quốc tế và đ mở ra một phương thức giao dịch và thanh toán chưa từng có trong lịch sử kinh tế thế giới. Thương mại điện tử bùng nổ với 2 tỷ USD năm 1996, 100 tỷ USD năm 1999, và ước tính khoảng 3 ngàn tỷ USD năm 2003 [09]. Theo dự báo từ năm 2000 trong nghiên cứu của Brent C. Sahl thuộc trường Đại học DePaul, Chicago, Illinoise của Mỹ, giá trị thương mại điện tử của châu Âu có thể đạt 1,5 ngàn tỷ USD năm 2004, trong số 6,9 ngàn tỷ USD của thế giới vào năm này [55]. Về cơ cấu giá trị thương mại điện tử, theo báo cáo mang tên “Nền kinh tế thông tin” do UNCTAD phát hành năm 2006 (tr.15), tổng giá trị thương mại điện tử của Mỹ năm 2005 trong các ngành chế tạo, bán buôn và bán lẻ, và một số ngành dịch vụ chiếm tới 10% tổng doanh thu của các ngành này. Cũng trong năm 2005, ở châu Âu, giá trị thương mại điện tử chiếm 2,5% tổng giá trị thương mại hàng hoá và dịch vụ.
Thứ tư, khoa học và công nghệ cũng đ" làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế toàn cầu. Với cuộc cách mạng công nghiệp, cơ cấu của nền kinh tế thế giới
đ dần chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP thế giới càng tăng mạnh trong những năm cuối của thiên nhiên kỉ thứ hai với sự xuất hiện của ngành công nghiệp
điện toán. Hàng loạt các sản phẩm liên quan tới công nghệ thông tin ra đời như các phần cứng, phần mềm của máy tính, phụ kiện ... đ tạo cơ hội cho nhiều nước đang phát triển tận dụng nguồn lực của mình. Báo cáo mang tên “Đối tác và kết nối trong phát triển khoa học và công nghệ” của UNCTAD năm 2002 cho thấy: “Một số lượng đáng kể các h ng ở các nước đang phát triển đ có thể tham gia vào các công đoạn khác nhau của thị trường công nghệ thông tin quốc tế nhờ vào những cơ hội toàn cầu về sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin (cả phần cứng và phần mềm) mà đang được tạo ra bởi những tiến bộ công nghệ” [94]. Cũng theo bỏo cỏo “Nền kinh tế thụng tin” do UNCTAD phỏt hành năm 2006, chỉ riờng giỏ trị xuất khẩu cỏc loại dịch vụ do cụng nghệ thụng tin tạo ra ủó tăng nhanh chúng từ mức 348 tỷ USD năm 1995
lên 691 tỷ năm 2004 (tr. 29). Như vậy, tự thân khoa học và công nghệ đã là nguồn động lực tăng trưởng đáng kể cho thương mại và đầu tư trên thế giới.
Nói cách khác, khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
đ tạo nền tảng cho tiến trình toàn cầu hoá, mang lại những bước tiến mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ cũng tạo ra những khoảng cách trong phát triển giữa các nước tư bản phát triển và những nước đang phát triển. Một thực tế là, những quốc gia có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin nhiều hơn sẽ là những quốc gia có lợi thế cạnh tranh hơn trong một nền kinh tế toàn cầu.
Như vậy, nền kinh tế thế giới từ những năm cuối thập kỉ 1980 - thời điểm mà nền khoa học và công nghệ của thế giới, nhất là công nghệ thông tin, sinh học, năng lượng, hoá học... có những bước nhảy vọt (cũng tương tự như sự xuất hiện của máy hơi nước trong thể kỉ 17 hay sự xuất hiện của điện tín trong những năm cuối của thế kỉ 18 tạo nên bước nhảy vọt về công nghệ trong giai
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 2
- Cơ Sở Lý Luận Của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế
- Tác Động Của Xu Hướng Tự Do Hoá Đầu Tư Quốc Tế
- Các Vụ Sáp Nhập Và Thôn Tính Với Giá Trị Trên 1 Tỷ Usd (1987 -2004)
- Tác Động Của Hệ Thống Các Tổ Chức Thương Mại, Tài Chính Quốc Tế
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
đoạn này) - tới nay, đ có những bước phát triển vượt bậc so với nền kinh tế thế giới trong những năm trước đó. Đó là sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, về quan hệ sản xuất, về phương thức huy động nguồn lực, về cơ cấu nền kinh tế, về phương thức phân phối sản phẩm, và về giá trị gia tăng tính trên các yếu tố đầu vào, trong đó tri thức và công nghệ đang chiếm một tỉ lệ ngày càng tăng. Đó là sự thay đổi về chất mang tính khách quan, là hệ quả và cũng là quy luật vận
động và phát triển của nền kinh tế thế giới trong nhiều năm qua.
Như đ trình bày, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong những năm cuối của thiên niên kỷ thứ II là yếu tố cơ bản, có tính quyết
định với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Khoa học và công nghệ vừa là đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, vừa là điều kiện
để các yếu tố sản xuất khác được huy động một cách hiệu quả hơn; đồng thời có vai trò ngày càng lớn hơn trong quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu. Như vậy, các yếu tố sản xuất như lao động và vốn được di chuyển tự do hơn và
xu hướng tự do hoá thương mại vừa là hệ quả của tiến trình toàn cầu hoá, vừa thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá. Bên cạnh các yếu tố kinh tế, được điều tiết bởi bàn tay vô hình của thị trường như khoa học công nghệ, thị trường vốn và thị trường lao động...v.v, các yếu tố chính trị, được dẫn dắt bởi lợi ích của một số quốc gia, nhóm quốc gia và khu vực thông qua vai trò của một số thÓ chÕ kinh tế, thương mại quốc tế như WTO, IMF, ILO, các tổ chức thuộc hệ thống của Liên hiệp quốc và của mét sè chÝnh phđ, nhãm chÝnh phđ, hoặc các tổ chức phi chính phủ...v.v cũng tác động mạnh mẽ đến tiến trình toàn cầu hoá.
Xét từ khía cạnh chính trị, sự phát triển nhanh chóng của tiến trình toàn cầu hoá trong giai đoạn này cũng là hệ quả tất yếu của một loạt những biến động về địa chính trị thế giới, bắt đầu bằng sự kiện Liên Xô tan rã, chấm dứt thời kì chiến tranh lạnh giữa các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu do Liên xô cầm đầu. Trong thời kì chiến tranh lạnh, thay vì hợp tác, các quốc gia thuộc hai khối này lại loại trừ và phủ nhận các giá trị của đối phương, đi ngược quy luật của kinh tế thị trường, bất chấp sự tổn hại về kinh tế một cách phi lô gíc. Động cơ để hợp tác trong hầu hết các lĩnh vực đều bị triệt tiêu.
Sự tan rã của Liên Xô và các nước thuộc khu vực Đông Âu đã phá vỡ tình trạng này. Tuy còn nhiều khác biệt, song cái biên giới ý thức hệ đã tạm thời được rỡ bỏ và tạo nên một động lực cho tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Trước hết, đó là việc Liên Xô và hầu hết các quốc gia ở Đông Âu - được gọi là các nền kinh tế đang chuyển đổi - đã áp dụng cơ chế thị trường và tạo ra một làn sóng rỡ bỏ các quy định điều tiết, đẩy nhanh phi tập trung hóa, tư nhân hoá và tự do hoá. Đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ để tiến trình toàn cầu hoá kinh tế có thể phát triển nhanh chóng. Thực vậy, cơ chế thị trường - một phương thức huy động nguồn lực và phân phối sản phẩm - dựa trên quy luật Cung/Cầu - đã tạo ra nền tảng cho sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế giữa các quốc gia này với các quốc gia phát triển. Các yếu tố sản xuất như
vốn, lao động, công nghệ từ các nước tư bản phát triển lần lượt đổ vào các nền kinh tế đang chuyển đổi. Một thị trường hàng hoá và dịch vụ được mở ra cho cạnh tranh. Quá trình này đã liên kết các quốc gia với nhau, buộc các quốc gia phải thương lượng, hợp tác và cuối cùng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn cả về kinh tế chính trị và các khía cạnh khác của xã hội.
Một tác động nữa của việc chiến tranh lạnh kết thúc đối với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế là sau khi Liên Xô tan rã và không còn khả năng chi phối các nước đồng minh Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu, một khoảng trống về quyền lực về chính trị và kinh tế đã được tạo ra ở khu vực Đông Âu và tạo cơ hội vàng để các quốc gia phương Tây mở rộng ảnh hưởng của mình, gây sức ép về kinh tế, chính trị thông qua cơ chế thị trường; và từng bước chiếm lĩnh thị trường ở khu vực này. Quá trình này, trước hết được thực hiện qua việc gây sức ép để các nước thuộc khu vực này tham gia vào các thể chế chính trị, quân sự và kinh tế như NATO, Liên minh châu Âu, Uỷ ban châu Âu… vốn đã được các nước Tây Âu và Mỹ hình thành trước đó. Tiếp đó, các thể chế kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF, các công ty xuyên quốc gia (TNC)… được “bật đèn xanh” bởi Mỹ và các nước Tây Âu đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đang “đói vốn” này. Trên thực tế dòng FDI đổ vào các nước thuộc khu vực này đã tăng đáng kể từ mức 0% năm 1980 lên 1,2% năm 2000 và đạt mức 2,5% năm 2005, chưa kể các khoản cho vay của các thể chế tài chính - tiền tệ quốc tế.
Đáng lưu ý, qua quá trình rót vốn và tự do hoá thương mại này, các quốc gia Đông Âu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn lực từ các quốc gia bên ngoài cũng như vào các luật định quốc tế. Như vậy, từ nhu cầu tự thân là cần vốn để phát triển, cùng với tham vọng chiếm lĩnh thị trường và gây ảnh hưởng chính trị của các quốc gia phương Tây, tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đã diễn ra mạnh mẽ trên mọi khía cạnh, không chỉ ở khu vực này mà còn ở bất cứ khu vực nào trên thế giới có nhu cầu về phát triển. Cũng trong tiến trình toàn cầu hoá, thị trường mới được mở ra, các yếu tố sản xuất được di chuyển tự do hơn, các giá trị về văn hoá và chính trị đan xen và va chạm với nhau… với
một mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận kinh tế và chính trị.
Nếu các thành tựu về khoa học và công nghệ trong những năm cuối của thập kỉ 1980 và đầu 1990 là kết quả của quá trình tích luỹ trước đó và hệ quả tất yếu của nó là sự hình thành một cơ sở ban đầu cho một nền kinh tế toàn cầu, thì sự kiện chiến tranh lạnh kết thúc lại mang tính đột biến, là chất xúc tác cho tiến trình toàn cầu hoá được đẩy nhanh hơn về quy mô và sâu hơn về chất. Tuy nhiên, bên cạnh ý chí chính trị và mục tiêu kinh tế của các quốc gia tư bản phát triển phương Tây và Mỹ, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, các thể chế tài chính, kinh tế… cũng đóng một vai trò không thể thiếu được trong tiến trình toàn cầu hoá.
Như vậy, toàn cầu hoá là một tiến trình khách quan, được khởi động bởi những thành tựu vượt bậc của khoa học và công nghệ trong những năm cuối của thập kỉ 1980 và đầu 1990; đồng thời được thúc đẩy bởi hàng loạt các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội khác như đã trình bày ở trên. Ngược lại, cũng chính tiến trình toàn cầu hoá lại có tác động trở lại đối với các yếu tố đã tạo tiền đề và thúc đẩy sự phát triển của nó. Những tác động qua lại trên đã làm cho tiến trình toàn cầu hoá, nhất là toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn và trở thành một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới.
1.1.2.3. Một số đặc trưng của toàn cầu hoá kinh tế và mối liên hệ với FDI thế giới
Toàn cầu hoá kinh tế bắt đầu từ cuối thập kỉ 80 là một giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới, có nguồn gốc từ những tích luỹ về lượng của của các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và công nghệ; trong đó công nghệ đóng vai trò tiên quyết, góp phần làm thay đổi về chất các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Toàn cầu hoá được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ sau sự kiện mang tính đột biến là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông
Âu, phá vỡ trật tự thế giới hai cực và tạo ra thế giới một cực với Mỹ là siêu cường duy nhất có khả năng mở rộng thế lực kinh tế và chính trị của mình trên quy mô toàn cầu. Trong tiến trỡnh toàn cầu hoỏ, cỏc yếu tố sản xuất ủược huy
động, di chuyển tự do hơn trên quy mô toàn cầu và xu hướng tự do hoá thương mại là chủ đạo. Quá trình di chuyển các yếu tố sản xuất và xu hướng tự do hoá thương mại tạo nên sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc hơn giữa các nền kinh tế, đồng thời tác động tới nền kinh tế thế giới theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, đặc biệt tới đầu tư trực tiếp nước ngoài, tới lực lượng lao động và thương mại thế giới. Trên cơ sở thực tiễn của tiến trình toàn cầu hoá trong những năm qua, có thể xác định một số đặc trưng cơ bản của tiến trình toàn cầu hóa như sau:
1. Xu hướng tự do hoá các hoạt động kinh tế quốc tế gồm hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất và di chuyển nguồn lựcv.v...
2. Khoa học và công nghệ làm thay đổi phương thức quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm; trực tiếp tham gia như một yếu tố đầu vào của sản xuất; giảm chi phí vận tải, thông tin liên lạc, thu hẹp không gian kinh tế; đồng thời tự thân là một yếu tố thu hút FDI;
3. Các công ty xuyên quốc gia (TNC) là động lực chính trong việc di chuyển các nguồn lực trên phạm vi quốc tế, trong đó có các hoạt động đầu tư quốc tế thông qua sáp nhập, nghiên cứu và triển khai, sản xuất và phân phối hàng hoá và dịch vụ;
4. Các thể chế kinh tế, tài chính, thương mại toàn cầu và khu vực có vai trò ngày càng quan trọng trong điều tiết các hoạt động kinh tế quốc tế, trong đó có sự vận động của dòng FDI;
5. Các nước tư bản phát triển, một số nền kinh tế và liên kết kinh tế lớn đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu và tiếp nhận FDI.
Đặc trưng nổi bật nhất và chi phối các đặc trưng khác của toàn cầu hoá là xu hướng tự do hoá cao độ các hoạt động kinh tế và quốc tế hoá các nguồn lực. Tuy nhiên, song song với tiến trình tự do hoá này, các nền kinh tế, các quốc gia cũng trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn; đồng thời cũng có xung đột lợi ích nhiều hơn. Trong đó, các quốc gia phát triển, với những lợi thế so sánh của mình, chắc chắn sẽ có khả năng chi phối nhiều hơn đối với nền kinh
tế thế giới so với các quốc gia và nền kinh tế đang phát triển. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc hơn giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, và mâu thuẫn nội tại của quá trình phát triển: đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu gia tăng tài sản tiêu dùng của thế giới với nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Mâu thuẫn này, tới lượt nó lại đòi hỏi phải được giải quyết trên quy mô toàn cầu với sự hợp tác của các quốc gia và tiếp tục thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá như một chu kì khép kín: Hợp tác - mâu thuẫn - hợp tác. Chu kì này phản ánh bản chất khách quan của tiến trình toàn cầu hoá, đồng thời cũng chứa đựng trong nó những đặc trưng như đã trình bày ở trên. Như vậy, sự vận động của dòng FDI trên toàn cầu cần được nghiên cứu trong bối cảnh các nguồn lực của nền kinh tế toàn cầu có thể di chuyển tự do hơn, song cũng được điều tiết nhiều hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố khác của nền kinh tế toàn cầu.
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ ĐỐI VỚI DÒNG FDI
Cỏc nhà kinh tế học ủó cú nhiều nỗ lực nhằm lý giải cho sự vận ủộng của dũng FDI trờn thế giới trong vài thập kỷ qua. Một số lý thuyết cho rằng dũng FDI sẽ tỡm tới những ủịa ủiểm tiếp nhận ủầu tư cú mụi trường phỏp lý, chớnh trị thuận lợi, cú chi phớ cho cỏc yếu tố sản xuất thấp, cú nguồn tài nguyờn phự hợp cho hoạt ủộng sản xuất; một số khỏc nhấn mạnh vào yếu tố thị trường nội ủịa và mức ủộ tiếp cận thị trường của nền kinh tế tiếp nhận ủầu tư. Một số nhà kinh tế học lại quan tõm ủến sự vận ủộng của dũng FDI trong quỏ trỡnh quản lý và phõn cụng sản xuất quốc tế, theo ủú ô vũng ủời sản phẩm ằ sẽ quyết ủịnh chu kỡ lưu chuyển của dũng FDI, hoặc nhấn mạnh yếu tố ô lực ủẩy và lực hỳt ằ của cỏc yếu tố sản xuất giữa cỏc nền kinh tế. Mụ hỡnh OLI cho rằng yếu tố Sở hữu, Địa ủiểm ủầu tư và Nội ủịa húa là những yếu tố quan trọng dẫn ủến sự vận ủộng của dũng FDI. Ngoài ra, nhiều học giả cũng nghiờn cứu về sự vận ủộng của dũng FDI dưới tỏc ủộng của tỷ giỏ hối ủoỏi, của việc hỡnh thành cỏc khu vực mậu dịch tự do, của việc tham gia cỏc cơ chế kinh tế - thương mại quốc tế như WTO, của cỏc yếu tố văn húa, chớnh trị, xó hội, ủịa lý v.v...
Những cách lý giải trên về sự vận động của dòng FDI trên thế giới đã tỏ ra khá thuyết phục trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế diễn ra với quy mô sâu và rộng như trong khoảng hơn 10 năm qua, sự vận động của dòng FDI trở nên đa dạng, linh hoạt hơn và chịu tác động đa chiều hơn của các hoạt động của các TNC, của các nền kinh tế lớn, của các liên kết kinh tế song phương, đa phương, cấp tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu, của các yếu tố pháp luật, môi trường, văn hóa xã hội trên toàn cầu. Tổng hợp lại, dòng FDI chịu tác động của toàn cầu hóa thông qua các kênh sẽ được mô tả tại phần tiếp theo của Luận án.
1.2.1. Cơ chế tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng FDI
Vậy toàn cầu hoá kinh tế tác động tới sự vận động của dòng FDI như thế nào? Từ những phân tích về tính khách quan và đặc trưng của toàn cầu hoá ta thấy tiến trình toàn cầu hoá có thể tác động vào sự vận động của dòng FDI thế giới bằng những con đường khác nhau. Thứ nhất, đó là con đường tự do hoá môi trường đầu tư toàn cầu; thứ hai là qua các tác động của khoa học và công nghệ đối với các hoạt động kinh tế như đã phân tích ở phần trên; thứ ba là qua hoạt động của các công ty xuyên quốc gia; thứ tư là qua quá trình mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh thị trường của các nền kinh tế hoặc liên kết kinh tế, với vai trò chủ đạo của các nền kinh tế lớn; và cuối cùng là được điều tiết bởi các thể chế kinh tế, tài chính và thương mại quốc tế (Hình 1.1).
Thị trường toàn cầu
Khoa học và công nghệ
WTO, WB,
FDI
TNC
US, EU,
Japan,
Nguồn: Tác giả
Hình 1.1. Các kênh tác động của toàn cầu hoá đối với FDI.