Một Số Giải Pháp Của Các Nước Nhằm Khắc Phục Cuộc Khủng Hoảng .

trưởng âm liên tục trong hai quý II và III /2008 (Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam, trang 5). Như vậy lần đầu tiên kể từ năm 2001 kinh tế Nhật rơi vào suy thoái.

Khu vực đồng tiền chung Euro cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ khi hình thành năm 1999. Số liệu thống kê cho thấy GDP của 15 nước sử dụng đồng tiền chung Euro đã tăng trưởng âm liên tiếp trong quý II và III/2008. Theo cơ quan thống kê của EU, kinh tế khu vực Châu Âu chính thức bước vào suy thoái. Nguyên nhân do khủng hoảng tài chính tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng.

Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ ba thế giới chính thức rơi vào suy thoái. Đức công bố GDP quí II/2008 giảm 0,4% và quí III/2008 giảm 0,5%. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua, nền kinh tế đầu tàu của lục địa già rơi vào tình trạng này, và là đợt suy thoái nặng nhất trong vòng 12 năm qua. Sự sụt giảm tăng trưởng mạnh hơn dự báo của nền kinh tế này chủ yếu là do ảnh hưởng tiêu cực của xuất khẩu giảm sút (giảm 0,2%). (Nguồn: Quốc An (2008), Kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, báo Ngoại Thương, số 33, ngày 21-30/11/2008, trang 32).

Kinh tế Anh cũng lâm vào suy thoái, tăng trưởng -0,5% sau khi không tăng trưởng trong quí II/2008. Theo dự báo năm 2009, Anh sẽ chịu mức sút giảm mạnh nhất kể từ gần hai thập niên qua, số người thất nghiệp có thể lên tới 3 triệu người vào năm 2010.

Các số liệu thống kê công bố cho thấy, kinh tế Nhật Bản- nền kinh tế thứ hai thế giới và lớn nhất Châu Á đã chính thức rơi vào suy thoái. Đây là lần suy thoái đầu tiên của nền kinh tế này trong 7 năm trở lại đây. Theo văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quí III/2008, GDP của Nhật tăng trưởng âm

0,1% so với quí II, sau khi đã giảm 0,3% trong quí II (Nguồn: Quốc An (2008), Kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, báo Ngoại Thương, số 33, ngày 21-30/11/2008). Theo định nghĩa mang tính kỹ thuật, một nền kinh tế bị coi là suy thoái khi tăng trưởng âm hai quí liên tiếp. Theo giới quan sát, việc kinh tế Nhật rơi vào suy thoái không phải là sự kiện gây bất ngờ. Sự chao đảo của thị trường tài chính quốc tế đã khiến giới đầu tư “carry trade” ồ ạt rút vốn khỏi những thị trường cho vay lãi suất cao để chuyển về những đồng tiền cho vay lãi suất thấp. Trong hoạt động đầu tư “carry trade”, các nhà đầu tư vay tiền ở một nước có mức lãi suất thấp hơn để đầu tư vào các loại tài sản ở các quốc gia có mức lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Mặt khác, những đồng tiền có lãi suất thấp được coi là “nơi tránh bão” an toàn trong thời điểm khủng hoảng này. Điều này khiến các đồng tiền có lãi suất thấp như đồng Yên Nhật và USD tưng giá mạnh.Sự lên giá của đồng Yên, cùng với sự sụt giảm nhu cầu của thế giới đã làm khó các nhà xuất khẩu của Nhật Bản như Cannon, Toyota…vốn là đầu tàu tài chính của Nhật Bản. Các công ty Nhật gặp khó, kéo theo việc cắt giảm đầu tư, sa thải nhân công, và sự chao đảo mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật, khiến tình hình kinh tế nước này thêm tồi tệ.

Khủng hoảng tài chính cũng tràn qua Trung Quốc, Nga, Ấn Độ…là những nơi được dự đoán là ít chịu tác động nhất. Ngân hàng Thế Giới cho biết tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 7,5% trong năm 2008, thấp nhất trong 7 năm vừa qua. Xuất khẩu suy giảm do khủng hoảng tài chính, theo dự báo sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2009, kéo theo sự sụt giảm nhiều ngành sản xuất khác và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Hầu hết các nền kinh tế ở Đông Nam Á đều định hướng xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Do vậy , dù ở mức độ khác nhau các nước trong khu vực Đông Nam Á dễ bị tác động do

xu hướng giảm sút thương mại và đầu tư trên thế giới hiện nay. Trước mắt, lĩnh vực xuất khẩu, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ khu vực đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Singapore là quốc gia đầu tiên ở châu Á rơi vào suy thoái năm 2008. Ba lĩnh vực trụ cột của nước này là xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, dịch vụ tài chính ngân hàng và du lịch đều bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dự báo tốc độ tăng trưởng của cả năm là 3%. Chính phủ đã phải tạm thời đình chỉ kế hoạch từng bước tăng giá đồng nội tệ SGD. Các biện phấp kích thích cả gói có thể làm cho thâm hụt ngân sách năm 2008 tăng lên gấp 3 lần. Kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng Won mất giá hơn 40% kể từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính. Thái Lan cũng có những biểu hiện của suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó Pakistan là nước đầu tiên ở châu Á kêu gọi IMF trợ giúp 6,5 tỷ USD.

Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự sụt giảm trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp bị phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều quốc gia tăng cao, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1.5. Một số giải pháp của các nước nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng.

1.5.1. Các nước hợp tác chống khủng hoảng

Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ - 5

Để chống đỡ lại tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế, chính phủ các nước trên thế giới có sự hợp tác chặt chẽ và hành động có tính chất tập thể. Tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính và các chủ tịch ngân hàng trung ương từ 20 nền kinh tế chủ chốt của thế giới ở Sau Paulo, Brazin tháng 11/2008, cả chủ tịch WB và tổng giám đốc IMF

đều cho rằng “ thế giới hoàn toàn có thể tránh được cuộc Đại suy thoái toàn cầu nếu các quốc gia phát triển và đang phát triển cùng nỗ lực giải quyết vấn đề. Tại hội nghị thượng đỉnh tài chính G20 diễn ra tại Washington ngày 15/11/2008, lãnh đạo các nước đã ủng hộ một kế hoạch hành động nhanh đối với cuộc khủng hoảng, nhất trí về việc cần phải có các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, có các qui định về thị trường tài chính tốt hơn và trao vai trò lớn hơn cho các nước đang nổi lên.

Vào cuối tháng 10/2008, Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu ( ASEM7) tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đã ra tuyên bố chung kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các chính sách chỉnh đốn tài chính tiền tệ ổn định, có trách nhiệm, tăng cường biện pháp giám sát minh bạch, rõ ràng, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế xử lý khủng hoảng, bảo đảm sự phát triển ổn định nền kinh tế tài chính của nước mình. Các đại biểu tham dự cũng cam kết thực hiện việc cải cách hiệu quả và toàn diện các hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế, tổ chức thảo luận với các tổ chức tài chính quốc tế có liên quan và đưa ra các đề nghị thích đáng. IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác cần phát huy thiết thực vai trò, trách nhiệm trong hệ thống tài chính thế giới, giúp đỡ ổn định tình hình tài chính quốc tế. Các nhà lãnh đạo đồng ý tận dụng đầy đủ các cơ chế hợp tác khu vực như hội nghị thượng đỉnh Á-Âu để trao đổi thông tin, giao lưu chính sách và hợp tác chặt chẽ trong việc giám sát quản lý tài chính, ngăn chặn và ứng phó hiệu quả đối với những rủi ro, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế liên tục và bền vững.

Từ ngày 28/1 đến ngày 1/2/2009, tại Diễn đàn kinh tế thế giới WEF tổ chức tại Davos, Thuỵ Sĩ, hơn 2500 đại biểu đến từ 96 nước trên thế giới, trong đó có hơn 40 nguyên thủ Nhà Nước và quốc gia, 60 bộ trưởng tài chính, ngoại giao, thương mại và năng lượng, các nhà lãnh đạo của hơn 30

tổ chức quốc tế, các nhà lãnh đạo kinh doanh và khoảng 1000 đại diện các công ty lớn trên toàn thế giới đã nhất trí phối hợp, hợp tác quốc tế nhằm đưa ra giải pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Đồng thời, Diễn đàn cũng kêu gọi điều chỉnh cơ cấu tài chính quốc tế, thiết lập trật tự kinh tế mới với những qui định quốc tế chặt chẽ hơn.

Hội nghị các nước công nghiệp phát triển G7 diễn ra tại Rome (Ý) nhấn mạnh việc khẩn trương tìm ra các biện pháp chống lại tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhiều đại biểu cảnh báo dấu hiệu bảo hộ mậu dịch đang trở lại tại một số cường quốc trong khi những nước này thực hiện cả gói kích thích nền kinh tế. Hội nghị xác định tương lai kinh tế thế giới còn ảm đạm, Châu Âu đang lún sâu vào suy thoái, cuộc khủng hoảng tài chính sẽ còn tiếp tục hoành hành ít nhất là hết năm 2008. các bộ trưởng kinh tế G7 nhấn mạnh rằng việc ổn định nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính hiện nay là ưu tiên cao nhất của khối. Các bộ trưởng G7 cam kết khối này sẽ không do dự khi cần phải thực hiện những biện pháp bổ sung mạnh mẽ hơn để giải cứu nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị thừa nhận cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay bộc lộ điểm yếu cơ bản của hệ thống tài chính quốc tế và vì thế, cần khẩn cấp củng cố Quỹ tiền tệ quốc tế IMF . Bên cạnh đó, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G7 vừa đạt được một thoả thuận mạnh mẽ về việc bài trừ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

1.5.2. Các biện pháp nhằm giải cứu ngành ngân hàng


Cuộc khủng hoảng nhà đất đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, hậu quả là hàng loạt các ngân hàng trên thế giới phải cầu cứu sự trợ giúp của chính phủ trước nguy cơ bị phá sản.

Tại Mỹ, sau khi liên tục cắt giảm lãi suất hai lần chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng ( hồi tháng 10/2008), FED quyết định cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào 17/12/2008. Theo đó, mức lãi suất từ 1% giảm xuống về gần 0%- mức thấp kỉ lục trong 50 năm qua ở Mỹ.

Tại Anh, ngày 8/10/2008, kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng thứ nhất của Anh được công bố. Trong đó bao gồm khoản tiền 50 tỷ Bảng (tương đương 87 tỷ USD) để mua lại cổ phần trong các ngân hàng lớn, 200 tỷ Bảng để tái cấp vốn cho các ngân hàng và 250 tỷ Bảng để bảo lãnh nợ vay giữa các ngân hàng. Ngày 19/1, Chính phủ Anh đã tung ra chương trình giải cứu thứ hai dành cho các ngân hàng của nước này. Thứ nhất, các ngân hàng có thể xin được Chính phủ bảo lãnh cho lượng nợ xấu mà họ đang nắm giữ. Theo đó, các ngân hàng sẽ thống nhất với Chính phủ về số tiền mà họ dự báo sẽ thua lỗ từ một khoản nợ cụ thể nào đó. Sau đó, Bộ Tài chính Anh sẽ bán bảo hiểm cho 90% số lỗ tăng thêm từ khoản nợ này. Thứ hai, Ngân hàng Trung ương Anh có thể sẽ mua lượng tài sản trị giá lên tới 50 tỷ Bảng trong trong các công ty thuộc mọi lĩnh vực kinh tế của nước này. Thứ ba, ngân hàng bị quốc hữu hóa Northern Rock sẽ được cho thêm thời gian để trả nợ Chính phủ. Thứ tư, cổ phần của Chính phủ Anh trong ngân hàng hàng đầu nước này - Royal Bank of Scotland (RBS) sẽ được nâng từ mức 58% hiện nay lên mức 70%, bằng cách hoán đổi lượng cổ phiếu ưu đãi trong RBS trị giá 5 tỷ Bảng mà Chính phủ Anh lên nắm giữ sang cổ phiếu phổ thông.

Tại Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc công bố một kế hoạch hỗ trợ hệ thống ngân hàng trị giá 130 tỷ USD, lớn nhất tại châu Á. Theo đó, sẽ dành 100 tỷ USD đảm bảo cho khoản nợ ngoại tệ của các ngân hàng và cung cấp 30 tỷ USD cho các ngân hàng.

1.5.3. Các gói kích thích kinh tế

Hầu hết các nước đều rơi vào tình trạng suy thoái. Công nghiệp, thương mại trì trệ, đình đốn, thất nghiệp gia tăng. Việc đưa ra các gói kích thích kinh tế là giải pháp cấp bách và hữu hiệu hiện nay.

Tại Mỹ, ngày 11/2/2009, Quốc hội và Nhà Trắng đã đi đến đồng thuận về gói giải pháp kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên giá trị cuối cùng của kế hoạch này là 789 tỷ USD, giảm 30 tỷ USD so với dự luật đã được Thượng viện thông qua. Khoảng 3,5 triệu việc làm sẽ được tạo ra nhờ gói kích thích kinh tế này. Hơn một phần ba giá trị của gói giải pháp sẽ dành để cắt giảm thuế và hỗ trợ cho lớp người Mỹ có thu nhập trung bình. Kế hoạch của ông Obama cũng hướng tới hỗ trợ cho các nạn nhân của suy thoái, dưới dạng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp lương thực thực phẩm, chăm sóc sức khỏe...Ngoài dự luật kích thích kinh tế khẩn cấp trị giá 790 tỷ nói trên, Bộ Tài chính còn xây dựng kế hoạch tài chính 350 tỷ USD. Cục Dự trữ liên bang (FED) có hẳn 2 chương trình trị giá 1.000 tỷ USD, một nhằm hỗ trợ ngân hàng tăng cường cho vay tiêu dùng, 1.000 tỷ kia sẽ dùng để mua lại trái phiếu và các tài sản có liên quan tới những khoản vay tiêu dùng. Như vậy, tổng số tiền mà chính quyền của ông Obama có thể dùng để ứng cứu nền kinh tế có thể lên đến 3.000 tỷ USD, huy động từ các quỹ của chính phủ cũng như tư nhân nhằm chống lại tình trạng đóng băng tín dụng và nạn thất nghiệp đang gia tăng.


Tại Nhật Bản, Thủ tướng Taro Aso công bố kế hoạch kích thích kinh tế cả gói mới trị giá 5000 tỷ Yên ( 51 tỷ USD) nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Đây là kế hoạch kích thích kinh tế thứ hai của Nhật tính từ tháng 8/2008, bao gồm việc cắt giảm thuế, cung cấp trợ cấp trực tiếp cho các hộ gia đình và tăng cường bảo lãnh các khoản tín dụng cho những doanh nghiệp nhỏ.

Tại Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã công bố gói phải pháp kinh tế trị giá 586 tỷ USD nhằm ngăn chặn tác động của cuộc khủng hoảng tài chính. Khoản tiền này được dành cho 10 lĩnh vực, trong đó có cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội… Một phần của gói kích thích kinh tế đựơc dành cho khu vực tư nhân.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí