạng của mình từ vị trí thứ 32 lên thứ 3 - quả là một kết quả rất ấn tượng.


Bảng 1-5 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc


Năm

Tổng kim ngạch XNK

(tỷ USD)

Tăng trưởng (%)

2002

629,8

26

2003

851

37,1

2004

1154,7

35,7

2005

1420

23,2

Nguồn: Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới (6/2005), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (2/2006)

Ảnh hưởng trực tiếp của tăng trưởng Trung Quốc tới khu vực là lượng nhập khẩu tăng nhanh. Năm 2003, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Đức. Nhập khẩu năm 2003 của Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần so với năm 1990, và tăng gần gấp đôi từ năm 2000. Xu hướng này dường như ngày càng mạnh lên và nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc tăng mạnh đã giúp cho lượng hàng hoá xuất khẩu của nhiều nền kinh tế trên thế giới cũng tăng mạnh.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí