Tác Động Của Xu Hướng Tự Do Hoá Đầu Tư Quốc Tế


Trên cơ sở lý thuyết về FDI đã được nhiều nhà kinh tế học đưa ra và tương đối thống nhất trong vài thập niên qua, kết hợp với thực tiễn của toàn cầu hóa kinh tế từ đầu 1990 tới nay, và với những đặc trưng của nó trong mối tương tác với dòng FDI, có thể thấy trước hết toàn cầu hóa: (1) Cải thiện môi trường đầu tư toàn cầu gồm hệ thống thể chế, hành lang pháp lí liên quan tới FDI ở các cấp độ song phương và đa phương, ở quy mô quốc gia, khu vực và toàn cầu; các hoạt động đầu tư và sản xuất, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao khoa học công nghệ của các TNC và hoạt động của các nền kinh tế lớn…; (2) Mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ toàn cầu; (3) Điều chỉnh tương quan lợi thế so sánh giữa các yếu tố đầu vào của sản xuất ở nước xuất phát và nước tiếp nhận đầu tư (hay giữa các yếu tố đóng vai trò lực đẩy và lực hút) như vốn - công nghệ - lao động và tài nguyên thiên nhiên.

Như vậy, thông qua Môi trường đầu tư, Thị trường và các Yếu tố nguồn lực, tiến trình toàn cầu hóa đã tác động vào sự vận động của dòng FDI, vào giá trị và cơ cấu FDI trên toàn cầu nói chung và vào từng nền kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, và ngược lại, chính sự vận động của dòng FDI lại tạo điều kiện cho sự di chuyển và điều chỉnh tương quan lợi thế so sánh giữa các yếu tố sản xuất, sự chuyển biến của môi trường đầu tư và thúc đẩy nhanh hơn tiến trình thương mại tự do. Do vậy, có thể nói mối quan hệ giữa tiến trình toàn cầu hoá với sự vận động của dòng FDI thế giới là mối quan hệ hữu cơ, tương tác giữa khoa học - công nghệ, sự phát triển của thị trường tự do toàn cầu, hoạt động của các TNC và các nền kinh tế với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trên toàn cầu, ở từng khu vực và quốc gia. Tổng hợp lại, toàn cầu hóa tác động tới dòng FDI theo cơ chế được mô tả trong hình 1.2. sau đây:



Xu hướng tự do hoá

Khoa học và công nghệ

TNC

Các nền kinh tế quốc gia và khu vực

WTO, IMF, WB

Môi trường FDI (Hệ thống hành lang pháp lý quốc gia, quốc tế, hiệp định đầu tư song phưong, đa phương...)

Các yếu tố sản xuất trong nước (Nguồn nhân lực, tài nguyên...)

Thị trường nội địa và quốc tế (Qua việc gia nhập WTO, các FTA, BTA…)

Giá trị FDI

Cơ cấu FDI

Nguồn: Tác giả

Hình 1.2. Cơ chế tác động của toàn cầu hóa đối với dòng FDI

Mô hình trên phản ánh tác động của toàn cầu hoá đối với vận động của dòng FDI trên thế giới trong hai thập niên vừa qua. Giá trị FDI gia tăng và chuyển dịch về cơ cấu theo hướng nghiêng về khu vực dịch vụ là kết quả của môi trường đầu tư quốc tế được cải thiện, thị trường hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, và của sự tương tác giữa các yếu tố nguồn lực. Trong những điều kiện cụ thể của từng nền kinh tế, vị trí và vai trò của từng yếu tố trên sẽ khác nhau và tất yếu sẽ dẫn đến những giá trị và cơ cấu FDI khác nhau. Bất cứ một thay đổi nào trong các yếu tố trên đều có thể dẫn đến những thay đổi trong giá trị và cơ cấu của dòng FDI. Như vậy các yếu tố trên cũng chính là những công cụ, qua đó các nhà hoạch định chính sách có thể gián tiếp tác động lên dòng FDI.


Nói cách khác, muốn làm chủ được dòng FDI, đảm bảo được giá trị thu hút và cơ cấu FDI theo mong muốn, các nhà hoạch định chính sách cần sử dụng một cách hữu hiệu các công cụ này - có nghĩa là sử dụng các công cụ pháp lý, công cụ thị trường và các nguồn lực theo một tỷ lệ hợp lí để thu hút được một giá trị và cơ cấu FDI tối ưu. Về phần này, tác giả sẽ có dịp phân tích kĩ hơn ở cuối chương hai và chương ba của luận án.

1.2.2. Tác động của môi trường đầu tư toàn cầu đối với sự vận động của dòng FDI

Môi trường FDI toàn cầu không chỉ là hệ thống các quy định pháp lí trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nguồn nhân lực v.v... ở cấp độ đa phương và song phương, ở quy mô khu vực và quốc gia mà còn bao gồm hoạt động của các TNC và của các nền kinh tế lớn.

1.2.2.1. Tác động của xu hướng tự do hoá đầu tư quốc tế

Trước hết, môi trường pháp lí cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế trong tiến trình toàn cầu hoá kinh tế được điều chỉnh theo hướng tự do hơn. Trong xu hướng này, nhiều thể chế kinh tế, thương mại, tài chính toàn cầu được hình thành mới, được kế thừa từ một số tổ chức vốn trước đó chỉ mang tính khu vực, hoặc được mở rộng ảnh hưởng, điều chỉnh phạm vi, chức năng hoạt động cho phù hợp với tình hình mới của toàn cầu hoá. Các vòng đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm đi đến những hiệp định đa phương trong những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau, những điều chỉnh trong cơ chế và phương thức hoạt động của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quy mô mở rộng và tính liên kết cao hơn của các thị trường chứng khoán toàn cầu, các hiệp định thương mại và đầu tư đa phương và song phương v.v... là những biểu hiện rõ rệt của xu hướng này. Bên cạnh đó, chính sách đầu tư và thương mại của từng quốc gia riêng lẻ, những thoả thuận hợp tác trong một số lĩnh vực dịch vụ quan trọng như thông tin liên lạc, giao thông, thanh toán, thương mại điện tử v.v... cũng tạo điều kiện để thương mại và đầu tư thế giới trở nên tự do hơn, các thị trường gắn kết với nhau hơn, cạnh tranh hơn và cũng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.


Xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư cũng gắn liền với xu hướng tư nhân hoá, tự do hoá, phi tập trung hoá và quá trình giải điều tiết (một số tác giả gọi là phi điều tiết). Theo xu hướng này, các tổ chức, công ty tư nhân sẽ từng bước thoát khỏi sự ràng buộc của các luật, quy tắc, các quy định và ý chí chính trị của các chính phủ. Các nguồn lực như vốn, công nghệ, lao động v.v... của khu vực tư nhân được huy động, lưu thông, chuyển dịch dưới tác động của luật cung cầu của cơ chế thị trường, vươn ra khỏi biên giới của một quốc gia, góp phần thúc đẩy hơn nữa chế độ thương mại tự do toàn cầu. Hệ quả của xu hướng tự do hoá lại là sự phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ sâu và rộng hơn giữa các nền kinh tế trong quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất như vốn, công nghệ, nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân lực; trong quá trình quản lý, phân công lao động và trong cả việc phân phối sản phẩm, phân chia thị trường v.v... Nói cách khác, toàn cầu hóa dẫn đến sự nhất thể hóa các yếu tố đầu vào của sản xuất và nhất thể hóa thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Biểu hiện rõ rệt nhất của xu hướng tự do hoá các quy định pháp lí về thương mại và đầu tư có thể quan sát được ngay từ đầu những những năm 1990 - thời điểm khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ. Tiến trình tự do hoá, tư nhân hoá và phi điều tiết diễn ra liên tục và được đẩy mạnh đã tạo tiền đề để các quốc gia điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư. Tính từ 1991 tới hết năm 2005, có hơn 100 nước đã điều chỉnh các quy định liên quan tới thu hút đầu tư, tạo điều kiện nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Con số các quy định liên quan tới FDI và hoạt động của các TNC cũng như số nền kinh tế đưa ra các quy định này tăng đều hàng năm, với tỷ lệ các quy định thuận lợi hơn là chiếm đa số. Riêng năm 2004, số lượng các văn kiện pháp lí và các biện pháp cấp quốc gia có tác động đến FDI và hoạt động của các TNC đạt mức kỉ lục là 271, do 102 quốc gia đưa ra; năm 2005 là 205 văn kiện do 93 quốc gia đưa ra. 87% trong số các biện pháp này là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho FDI và TNC (bảng 1.1).


Bảng 1.1. Những thay đổi trong qui định điều tiết cấp quốc gia, 1991 -2005

Mục

91

92

93

94

95

96

97

98

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Số Quốc gia

35

43

57

49

64

65

76

60

63

69

71

70

82

102

93

Số thay đổi

82

79

102

110

112

114

151

145

140

150

208

248

244

271

205

Thuậnlợihơn

80

79

101

108

106

98

135

136

131

147

194

236

220

235

164

Trở ngại hơn

2

-

1

2

6

16

16

9

9

3

14

12

24

36

41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Nguồn: UNCTAD. World Investment Report 2006 Số lượng các hiệp định song phương về đầu tư (BIT) và hiệp định chống đánh thuế hai lần (DTT) cũng tăng nhanh trong các năm. Tính đến cuối năm 2005, đã có 2.495 BIT với 70% trong số đó đã được thực thi. Đáng lưu ý là nhiều quốc gia tiếp tục đàm phán lại các BIT nhằm mục tiêu tự do hoá hơn nữa chế độ FDI, với con số là 85 BIT được đàm phán và kí kết lại vào cuối năm 2004. Về DTT, cũng đến cuối năm 2005, có 2.758 hiệp định được kí, trong đó có 39% được kí giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển; 29% giữa các nước phát triển với nhau và số

còn lại là giữa các nước đang phát triển (Hình 1.3. và 1.4.) [95].

Đáng lưu ý là DTT đầu tiên được kí kết giữa các nước phương Nam (chủ yếu là các nước đang phát triển) từ năm 1948, song số lượng DTT giữa các nước này chỉ tăng vọt từ giữa thập kỉ 1990, với 156 DTT được kí kết trong giai đoạn từ 1995 đến 1999, và 89 DTT từ 2000 đến cuối 2005.

Nguồn UNCTAD World Investment Report 2006 Hình 1 3 Số lượng các BITs và DTTs 1990 1

Nguồn: UNCTAD. World Investment Report 2006

Hình 1.3. Số lượng các BITs và DTTs, 1990 - 2005


giữa các quốc gia đang phát triển


giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển


giữa các quốc gia đang phát triển với các quốc gia khu vực SEE và CIS giữa các quốc gia phát triển

giữa các quốc gia phát triển với các quốc gia khu vực SEE và CIS giữa các quốc gia SEE và CIS

Nguồn: UNCTAD. World Investment Report 2005

Hình 1.4. Tổng BITs theo nhóm quốc gia, tính đến 2004

Do có 10 nước mới gia nhập EU vào ngày 01/5/2004, những BITs được kí kết trước đó giữa các quốc gia này cũng được cộng thêm vào số lượng các BITs giữa các quốc gia phát triển


Những con số này cho thấy toàn cầu hoá kinh tế đã diễn ở mức độ sâu và rộng hơn ở mọi khu vực trên thế giới trong hai thập niên qua. Ngoài các BIT và DTT, nhiều văn bản quốc tế liên quan đến đầu tư được chứa đựng trong các hiệp định kinh tế thương mại của khu vực, liên khu vựcv.v... cũng được nhiều quốc gia thông qua với mục đích mở cửa đối với FDI và làm cho các quy định quốc gia phù hợp hơn với các quy định quốc tế (Hình 1.5).

Môi trường FDI thuận lợi trên đã thúc đẩy dòng đầu tư không chỉ giữa các nước phát triển mà cả giữa các nước phát triển và đang phát triển và giữa các


khu vực. Ngược lại, chính dòng FDI đổ vào các nền kinh tế đang chuyển đổi, chẳng hạn ở Trung và Đông Âu, và một số khu vực kinh tế đang phát triển đã góp phần thúc đẩy mạnh hơn xu hướng tư nhân hoá ở các nền kinh tế này.


Năm

Cộng dồn

Nguồn: UNCTAD. World Investment Report 2005

Hình 1.5. Số lượng Hiệp định đầu tư quốc tế ngoài BITs và DTTs, 1957 -2004

Bên cạnh việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều quốc gia cũng tích cực cải tiến các quy định về thương mại của mình trong những nỗ lực đàm phán để tham gia WTO. Với số lượng thành viên của WTO ngày càng tăng, chính sách thương mại của các quốc gia cũng từng bước được điều chỉnh theo hướng tự do hơn. Về các thể chế thương mại, ngoài việc WTO đóng vai trò một thể chế toàn cầu về thương mại, các quốc gia cũng hình thành những khu vực thương mại tự do riêng nhằm tăng sức cạnh tranh của khu vực. Biểu hiện rõ nhất của quá trình này là việc hàng loạt các Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đã ra đời. NAFTA ở Bắc Mỹ, AFTA cở châu Á, hiệp định thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc v.v... là những ví dụ điển hình của xu hướng này. Ngoài ra, một Hiệp định Đầu tư Đa phương (Multilateral Agrement on Investment -MAI) trong phạm vi điều chỉnh


của WTO cũng đã từng được một số nền kinh tế phát triển tính đến. Trong bối cảnh những tiến triển trên, WTO càng có vai trò nặng nề hơn trong việc thiết kế một kiến trúc thương mại toàn cầu thống nhất và tự do hơn. Những diễn biến như vậy tất yếu sẽ dẫn đến những điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư quốc tế.

Đáng lưu ý, trong xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư trên, mặc dù

hàng rào bảo hộ truyền thống như thuế quan, liên minh thuế quan đang dần

được rỡ bỏ, song những biện pháp phi quan thuế gây trở ngại cho thông thương ngày càng trở nên đa dạng và được sử dụng nhiều hơn. Vic cỏc nước phỏt triển ủang ỏp dụng những tiờu chuẩn vlao ủộng, vvsinh, an toàn sn phm hoc gn thương mi với cỏc ủiều kiện về chớnh trị, xó hội là một trong số những biểu hiện ủiển hỡnh của cỏc biện phỏp nhm hn chế thương mi tdo, và ủược mt snn kinh tế coi như là van an toàn cho cỏn cõn thương mại của mỡnh. Xu hướng khu vc hoỏ và bo hbng hàng rào phi thuế quan dường như mâu thuẫn với xu hướng toàn cu hoỏ và tự do hoá thương mại, song thực chất nó lại là sản phẩm phái sinh của toàn cu hoỏ và tự do hoá thương mại - khi quá trình cạnh tranh, giành thị trường trở nên gay gắt và quyết liệt hơn.

1.2.2.2. Tác động của các công ty xuyên quốc gia

Khi nói đến sự di chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và công nghệ, không thể không nói đến vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNC). Nói cách khác, các TNC chính là động lực của toàn cầu hoá. Vào những năm 1960, toàn thế giới có khoảng 7000 TNC. Con số này tăng lên tới 37.000 năm 1990, 57.000 năm 1996, khoảng 65.000 TNC mẹ và 850.000 năm 2002, và đến hết năm 2005 có 77.000 TNC mẹ và ít nhất là 770.000 chi nhánh. Tổng FDI toàn cầu đạt 7 ngàn tỷ USD năm 2001, trong đó TNC chiếm 3,5 ngàn tỷ với tổng doanh số là 18,5 ngàn tỷ USD. Tổng các chi nhánh của TNC chiếm khoảng 11% GDP thế giới vào năm 2001, so với 7% năm 1990 [96]. Những con số này cho thấy TNC sở hữu một một giá trị lớn các yếu tố sản xuất và có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023