phải nhận ra rằng du lịch phải mang lại lợi ích cho CĐĐP và phải có sự tham gia rộng rãi vào các quyết định phát triển du lịch ở cấp cộng đồng”. Điều này đã ngụ ý rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho các cộng đồng nơi mà CĐĐP dường như không được trang bị tốt để đem lại lợi ích từ ngành du lịch. Trong khi đó, lợi ích đem lại từ ngành du lịch được thúc đẩy bởi các bên liên quan trong ngành (Brohman, 1996; Keogh, 1990; Murphy, 1985; Simmons, 1994).
Hơn nữa, những người ủng hộ sự tham gia của cộng đồng đã cho rằng sự tham gia của cộng đồng như là một sự phát triển nên được xem xét, thúc đẩy và đưa vào quá trình phát triển theo những cách khác nhau kể từ những năm 1950 và đầu những năm 1960 theo các thuật ngữ và tên gọi khác nhau (De Kadt, 1982; Gow và Vansant, 1983). Điều đó có nghĩa là khái niệm về sự tham gia của cộng đồng là một thành phần của động lực chính trị của thời kỳ hậu công nghiệp, được nhân đôi trong một phong trào dài hạn hơn đối với một nền hành chính công mới. Nói cách khác, sự quan tâm của người dân trong việc tham gia vào việc ra quyết định của chính phủ và chính phủ cũng có nhu cầu cộng đồng tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển đất nước, như là một phản ứng của chính phủ đối với các hành động của cộng đồng (Smith, 1981).
Một số học giả tin rằng sự tham gia của cộng đồng vào du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự PTBV của du lịch và đã trở thành một cách thức phát triển cộng đồng quan trọng và hiệu quả tại địa phương. Khi có sự tham gia của cộng đồng vào du lịch thì mâu thuẫn tiềm tàng của các bên liên quan và những trở ngại của phát triển du lịch có thể được loại bỏ (Inskeep, 1991; Bao và Sun, 2003). Bằng cách tham gia vào phát triển du lịch và thu được một số lợi ích, CĐĐP sẽ tích cực bảo vệ tài nguyên du lịch và hỗ trợ phát triển du lịch nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi văn hóa xã hội địa phương (Bao và Qiu, 2006; Sarah Li, 2008). Tuy nhiên, do tiêu chuẩn phát triển kinh tế, hệ thống xã hội, chính sách quốc gia, ý kiến của người dân, mức độ tham gia và ảnh hưởng của sự tham gia của cộng đồng đã bị hạn chế (Pang và Li, 2002).
Campbell (1999) kết luận rằng CĐĐP có được lợi ích du lịch bị hạn chế vì chính quyền địa phương không lên kế hoạch hoặc đưa ra các quyết định không gắn với cộng đồng. Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng là một phương pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch lành mạnh và bền vững tại các điểm du lịch. Đối với điểm đến du
lịch, cư dân cộng đồng tham gia hiệu quả là nền tảng giải quyết nhiều vấn đề xã hội để phát triển du lịch bền vững (Shui và cộng sự, 2012).
Simmons (1994) đã lập luận rằng sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch là rất quan trọng nếu bất kỳ khu vực nào muốn cung cấp trải nghiệm du lịch đảm bảo cả sự hài lòng của du khách và lợi ích liên tục cho cư dân của khu vực đích. Hall (1994) đã tuyên bố rằng đáp ứng nhu cầu địa phương cũng có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là một trong những thành phần chính của khái niệm về sự tham gia của cộng đồng. Brohman (1996) đã ủng hộ sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch như một công cụ để giải quyết các vấn đề lớn về du lịch ở các quốc gia đang phát triển. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch sẽ đạt được sự phân phối lợi ích công bằng hơn, loại bỏ việc ra quyết định phi dân chủ và sẽ đáp ứng nhu cầu của CĐĐP theo cách tốt hơn.
Do đó, quá trình lập kế hoạch du lịch sẽ dẫn đến sự tham gia của các nhóm khác nhau từ các tầng lớp xã hội đại diện cho lợi ích đa dạng của cộng đồng rộng lớn hơn. Ở các nước đang phát triển điều này không chỉ không khuyến khích việc ra quyết định phi dân chủ, từ trên xuống mà còn tạo cơ hội cho cộng đồng sử dụng tài nguyên của chính họ và sáng tạo phổ biến để tìm ra các phương pháp phát triển du lịch phù hợp tại địa phương (Brohman, 1996). Mặt khác, vì kế hoạch có chiều thời gian, việc lập kế hoạch bởi một cơ quan công quyền trong cộng đồng có thể trở nên rất khó khăn vì những thay đổi do bầu cử gây ra. Điều này dẫn đến sự hỗ trợ hơn nữa cho nhu cầu lôi kéo người dân và các bên liên quan quan trọng khác vào quy trình lập kế hoạch linh hoạt và năng động (Jamal và Getz, 1995).
Sự tham gia của cộng đồng còn được hiểu là thiết kế sự phát triển theo cách mà những người thụ hưởng dự định được khuyến khích đưa vấn đề vào tay họ, tham gia vào sự phát triển của chính họ thông qua huy động các nguồn lực của chính họ, xác định nhu cầu của họ và tự đưa ra quyết định của họ (Stone, 1989). Điều này có thể ám chỉ rằng sự tham gia của cộng đồng như một chiến lược phát triển dựa trên các nguồn lực, nhu cầu và quyết định của cộng đồng. Do đó, cộng đồng là tác nhân chính trong quá trình phát triển. Mặt khác, khái niệm về sự tham gia của cộng đồng được coi là một công cụ mạnh mẽ để giáo dục cộng đồng về quyền, luật pháp và ý thức chính trị tốt (Tosun, 1999).
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Mối Quan Hệ Giữa Môi Trường, Kinh Tế Và Xã Hội Với Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Của Kocmanová Và Dočekalová (2011)
- Mô Hình Sự Phát Triển Của Cs Của Wilson (2003)
- Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương
- Lý Thuyết Phụ Thuộc Nguồn Lực (Resource Dependence Theory)
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Sự Cam Kết Của Nhà Đầu Tư
- Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về lĩnh vực này đều ủng hộ rằng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch góp phần đạt được sự phát triển du lịch bền vững (Inskeep 1991; Tosun và Jenkins 1996). Mặc dù vậy, hầu hết những người đề xuất phát triển du lịch có sự tham gia đều ủng hộ nó mà không nêu chi tiết về sự tham gia của cộng đồng là gì hoặc nên như thế nào (Tosun, 1999). Trong quá trình nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển, có vẻ khá tự nhiên khi yêu cầu một định nghĩa về khái niệm tham gia của cộng đồng. Trong nghiên cứu của Tosun (1999), nghiên cứu cho thấy rằng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức tùy theo hoàn cảnh.
Tóm lại, sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch là một cách hiệu quả để tăng thu nhập và cải thiện mức sống của người dân, nó có thể làm suy yếu tác động tiêu cực của phát triển du lịch, nhưng cư dân cộng đồng có thể tham gia vào công tác quản lý và ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch. Nói cách khác, STGCĐĐP là việc thiết kế sự phát triển du lịch theo cách mà những người thụ hưởng giữ vai trò lãnh đạo như là doanh nhân đổi mới sáng tạo và người lao động trong du lịch. Đồng thời, cộng đồng tại địa phương có tiếng nói trong quá trình ra quyết định phát triển du lịch tại địa phương và được tư vấn và theo đó các chính sách du lịch được xem xét lại.
2.2 Tổng quan về các lý thuyết liên quan
2.2.1 Lý thuyết tính chính đáng (Legitimacy Theory)
Khái niệm về tính chính đáng
Lý thuyết tính chính đáng bắt nguồn từ khái niệm tính hợp pháp của tổ chức, được định nghĩa là một điều kiện hoặc trạng thái, tồn tại khi một hệ thống giá trị thực thể phù hợp với hệ thống giá trị của hệ thống xã hội lớn mà thực thể là một phần. Theo Parsons (1960), định nghĩa tính chính đáng là đánh giá hành động theo các giá trị chung trong bối cảnh có sự tham gia của các hành động trong xã hội. Lý thuyết tính chính đáng tập trung vào khái niệm hợp đồng xã hội, ngụ ý rằng sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ mà doanh nghiệp hoạt động trong giới hạn và chuẩn mực của xã hội (Brown và Deegan, 1998).
Trong lý thuyết tính chính đáng, xã hội được xem xét một cách tổng thể chứ không xem xét các cá nhân riêng biệt (Deegan, 2002; Belal, 2008). Vì vậy, lý thuyết tính chính đáng quan tâm đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội nói chung. Các doanh nghiệp không tồn tại đơn độc mà họ tồn tại trong mối quan hệ với xã hội. Các doanh
nghiệp có được nguồn nhân lực và vật liệu đến từ xã hội và doanh nghiệp cũng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Trên hết, các sản phẩm hoặc phát thải của doanh nghiệp được xã hội và môi trường tự nhiên hấp thụ, thông thường, doanh nghiệp không mất bất kỳ chi phí nào cho điều này. Theo nhiều học giả, các doanh nghiệp vốn không có quyền đối với những lợi ích này nên để cho phép doanh nghiệp tiếp tục tồn tại, xã hội sẽ mong đợi lợi ích vượt xa chi phí doanh nghiệp phải trả cho xã hội (Deegan, 2002; Belal, 2008).
Lý thuyết tính chính đáng cho thấy rằng các kỳ vọng của xã hội nói chung phải được thực hiện bởi doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần là yêu cầu của chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư như trong các lý thuyết cổ đông. Theo lý thuyết tính chính đáng, chỉ khi đáp ứng những kỳ vọng này, xã hội mới cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và đảm bảo sự tồn tại của mình. Nói cách khác, lý thuyết tính chính đáng cho rằng các doanh nghiệp chỉ có thể tiếp tục tồn tại nếu xã hội mà họ dựa vào nhận thức được doanh nghiệp đang vận hành một hệ thống có giá trị tương xứng với hệ thống giá trị của xã hội.
Ứng dụng lý thuyết tính chính đáng của luận án
Lý thuyết tính chính đáng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp liên tục cố gắng đảm bảo rằng họ được đánh giá là hoạt động trong sự ràng buộc và các quy tắc của xã hội nơi họ hoạt động (Deegan, 2002). Theo đó, lý thuyết tính chính đáng ngụ ý rằng một "hợp đồng xã hội" tồn tại giữa một tổ chức kinh doanh và các xã hội tương ứng (Deegan, 2002). Hợp đồng xã hội này liên quan đến việc một tổ chức hoặc một doanh nghiệp hoạt động trong các giới hạn và chuẩn mực của xã hội hay, đơn giản là, kỳ vọng của xã hội. Các điều khoản của hợp đồng này có thể là một phần rõ ràng và một phần ngầm định. Các điều khoản rõ ràng bao gồm các yêu cầu pháp lý, trong khi các kỳ vọng của cộng đồng tạo thành các điều khoản ngầm. Theo đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các điều khoản rõ ràng hay ngầm định này không bị vi phạm để doanh nghiệp có thể duy trì trạng thái hợp pháp mà qua đó xã hội cho phép doanh nghiệp đó tiếp tục tồn tại.
Bên cạnh đó, trong lý thuyết tính chính đáng, các doanh nghiệp mong muốn hợp pháp hóa các hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc công bố các báo cáo liên quan đến chiến lược bền vững và điều này được xem là động lực để thúc đẩy các quyết định liên quan đến công bố thông tin của doanh nghiệp (Deegan, 2002). Do đó, để phù hợp với lý thuyết tính chính đáng, các doanh nghiệp sẽ tham gia vào các hoạt động vì mục tiêu PTBV và báo cáo về những hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiều nghiên cứu đồng ý rằng lý thuyết tính chính đáng là quan điểm lý thuyết được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về CS để giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động hướng đến việc thực hiện mục tiêu PTBV (Tilling, 2004; De Villiers và van Staden, 2006). Khi doanh nghiệp bị thúc đẩy bởi động lực hoạt động để phù hợp với xã hội, các doanh nghiệp sẽ hành động để giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp vì một doanh nghiệp hợp pháp và thỏa mãn các kỳ vọng của xã hội (De Villiers và van Staden, 2006). Điều này ngụ ý rằng, các doanh nghiệp hành động để thực hiện các hoạt động CS vì những lợi ích mà CS mang lại cho doanh nghiệp như cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và theo đó HQHĐ sẽ được tốt hơn.
Lý thuyết tính chính đáng giúp tác giả hình thành nên ý tưởng xây dựng và kiểm định mô hình về tác động của CS đến HQHĐ.
2.2.2 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory)
Khái niệm về thể chế
Theo Veblen (1990), thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy định xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của nhóm xã hội chấp nhận. Các thể chế không phải ở mọi nơi và dành cho tất cả mọi người, chúng nằm trong các bối cảnh xã hội cụ thể và hành động theo điều kiện trong các bối cảnh đó. Do đó, nghiên cứu thể chế thường tập trung vào bối cảnh thể chế - tập hợp các thể chế và các mối quan hệ và tác động của chúng có liên quan trong một tình huống. Các bối cảnh thể chế đặt ra các khuôn khổ nhận thức cho các tác nhân xã hội và các khuôn khổ này vừa hạn chế vừa cho phép hành động. Bối cảnh thể chế hạn chế hành động bằng cách ban hành các quy tắc thường không nhìn thấy được, có tình trạng được coi là được chấp nhận giữa các tác nhân trong bối cảnh đó. Đồng thời, những bối cảnh này cho phép hành động bằng cách làm cho thế giới dễ hiểu và các hành động có ý nghĩa.
Lý thuyết thể chế là một khung lý thuyết để phân tích các hiện tượng xã hội (đặc biệt là tổ chức), trong đó xem thế giới xã hội bao gồm đáng kể các thể chế - các quy tắc, thực hành và cấu trúc lâu dài đặt ra các điều kiện hành động. Các thiết chế là cơ sở trong việc giải thích thế giới xã hội vì chúng được xây dựng trong trật tự xã hội và định hướng dòng chảy của đời sống xã hội. Chúng là những hằng số xác định quy luật biến thiên. Các thể chế tạo điều kiện cho hành động bởi vì sự ra đi khỏi chúng tự động bị chống lại bởi các biện pháp kiểm soát xã hội, làm cho việc đi chệch khỏi trật tự xã hội trở nên tốn kém. Các biện pháp kiểm soát này liên kết sự không phù hợp với việc tăng chi phí, thông
qua việc gia tăng rủi ro, yêu cầu nhận thức cao hơn hoặc giảm tính hợp pháp và các nguồn lực đi kèm với nó.
Góc độ tiếp cận lý thuyết thể chế của luận án
Lý thuyết thể chế đã được vận dụng trong nhiều nghiên cứu về CS (Larrinaga, 2007; Brammer và cộng sự, 2012; Gauthier, 2013; Glover và cộng sự, 2014; De Grosbois, 2016). Ứng dụng lý thuyết này đã được chứng minh là rất hữu ích vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích vì sao các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm và thực hiện các hoạt động hướng đến việc thực hiện mục tiêu PTBV và nhận được sự chấp nhận rộng rãi (Brammer và cộng sự, 2012; Gauthier, 2013; Glover và cộng sự, 2014; De Grosbois, 2016).
Lý thuyết thể chế cung cấp một lăng kính lý thuyết, qua đó các nhà nghiên cứu có thể xác định và kiểm tra các ảnh hưởng thúc đẩy sự tồn tại và tính hợp pháp của thực tiễn tổ chức, bao gồm các yếu tố như văn hóa, môi trường xã hội, quy định và môi trường pháp lý, truyền thống và lịch sử, cũng như khuyến khích kinh tế phát triển (Hirsch, 1975).
Các hoạt động của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi thể chế. Theo North (2001), khuôn khổ chính trị và pháp lý tạo ra những nguyên tắc và luật lệ cơ bản cho hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp; các giá trị văn hóa và niền tin có ảnh hưởng đến hành vi kinh tế thông qua sự tác động của chúng đến sự sẵn lòng tham gia và tuân thủ các nguyên tắc, quy luật của thị trường. Các yếu tố của thể chế tác động đến hoạt động của doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển CS bao gồm:
Thứ nhất, các hành động của chính phủ trong việc xây dựng và duy trì môi trường hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Chính phủ có thể đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả bằng cách loại bỏ các rào cản tham gia thị trường, thông tin không hoàn hảo của thị trường và các quy định không cần thiết.
Thứ hai, các chuẩn mực xã hội đối với các hoạt động của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng và chia rẽ xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp mà không gây hại cho môi trường, giảm ô nhiễm môi trường, giảm tiêu thụ tài nguyên. Những chuẩn mực này ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường thể chế giúp gia tăng nhận thức và sự chấp nhận, đó là tiêu chí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu chiến lược vì sự PTBV. Để làm được
điều này, các doanh nghiệp phải tuân thủ các hoạt động phù hợp với chuẩn mực xã hội. Đồng thời, thể chế cung cấp cấu trúc khuyến khích đối với nền kinh tế; khi cấu trúc này tiến triển, nó định hình hướng thay đổi của nền kinh tế theo chiều tăng trưởng, trì trệ hay suy giảm.
Theo lý thuyết thể chế, áp lực xã hội, chính trị và kinh tế bên ngoài ảnh hưởng đến các chiến lược và các quyết định của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp tìm cách áp dụng các thực tiễn hợp pháp hoặc hợp pháp hóa các quan điểm của họ theo quan điểm của các bên liên quan khác nhau (Jennings và Zandbergen, 1995; North, 1990). Do đó, Lý thuyết thể chế có thể được sử dụng để giải thích sự thay đổi của các giá trị xã hội và các quy định ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến các hoạt động CS (Ball và Craig, 2010; Rivera, 2004; Hoffman và Ventresca, 1999; Fowler và Hope, 2007).
Lý thuyết thể chế giúp tác giả hình thành nên ý tưởng rằng khi doanh nghiệp có được sự chấp nhận của xã hội ngày càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng có nhiều cơ hội tồn tại và phát triển. Điều này sẽ tăng cường sự tham gia, sự cam kết và gắn bó của các bên liên quan như nhân viên, nhà đầu tư hay cộng đồng và điều này sẽ dẫn đến tăng cường HQHĐ.
2.2.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Khái niệm về các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan cho rằng phần lớn các doanh nghiệp đều có sự quan tâm lớn đến các bên liên quan mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cân đối trong các hoạt động của doanh nghiệp. Khi nhắc đến khái niệm PTBV cũng như khái niệm CS, không thể không nói đến khái niệm các bên liên quan (Stakeholders). Khái niệm này được nhắc đến lần đầu tiền vào năm 1963 trong bản ghi nhớ nội bộ tại Viện nghiên cứu Stanford (Stanford Reasech Institute - SRI). Sau này đã được phát triển bởi R. Edward Freeman trong những năm 80 để trở thành lý thuyết các bên liên quan. Lý thuyết các bên liên quan được tìm thấy hầu hết trong các nghiên cứu về CS. Bên cạnh đó, khi xã hội gia tăng sự quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề xã hội và môi trường. Điều này dẫn đến phong trào CSR nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Theo đó, vào cuối những năm 1970, cần có các quy trình quản lý chiến lược để xem xét các vấn đề kinh doanh phi chính phủ, các nhóm lợi ích đặc biệt, hiệp hội thương mại, đối thủ cạnh tranh nước ngoài, cổ đông bất đồng chính kiến và các vấn đề phức tạp như quyền nhân viên, cơ hội
bình đẳng, ô nhiễm môi trường quyền, thuế quan, quy định của chính phủ và tái công nghiệp đã trở nên rõ ràng.
Ở cấp độ lý thuyết, ý nghĩa của việc thay thế các bên liên quan cho các cổ đông cần phải được giải thích. Vấn đề đầu tiên ở cấp độ này là định nghĩa thực sự của các bên liên quan. Định nghĩa ban đầu của SRI (1963) quá chung chung và quá chuyên biệt để phục vụ như một phương tiện xác định các nhóm bên ngoài có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Sự tập trung vào các bên liên quan chung, chẳng hạn như xã hội và khách hàng, thay vì các nhóm sở thích xã hội cụ thể và các phân đoạn khách hàng cụ thể tạo ra một phân tích chỉ có thể được sử dụng làm nền tảng cho quy trình lập kế hoạch. Thông tin hữu ích về chiến lược về hành động, mục tiêu và động lực của các nhóm cụ thể. Đó là cần thiết nếu quản lý được đáp ứng với các mối quan tâm của các bên liên quan, đòi hỏi một định nghĩa cụ thể hơn và toàn diện hơn (Freeman, 2010).
Freeman (2010) đã đề xuất hai định nghĩa của các bên liên quan, một theo nghĩa rộng và một theo nghĩa hẹp, làm cho bản chất của định nghĩa SRI (1963) trở nên rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Theo Freeman (2010), các bên liên quan của doanh nghiệp là các nhóm và cá nhân được hưởng lợi hoặc bị tổn hại, và có quyền lợi bị vi phạm hoặc được tôn trọng từ các hành động của doanh nghiệp. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì các bên liên quan bao gồm những nhóm người rất quan trọng cho sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp như nhân viên, phân khúc khách hàng, nhà cung cấp nhất định, cơ quan Chính phủ chủ chốt, cổ đông, tổ chức tài chính nhất định, cũng như những người khác là tất cả các bên liên quan theo nghĩa hẹp. Ngược lại, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì các bên liên quan bao gồm bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được mục tiêu của tổ chức như nhóm lợi ích công cộng, các nhóm phản đối, cơ quan chính phủ, hiệp hội thương mại, đối thủ cạnh tranh, công đoàn, cũng như nhân viên, phân khúc khách hàng, cổ đông và những người khác là các bên liên quan. Cũng theo quan điểm này, Waddock (2001) cũng đã phân biệt các bên liên quan của doanh nghiệp bao gồm các bên liên quan chính như chủ sở hữu, nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp và các bên liên quan phụ mà doanh nghiệp phụ thuộc vào như cộng đồng và chính quyền.
Như vậy, theo lý thuyết của các bên liên quan về nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhiều bên liên quan, các yếu tố liên quan đến việc áp dụng CS cũng bị ảnh hưởng bởi các bên liên quan khác nhau (Schreling và cộng sự, 2014). Nhìn chung, áp lực của