Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu .

1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD.


3/10/2008: Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật.


4/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ.


8/10/2008: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930.


10/10/2008: Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại Nhật là Yamato Life Insurance Co. chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá sản do các khoản nợ đã vượt tài sàn 11,5 tỷ yen (tương đương 116 triệu USD). Đây được coi là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nguồn: Vietnamnet, 2008.

1.3.2. Đặc điểm

Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ - 4

Thứ nhất, đây là cuộc khủng hoảng nổ ra tại Mỹ - đầu tàu tăng trưởng của thế giới, chiếm khoảng trên 30% GDP của thế giới, 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới, giữ khoảng 60 – 65% dự trữ ngoại tệ của thế giới (Nguồn: TSKH Võ Đại Lược (2008), Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và những tác động, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 10(150)2008, trang 7). Theo Joseph E.Stiglitz, nguyên Kinh tế gia trưởng của WB và là người đã đạt giải Nobel kinh tế năm 2001, Mỹ đã xuất khẩu món nợ dưới chuẩn độc hại của mình đi khắp thế giới, dưới dạng các loại giấy tờ có giá được đảm bảo bằng tài sản. Mỹ đã xuất khẩu triết lý kinh tế thị trường tự do ở mức mà ngay cả vị “tu sĩ” cao cấp của trường phái đó là Alan Greenspan giờ cũng đã phải thừa nhận là sai lầm. Cuối cùng, Mỹ đã xuất khẩu cả sự suy thoái kinh tế ra thế giới. Cũng do nổ ra tại Mỹ, nên có nhiều ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng này đánh dấu sự suy yếu vị thế kinh tế-tài chính của Mỹ, cùng với những khó khăn và thách thức khác đang làm suy giảm vị thế và hình ảnh của Mỹ trên trường quốc tế. Điều này sẽ đẩy nhanh sự chuyển dịch kinh tế thế giới sang một hệ thống đa cực hơn, thúc đẩy xu hướng dần hình thành thế giới đa cực trong thời gian tới.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính lần này tiến triển nhanh và không dự báo trước. Trong thời gian hơn một năm vừa qua, tất cả các cơ quan dự báo uy tín trên thế giới cũng như các nước phát triển và đang phát triển, thậm chí là Mỹ cũng dự báo sai về sự tiến triển và hậu quả của cuộc khủng hoảng. Cho đến nay, vẫn chưa có cơ quan nào có thể đưa ra dự báo tương đối chắc chắn về diễn biến của cuộc khủng hoảng trong tương lai, đặc biệt là khi nào nó kết thúc, khi nào đà suy thoái của nên kinh tế thế giới chấm dứt và bắt đầu hồi phục.

Thứ ba, cuộc khủng hoảng lần này có mức độ ảnh hưởng sâu và rộng. cuộc khủng hoảng lan nhanh từ Mỹ ra toàn cầu gây ra sự suy thoái kinh tế

toàn cầu, dẫn đến thất nghiệp gia tăng ở khắp mọi nơi trên thế giới, gây bất ổn về mặt xã hội, thậm chí ở một số nơi còn xảy ra khủng hoảng chính trị.

Khủng hoảng tài chính không chỉ dẫn tới khủng hoảng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội mà một số nhà kinh tế hàng đầu thế giới cho rằng nó còn dẫn tới sự phá sản của mô hình chủ nghĩa tư bản với kinh tế thị trường tự do, khuyến khích tư nhân hoá và hạn chế sự can thiệp của chính phủ. Quay trở lại cuộc đại khủng khoảng kinh tế 1929-1933 đã đánh dấu sự sụp đổ của tư tưởng tự do kinh tế, lý thuyết tự điều chỉnh với “bàn tay vô hình”, dẫn đến sự ra đời của lý thuyết kinh tế “chủ nghĩa tư bản có điều tiết” của John Maynard Keynes năm 1936, với chủ trương nhà nước can thiệp, điều tiết nền kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1974-1975, với những căn bệnh trầm trọng của chủ nghĩa tư bản như lạm phát gắn với suy thoái, khủng hoảng cơ cấu đã làm cho học thuyết của J.Keynes rơi vào khủng hoảng. Suốt những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay, lý thuyết chi phối sự vận hành của nền kinh tế Mỹ bắt nguồn từ lý thuyết kinh tế thị trường tự do mới của Ronald Reagan và Magaret Thatcher. Cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng lần này tại chính nước Mỹ đã khiến ông Greenspan sau hơn 18 năm làm chủ tịch FED, một người vốn tin tưởng tuyệt đối vào điều tiết của thị trường tự do, đã phải thừa nhận sự thất bại của mô hình chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường tự do mới. Ông đề nghị chính phủ Mỹ xem xét ban hành các qui định quản lý kinh tế chặt chẽ hơn để các định chế tài chính không thể mạo hiểm bỏ vốn vào các khoản đầu tư rủi ro, sau đó chính phủ lại phải cứu trợ, thiếu sự kiểm soát của nhà nước trong hoạt động của thị trường tài chính sẽ tiềm ẩn nguy cơ và dẫn đến khủng hoảng. Theo ông, sau một phần tư thế kỷ thử nghiệm ở các nước đang phát triển, đã xuất hiện nhiều trường hợp thất bại: không chỉ các nước áp dụng chính sách tự do mới thất bại trong cuộc chạy đua tăng trưởng, mà ngay cả khi đã đạt được tăng trưởng thì lợi ích của kết quả này lại được

phân chia một cách không công bằng, chủ yếu tập trung vào người giàu. Trong một thế giới thừa thãi, vẫn có hàng triệu người ở các nước đang phát triển không được hưởng phần dinh dưỡng tối thiểu. Đang tồn tại một khoản cách rất lớn giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân. Nếu hai lợi ích này không hài hoà, kinh tế thị trường không thể phát triển. Và ông nhận định thêm “ Tư tưởng tự do mới là học thuyết chính trị phục vụ cho lợi ích của cá nhân, nó không dựa trên nền tảng của một học thuyết kinh tế. Nó cũng không dựa trên một kinh nghiệm lịch sử nào. Đây là bài học duy nhất cần rút ra từ mối đe doạ đang đè nặng lên nền kinh tế thế giới hiện nay”.

Thứ tư, theo đúng như lời ông Alan Greenspan nhận định, đây là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ “hàng trăm năm mới có một lần”, với hậu quả thực sự nặng nề, thậm chí có thể tương đương về quy mô so với đại khủng hoảng 1929-1933 đã kéo lùi nền kinh tế thế giới thụt lùi khoảng 40 năm. Ước tính từ mùa hè năm 2007 đến cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng đã thiêu rụi khoảng 35 000 tỷ đôla vốn liếng của loài người (nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động đối phó của Việt Nam, trang 13). Với ảnh hưởng sâu rộng và đang diễn biến hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu cho thấy sự chấm dứt, chắc chắn cuộc khủng hoảng còn gây những tác động mang tính tàn phá đối với nền kinh tế thế giới và xã hội loài người.

1.4. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

1.4.1. Tác động tới nước Mỹ

Kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái với tốc độ nhanh, khoảng -0,3% trong trong quý III/2008 (nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam, trang 5). Mức chi tiêu của người

tiêu dùng, vốn đóng góp tới 2/3 vào sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1980. Theo bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay lên đến 6,5% cao nhất trong 14 năm qua. Theo dự báo, kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái trong năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên 8% trong khi các khoản tiền dự trữ và bất động sản giảm mạnh. Chỉ số lòng tin của người dân Mỹ giảm đến mức kỷ lục. Điều này càng làm cho nền kinh tế số một thế giới lâm vào suy thoái trầm trọng hơn.

Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện còn tồi tệ hơn nữa nếu ba nhà sản xuất xe hơi hàng đầu là Ford, General Motors(GM) và Chrysler phá sản. Với việc doanh số bán xe trong tháng 10/2008 của Mỹ tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua và dự đoán sẽ tồi hơn do cuộc khủng hoảng tài chính. Ba “đại gia” đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn mà trước mắt là cạn kiệt tiền mặt. Chrysler từ ngày 18/12/2008 đã ngừng hoàn toàn hoạt động tại khu vực Bắc Mỹ. Chính phủ Mỹ đang cân nhắc kế hoạch cho GM và Chrysler, hai tập đoàn nguy ngập nhất, vay gấp 14 tỷ USD trong thời gian ngắn được trích từ nguồn hỗ trợ 700 tỷ USD dành cho việc mua nợ xấu của các ngân hàng. Tuy nhiên, khoản tiền trên có lẽ chỉ như liều thuốc tạm thời đủ để hai hãng “sống sót” cho đến hết quý I/2009. Các kế hoạch dài hơi nhằm giải quyết khó khăn của ngành công nghiệp xe hơi khi đó được chuyển giao cho chính phủ mới của Tổng thống Barack Obama. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, nếu các công ty được coi là biểu tưởng của nền công nghiệp xe hơi Mỹ phá sản, sẽ có thêm khoảng 2,5 triệu lao động mất việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ từ đó cũng sẽ leo thang với tốc độ chóng mặt.

Nửa đầu 2008, trong bối cảnh thị trường dầu thô liên tiếp lập kỷ lục và thiều chút nữa chinh phục mốc 150 USD/thùng, lạm phát là nỗi lo canh cánh của cả thế giới. Tuy nhiên, càng về cuối năm, nỗi lo này càng giảm bớt với sự đi xuống nhanh chưa từng có của giá nguyên liệu. Mặc dù vây, cả thế giới

lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới đó là giảm phát-một vấn đề đáng ngại không kém gì lạm phát. Tại Mỹ, trong tháng 11/2008 CPI giảm với tốc độ kỷ lục 1,7% sau khi đã giảm 1% trong tháng 10 /2008. Từ đầu năm 2008 tới tháng 11/2008, CPI ở nwocs này chỉ tăng có 0,7% so với mức tăng 4,1% trong cả năm 2007.


1.4.2. Tác động tới thế giới

a, Tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương toàn cầu

Với sự ảnh hưởng ngày càng lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động ngoại thương giữa các nước, giữa các châu lục đang chịu tác động mạnh mẽ. Bộ máy hoạt động thương mại quốc tế suôn sẻ bấy lâu đang bị tắc nghẽn nhiều chỗ.

Thứ nhất là sự biến động dữ dội tỷ giá hối đoái. Khi đồng tiền một nước có thể sụt giá đến 10 – 20% trong vòng từ lúc ký hợp đồng mua bán đến khi thanh toán thì chắc chắn việc thanh toán sẽ không thể nào trôi chảy như mong đợi.

Thứ hai, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, việc tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu sẽ bị tác động. Hiện nay các ngân hàng khắp thế giới đang siết chặt tín dụng để tránh rủi ro, và điều họ nghĩ đến đầu tiên là tín dụng thương mại.

Thứ ba, giá cả hàng hoá đang sụt giảm nhanh chóng. Hàng chưa về đến cảng, người mua đã biết lỗ nặng. Vì vậy, sẽ có một tỷ lệ không nhỏ nhà nhập khẩu xuôi tay đẩy khó khăn thanh toán cho ngân hàng của mình. Cả ba yếu tố này tác động lên nhau làm trầm trọng thêm theo kiểu ảnh hưởng dây chuyền.

Tờ MoneyWeek trích lời Steve Rodley, giám đốc Global Maritime Investments, cho biết: “Toàn bộ thị trường vận tải hàng hải đã sụp đổ”.

Nhiều chủ tàu cho biết không thể thuyết phục ngân hàng mở tín dụng thư như trước, đặc biệt cho loại hàng giá cả lên xuống thất thường vì họ không chịu nhận chúng làm vật thế chấp. Ai mở được tín dụng thư thì bạn hàng lại chê, chỉ chấp nhận những ngân hàng tên tuổi vì sợ rủi ro ngân hàng sụp tiệm trước khi được thanh toán. Ngân hàng lớn nhân cơ hội này mở tín dụng thư với phí cao hơn trước gấp ba lần. Các báo cáo của các hãng tàu cho thấy giao thương hầu như tắc nghẽn vì thương nhân không dám cho hàng lên tàu vì sợ rủi ro không nhận được tiền thanh toán. Tờ Economist miêu tả cảnh hàng chất dồn lên cảng ở nhiều nước châu Mỹ. Theo tờ báo này, một hãng xuất khẩu đóng tại Trung Quốc cho biết trị giá thế chấp để mở tín dụng thư đã tăng từ 25% lên 50% trị giá khoản tài trợ tín dụng. Tờ Wall Street Journal cho biết ở Brazil, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về thịt bò, sắt, đường và cà phê, tín dụng xuất khẩu giảm còn một nửa trong tháng 10/208. Chỉ số Baltic Dry Index, đo lường chi phí vận chuyển của các hãng tàu lớn nhất thế giới, đầu tuần này sụt dưới mức 1.000 lần đầu tiên trong sáu năm nay, một mức giảm 89% so với đầu năm. (Nguồn: Chuyên trang Người lãnh đạo, năm 2008).

Ngoại thương toàn cầu, từng tăng từ 5 – 10% mỗi năm trong thập niên vừa qua, có khả năng co lại 2% theo dự báo của một nhà kinh tế ở ngân hàng Thế giới (WB). Cũng có những nhận xét cho rằng vì giá hàng hoá giảm quá nhanh, nhiều thương nhân viện cớ khó mở tín dụng thư để từ chối giao dịch đã thoả thuận. Một số khác cho rằng tín dụng xuất nhập khẩu bị đóng băng sẽ càng làm cho giá cả hàng hoá rớt sâu hơn nữa. Ví dụ, giá quặng sắt ở Ấn Độ giảm một nửa trong vòng ba tháng vì nhu cầu từ Trung Quốc không còn cao như trước. Cầu ở đây giảm vì cả hai lý do: thị trường xây dựng đóng băng và nhà nhập khẩu không tìm được tín dụng nhập hàng. Ở những nước

xuất hàng cơ bản nhiều như Úc, sự sụt giảm ngoại thương làm giá hàng hoá giảm, kéo theo đồng tiền mất giá không phanh.

Tình hình đã lan rộng ở nhiều nước đến nỗi tổ chức Thương mại thế giới (WTO) phải lên lịch họp với các tổ chức tài chính lớn vào ngày 12-11- 2008 để bàn về tác động của cái mà tổng giám đốc WTO Pascal Lamy gọi là “các điều kiện khó khăn trên thị trường tài chính quốc tế” lên tài trợ thương mại. Ngay cả trước khi họp WTO thông báo WB đã nâng giá trị chương trình tài trợ thương mại của IFC (trực thuộc WB) thêm 500 triệu USD đến mức 1,5 tỉ USD. WTO cũng thành lập một nhóm đặc nhiệm thuộc ban thư ký để xem xét việc khủng hoảng tài chính đang tác động như thế nào lên hoạt động của tổ chức này. Hiện nay tổng giá trị ngoại thương toàn cầu lên đến 14 ngàn tỉ USD, 90% số này được tài trợ bằng tín dụng. (Nguồn: Chuyên trang Người lãnh đạo, năm 2008).

Trong bối cảnh đó, không lạ gì khi Nga và Trung Quốc đã kêu gọi thực hiện thương mại song phương bằng các đồng tiền khác, chứ không chỉ dựa vào đô la Mỹ. Trước đó, Nga từng kêu gọi mua bán dầu thô hay khí đốt bằng đồng rúp nhưng không thành công. Thái Lan cũng cho biết họ dự tính đổi gạo cho Iran để lấy dầu thô – một minh chứng cho thấy khủng hoảng tài chính đang làm thay đổi thương mại toàn cầu. Loại hình giao dịch hàng đổi hàng “lạc hậu” như thế, theo tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc, sẽ ngày càng phổ biến vì thương nhân không tìm được tín dụng nhập khẩu.


b, Tác động đến thế giới


Bước vào quý IV/2008, suy thoái kinh tế toàn cầu biểu hiện rõ sau khi các trung tâm kinh tế lớn nhất như Mỹ, Nhật Bản, và EU cùng lần lượt rơi vào suy thoái. Tiếp theo Mỹ, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Nhật Bản đã chính thức công bố laâm vào suy thoái kinh tế ngày 18/11/2008 sau khi tăng

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí