Toàn Cầu Hóa, Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Khu Vực



nhằm vì con người, phục vụ con người và cho con người. Mục tiêu này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục đích của nền sản xuất xã hội, của sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính mục đích của nền sản xuất xã hội đến lượt nó lại tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của LLSX. Nếu mục đích của nền sản xuất xã hội mà vì lợi nhuận tối đa sẽ thúc đẩy LLSX phát triển bằng mọi giá nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả lợi nhuận cho nhà đầu tư. Khi ấy, nhà sản xuất có thể sẽ ít để ý, quan tâm tới hệ quả, tác động trái của sự phát triển LLSX bằng mọi giá. Có thể vấn đề môi trường, vấn đề xã hội của việc phát triển LLSX không được giải quyết thỏa đáng và kịp thời. Như vậy thì cuối cùng cũng cản trở LLSX cũng như QHSX phát triển theo hướng lành mạnh, có lợi cho từng cá nhân và cả xã hội. Nếu mục đích của nền sản xuất xã hội mà vì con người, trước hết là vì người lao động thì sự phát triển của LLSX luôn luôn được cân nhắc trong sự tương thích, phù hợp, hài hòa với môi trường tự nhiên. Những vấn đề xã hội do sự phát triển của LLSX hiện đại sẽ được quan tâm, chú ý giải quyết tối ưu nhất. Như vậy, LLSX sẽ phát triển nhưng nằm trong tầm kiểm soát của con người vì mục tiêu phục vụ con người.

Mục đích của nền sản xuất còn ảnh hưởng tới quan điểm phân phối sản phẩm lao động làm ra. Điều này ảnh hưởng quan trọng tới việc xây dựng, hoàn thiện QHSX nói chung, QHSX XHCN nói riêng. Việc phân phối sản phẩm lao động do tính chất của QHSX quyết định. Chính quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, xét đến cùng sẽ quy định mục đích của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự phát triển LLSX. Như vậy, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của phát triển LLSX hiện đại và xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa phát triển LLSX hiện đại và xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN ở nước ta.

Sự lãnh đạo khoa học, đúng đắn của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với quá trình vận động biến đổi của



QHSX XHCN. Vai trò của Đảng và Nhà nước còn được thể hiện ở chỗ, Đảng, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng đắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển LLSX. Việc xác định đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển LLSX sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN ở nước ta. Đồng thời, Đảng và Nhà nước còn là lực lượng tổ chức, thực hiện, triển khai mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình phát triển LLSX hiện đại và xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN. Đảng và Nhà nước cũng chính là lực lượng chuyển hóa những cơ hội do điều kiện quốc tế, hội nhập, toàn cầu hóa thành hiện thực, nội lực trong nước để xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN ở nước ta. Cũng chính Đảng và Nhà nước là lực lượng chủ động lãnh đạo, quản lý, ngăn chặn, sàng lọc những tác động tiêu cực do hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa gây ra. Đảng và Nhà nước còn đề ra những chính sách cho phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ để phát triển LLSX hiện đại. Đồng thời, Đảng và Nhà nước cũng là nhân tố chủ quan chủ động đưa ra đường lối, chính sách, pháp luật để từng bước hoàn thiện QHSX XHCN. Đảng và Nhà nước còn ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế và chính sách xã hội tạo môi trường cho việc phát huy tính tích cực của người lao động. Nói cách khác, Đảng, Nhà nước giải phóng, phát huy những tiềm năng sáng tạo của con người, của xã hội, tạo nên sức mạnh của cả cộng đồng thúc đẩy phát triển LLSX hiện đại. Trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy QHSX XHCN ở nước ta vận động biến đổi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò to lớn đối với sự hình thành, biến đổi của QHSX XHCN ở nước ta.

2.2.3. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Nhân tố quốc tế góp phần tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của quan hệ sản xuất ở các quốc gia. Nhân tố này bao gồm sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.Trong quá trình phát


Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 10


triển của lịch sử thế giới, quan hệ giữa lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc là quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù, giữa chỉnh thể và bộ phận. Chỉ trên cơ sở phân tích, lý giải, so sánh chúng ta mới có thể lý giải được sự khác biệt trong quá trình phát triển của quan hệ sản xuất ở các quốc gia, dân tộc.

Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất với sự cải tiến không ngừng của công cụ lao động, của trình độ tay nghề của người lao động và sự bùng nổ của cách mạng khoa học, công nghệ đã làm cho các nước trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa ngày càng được tăng cường giữa các quốc gia, dân tộc. Sự tăng cường hợp tác, liên kết giữa các nước trên thế giới đã hình thành phong trào toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội của các nước từ trao đổi hàng hóa, thương mại đến văn hóa, xã hội… trong đó nổi bật nhất là quan hệ sản xuất (quan hệ kinh tế) giữa các nước.

Do đó, quá trình vận động biến đổi của QHSX XHCN ở nước ta còn phụ thuộc vào nhân tố quốc tế nhất là quá trình toàn cầu hóa. Đặc điểm nổi trội của nhân tố quốc tế là quá trình toàn cầu hóa mà mở đầu từ toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển LLSX cũng như QHSX toàn thế giới, ảnh hưởng tới sự phân công lao động trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội thuận lợi cho chúng ta phát triển LLSX hiện đại trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, toàn cầu hóa cho ta cơ hội hợp tác quốc tế cũng như học hỏi kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển LLSX hiện đại; kế thừa được thành tựu khoa học, công nghệ của các nước phát triển; học hỏi được kinh nghiệm quản lý sản xuất; toàn cầu hóa tác động đến sự gia tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, có xuất phát điểm thấp, ít vốn nên để thúc đẩy phát triển LLSX hiện đại không thể không cần đến nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài; toàn cầu hóa là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ của nước ta,v.v.. Trên cơ sở đó phát triển LLSX hiện đại và từng bước xây dựng, hoàn thiện QHSX phù hợp. Tuy



nhiên, toàn cầu hóa cũng tạo ra những thách thức cho những nước chưa phát triển như nước ta trong việc xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN. Chẳng hạn, phân hóa xã hội giàu - nghèo ngày càng gia tăng, lợi ích người lao động bị vi phạm, tạo ra sự bất công trong xã hội, môi trường ngày càng ô nhiễm v.v.. Những tác động tiêu cực này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN.

Ngoài quá trình toàn cầu hóa thì môi trường quốc tế cũng ảnh hưởng quan trọng tới sự biến đổi của QHSX XHCN. Nếu môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế,v.v.. sẽ tác động tích cực tới việc sự vận động, biến đổi của QHSX XHCN. Ngược lại, môi trường chiến tranh, bất bình đẳng, khủng hoảng kinh tế, v.v.. sẽ tác động tiêu cực tới biến đổi của QHSX XHCN.

Toàn cầu hóa với sự phát triển tự do về thương mại, hàng hóa và vai trò ngày càng tăng của các công ty xuyên quốc gia đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta cả về mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của toàn cầu hóa được thể hiện khi chúng ta tham gia vào các định chế toàn cầu như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Apec, Asean,… làm cho thị trường được mở rộng, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, với sự đa dạng hóa trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ năng tổ chức, quản lý tiên tiến để phát triển sản xuất. Mặt khác cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế có thể lệ thuộc vào các nước lớn chi phối quá trình toàn cầu hóa. Chẳng hạn cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Nam Á năm 1997-1998 bao gồm các nước như: Thái Lan, Indonesia, Malaixia, Philiphines bắt nguồn từ sự rút vốn của nguồn vốn đầu tư nước ngoài làm cho các nước Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng, sản xuất giảm sút, thất nghiệp gia tăng nền kinh tế bị suy thoái.

Đối với nước ta toàn cầu hóa tác động tới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Về mặt sở hữu tư liệu sản xuất quá trình toàn cầu hóa đã thu hút được nguồn vốn



không nhỏ vào nước ta bao gồm cả vốn ODA và FDI, hàng tỷ đôla vốn đầu tư của nước ngoài vào nước ta đã hình thành nên sự thay đổi về sở hữu làm cho hình thức sở hữu hỗn hợp ngày càng tăng. Vốn đầu tư nước ngoài có thể liên kết với các doanh nghiệp nhà nước trên một số lĩnh vực như: dầu khí, điện lực, ngân hàng, sản xuất điện tử, dệt may… từ đó hình thành nên thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Khi tham gia vào toàn cầu hóa cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước buộc chúng ta phải cổ phần hóa, thoái vốn để tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, từ đó làm cho nguồn vốn sở hữu của nhà nước được thu hẹp lại và việc sử dụng có hiệu quả hơn.

Về quan hệ tổ chức, quản lý khi tham gia vào toàn cầu hóa, doanh nghiệp nhà nước có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài, qua đó, có thể học tập được kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các nước tiên tiến. Mặt khác, do phải cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực lớn, chúng ta phải thay đổi về quản lý hình thành các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước để tạo ra tiềm lực đủ sức cho cạnh tranh. Do vậy, mô hình tổ chức, quản lý của QHSX XHCN đã được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Về quan hệ phân phối sản phẩm cũng bị ảnh hưởng, bởi vì khi vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta để cạnh tranh, thu hút người lao động, nhân tài họ thường trả lương cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải tăng lương cho người lao động và làm cho đời sống của người lao động được nâng lên so với trước đây. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài luôn tính đến hiệu quả kinh tế vì vậy, họ trả công theo lao động rất đúng và thực chất, qua đó các doanh nghiệp nhà nước của chúng ta cũng học tập về phân phối theo lao động tốt hơn nhằm kích thích tính tích cực, sáng tạo của người lao động.

Tóm lại, nhân tố quốc tế, toàn cầu hóa tác động mọi mặt tới đời sống của các quốc gia dân tộc mà trước hết trên phương diện kinh tế. Do đó, nó tác



động trực tiếp và gián tiếp tới quá trình vận động biến đổi của QHSX XHCN ở nước, cả về mặt tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức.

2.2.4. Các quan hệ sản xuất khác

Trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định, quan hệ sản xuất thường tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội trước, quan hệ sản xuất đóng vai trò chủ đạo và quan hệ sản xuất mầm mồng của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất đóng vai trò chủ đạo, chi phối, quy định bản chất của mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử. Các quan hệ sản xuất khác mang tính tất yếu nhưng không đóng vai trò chi phối mà chỉ bổ sung làm cho quan hệ sản xuất phát triển đa dạng phong phú. Trong thực tế các quan hệ sản xuất không tồn tại biệt lập mà có sự tác động lẫn nhau, liên kết với nhau dưới nhiều hình thức muôn hình, muôn vẻ để tạo thành cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế - xã hội nào đó.

Ở nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều quan hệ sản xuất khác nhau, nó do trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta quy định. Do bản chất khác nhau của các loại hình quan hệ sản xuất, chúng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, xung đột với nhau. Điều đó tác động đến cả hình thái kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ. Do vậy, việc xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta muốn trở thành hiện thực, phải xây dựng, củng cố được vai trò chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở sở hữu toàn dân và tập thể.

Trước đổi mới, chúng ta đã xóa bỏ đi các quan hệ sản xuất khác bằng các biện pháp hành chính, trong khi các điều kiện cho các quan hệ sản xuất vẫn tồn tại, dẫn đến vi phạm quy luật khách quan làm cho QHSX vượt quá xa so với trình độ của LLSX. Chính sự tồn tại một loại hình quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế với cơ chế kế hoạch hóa, tập trung đã làm cho nền kinh tế nước ta không có cạnh tranh, không có động lực cho sự phát triển. Vì sự thiếu vắng các quan hệ sản xuất khác trong nền kinh tế, đã dẫn đến QHSX XHCN tuy chiếm số lượng lớn, tuyệt đối



nhưng lại trì trệ không phát triển được và đẩy đất nước ta lâm vào khủng hoảng về kinh tế-xã hội.

Khi tiến hành công cuộc đổi mới chúng ta đã cho phát triển đa dạng hóa các quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của LLSX, do đó đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Quan điểm của Đảng là phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất nước ta quá độ lên CNXH từ một nước sản xuất nhỏ LLSX thấp kém lại bỏ qua chế độ TBCN, do vậy, để định hướng đi lên CNXH chúng ta luôn luôn khẳng định: trong các quan hệ sản xuất thì QHSX XHCN đóng vai trò chủ đạo, chi phối dẫn dắt các loại hình QHSX khác “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [33, tr.73-74].

Trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội luôn có một quan hệ sản xuất đóng vai trò chủ đạo để tạo thành đặc trưng của một cơ sở hạ tầng nào đó. Do đó, nếu QHSX XHCN ở nước ta hoạt động không tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, năng suất không cao bằng các loại hình quan hệ sản xuất khác chẳng hạn như: QHSX TBCN thì dần dần nó sẽ đánh mất vai trò chủ đạo, không tạo ra được một cơ sở kinh tế vững chắc để làm công cụ cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước điều tiết nền kinh tế, khi đó nền kinh tế sẽ có nguy cơ đi chệch hướng XHCN. Mặt khác nếu QHSX XHCN mà hoạt động tốt hơn các loại hình QHSX khác, làm tốt vai trò chủ đạo của mình thì nó có thể dẫn dắt, hỗ trợ các loại hình QHSX khác ở nước ta đi lên CNXH, một chế độ công bằng, bình đẳng dựa trên cơ sở công hữu là chủ yếu.

Như vậy, các quan hệ sản xuất ở nước ta chúng vừa thống nhất, vừa đối lập, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển tạo ra một cơ sở hạ tầng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, dưới sự dẫn dắt, hỗ trợ của QHSX XHCN.


Tiểu kết chương 2


Lý luận về quan hệ sản xuất và vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kiến trúc thượng tầng là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan hệ sản xuất có một vai trò tác động kép trong một hình thái kinh tế -xã hội, một mặt nó có vai trò thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, mặt khác, quan hệ sản xuất cũng là cơ sở, nền tảng để hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng.

Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên CHXN, còn tồn tại nhiều loại quan hệ sản xuất khác nhau thì QHSX XHCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra cơ sở nền tảng cho sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và dẫn dắt các loại quan hệ sản xuất khác đi lên CNXH.

Sự vận động, biến đổi của QHSX XHCN ở nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trước hết là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động và biến đổi nó đòi hỏi QHSX cũng phải biến đổi theo để bảo đảm sự phù hợp. Kiến trúc thượng tầng mà trực tiếp là sự lãnh đạo, định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, có tác động mạnh mẽ tới sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Các quan hệ sản xuất khác ở nước ta chúng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn tác động qua lại nhau tạo thành cơ sở hạ tầng đặc trưng của thời kỳ quá độ ở nước ta, do đó cũng tác động đến sự biến đổi của QHSX XHCN. Nhân tố toàn cầu hóa, hợp tác khu vực và quốc tế, cũng góp phần tác động đến sự biến đổi của QHSX XHCN nó tạo ra cả cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập ở Việt Nam.

Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, sự biến đổi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí