Giải Pháp Khắc Phục Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Cuộc Khủng Hoảng Tới Hoạt Động Ngoại Thương Giữa Việt Nam Và Mỹ.‌‌

Hình trên cho thấy giá các loại thực phẩm(food) 9 tháng đầu năm 2008 luôn ở mức cao so với năm 2007. Đỉnh điểm, vào tháng 4-2008, giá các loại thực phẩm tăng gấp đôi so với tháng 10-2007. Đến tháng 9-2008, giá cả thấp hơn so với tháng 4, nhưng vẫn cao hơn tháng 10-2007 là 33,3%.

2.3.2. Gỗ nguyên liệu


Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM (Hawa), nguồn gỗ nguyên liệu lớn của Việt Nam đang tập trung ở 10 thị trường gồm Malaysia, Trung Quốc, Mỹ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Brazil, New Zealand và Đài Loan. 10 tháng năm 2008, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ đạt 97 triệu USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2007 (Nguồn: Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam, năm 2008). Nhưng bước sang năm 2009, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ 2 tháng đầu năm đạt 10,8 triệu USD, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tháng 2/2009, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ đạt 5,53 triệu USD, tăng 5% so với tháng 1/2009 và giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, gỗ dương vẫn là chủng loại gỗ nguyên liệu có lượng nhập khẩu từ thị trường Mỹ đạt cao nhất, đạt 14,27 nghìn m3, với kim ngạch 1,75 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 40% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Lượng gỗ tần bì nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2009 đạt 1,4 nghìn m3, kim ngạch nhập khẩu đạt 563 nghìn USD, giảm 43% về lượng và giảm 36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008 (Nguồn: Trang tìm kiếm doanh nghiệp nhập khẩu, năm 2009). Việc giảm sút của kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong 2 tháng đầu năm được nhận định là xu hướng chung của năm 2009. Chỉ đến khi nào nền kinh tế Mỹ và thị trường bất động sản Mỹ hồi phục thì nhập khẩu gỗ nguyên liệu mới tăng trở lại. Do thị trường bất động sản Mỹ chưa phồi phục trở lại kể từ tháng 7/2007 nên nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm đồ gỗ của

Mỹ giảm sút đáng kể, điều này đã tác động tới hoạt động nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam bởi sản phẩm gỗ xuất khẩu phụ thuộc vào 80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

Chương 3.Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủnghoảng tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ.‌‌

3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay

3.1.1. Hoàn cảnh Quốc tế a, Khó khăn

Mỗi khi kinh tế đình đốn, thất nghiệp gia tăng, các quốc gia lại “bế quan toả cảng” để bảo vệ sản xuất trong nước, bất chấp những thiệt hại cho thương mại toàn cầu. Thấy trước xu thế này, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Washington ngày 15/11/2008 lãnh đạo các nền kinh tế lớn đã ký cam kết không áp dụng các biện pháp “mang tính bảo hộ” trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, đã có rất nhiều các quốc gia vi phạm. Ví dụ, Indonesia từ tháng 10/2008 đã hạn chế triệt để việc nhập khẩu hàng điện tử, áo quần, đồ chơi, giày dép và nhiều mặt hàng khác. Uỷ ban Châu Âu EC đã tái lập việc trợ cấp cho ngành sản xuất sữa và sản phẩm sữa để bảo vệ nông dân dù rằng việc đó gây tác hại nghiêm trọng cho nông dân ở các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia khác tận dụng những công cụ pháp lý được thiết kể để chống lại việc buôn bán không công bằng (ví dụ luật chống bán phá giá) để nguỵ trang cho các biện pháp bảo hộ thị trường. Để nâng đỡ cho ngành luyện kim, Mỹ dự tính – thông qua điều khoản “Buy American” có trong kế hoạch tái thiết đang chờ Thượng viện thông qua – cấm mua thép ở nước ngoài phục vụ cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng sắp tới.

Đối với các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Châu Á, Châu Á đang phải đối mặt với thực tế kim ngạch xuất khẩu giảm, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và EU giảm. Trước đây, kinh tế châu Á cũng đã trải qua không ít lần suy thoái, nhưng đều phục hồi mạnh mẽ sau đó. Nhưng lần này, mọi chuyện có lẽ sẽ khác. Không giống như những lần suy thoái 1997-1998 và 2001-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

2002, người tiêu dùng Mỹ - khách hàng lớn nhất của các nhà xuất khẩu châu Á - có vẻ như đang thay đổi cơ bản thói quen mua sắm của họ. Người Mỹ không còn “vung tay quá trán” như trước, mà đang “thắt lưng buộc bụng”. Kim ngạch xuất khẩu của các nước “con hổ” sụt giảm không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn ở thị trường châu Âu, và ngay chính ở thị trường châu Á. Quy mô và tốc độ của cuộc suy thoái kinh tế ở Đông Á hiện nay còn rộng lớn hơn thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998. Quý IV-2008, GDP tính theo bình quân hàng năm đã giảm khoảng 15% ở hồng Kông, 175 ở Singapore, 21% ở Hàn Quốc và 10% ở nhật Bản. Xuất khẩu cũng giảm mạnh, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 35%, của Đài Loan giảm 42%.

b, Thuận lợi

Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ - 9

Chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu như quốc gia nào cũng đang phảI đối mặt với khó khăn và tìm cách vượt qua khủng hoảng cho quốc gia mình. Những chính sách kích cầu, những cuộc giải cứu nền kinh tế, giải cứu ngân hàng, giải cứu các công ty khỏi phá sản là những cụm từ thường gặp trong kế hoạch vượt khủng hoảng của các nước. Trong khi đó, các nước cũng nỗ lực xích lại gần nhau, cùng hợp tác để cùng chống khủng hoảng. Đó là tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế thế giới. Các tổ chức G8, G20, APEC, ASEAN hay OPEC đã tổ chức những cuộc họp khẩn cấp để tìm ra biện pháp chống đỡ khó khăn hiện nay, nhưng dường như chỉ dừng lại ở những cam kết trong năm 2008.

Trong tuyên bố chung bế mạc Hội nghị thượng đỉnh thường niên APEC vào ngày 23/11/2008, lãnh đạo APEC cam kết sẽ “hành động nhanh chóng và quyết liệt” để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào giữa năm 2010 tuy không đưa ra được một hành động cụ thể và mới mẻ nào. Quyết định của các nhà lãnh đạo APEC không đi xa hơn các bước mà Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 đã vạch ra trong tuyên bố Washington vào ngày

16/11/2008. Theo nhận định của hãng AP, thành quả lớn nhất của Diễn đàn APEC có lẽ là mở rộng sự ủng hộ đối với tuyên bố Washington, trong đó cam kết duy trì tự do thương mại bất chấp những áp lực bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước. Điểm cụ thể duy nhất là APEC cam kết cho đến hết năm tới sẽ không dựng thêm các rào cản bảo hộ thương mại mới và nỗ lực thúc đẩy những cuộc đàm phán tự do thương mại đang bị bế tắc. Họ tin rằng sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới này trong vòng 18 tháng. Mặc dù không phải nhà lãnh đạo APEC nào cũng tin như vậy nhưng đều nhận định rằng việc dự đoán một thời khoảng thời gian như vậy là có ích vì đã gửi tín hiệu lạc quan đến thị trường. (Nguồn: Thái Bình (2008), APEC: Vượt qua khủng hoảng sau 18 tháng, thời báo Kinh tế Sài Gòn số 49- 2008(937), ngày 27-11-2008, trang 60)

Các nước đang phát triển sẽ được hỗ trợ vượt qua khó khăn của khủng hoảng nhờ quĩ trị giá 3 tỷ USD do Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhật Bản đã nhất trí thành lập vào ngày 15-11-2008. Phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam tại Tokyo cho biết theo thỏa thuận đạt được giữa Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shoichi Nakagawa và Chủ tịch WB Robert Zoellick trước khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi (G-20) tại Washington, Nhật Bản sẽ đóng góp 2 tỷ USD và WB đóng góp 1 tỷ USD vào quỹ trên nhằm rót vốn cho các ngân hàng ở những nước đang phát triển có thể bị ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính làm giảm nguồn vốn đầu tư. Theo ông Nakagawa, sáng kiến hỗ trợ vốn cho các ngân hàng trên tương tự như các biện pháp Nhật Bản thực hiện trong nước nhằm kích thích nền kinh tế, trong đó chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đóng góp tài chính vào quỹ mới của WB là một trong những đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso nhân dịp tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20. Nhật Bản cũng dự định sẽ cho Quỹ tiền tệ quốc

tế (IMF) vay 100 tỷ USD để giúp đỡ các nền kinh tế mới nổi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. (Nguồn: Báo Ngoại Thương, 2008).

Còn về trường hợp của khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới - Châu Á, các nước này đang chuyển hướng chiến lược: đó là chuyển xuất khẩu sang thị trường Châu Á và chú trọng đến phát triển tiêu dùng nội địa. Thay vì tập trung mời gọi dự án đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn và đang lao đao như General Electric, hiện Singapore tìm cách thu hút dự án đầu tư nhỏ của các công ty nứơc ngoài với qui mô vừa phải. Các nền kinh tế nhỏ đang cố gắng xích lại gần Trung Quốc, nơi có một thị trường nội địa rộng lớn. Đài Loan đang trong giai đoạn đầu đàm phán Một hiệp định tự do với Trung Quốc. Singapore đã ký một hiệp định như vậy ngày 23/10/2008 còn Hông Kông thì từ năm 2003 đã ký sáu hiệp định thương mại ngày càng mở rộng với Trung Quốc. (Nguồn: Mỹ Hạnh (2009), Kinh tế Đông Á chuyển hướng, thời báo Kinh tế Sài Gòn số 12-2009(952) ngày 12-3-2009, trang 62)

3.1.2. Hoàn cảnh Việt Nam

a, Những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam

Khi cuộc đại khủng hoảng tài chính lan nhanh và ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn cầu, Việt Nam vừa phải có những biện pháp chống đỡ tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, mặt khác còn phải lo khắc phục những khó khăn nội tại của nền kinh tế còn non yếu.

Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 sụt giảm so với nhiều năm trước, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả tăng trưởng vẫn chưa có sự cải thiện rõ rệt.

Thứ hai, lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng vì không đủ sức gánh chịu lãi suất quá cao. Sản xuất, kinh doanh bị đình đốn, một số doanh nghiệp bị phá sản. Đời sống của nhiều tầng lớp dân cư, chủ yếu là những người làm công ăn lương, nông dân, đồng bào vùng thiên tai bão lụt và đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa trở nên khó khăn hơn.

Thứ ba, xuất khẩu chưa bền vững, nhập siêu cao. Giá trị nhập siêu cao đe doạ đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, nhất là cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hoái đối. Tình trạng nhập siêu tăng thể hiện sự yếu kém căn bản của một nền kinh tế dựa chủ yếu vào khai thác xuất khẩu các sản phẩm thô và gia công cho nước ngoài, ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém.

Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao nhưng vốn giải ngân thấp. Vốn đăng ký vào các dự án bất động sản chiếm tỉ trọng khá cao so với đầu tư vào khu vực sản xuất. Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là lĩnh vực kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, thị trường chứng khoán sụt giảm trong khi thị trường bất động sản trầm lắng. Thị trường chứng khoán biến động thất thường, chịu sự tác động mạnh của thị trường tài chính quốc tế. Sự đóng băng của thị trường bất động sản tiềm ẩn những nguy cơ gây nên bất ổn định kinh tế vĩ mô. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, tổng dư nợ vốn cho vay đầu tư bất động sản trong cả nước đã lên tới 115.000 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng dự nợ của nhà nước (Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam, trang 24). Về lý thuyết, tỷ trọng này chưa đáng lo ngại, nhưng tình trạng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy giảm kinh tế trong nước là những cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra từ tình trạng đóng băng của thị

trường bất động sản, nhất là khi thị trường bất động sản chứa đựng yếu tố đầu cơ, chứ không phản ánh trung thực quan hệ cung cầu.

Thứ sáu, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu nên gặp rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như giá cả các yếu tố đầu vào tăng giá, hàng hoá sản xuất khó tiêu thụ, không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và vay vốn. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, chỉ khoảng hơn một nửa số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đựơc nguồn vốn tín dụng, do chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát làm lãi suất tăng rất cao. Theo Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm các doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi lạm phát, đang rất khó khăn, bị phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản lên tới 20% tổng số các doanh nghiệp.

b, Thuận lợi đối với Việt Nam

Trước những khó khăn xảy ra đối với nền kinh tế trong nước, Chính phủ đã đề ra rất nhiều biện pháp nhằm khắc phục khó khăn. Đối với tình hình lạm phát cao trong những tháng đầu năm 2008, Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp và điều chỉnh, bổ sung khi thị trường đã thay đổi nên đã kiềm chế lạm phát, giảm rõ rệt mức nhập siêu của những tháng cuối năm. Từ khi nhận thức được tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với nền kinh tế trong nước, Chính phủ đã đề ra gói giải pháp mới gồm 5 nhóm giải pháp tại cuộc họp thường kì tháng 11/2008, trong đó việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu. Ngày 1/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/ND-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có các giải pháp đối với lĩnh vực ngân hàng, các biện pháp giảm, giãn thuế, các giải pháp kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng và các biện pháp an sinh xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022