Tốc Độ Tăng Trưởng Xuất Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Sang Hoa Kỳ Giai Đoạn 2006-2008 Và Dự Báo 2009

Từ tháng 2/2009, hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ sẽ khó khăn hơn, bởi Quốc hội Mỹ đã thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 14/8/2008. Luật này có nhiều quy định và các quy định có lộ trình hiệu lực khác nhau, theo đó, tất cả các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tuân thủ những quy định mới chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2009. Uỷ ban này sẽ tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn nữa các quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo. Mức phạt đối với nhà nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ khi vi phạm sẽ tăng lên đến 15 triệu USD. Như vậy, các nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính an toàn của hàng dệt may.

2.2.2. Đồ gỗ

Năm 2008, dù khủng hoảng kinh tế làm giảm nhu cầu nhập khẩu nông lâm thuỷ sản nói chung, nhưng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ vẫn đạt được kim ngạch khá. Bước sang năm 2009, dự báo xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều so với những năm trước đây.

Theo số liệu thống kê, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 1,11 tỷ đôla, tăng 18,87% so với năm 2007. Hiện tại Mỹ vẫn là thị trường chủ lực cho hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam với tỉ trọng xuất khẩu chiếm khoảng 44%. Hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất, ngoài ra còn có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí, gỗ xẻ, gỗ tấm. Năm 2008, xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu trong các mặt hàngnông lâm thuỷ sản, với kim ngạch xuất khẩu đạt 960,2 triệu đôla, tăng khoảng 22,06%

so với năm 2007. (Nguồn: Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, năm 2009).

Bước sang tháng 1/2009, trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu, thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt cao nhất với 12,7 triệu USD, nhưng vẫn giảm 45% so với cùng kỳ năm 2008. Các mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường Mỹ trong tháng là tủ đạt 5 triệu USD, bàn ghế 3,9 triệu USD, kệ TV đạt 1,2 triệu USD, bàn ăn đạt 868 nghìn USD, kệ đạt 729 nghìn USD, bàn cà phê đạt 106 nghìn USD, tủ rượu đạt 92 nghìn USD, bàn trà đạt 73 nghìn USD, tủ chén đạt 70 nghìn USD. Về đơn giá xuất khẩu, trong tháng 1/2009, đơn giá xuất khẩu trung bình của một số mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã giảm sút so với cùng kỳ năm 2008. Cụ thể: đơn giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng kệ sách xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong tháng đạt 39,09 USD/chiếc – FOB, giảm 26,85 USD/chiếc; mặt hàng tủ đạt 75,54 USD/chiếc

–FOB, giảm 26,85 USD/chiếc; mặt hàng tủ đạt 75,54 USD/chiếc – FOB, giảm 6,27 USD/chiếc; mặt hàng kệ đạt 45,97 USD/chiếc – FOB, giảm 5,67 USD/chiếc (Nguồn: http://www.vn-seo.com/). Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong tháng có đơn giá xuất khẩu trung bình giảm là những mặt hàng xuất khẩu chính với tỷ trọng cao, trong khi các mặt hàng có đơn giá xuất khẩu tăng lại chủ yếu là những mặt hàng có tỷ trọng thấp. Do đó tính chung thì giá xuất khẩu trung bình của đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm 18,06 USD/chiếc so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do một số đồ nội thất loại cao cấp như: tủ, bàn, kệ sách, kệ bằng gỗ kết hợp với kim loại, bọc da xuất khẩu vào thị trường này đã giảm mạnh.

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2008 và dự báo 2009


Đơn vị: %



40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

28,13%

27,18%

18,87%


0.00%

-10.00%

2006

2007

2008

-20.00%

-30.00%

-22,19%


Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, năm 2009

Theo báo cáo của Thương mại nông lâm thuỷ sản Việt-Mỹ 2008 của Trung tâm AGROINFO, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ năm 2009 có nhiều khả năng sẽ giảm mạnh ( khoảng 22,19% sp với năm 2008). Mặt hàng đồ gỗ nội thất sẽ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu về xuất khẩu nhưng kim ngạch sẽ giảm khoảng 22,2%. Các mặt hàng gỗ khác ( gỗ ván, gỗ cây, hộp kệ gỗ) kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ giảm trung bình khoảng 20%.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu gỗ xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, năm 2009, kinh tế Mỹ tiếp tục suy giảm, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng băng sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây dựng và nội thất trang trí.

Thứ hai, dự luật Nông nghiệp Farm Bill được Quốc hội Mỹ thông qua sẽ có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại giữa Mỹ và Việt Nam khi có nhiều khả năng thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc sản phẩm. Ngoài ra, Mỹ cũng đòi hỏi các nhà sản xuất phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại Việt Nam.

Thứ ba, năm 2009, giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói chung sẽ có xu hướng giảm so với mức bình quân của năm 2008. Giá trung bình các hàng hoá trên thế giới sẽ giảm 18,7%, giá xuất khẩu giảm và cạnh tranh tăng lên sẽ làm kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Mỹ giảm trong năm 2009.

Sự chênh lệch về cung cầu ngoại tệ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng giá đô la khoảng 3-6% so với tiền đồng. Đây sẽ là yếu tố chính trong số ít những yếu tố có tác động tích cực, là động lực khuyến khích tăng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản nói chung và ngành hàng gỗ nói riêng của Việt Nam sang Mỹ. Nhìn chung năm 2009, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ sẽ giảm mạnh và chỉ có thể phục hồi khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu vượt qua khủng hoảng.


2.2.3. Thuỷ sản


Trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đặt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, với kim ngạch là 742,5 triệu đôla Mỹ, tụt xuống hàng thứ 3 sau EU và Nhật Bản.

Theo Tổng cục Hải quan, nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam - Hoa Kỳ - chỉ còn chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 3/2008 giảm khá mạnh cả về khối lượng (-13,5%) và giá trị (-15%), chỉ đạt gần 15.900 tấn, trị giá 112,6 triệu USD. Trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ, tôm đang là mặt hàng chủ lực. Lý giải nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng âm này, lãnh đạo một DN thuỷ sản Việt Nam cho rằng, do nền kinh tế Mỹ có những diễn biến sa sút, có nguy cơ đứng bên bờ suy thoái nên người dân Mỹ lo ngại trước các diễn biến xấu và hạn chế sức mua, trong khi đó hải sản, nhất là tôm, vốn được coi là những mặt hàng cao cấp càng bị ảnh hưởng rõ ràng hơn. Hơn nữa, tôm thẻ chân trắng đang chiếm lĩnh thị trường - đặc biệt khi đối tượng này được nuôi rộng rãi ở cả Trung Mỹ và châu Á, có giá thành rẻ hơn tôm sú và kích cỡ tôm đã được cải thiện rất nhiều, đáp ứng tốt tại thị trường Âu, Mỹ và Nhật Bản. Hơn một năm qua, đồng đô la Mỹ liên tục mất giá, cộng với tình trạng đồng Việt Nam đã có những thời điểm rơi vào tình trạng khan hiếm khiến việc chuyển đổi tỷ giá gây khó khăn cho cả các nhà chế biến xuất khẩu và người dân nuôi tôm. Ngoài ra, một nguyên nhân có tác động khá trực tiếp là sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng. Tình hình nuôi tôm phát triển không đồng đều, chất lượng con giống chưa đảm bảo và chưa được kiểm dịch đầy đủ. Ngoài ra, việc duy trì chính sách đồng Việt Nam mạnh đã cản trở xuất khẩu, đặc biệt với các DN xuất khẩu nông, thuỷ sản khi gần như 100% mua nguyên liệu là trong nước, chứ không như dệt may, da giày 80% nguyên liệu là nhập khẩu. Chưa kể, việc hạn chế cho vay tín dụng cũng tác động trực tiếp đến người sản xuất, kinh doanh. Trong ngành thuỷ sản, đối tượng chịu thiệt đầu tiên chính là nông dân, bán thì lỗ, để lại thì không có gì mua thức ăn cho cá ăn.

Tuy nhiên, sang năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam có dấu hiệu lạc quan hơn, đặc biệt đối với mặt hàng giá rẻ như cá ngừ và cá da trơn. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng chuyển sang các loại thực phẩm giá rẻ hơn. Vì vậy, trong số các mặt hàng thuỷ sản chính, cá ngừ, cá tra, basa của Việt Nam có cơ hội tiêu thụ nhiều hơn. Nếu như nửa đầu tháng 2, nhập khẩu cá ngừ tại Mỹ còn chìm trong không khí ảm đạm, khối lượng nhập khẩu liên tục giảm sút, thì bước sang đầu tháng 3, xuất khẩu tăng 34,8% về khối lượng, tăng 50,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.

Nhưng sang năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp khó khăn do các qui định về luật chặt chẽ hơn. Ví dụ như mặt hàng tôm, các lô hàng tôm nhập khẩu vào Mỹ phải có mẫu DS-2031. Theo điều 609 của Luật 102 - 162 ban hành 1989, Hoa Kỳ cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm tôm được đánh bắt bằng những cách có hại đến các loại rùa biển hoặc môi trường đánh bắt gây nguy hiểm cho các loại rùa biển. Việt Nam chưa có mẫu này, thì các cán bộ chuyên trách có thẩm quyền phải ký và chứng nhận tôm được đánh bắt không làm hại đến các loại rùa biển. Bộ Nông nghiệp mỹ USDA đang trong quá trình triển khai dự luật Nông nghiệp 2009 Farm Bill trong đó có điều khoản hạn chế việc nhập khẩu cá tra cảu Việt Nam dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish. Dự luật này cũng đồng thời đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách các mặt hàng chuyển sang USDA quản lý, thay vì là Cơ quan Quản lý Dượcphẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA.

2.3 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam

Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ của Việt Nam giai đoạn 2004-2008



2005

2006

2007

2008

Mỹ(Triệu

USD)

1193

1100

1903

2789

Tốc độ tăng

trưởng(%)

+2,5%

-7%

+73%

+46,6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nguồn: TradeStats Express, năm 2008

Từ bảng trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam luôn biến động, tăng trưởng không đều. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, 14 trong 15 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ sang Việt Nam trong năm 2008 có giá trị tăng so với năm 2007, chỉ có nhóm các loại quả, hạt ăn được và vỏ cam là giảm 9,7% về giá trị xuất khẩu so với năm trước. Đứng đầu về giá trị của 15 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ sang Việt Nam là xe và phương tiện giao thông đạt hơn 322 triệu USD, tăng 30% so với năm 2007. Nhóm hàng thịt và nội tạng dùng làm thực phẩm của Mỹ xuất sang Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất với 230 triệu USD, tăng 299,5% so với năm 2007.

Để hiểu rõ về tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ, luận văn phân tích tình hình nhập khẩu một số mặt hàng sau:


2.3.1. Nhóm hàng thịt và nội tạng làm thực phẩm

Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu thịt từ Mỹ của Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Đơn vị: Triệu USD


Mặt hàng

2005

2006

2007

2008

Thịt

12

13

58

230

Nguồn: TradeStats Express, năm 2008

Kim ngạch nhập khẩu thịt các loại trong năm 2008 là một con số ấn tượng 230 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay về con số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng (296,5% so với năm 2007). Lý giải cho điều này, ngoài nhu cầu trong nước về các mặt hàng thịt của Mỹ ngày càng tăng và nguồn cung thịt trong nước giảm do dịch bệnh, thiên tai, yếu tố giá cả tăng trong năm 2008 là một yếu tố rất quan trọng. Theo báo cáo về giá cả hàng hoá (Commodity Price Bulletin) của United Nations Conference on Trade and Development, giá thức ăn luôn ở mức cao so với năm 2007.

Hình 4: Chỉ số giá cả một số mặt hàng trên thế giới từ tháng 10-2007

đến tháng 9-2008


Nguồn UNCTAD năm 2008 1

Nguồn: UNCTAD, năm 2008

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí