sẽ không hiệu quả mà có tác động tiêu cực đến HQHDKD ngân hàng. Điều này cũng có nhiều hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam.
5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai
5.4.1 Hạn chế của luận án
Bên cạnh những đóng góp của luận án vào việc phân tích và trình bày bằng chứng thực nghiệm về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam, về mặt lý thuyết và thực tiễn, vấn đề nghiên cứu của luận án cần phải được bổ sung và hoàn thiện ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, khi phân tích HQHĐKD ngân hàng, luận án chỉ mới sử dụng thang đo tỷ số là ROA, ROE, NIM được thu thập từ báo cáo tài chính. Nguồn thông tin này là thông tin thời điểm và ít nhiều được cho rằng thông tin HQHĐKD ngân hàng đã được điều chỉnh theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Thứ hai, đối với trường hợp Việt Nam, trong bối cảnh đặc thù thì bộ dữ liệu được coi là tương đối đầy đủ với số lượng ngân hàng tương đối lớn so với số lượng ngân hàng trên toàn lãnh thổ và khoảng thời gian tương đối dài so với khả năng cập nhật và tính sẳn có. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mẫu dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2004-2016 là khá ngắn so với các nước phát triển có hệ thống tài chính phát triển lâu đời và cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật đầy đủ.
Thứ ba, nghiên cứu định lượng này mới chỉ đo lường RRTK và phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Nhưng chưa tìm kiếm được công cụ và phương tiện để kiểm soát hoặc hoán đổi RRTK, chưa đề ra quy trình quản lý RRTK. Nên chưa có đủ cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp kiểm soát và quản lý rủi ro ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra, RRTK là một trong những rủi ro đặc thù của NHTM, nó phụ thuộc nhiều vào chiến lược và mô hình quản trị, cấu trúc sở hữu,... những yếu tố này chưa được xem xét đầy đủ trong mô hình nghiên cứu.
Thứ tư, nghiên cứu định lượng này mới chỉ đưa ra bằng chứng thực nghiệm về tác động cùng chiều của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Điều này cho thấy hầu hết các ngân hàng gia tăng HQHĐKD ngân hàng đều có xu hướng gia tăng RRTK. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xem xét tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng giữa các nhóm ngân hàng lớn, vừa và nhỏ và chưa đánh giá tính tương đồng của kết quả nghiên cứu so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực và các quốc gia phát triển ngoài khu vực để gia tăng tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. Nếu như bộ dữ liệu có quy mô lớn hơn thì sẽ hỗ trợ cho việc xem xét vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Tuy nhiên, do số quan sát khá ít nên nếu chia nhỏ theo quy mô ngân hàng nên nghiên cứu chưa xem xét vấn đề này.
Thứ năm, luận án cũng chưa kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng mà chủ yếu nghiên cứu tác động một chiều RRTK đến HQHĐKD ngân hàng.
Thứ sáu, nghiên cứu chưa đo lường được RRTK trên thị trường liên ngân hàng và xác định mức độ RRTK dao động ở mức nào là phù hợp cho từng ngân hàng. Làm giảm rủi ro thanh khoản không phải là lý do duy nhất quản lý rủi ro. Bởi vì một ngân hàng sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được mức HQHĐKD ngân hàng cao hơn. Từ đây một câu hỏi đặt ra là một ngân hàng sẽ chấp nhận RRTK ở mức nào để đạt mục tiêu hiệu quả hoạt động và đạt mục tiêu cạnh tranh?
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Đến Rrtk Đến Hqhđ Ngân Hàng, Nghiên Cứu Trường Hợp Các Quốc Gia Đông Nam Á.
- Kết Quả Mô Hình Rrtk Tác Động Hqhđ Kinh Doanh Ngân Hàng, Nghiên Cứu Trường Hợp Các Quốc Gia Đông Nam Á Và Việt Nam :
- Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 17
- ) Roodman, D. (2006). How To Do Xtabond2: An Introduction To Difference And System Gmm In Stata.
- Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 20
- Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 21
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
5.4.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai
Nghiên cứu định lượng này mới chỉ đo lường RRTK và phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Luận án cũng chưa kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng mà chủ yếu nghiên cứu tác động một chiều của rủi ro thanh khoản đến HQHĐKD ngân hàng. Nhưng chưa tìm kiếm được công cụ và phương tiện để kiểm soát hoặc hoán đổi RRTK, chưa đề ra quy trình quản RRTK. Để thực hiện được điều này, một nghiên cứu trong tương lai cần phải kết hợp nghiên cứu định tính để có cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp kiểm soát và quản lý rủi ro ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Nghiên cứu định lượng này chưa xem xét tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng giữa các nhóm ngân hàng lớn, vừa và nhỏ và chưa sử dụng thang đo HQHĐKD ngân hàng từ dữ liệu mang tính thị trường. Ngoài ra, nghiên cứu chưa đánh giá tính tương đồng của kết quả nghiên cứu so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực và các quốc gia phát triển ngoài khu vực để gia tăng tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. Tác giả kỳ vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo bổ sung và khắc phục những hạn chế khách quan của nghiên cứu này.
KẾT LUẬN
Lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là đối với NHTM do sự ổn định của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận và sự bền vững của một nền kinh tế cũng liên quan đến sự ổn định của NHTM. Bản chất của hoạt động ngân hàng là tiềm ẩn rủi ro. Nếu rủi ro không được kiểm soát tốt, thì dù bằng con đường này hay con đường khác cũng sẽ làm suy giảm lợi nhuận các ngân hàng. Xuất phát từ bối cảnh lý thuyết và thực tiễn, nhằm bổ sung các khoản trống nghiên cứu, luận án kết hợp nghiên cứu riêng các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á là hết sức quan trọng và có giá trị. Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: trường hợp các quốc gia Đông Nam Á” làm luận án nghiên cứu để đóng góp thêm về bằng chứng thực nghiệm và cung cấp thêm một số thông tin hữu ích về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, từ đó đảm bảo tính khoa học cho các gợi ý chính sách để đảm bảo hi ệu quả cho hệ thống ngân hàng trường hợp các quốc gia
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, luận án trình bày khung lý thuyết về RRTK và khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu các yếu tố mang tính đặc thù của ngân hàng (quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, thu nhập lãi thuần) và các yếu tố vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, biến động lạm phát, cung tiền, khủng hoảng tài chính). Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận của ( Ferrouhi và Lahadiri, 2014) và (Trenca, Petria và Corovei, 2015) để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với kỳ vọng yếu tố quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng, khủng hoảng tài chính có tác động đến RRTK ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam, luận án đã kiểm định tác động của các yếu tố này.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thứ hai, luận án trình bày khung lý thuyết về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết nền ( lý thuyết
quyền lực thị trường, lý thuyết cấu trúc – hiêu
quả ; lý thuyết đánh đổi rủi ro – lơi
nhuâṇ , lý thuyết đặc thù ngân hàng) và hệ thống hóa các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Tiếp theo, nghiên cứu kế thừa cách tiếp cận của (Growe và cộng sự, 2014; Ferrouhi, 2014) để xây dựng mô hình đánh giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Hơn nữa, tác giả với kỳ vọng tác động khác biệt của RRTK đến HQHĐKD
ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam nên có hiệu chỉnh thang đo RRTK để kiểm định tác động này.
Nghiên cứu lần lượt sử dụng các phương pháp OLS, FEM, REM, SGMM áp dụng dữ liệu bảng của 171 NHTM từ 9 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 - 2016 từ nguồn dữ liệu Bankscope và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Luận án đã đạt được những kết quả cụ thể bao gồm:
Luận án đã đạt được những kết quả cụ thể bao gồm:
Luận án tìm thấy tác động của yếu tố biến trễ RRTK, quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, thu nhập lãi thuần, tăng trưởng GDP, cung tiền, lạm phát, khủng hoảng tài chính đều có ý nghĩa và ảnh hưởng đến RRTK nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Riêng đối với trường hợp Việt Nam, nghiên cứu cũng chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tăng trưởng GDP đối với RRTK.
Luận án tìm thấy RRTK đều tác động cùng chiều với HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy quy mô tác động ngược chiều đến HQHĐKD trường hợp Việt Nam trong khi tác động phi tuyến trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Yếu tố RRTD tác động cùng chiều đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á còn Việt Nam thì tác động ngược chiều. Yếu tố khủng hoảng tài chính có tác động đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á còn Việt Nam thì chưa có đủ bằng chứng thống kê. Điều này hàm ý các chính sách quan trong cho các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ NCS. TRẦN THỊ THANH NGA
A. Bài báo được công bố trong hội thảo khoa học cấp trường:
(1) “Nhìn lại quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014 và các khuyến nghị chính sách giai đoạn 2015 -2020” kỷ yếu hội thảo “Hoạt động NHTM sau tái cơ cấu”, Trường Đại học Tài chính – Marketing, (7/2015).
(2) “RRTD và HQHĐKD ngân hàng: nghiên cứu thực nghiệm trường hợp Đông Nam Á” kỷ yếu hội thảo được xuất bản và có chỉ số ISBN, Trường Đại học Tài chính – Marketing, (12/2017).
(3) “Kiểm soát an ninh tài chính – góc nhìn từ các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK tại các quốc gia Đông Nam Á”. Kỷ yếu hội thảo “ An ninh tài chính của Việt Nam trong hội nhập quốc tế” kỷ yếu Trường Đại học Tài chính – Marketing, nhà xuất bản kinh tế TP.HCM, năm 2018. (ISBN 978 –604 -922-620-5)
B. Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học trong nước hoặc quốc tế (có chỉ số ISSN, ISBN):
Trong nước
(1) “Đánh giá quản trị rủi ro thanh khoản theo tiêu chuẩn basel của ngân hàng thương mại việt nam” Tạp chí Ttrường Đại học Tài chính – Marketing, số 13- 14, năm 2013, Đại học Tài chính – Marketing (ISSN 1859 – 3690)
(2) “Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống NHTM tại các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” Tạp chí Trường Đại học Tài chính – Marketing, số 22, năm 2014. Đại học Tài chính – Marketing (ISSN 1859 – 3690)
(3) “Quản trị rủi ro thanh khoản – giải pháp để thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM” Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang, Quyển Số 2, năm 2014, Đại học An Giang (ISSN 0866 – 8086)
(4) “Mô hình công ty quản lý tài sản giải quyết nợ xấu tại các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam” Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang, Quyển Số 6, Trang105-110, Tháng 5/2015, Đại học An Giang (ISSN 0866 – 8086)
(5) “ Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng: nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam” Tạp chí Trường Đại học Tài chính – Marketing, (ISSN 1859 – 3690), quyển số 44; tháng 4/2018, trang 26-37.
(6) “Các yếu tố tác động đến RRTK ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á” Tạp chí Công Nghệ Ngân hàng, (ISSN 1859 – 3682), quyển số 146; tháng 05/2018, trang 78-92.
Quốc tế:
(1) “The Impact of Liquidity risk on Bank performance efficiency from South East Asia countries: A Dynamic Panel Approach" The 4th International Conference on Accounting and Finance (ICOAF 2018), June 07 – 08, 2018.
Tiếng Việt:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Liễu Thu Trúc , & Võ Thành danh. (2012). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 -2009. Tạp chí Trường Đại Học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 21, 148-157.
2) Nguyễn Công Tâm , & Nguyễn Minh Hà . ( 2012). Hiêu quả hoạt động của ngân
hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . Kinh tế và chính trị thế giới, 111(199), 17-30.
3) Nguyễn Minh Sáng, 2012. Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 79, trang 23- 29. 17. Nguyễn Minh Sáng, 2013.
4) Nguyên Thi ̣Loan , & Trâǹ Thi ̣Ngoc Haṇ h . ( 2013). Hiêu
quả hoaṭ đôṇ g taị các
NHTM Viêṭ Nam. Phát triển kinh tế, 270, 12-25.
5) Nguyên Viêṭ Hùng . ( 2008). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
đôṇ g của các NHTM ở Việt Nam. Trường Đaị hoc kinh tế Quốc dân.
6) Phạm Thị Hoàng Anh. (2015). Giới thiệu chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống cho hệ
thống ngân hàng thương mại. Tạp chí Khoa học & Đà o tao ngân hà ng, 156.
7) Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sáng, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 85, trang 11-15.
8) Trương Quang Thông. (2013). Các nhân tố tác động đế n rủi ro thanh khoản của hê thống NHTM Viêṭ Nam. Phát triển kinh tế, 276, 50-62
9) Võ Xuân Vinh, P. H. V. (1/2017). Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng: trường hợp các NHTM Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, 28(1), 45-63.
Tiếng Anh:
10)Abdullah, A., & Khan, A. Q. (2012). Liquidity risk management:a comparative study between domestic and foreign banks in Pakistan. Journal of Managerial Sciences Volume VI Number, 1, 62.
11)Aburime, U. T. (2009). Impact of Political Affiliation on Bank Profitability in Nigeria. African Journal of Accounting, Economics, Finance and Banking Research, 4 (4), 61-75.
12)Acharya, V., & Naqvi, H. (2012). The seeds of a crisis: A theory of bank liquidity and risk taking over the business cycle. Journal of Financial Economics, 106(2), 349-366.
13)Ahmed, N., Ahmed, Z., & Naqvi, I. H. (2011). Liquidity Risk and Islamic Banks: Evidence from Pakistan. Interdisciplinary Journal of Research in Business, 1(9), 99-102.
14)Allen, F., & Gale, D. (2004). Financial intermediaries and markets. Econometrica, 72(4), 1023-1061.
15)Almumani, M. A. (2013). Impact of managerial factors on commercial bank profitability: Empirical evidence from Jordan. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 3(3), 298-310.
16)Alshatti, A. S. (2015). The effect of credit risk management on financial performance of the Jordanian commercial banks. Investment Management and Financial Innovations, 12(1), 338-345.
17)Al-Muharrami, S., & Matthews, K. (2009). Market power versus efficient- structure in Arab GCC banking. Applied Financial Economics, 19(18), 1487-1496.
18) Alexiou, C., & Sofoklis, V. (2009). Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector. Economic annals, 54(182), 93-118.
19)Anbar, A., & Alper, D. (2011). Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability: Empirical evidence from Turkey. Business and Economics Research Journal, 2(2), 139-152.
20)Angora, A., & Roulet, C. (2011). Transformation risk and its determinants: A new approach based on the Basel III liquidity management framework. Université de Limoges, LAPE.
21)Anyanwaokoro, M. (1996). Banking Methods and Processes. Enugu: Hosanna Publications.
22)Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The review of economic studies, 58(2), 277-297.
23)Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another look at the instrumental variable estimation of error-components models. Journal of econometrics, 68(1), 29-51.
24)Arif, A., & Nauman Anees, A. (2012). Liquidity risk and performance of banking system. Journal of Financial Regulation and Compliance, 20(2), 182-195.
25)Aspachs, O., Nier, E. W., & Tiesset, M. (2005). Liquidity, banking regulation and the macroeconomy. Available at SSRN 673883.
26)Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008). Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of international financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121-136.
27)Ayaydin, H., & Karakaya, A. (2014). The effect of bank capital on profitability and risk in Turkish banking. International Journal of Business and Social Science, 5(1).
28)Athanassopoulos, A. D., & Giokas, D. (2000). The use of data envelopment analysis in banking institutions: evidence from the commercial bank of Greece. Interfaces, 30(2), 81-95.
29)Ajibike, J. O., & Aremu, O. S. (2015). The impact ofliquidity on Nigeria bank performance; a dynamic panel approach. Journal of African Macroeconiomic Review, 5 (2): 316, 24.
30) Bain, J. S. (1951). Relation of profit rate to industry concentration: American manufacturing, 1936–1940. The Quarterly Journal of Economics, 65(3), 293-324.
31)Bassey, G. E., & Moses, C. E. (2015). Bank profitability and liquidity management: a case study of selected Nigerian deposit money banks. International Journal of Economics, Commerce and Management, 3(4), 1-24.
32)Basel Committee on Banking Supervision (2003). Public Disclosure by Banks: results of the 2001 disclosure survey.
33)Berger, A. N., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial banks. Journal of Banking & Finance, 21(6), 849-870.
34)Berger, P. G., & Ofek, E. (1995). Diversification's effect on firm value. Journal of financial economics, 37(1), 39-65.