Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ - 11

c. Các giải pháp đối với lĩnh vực ngân hàng

Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuát khẩu sang Mỹ và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như tiếp tục xem xét giảm dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2008, lãi suất cơ bản luôn được điều chỉnh tăng, đỉnh điểm là 14% vào tháng 6/2008, do nhà nước đang ưu tiên cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản bị đẩy lên cao khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng theo, khiến cho việc vay vốn của các doanh nghiệp cực kì khó khăn. Sau 6 tháng đầu năm, tình hình lạm phát cao đã dịu bớt nhờ gói phải pháp của Chính phủ, lãi suất cơ bản đã được hạ dần xuống từ mức 14% xuống còn 8,5% vào cuối tháng 12/2008, giải bài toán nỗi lo khó tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Ngân hàng nhà nước điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành, không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn. Chính phủ giao Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất và kinh doanh.

Chính phủ cho phép các ngân hàng cho vay tiền đồng với lãi suất ngoại tệ. Trong vòng chưa đầy hai tháng từ tháng 8 đến giữa tháng 10/2008,

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) giải ngân được 2.000 tỉ đồng theo hình thức tín dụng cho vay tiền đồng với lãi suất ngoại tệ. Mới đây Eximbank công bố dành thêm 3.000 tỉ đồng cho chương trình này. Ngân hàng Á Châu ACB cũng chuẩn bị sẵn sàng 5.000 tỉ đồng tài trợ cho xuất khẩu theo lãi suất đô la Mỹ. Trước đó Vietcombank và Sacombank thông báo áp dụng hình thức trên. Cho vay tiền đồng theo lãi suất ngoại tệ, các ngân hàng tìm được chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào khoảng 1-2% tùy theo khách hàng. Các nhà xuất khẩu trả nợ từ nguồn tiền đồng thu được nhờ bán ngoại tệ cho ngân hàng theo một tỷ giá định trước. Với cách này các ngân hàng ổn định được nguồn ngoại tệ, tránh phải đối đầu với sự khan hiếm khi cung cầu ngoại tệ biến động. Các doanh nghiệp cũng không phải lo tỷ giá lên xuống bởi việc ấn định trước tỷ giá bán cho ngân hàng gần như là một biện pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá. So với tín dụng thông thường (cho vay tiền đồng với lãi suất 17,5- 21%/năm và càng cho vay càng lỗ), tài trợ xuất khẩu như trên mang lại lợi nhuận.

Trong thời gian tới, cân phải tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Các ngân hàng cần chú trọng hơn quản trị nội bộ, quản trị thanh khoản, sử dụng có hiệu quả các công cụ tiền tệ với việc điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng. Đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm lành mạnh hoá hệ thống này, tránh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tăng cường giám sát của Chính phủ đối với hệt thống tài chính, ngân hàng.

d. Đối với chính sách thuế

Tháng 12/2008, Chính phủ ban hành chín chính sách tài chính nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó có các giải pháp liên quan đến thuế. Đây là đợt giảm và miễn thuế trên diện rộng, lớn nhất từ trước đến nay. Cùng với việc từ 22/12: Lãi suất cơ bản giảm từ 10% xuống còn 8,5%/năm,

doanh nghiệp đang có những cơ hội rất lớn để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Tất cả doanh nghiệp nhỏ và vừa (vốn điều lệ dưới 10 tỉ đồng, sử dụng dưới 300 lao động), mà theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có khoảng 349.000, sẽ không phải đóng thuế trong vòng một năm, từ quí 4-2008 đến hết quí 3- 2009. Không đóng thuế ở đây không phải là được miễn thuế hoàn toàn, mà là được đóng thuế chậm (giãn thuế). Cụ thể các doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quí 4 năm nay và cả năm 2009. Sau đó 70% số thuế còn lại (sau khi đã giảm 30%) được giãn nộp trong thời gian chín tháng. Nếu tính theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2009 là 25%, thì 25% lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được Nhà nước cho mượn với lãi suất 0% trong thời hạn 12 tháng để kinh doanh. Sự thúc đẩy này quả là động lực lớn với doanh nghiệp, nó góp phần hỗ trợ họ giảm đáng kể lượng vốn phải vay ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp năng động, có khả năng tạo ra và tận dụng vòng quay vốn ngắn, thì chi phí giá thành sản phẩm sẽ được giảm nhiều, giúp hạ giá đầu ra và kích thích sức tiêu dùng trở lại. Tất nhiên chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng, nhưng giảm giá bán do giảm chi phí đầu vào là yếu tố số một để tăng sức cầu trên thị trường tiêu dùng hiện nay.

Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ cho phép tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% còn lại khi có chứng từ. Ân hạn nộp thuế nhập khẩu đối với một số ngành hàng cho phù hợp với chu kỳ sản xuất, đồng thời giảm thuế nhập khẩu cho một số nguyên liệu, cải tiến thủ tục hoàn thuế, rút ngắn thời gian thông quan... Có thể hiểu là các ưu đãi về thuế được thực hiện đồng loạt

Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ - 11

với nhiều sắc thuế và giúp cho doanh nghiệp nhiều ngành nghề cùng được hưởng.

Dưới góc độ tài chính, tác động sâu xa của đợt miễn giảm thuế lần này không chỉ là tạo sức bật kinh doanh trên bề mặt, mà nó tạo lực đẩy nhanh hơn vòng quay vốn của xã hội. Tiền từ tay Nhà nước (thu thuế tức là nộp vào ngân sách nhà nước) qua cơ chế thuế đã nằm trong tay doanh nghiệp và trở thành những đồng vốn đi liền khúc ruột của doanh nghiệp. Sự chuyển đổi sở hữu cho dù là tạm thời trong vòng một năm đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp khai thác tiền hiệu quả nhất, với công suất lớn nhất để mang lại lợi nhuận ở mức tối đa cho chính bản thân doanh nghiệp. Khi hiệu quả kinh doanh được cải thiện và hết hạn miễn giảm, doanh nghiệp trả lại sở hữu cho Nhà nước và số thuế Nhà nước thu được chắc chắn sẽ cao hơn.

Mặt khác, khi cho doanh nghiệp mượn tiền thuế, Nhà nước đã cùng lúc giải quyết được một phần của vấn đề tăng cung tiền trong nền kinh tế và qua đó kiểm soát, ngăn chặn được lạm phát nếu những mầm mống lạm phát có nguy cơ trở lại. Kích thích kinh tế tăng trưởng bằng cách sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn hiện có mà không cần phải bơm thêm nhiều tiền là một tính toán chính xác trong bối cảnh hiện tại.

Ngoài ra việc cả cách thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, đơn giản thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyện liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu cũng được thúc đẩy thực hiện. Tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phả chịu thuế nhập khẩu phảI được qui định rõ (Nguồn: Hải Lý(2008), Thuế vào cuộc, thời báo Kinh tế Sài Gòn số 52-2008, ngày 18-12-2008, trang 44).

e. Tăng cường khả năng thông tin và dự báo

Trong thời gian tới, dể nắm bắt rõ tình hình diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính, nhà nước, các bộ ngành cần phải tiếp tục nêu cao cảnh giác, không chủ quan trong việc giám sát, chuẩn bị sẵn các phương án, chính sách để hỗ trợ nền kinh tế, đề phòng những cú sốc bất ngờ. Các cơ quan hữu quan cần thông tin chính xác và kịp thời về diễn biến của thị trường tài chính trong nứơc và quốc tế. Cần tăng cường và nâng cao chất lượng dự báo tình hình trong nước và quốc tế, để có chủ trương và chính sách đúng. Đặc biệt, cần nâng cao vai trò và chức năng của các cơ quan thông tin như vụ Âu - Mỹ thuộc Bộ Công Thương hay Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cần phải có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia dự báo thông tin.


3.3.2. Giải pháp cho doanh nghiệp


Thực tế cho thấy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với Mỹ vẫn tồn tại 4 yếu kém cơ bản: Chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do mình tạo ra không có tính đồng đều; chí phí đầu vào cao; năng lực quản trị kém và khả năng đáp ứng thị trường không cao. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đầy khó khăn, bên cạnh sự giúp đỡ của chính phủ, các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng đấu tranh với khó khăn để tồn tại tránh nguy cơ phá sản.


a. Triệt để tiết kiệm

6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam chứng kiến cơn bão lạm phát do giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao. Chi phí tăng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới phải tăng giá sản phẩm xuất khẩu. Trong thời điểm 6 tháng đầu năm, Việt Nam đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nếu không tiết kiệm thì các doanh nghiệp cũng không có tiền chi trả do không thể vay ngân hàng vì lãI suất quá cao. Trong khi đó, người tiêu dùng Mỹ bị chịu ảnh hưởng nặng

nề từ cuộc khủng hoảng tài chính nên họ phải cắt giảm chi tiêu. Nếu giá sản phẩm tăng thì hàng hóa càng khó bán. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để cắt giảm chí phí đầu vào. Phần nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công, một số khác không cắt giảm nhân công nhưng giảm thời gian lao động, giảm lương để người công nhân không bị mất việc.

Dưới áp lực chí phí đầu vào tăng, các doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau đã thống nhất giảm giá nguyên liệu, sản phẩm của mình để cùng vượt qua khó khăn, chấp nhận hoà vốn để giải quyết số hàng tồn kho. Theo ông Đỗ Quốc Hiệp, Giám đốc Kinh doanh Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam, các doanh nghiệp nên lập những kế hoạch kinh doanh tốn càng ít chi phí càng tốt, giảm các chi phí khác đến mức tối đa, dự trù ngân sách để tồn tại ít nhất 1 năm nữa. Với kinh nghiệm của mình, ông Hiệp cũng khuyên các doanh nghiệp không nên đầu tư dàn trải mà nên tập trung vào lĩnh vực chủ chốt, hoặc những lĩnh vực có tính tương đồng cao với lĩnh vực mình đang nắm giữ.

b. Đầu tư công nghệ

Đầu tư công nghệ là biện pháp hữu hiệu vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa có thể đa dạng mẫu mã sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm được đơn hàng vì yếu tố chất lượng sản phẩm và giá cả rất quan trọng. Như ông Hoàng Anh Tuấn, TGĐ Nhà máy xi măng Cẩm Phả cho biết, công ty đã áp dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để sản xuất xi măng, đảm bảo về chất lượng tốt và ổn định cũng như môi trường không gây bụi và tiết kiệm chi phí nhiên liệu đầu vào.

c. Tái cấu trúc doanh nghiệp

Mạnh dạn tái cấu trúc doanh nghiệp không chỉ mở được lối đi an toàn trong thời khủng hoảng mà còn tận dụng cơ hội để tạo ra những giá trị

thương hiệu mới. Với diễn biến của nền kinh tế hiện tại và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, các chuyên gia nhận định đây là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tái cấu trúc. Có nhiều cách để doanh nghiệp có thể tái cấu trúc lại như cắt giảm nhân sự, mua bán cổ phần, rà soát lại hoạt động của các công ty con, hay cắt giảm chi tiêu không cần thiết. Tất cả những điều này giúp cho doanh nghiệp có bộ máy quản lý chuyên nghiệp hơn và đồng thời có thể trụ vững về mặt tài chính.

d. Xúc tiến tìm bạn hàng mới, đáng tin cậy

Doanh nghiệp phải làm việc với những đối tác Hoa Kỳ có uy tín, có kinh nghiệm để có mối quan hệ hiệu quả, lâu dài. Song song với việc các nhà sản xuất Việt Nam cần đảm bảo sản xuất hàng hóa có chất lượng thì doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải biết rõ nhà cung cấp nguyên liệu cho mình là ai, sản phẩm xuất khẩu có được kiểm nghiệm không, rồi tiếp đó mới tới ai là người vận chuyển, ai là người đưa sản phẩm vào Hoa Kỳ và ai là người phân phối đến người tiêu dùng. Trong bối cảnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang có nhiều khó khăn, ông Lê Quốc Hùng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã đưa ra một số khuyến nghị như: các DN Việt Nam nên đưa hàng hóa thông qua hệ thống siêu thị, bởi thị trường Hoa Kỳ được thâu tóm bởi mạng lưới phân phối, nên các nhà XK Việt Nam cần tạo quan hệ tốt với các nhà phân phối. Cụ thể, hiện có không ít người Việt Nam phân phối hàng hóa trên toàn Hoa Kỳ đối với một số ngành hàng riêng lẻ, nếu các DN đẩy mạnh các mối quan hệ này sẽ tạo thêm cơ hội cho hàng hóa của mình. Các doanh nghệp cần tổ chức tốt hơn công tác thị trường nước ngoài, nắm bắt và tổ chức các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các bạn hàng nhập khẩu, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để hiểu rõ những thay đổi trong cơ chế quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ.


KẾT LUẬN


Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã bước sang năm thứ hai mà vẫn chưa có hồi kết. Nước Mỹ, đất nước phát triển hàng đầu thế giới, nơi có hệ thống tài chính tiên tiến bậc nhất thế giới lại chính là khởi nguồn của cuộc đại khủng hoảng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ làm cho hệ thống tài chính Mỹ sụp đổ với sự phá sản hàng loạt của những ngân hàng, những công ty tài chính hàng trăm năm tuổi. Do nền kinh tế Mỹ có ảnh hưởng quá lớn nên tình trạng tương tự cũng xảy ra tương tự tại EU, Nhật Bản gây ra hàng loạt khó khăn cho thế giới, như suy thoái, lạm phát, phá sản, sản xuất trì trệ, giảm sút xuất khẩu, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh chóng. Từ đầu năm 2008 đến nay, các nước liên tục đưa ra các giải pháp nhằm cứu nguy cho nền kinh tế nước mình, và đồng thời nỗ lực hợp sức vượt qua cuộc đại khủng hoảng.

Kinh tế Mỹ suy thoái, nhu cầu nhập khẩu sụt giảm đã gây ra rất nhiều khó khăn cho một đất nước có kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 70%GDP như Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng, nhưng tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu lại giảm so với năm 2007, đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, thuỷ sản, đồ gỗ. Đồng thời, những số liệu phân tích trong quý I/2009 cho thấy xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ còn chịu tác động nặng nề hơn trong những tháng còn lại của năm 2009 và năm 2010.

Trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng, Việt Nam vừa phải có những biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng, vừa phải khắc phục những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Các giải pháp của chính phủ tỏ ra hữu hiệu trong năm qua. Thời gian tới được nhận định là khó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022