lợi hơn trong các hợp đồng vay thế chấp vì ARM là phương thức mà ngân hàng có thể điều chỉnh thời hạn thu nợ cũng như tăng lãi suất cho vay. Tỷ lệ vỡ nợ, thu hồi tài sản thế chấp tiếp tục tăng cao như một vòng xoáy. Cho vay ARM chỉ chiếm 6.8% dư nợ tín dụng của Mỹ nhưng lại chiếm tới 43% số vụ tịch thu tài sản thế chấp trong quý III/ 2007. Trong cả năm 2007 đã có tới 1,3 triệu tài sản bị các ngân hàng đưa vào danh sách thu hồi, tăng 79% so với năm 2006. Tổng giá trị cho vay ARM dưới chuẩn phải điều chỉnh tăng lãi suất là 400 tỷ đô la Mỹ trong năm 2007 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 3/2008 với khoảng 100 tỷ đô la phải tăng lãi suất. Đến tháng 10/2007, 16% các khoản vay dưới chuẩn ARM đã quá hạn và đứng trước nguy cơ bị thu hồi tài sản thế chấp, gấp 3 lần con số năm 2005, và lên tới 21% vào tháng 1/2008.(Nguồn: Nguyễn Tri Bảo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 6(146)2008, trang 72).
c, Chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp
Chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp là việc ngân hàng phát hành chứng khoán được đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của mình mà bằng giá trị cũng như nguồn thu dự kiến của các khoản nợ thế chấp đang nắm giữ. Sơ đồ sau miêu tả một cách khái quát qui trình này tại Mỹ, theo đó người đi vay có thể thông qua công ty môi giới để vay mua nhà tại các ngân hàng cho vay thế chấp. Các ngân hàng sau đó bán nợ cho các tổ chức phát hành để phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng mà chủ yếu là MBS và CDO. Khi phát hành, vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm và tổ chức bảo lãnh phát hành là rất quan trọng quyết định đến chất lượng của chứng khoán cũng như lòng tin của nhà đầu tư khi bỏ tiền ra mua các chứng khoán đó.
Bảng 1: Quy trình chứng khoán hoá các khoản vay thế chấp
Người vay | Ngân hàng cho vay | Tổ chức phát hành ck | ||||
Công ty môi giới | T/c định mức tín nhiêm | T/C bảo lãnh phát hành | Nhà đầu tư trên thị trường |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ - 1
- Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ - 2
- Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu .
- Một Số Giải Pháp Của Các Nước Nhằm Khắc Phục Cuộc Khủng Hoảng .
- Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Tới Hoạt
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: Nguyễn Tri Bảo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 6(146)2008, trang 73.
Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy cuộc khủng hoảng đã được tạo ra từ nhiều phía nhưng trước hết phải kể đến các ngân hàng khi đã bất chấp những cảnh báo về rủi ro liên tục gia tăng tỉ lệ cho vay thế chấp dưới chuẩn từ mức 5% năm 1994 (35 tỷ đôla) lên 13% năm 1999 và 20% năm 2006 (600 tỷ đôla) vì cho rằng một phần rủi ro đã được phân tán tới các nhà đầu tư thứ ba. Bên cạnh đó, các công ty môi giới bất động sản đã kiếm những khoản phí môi giới khổng lồ khi 68% cho vay dưới chuẩn năm 2004 được thực hiện thông qua họ nhưng lại không có những cảnh báo cần thiết về khả năng trả nợ của những người đi vay. Các tổ chức bảo lãnh phát hành cũng khá dễ dãi khi chấp nhận rất nhiều khách hàng không đủ tiêu chuẩn. Các tổ chức định mức tín nhiệm đã định giá thấp trên 50 tỷ đôla đối với nhiều CDO tính đến tháng 11/2007, buộc các nhà đầu tư có tổ chức mà phần lớn trong số đó chỉ được phép giữ những tài sản được đảm bảo (VD như AAA) phải bán tống bán tháo CDO dẫn tới dư thừa cung và sự mất giá của nhiều CDO. Một điều rủi ro nữa đối với thị trường tài chính Mỹ là phần lớn các tổ chức định mức tín nhiệm như Moody’s hay Standard & Poor’s lại gắn bó mật thiết về mặt lợi ích với các ngân hàng phát hành MBS và có thể đưa ra những đánh giá không khách quan.
Trong cuộc khủng hoảng này, FED cũng có vai trò không nhỏ khi những nỗ lực kích thích nền kinh tế sau sự đổ vỡ của các công ty dot.com hồi đầu thế kỷ đã buộc FED liên tục giảm lãi suất từ 6.5% xuống chỉ còn 1% vào năm 2003 dẫn tới lãi suất LIBOR sử dụng để xác định lãi suất ARM giảm tương ứng đã kích thích bong bóng bất động sản cho vay thế chấp dưới chuẩn phình lên nhanh chóng trong giai đoạn 2001-2007.
d, Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống
Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống được coi là thủ phạm chính dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt các đại công ty tài chính và ngân hàng đầu tư. Một khi giới này tin chắc cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. Họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale), tức là không vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán 3 ngày sau mới giao cổ phiếu. Bộ trưởng Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo than “ họ giống như kẻ hôi của sau cơn bão”. Giữa tháng 9/2009, Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ SEC đã theo chân Anh, Đức và một số nước khác, tạm thời cấm bán khống đối với 799 loại chứng khoán. Các quỹ hưu trí, nơi thường giữ cổ phiếu lâu dài và là nơi cho vay để giới đầu cơ bán khống tuyên bố sẽ hạn chế cho vay theo kiểu cũ.
Chính các tập đoàn tài chính quá tham lam và vô trách nhiệm đã tạo cơ hội cho giới đầu cơ có cơ hội làm ăn ngàn vàng như vậy. Đây là kết luận của hầu hết các nhà phân tích khi nhìn lại nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay. Ví dụ, từ năm 2004-2007, bảng cân đối kế toán của Lehman Brothers tăng thêm 300 tỷ đôla nhờ mua chứng khoán có nguồn gốc là các
khoản vay địa ốc trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 6 tỷ đô la. “Đòn bẩy tài chính” này được tận dụng khi chứng khoán mua vào được sử dụng làm vật thế chấp để vay mua chứng khoán khác, cứ thế một đồng đôla tài sản thật sẽ được biến hoá thành hàng trăm đồng đôla tài sản ảo chỉ hiện diện trên sổ sách. Chừng nào lãi suất còn thấp thì Lehman Brothers vẫn còn báo lãi nhưng một khi lãi tiền vay cao hơn chênh lệch mua bán thì họ sẽ lỗ nặng. Trong trường hợp của Lehman Brothers, giá trị tài sản gấp 31 lần vốn chủ sở hữu cho nên nếu giá trị tài sản chỉ cần giảm 3% thì toàn bộ vốn chủ sở hữu sẽ biến mất (Nguồn: Nguyễn Vạn Phú (2008), Lòng tham là thủ phạm, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 40-2008(928), 25-9-2008, trang 12). Các tập đoàn tài chính này biết rõ những rủi ro rất dễ thấy này nhưng chính vì những khoản tiền thưởng hậu hĩnh cho những ai mua bán, giao dịch nhiều càng làm các giới quản lý bất chấp trách nhiệm, liều lĩnh lao vào vòng xoáy mua bán chứng khoán. Và thêm tâm lý ỷ lại, nếu có chuyện gì, chính phủ sẽ phải cứu để toàn bộ thị trường khỏi sụp đổ và quan trọng hơn hết, nếu phá sản, chỉ có giới đầu tư chịu còn họ đã yên tâm với khoản lương thưởng hàng trăm triệu đôla hàng năm.
1.2.2. Mối liên hệ chặt chẽ giữa Mỹ và thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã lan rộng ra toàn thế giới. Tốc độ của sự ảnh hưởng đó lại nhanh chóng đến vậy chính là do sự phụ thuộc ngày càng gia tăng giữa Mỹ và các nước trên thế giới, nhưng là một sự phụ thuộc có tính chất không đồng đều. Về trường hợp Nhật Bản, nền kinh tế thứ 2 thế giới, trong hơn 1 thập kỉ qua, kinh tế Nhật Bản luôn ốm yếu, mức tăng trưởng luôn ngấp nghé ngưỡng 0%, nhưng tăng trưởng nên kinh tế thế giới thời gian này vẫn khả quan. Trong khi chỉ một cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, cả thế giới đã lao đao.
Thứ nhất, mặc dù GDP của Mỹ chỉ chiếm khoảng 30 % tổng GDP của toàn cầu, nhưng sức nặng của nền kinh tế này lại lớn hơn rất nhiều. Tiêu dùng của người dân chiếm 2/3 tổng GDP của Mỹ, nên sức tiêu thụ của Mỹ trở thành lực kéo cho tất cả các nước có quan hệ thương mại với Mỹ. Nhiều nền kinh tế ràng buộc bộ máy sản xuất của mình vào nền kinh tế Mỹ qua xuất nhập khẩu, đầu tư hoặc việc ấn định tỷ giá hối đoái cố định với đồng đô la Mỹ.
Thứ hai, đồng đô la Mỹ đang giữ vai trò độc tôn trong buôn bán, trao đổi quốc tế cũng như trong dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Do đó, mọi biến động của đồng đô la cũng như thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán các nước.
Thứ ba, Mỹ chính là con nợ lớn nhất thế giới khi tổng các khoản nợ nước ngoài của Mỹ lên tới 9 000 tỷ USD và chính phủ Mỹ phải phát hành công trái để bình ổn cán cân thanh toán. Tỷ giá lãi suất cao khiến nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Mỹ càng phình ra. Chính vì vậy, khi FED liên tục cắt giảm lãi suất từ 5.25% xuống còn 2.25% trong vòng nửa năm, các nguồn vốn nước ngoài tìm cách rời khỏi Mỹ, khiến đồng đô la càng xuống giá thê thảm và các quốc gia chỉ còn biết nhìn tài sản của mình ở Mỹ teo lại.
Rõ ràng sự phụ thuộc đó dẫn tới hậu quả là một trục trặc trong cỗ máy kinh tế Mỹ sẽ có thể khiến những nỗ lực tăng trưởng kinh tế của những quốc gia khác trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy việc giảm phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ là ưu tiên hàng đầu, nhưng đó dường như là nhiệm vụ không dễ dàng. Về trường hợp của Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng nóng những năm qua và tầm vóc của một thị trường 1,3 tỷ dân của Trung Quốc khiến không ít người tin rằng Trung Quốc sẽ sớm thách thức vai trò số một thế giới của Mỹ. Thế nhưng tiêu dùng của Trung Quốc chỉ đóng góp 30% vào GDP của nước này, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của Mỹ. Hơn nữa, Trung Quốc nhập khẩu chủ
yếu các mặt hàng bán thành phẩm, nguyên liệu thô và linh kiện để chế biến và xuất khẩu sang các nước phát triển, trong đó phần lớn là Mỹ. Do đó, thật khó để Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trở thành động lực cho nền kinh tế thế giới. Bản thân Trung Quốc với mức thặng dư thương mại gần 270 tỷ USD với Mỹ, cũng đang chưa biết phải tiêu thụ các sản phẩm “made in china” ở đâu khi thị trường Mỹ giảm nhập khẩu do suy thoái. (Nguồn: Chí Thành (2008), Suy thoái kinh tế Mỹ: phụ thuộc và chống phụ thuộc, tạp chí Việt-Mỹ, số 23, tháng 5-6/08, trang 15)
Khó có một đồng tiền nào đủ mạnh để thay thế đồng đô la Mỹ trong thanh toán và dự trữ quốc tế. Mặc dù đô la liên tục mất giá nhưng các quốc gia cũng hết sức thận trọng trong việc chuyển đổi nguồn dự trữ ngoại tệ của mình sang một đồng tiền khác. Bởi vì, không có một đồng tiền nào có đủ lượng tiền mặt lớn như đô la và mặt khác, nếu bán ồ ạt một lượng tiền lớn thì đồng đô la sẽ tiếp tục xuống giá và giá trị tài sản dự trữ của các quốc gia sẽ càng bị thâm hụt hơn.
1.3. Diễn biến và đặc điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.3.1. Diễn biến
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có nguồn gốc từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã được dự báo từ năm 2006 (theo lời ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch FED). Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan quyền lực nhất tại Mỹ và Châu Âu có biện pháp đề phòng. Nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất, tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia Châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho bong bóng thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách hàng. Dư nợ
trong lĩnh vực này tăng mạnh từ 160 tỷ đô la Mỹ năm 2001, lên 540 tỷ đôla vào năm 2004 và bùng nổ thành 1300 tỷ đô la vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quí III/2008, hơn một nửa giá trị nhà đất Mỹ là tiền đi vay, với một phần ba các khoản vay này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi suất vay trở thành áp lực quá lớn đối với người mua nhà. Họ không thể trả được nợ và nhà của họ bị tịch biên. Thị trường bất động sản bắt đầu đóng băng và giá nhà đất sụt giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường nhà đất sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính Mỹ và tràn sang nhiều nước Châu Âu, khiến nhiều công ty bị phá sản. (Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam, trang 2).
Sau đây là một số mốc nổi bật trong diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:
Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund – một loại quỹ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns- Ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ-quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.
Tháng 7-9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại Châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Trong khi đó ngân hàng SachsenLB của Đức phải nhận sự cứu trợ của chính phủ.
Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.
Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn. Tập đoàn tài chính này đã từng nắm giữ 20% thị trường cho vay bất động sản.
30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.
17/2/2008: Anh tuyên bố quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock, ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh bị mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất đống sản.
16-17/3/2008: Sự sụt giá không thể kiểm soát nổi của các khoản đầu tư tài chính-bất động sản đã làm cho Tập đoàn mội giới chứng khoán Bear Steams của Mỹ bị tê liệt và chấm dứt hoạt động sau 85 năm tồn tại. Bear Steams phái chấp nhận bán lại cho đối thủ với giá 240 triệu USD, bao gồm cả trụ sở của hãng này. Tại thời điểm này, giá mỗi cổ phiếu của Bear Steams là 2 USD, trong khi trước đó một năm là 170 USD.
15/9/2008: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
20-21/9/2008: Mỹ công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall.